Đề tài Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về các quy tắc chọn luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân. Mỗi nhà nước dù có các thể chế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn đều có những bước phát triển riêng. Pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể từ lúc ra đời đến nay. Để làm rõ hơn vấn đề này nhóm 5 xin trình bày “Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về các quy tắc chọn luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài”.

ppt27 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về các quy tắc chọn luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH VIÊN NHÓM 5 Hoàng Sỹ Biên 8. Đinh Thị Yến Phan Thanh Hải 9. Trần Thị Lành Nguyễn Sơn Hà 10.Lê Trọng Tâm 4. Phannatda 11. Tounmany Khăm 5. Nguyễn Thị Hằng 12. Phạm Thị Kim Liên 6. Trần Viết Long 7. Trương Lệ Nga XIN CHÀO TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ CÓ MẶT TRONG BUỔI THUYẾT TRÌNH HÔM NAY ! SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC QUY TẮC CHỌN LUẬT ÁP DỤNG CHO QUAN HỆ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1. Khái niệm 1.1 Khái niệm về thừa kế 1.2 Khái niệm thừa kế có yếu tố nước ngoài 2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về thừa kế. Phần mở đầu Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân. Mỗi nhà nước dù có các thể chế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn đều có những bước phát triển riêng. Pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể từ lúc ra đời đến nay. Để làm rõ hơn vấn đề này nhóm 5 xin trình bày “Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về các quy tắc chọn luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài”. II. Nội dung 1.Khái niệm 1.1. Khái niệm về thừa kế Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm móng và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của lịch sử xã hội loài người. Ở thời kỳ này, việc thừa kế được định nghĩa là nhằm di chuyển tài sản của người chết cho người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định. Theo từ điển Luật học định nghĩa, Thừa kế là sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật . 1.2. Định nghĩa quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Như vậy theo Từ Điển luật học định nghĩa: Thừa kế có yếu tố nước ngoài là trường hợp trong đó; ít nhất một người bên để lại di sản hoặc bên nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài, thường trú tại nước ngoài, tài sản thừa kế gồm tài sản ở nước ngoài, di chúc được lập ở nước ngoài. 2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về thừa kế. 2.1. Lược sử pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài đã trải qua một chặng đường phát triển. Dưới đây là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. + Pháp lệnh thừa kế 1990 ngày 30 tháng 8 năm 1990 + Bộ luật dân sự 1995, được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995, có hiệu lực ngày 01/7/1996 + Bộ luật dân sự 2005, được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 . Đây là hệ thống những văn bản pháp luật điều chỉnh về quan hệ thừa kế nói chung và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng. Những quy định trong các văn bản qui phạm pháp luật này thể hiện một cách rõ nét chặng đường phát triển của pháp luật nước ta trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. 2.2. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài - Pháp lệnh thừa kế 1990 Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển, các quan hệ nảy sinh lĩnh vực thừa kế không chỉ gói gọn trng phạm vi quốc gia mà đã vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật các nước khác. Chính vì vậy, pháp lệnh thừa kế 1990 ra đời đã giải quyết được một phần nào đó về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài. - Pháp lệnh 1990 quy định tại điều 37 về quyền thừa kế của người nước ngoài như sau: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận”. - Pháp lệnh thừa kế 1990 đã xác định nguyên tắc chung là: Nhà nước Việt Nam bảo đảm người nước ngoài được hưởng thừa kế đối với di sản thừa kế có trên lãnh thổ Việt Nam để lại và việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài do người thân của họ để lại ở nước ngoài cũng được cho phép bảo hộ. Như vậy PL 1990 còn thiếu những quy định chi tiết, nhất là những quy phạm xung đột làm cơ sở để giải quyết những vụ việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước ngoài.Nên trong thời gian nay việc giải quyết các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài gặp nhiều khó khăn Bộ luật dân sự 1995 Trước những thiếu sót của pháp lệnh 1990 và đòi hỏi của những quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Yêu cầu đặt ra phải xây dựng quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này chính xác hơn. Trước yêu cầu đó, nhà nước ta đã ban hành BLDS 1995 (quốc hội thông qua 28/10/1995). Chế định thừa kế nói chung và thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng được quy định rõ trong phần thứ 4 và một số điều luật khác. + Tại khoản 3 và 4 điều 15 BLDS quy định: “3 – BLDS được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam, trừ một số quan hệ dân sự mà pháp luật có quy định khác”. 4 – BLDS cũng áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.”. + Tại điều 826 BLDS cũng nêu rõ: “ Trong bộ luật này quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được hiểu là các quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài. Vậy, các điều khoản của BLDS liên quan đến chế định về thừa kế, đồng thời là cơ sở pháp lý để áp dụng giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài xảy ra. Nhà nước ta bảo đảm quyền bình đẳng về thừa kế, mỗi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật... Đây là nguyên tắc chung trong lĩnh vực thừa kế cũng được áp dụng đối với các trường hợp khi các quan hệ đó có yếu tố nước ngoài và mặc nhiên có nghĩa nước CHXHCNVN bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, do chế định về quyền sở hữu có quy định khác nhau giữa địa vị pháp lý của người Việt Nam với người nước ngoài cho nên quyền thừa kế của người nước ngoài cũng khác với quyên thừa kế của công dân Việt Nam. Về việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài. Pháp luật nước ta không có các quy định cấm mà trên thực tế nhà nước ta cho phép và bảo hộ công dân Việt Nam hiện đang cư trú trong nước được nhận các di sản thừa kế mà người thân của họ để lại tại nước ngoài, Đối với việc thừa kế theo di chúc của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại điều 633 BLDS quy định những di chúc bằng văn bản dưới đây cũng có giá trị như di chúc được cơ quan công chứng nhà nước chứng nhận hoặc UBND xã, phường, thị trấn chứng thực. “Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó”. Và “ di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó”. Đối với trường hợp công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài thì các di chúc này được coi là hợp pháp nếu pháp luật nước ngoài được áp dụng để lập di chúc không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (điểm 3 điều 827 và 828) Như vậy so với pháp lệnh 1990 thì BLDS1995 đã có những quy định nguyên tắc chung áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (tại điều 827, 828, 829).Nhưng chế định thừa kế còn để trống. + BLDS 2005(14/0602005) có hiệu lực 01/01/2006 Bộ luật này quy định quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong phần 7 cụ thể tại điều 767 và điều 768. Điều 767 BLDS 2005 quy định như sau: “Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết .” Vậy, theo BLDS2005 đã quy định cụ thể quy tắc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Ta thấy, điểm mới của BLDS2005 so với BLDS1995 là quy định quy tắc chọn luật trong giải quyết tranh chấp về thừa kế tương đối rõ ràng, cụ thể. Hệ thuộc luật được sử dụng trong pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp về thừa kế là hệ thuộc luật quốc tịch. Bộ luật này phân chia tài sản thành động sản và bất động sản là căn cứ hợp lí, chính xác để giải quyết xung đột pháp luật. Theo điều 768 BLDS 2005 quy định : “1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân 2. hình thức di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc” Theo điều 13 Nghị định 138/2006 quy định: “ Trong trường hợp người lập di chúc không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì việc xác định pháp luật áp dung về thừa kế theo di chúc tuân theo quy định tại diều 760 của BLDS 2005” Theo điều 760 BLDS 2005 quy định : “1. Trong trường hợp bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của CHXHCNVN dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú;nếu người đó không có nơi cu trú thì áp dụng pháp luật CHXHCNVN. 2. Trong trường hợp bộ luật này hoăc các văn bản pháp luật khác của CHXHCNVN dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì phpas luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân” Thừa kế theo di chúc Việt nam lựa chọn hệ thuộc luật nhân thân và hình thức của di chúc: Chọn hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi. Với sự ra đời của BLDS 2005 là bước tiến dài trong việc xây dựng các quy phạm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Bộ luật này đã làm được những điều mà các văn bản trước chưa quy định, tạo thuận lợi lớn trong việc giải quyết xung đột pháp luật. 3. Một số thực trạng và kiến nghị Qua sự tìm hiểu phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về quy tắc chọn luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nhóm chúng tôi nhận thấy BLDS hiện hành và các văn bản pháp luật khác đã có nhiều điểm tiến bộ như đã nêu trên.Bên cạnh đó nhóm chúng tôi cũng mạnh dạn nêu lên một số vướng mắc sau: 1) Theo khoản 1 điều 767 BLDS 2005 quy đinh:“Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”. Như vậy là chúng ta đã lựa chọn quy tắc “luật quốc tịch” của người để lại di sản. Cụ thể là, người để lại di sản mang quốc tịch nước nào thì áp dụng pháp luật của nước đó. Chúng tôi cho rằng, thực hiện quy phạm xung đột nói trên có thể không có lợi cho công dân nước ta khi để lại di sản hoặc được thừa kế di sản là bất động sản ở nước ngoài. Xin được nêu ví dụ sau: A là Công dân Việt nam thường trú ở Mỹ chết để lại di sản là một thửa đất tại Pháp cho con là B công dân Việt Nam. Trong việc giải quyết quyền thừa kế thửa đất này có sự xung đột pháp luật giữa nước ta và pháp luật nước Pháp. Theo pháp luật nước Pháp, B được quyền thừa kế đối với thửa đất này. Nhưng theo quy phạm xung đột pháp luật về thừa kế của Việt Nam nói trên, việc giải quyết quyền thừa kế đối với thửa đất này lại phải áp dụng lụât pháp Việt Nam. Trong khi đó theo pháp luật Việt Nam, cá nhân không được quyền sở hữu đất. Vin vào cớ này, chính quyền Pháp không cho công dân Việt Nam hưởng quyền thừa kế đối với thửa đất này. Để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, nếu chúng ta lựa chọn công thức “luật theo nơi thường trú” của người để lại di sản, thì quyền thừa kế thửa đất nói trên được áp dụng theo Pháp luật nước Mỹ, vì người để lại di sản có nơi thường trú ở Mỹ. Người con được quyền thừa kế thửa đất này phù hợp với pháp luật nước Mỹ và pháp luật nước Pháp, vì Pháp luật nước Mỹ và nước Pháp cho cá nhân được quyền sở hữu đất. Hoặc chúng ta lựa chọn công thức “Luật theo nơi ở của vật” có nghĩa là, vật ở nước nào thì áp dụng pháp luật của nước đó. Theo công thức này, quyền thừa kế thửa đất nói trên được áp dụng theo pháp luật của nước Pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam và cũng phù hợp với pháp luật Pháp. Chúng tôi được biết, để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế, pháp luật Liên Xô (cũ) không áp dụng “luật theo quốc tịch”, mà áp dụng “luật theo nơi thường trú” của người để lại di sản. Theo công thức này 2. Theo quy định tại Điều 126 Luật Nhà ở, thì chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây mới được sở hữu nhà ở và được cấp giấy chứng nhận: - Người có quốc tịch Việt Nam;  - Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên; - Người gốc Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên. Trong trường hợp người người hương thừa kế không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định nói trên, thì chỉ có thể được hưởng giá trị phần căn nhà được thừa kế Như vậy với quy định này đã hạn chế quyền thừa kế nhà ở của người Việt Nam ở nước ngoài 3. Trong việc giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài việc áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy phạm xung đột để giải quyết gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện hoạt động ủy quyền tư pháp đôi khi cũng chậm trễ từ đó ảnh hưởng tới quyền khởi kiện của các chủ thể. III. KẾT LUẬN Vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài là một vấn đề hết sức quan trọng, nó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia quan hệ thừa kế. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong thời gian qua những quy định của pháp luật nước ta về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài không ngừng được hoàn thiện.Tạo nền tảng cho việc giải quyết các quan hệ trên. Tuy nhiên do sự phát triển ngày càng phức tạp của các quan hệ có yếu tố nước ngoài đòi hỏi cần có sự hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thưa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng.Từ đó sẽ tạo hành lang phap ly vững chắc,góp phần vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa. CHÚNG TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Th.s Nguyễn Thị Hồng Trinh giảng viên môn Tư pháp quốc tế. Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Luật K31C Đã chú ý lắng nghe bài thuyết trình của nhóm chúng tôi. CHÚNG TÔI RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN ĐỂ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN ĐỀ TÀI NÀY ! XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !