Cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, chế độ kinh
tế nước ta đã có những thay đổi sâu sắc. Thắng lợi của cách mạng
Tháng Tám và sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân đã tạo
những điều kiện để chúng ta cải biên nền kinh tế mang nặng tính chất
thuộc địa và nửa phong kiến thành một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Nhiệm vụ kinh tế đó chưa được thực hiện được bao nhiêu thì dân tộc ta
phải tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ và lâu dài chống bọn đế quốc
xâm lược để bảo vệ nền độc lập mới giành được, để bảo vệ nhà nước
dân chủ nhân dân non trẻ.
Trong tình hình như vậy mà phải chuyển nền kinh tế còn
mang nhiều tàn tích thực dân phong kiến và rất thấp kém thành một
nền kinh tế kháng chiến, một nền kinh tế có khả năng phục vụ cho nhu
cầu to lớn của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc, thật là một sự nghiệp
vô cùng khó khăn , nhưng nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng và
nhà nước dân chủ nhân dân kết hợp với lòng yêu nước cao độ, lòng hi
sinh vô bờ bến và tinh thần phấn đấu tự lực cánh sinh của nhân dân cả
nước, một nền kinh tế kháng chiến đã vững vàng như ý chí chiến đấu
cứu nước của nhân dân ta, đã xây dựng được và lớn mạnh dần theo đà
phát triển của cuộc kháng chiến thần thánh cứu nước. Nền kinh tế được
xây dựng lên trong thời kì khói lửa ấy, tuy không thể nói là phồn thịnh,
nhưng đã đảm bảo được cho quân và dân ta có đủ cơm ăn áo mặc để
theo đuổi cuộc đấu tranh vũ trang đến thắng lợi.
Nền kinh tế kháng chiến không phải chie là một nền kinh tế
dân tộc mà nó còn mang ngày càng nhiều tính chất dân chủ: Cuộc cách
mạng ruộng đất đã được thực hiện từng bước ngay trong thời kỳ kháng
chiến, một phần lớn ruộng đất trước đây tập trung trong tay bọn thực
4
dân và phong kiến, lần lượt chuyển về tay dân cày, và cuối cùng,
những đợt triệt để cải cách ruộng đất tiến hành trước và sau ngày hòa
bình được lập lại đã hoàn toàn xóa bỏ những tàn tích phong kiến trong
nền kinh tế miền Bắc nước ta. Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân
dân ta đã thu được tháng lợi to lớn, miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải
phóng khỏi ách đế quốc phong kiến.
Chính Đảng Mác - Lênin chủ trương cách mạng không ngừng.
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành ở miền Bắc
có ý nghĩa là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa phải bắt đầu. Nhiệm vụ
cơ bản đặt ra trước mắt chúng ta là phải làm thế nào cải biến nền kinh
tế có nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần nhất,
đồng thời xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng một cách sáng tạo, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ
tình hình và đặc điểm cụ thể của nước ta kết hợp chặt chẽ với hệ thống
xã hội chủ nghĩa thế giới hùng cường, Đảng ta đã kiên quyết lãnh đạo
nhân dân lao động đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa
xã hội, và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập
và dân chủ.
60 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3230 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phát triển kinh tế - Xã hội miền bắc (1954 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
MIỀN BẮC (1954 - 1975)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................
I - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc trong thời kì 1945 -
1954. ...............................................................................................
1. Khái quát cơ cấu kinh tế Miền Bắc trước cách mạng -Tháng
Tám - 1945........................................................................
2. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc trong giai đoạn 1945 -
1954 ..................................................................................
3. Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm về kinh tế trong
giai đoạn tiếp theo .............................................................
4. Tiểu kết .............................................................................
II - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc trong thời kì 1954 -
1960. ...............................................................................................
1. Khái quát cơ cấu kinh tế Miền Bắc thời kì 1954 - 1960
2. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc thời kì 1954 -1960
1.1. Cơ cấu kinh tế Miền Bắc trong những năm 1954 -
1957 ...........................................................................
1.2. Cơ cấu kinh tế Miền Bắc trong những năm 1958 -
1960 ...........................................................................
1
3.Thành tựu hạn chế và bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp
theo ...................................................................................
4. Tiểu kết .........................................................................
III - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc trong giai đoạn
1961 - 1975 .....................................................................................
1. . Khái quát về cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1961 - 1975
2. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1961 - 1975 ....
1.1. Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1961 - 1964 ..........
1.2. Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1964 - 1975 ...........
4. Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm ....................
5. Tiểu kết ...........................................................................
IV - Một số nhận xét về cơ cấu kinh tế Miền Bắc trong thời
kì 1945 - 1975 ....................................................................
1. Đặc điểm sự biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc thời kì
1945 - 1975 ................................................................
2. Đóng góp và hạn chế của cơ cấu kinh tế Miền Bắc 1954 -
1975 ...........................................................................
3. Bài học kinh nghiệm ..................................................
V - Kết luận .....................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................
LỜI NÓI ĐẦU
2
Cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, chế độ kinh
tế nước ta đã có những thay đổi sâu sắc. Thắng lợi của cách mạng
Tháng Tám và sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân đã tạo
những điều kiện để chúng ta cải biên nền kinh tế mang nặng tính chất
thuộc địa và nửa phong kiến thành một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Nhiệm vụ kinh tế đó chưa được thực hiện được bao nhiêu thì dân tộc ta
phải tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ và lâu dài chống bọn đế quốc
xâm lược để bảo vệ nền độc lập mới giành được, để bảo vệ nhà nước
dân chủ nhân dân non trẻ.
Trong tình hình như vậy mà phải chuyển nền kinh tế còn
mang nhiều tàn tích thực dân phong kiến và rất thấp kém thành một
nền kinh tế kháng chiến, một nền kinh tế có khả năng phục vụ cho nhu
cầu to lớn của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc, thật là một sự nghiệp
vô cùng khó khăn , nhưng nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng và
nhà nước dân chủ nhân dân kết hợp với lòng yêu nước cao độ, lòng hi
sinh vô bờ bến và tinh thần phấn đấu tự lực cánh sinh của nhân dân cả
nước, một nền kinh tế kháng chiến đã vững vàng như ý chí chiến đấu
cứu nước của nhân dân ta, đã xây dựng được và lớn mạnh dần theo đà
phát triển của cuộc kháng chiến thần thánh cứu nước. Nền kinh tế được
xây dựng lên trong thời kì khói lửa ấy, tuy không thể nói là phồn thịnh,
nhưng đã đảm bảo được cho quân và dân ta có đủ cơm ăn áo mặc để
theo đuổi cuộc đấu tranh vũ trang đến thắng lợi.
Nền kinh tế kháng chiến không phải chie là một nền kinh tế
dân tộc mà nó còn mang ngày càng nhiều tính chất dân chủ: Cuộc cách
mạng ruộng đất đã được thực hiện từng bước ngay trong thời kỳ kháng
chiến, một phần lớn ruộng đất trước đây tập trung trong tay bọn thực
3
dân và phong kiến, lần lượt chuyển về tay dân cày, và cuối cùng,
những đợt triệt để cải cách ruộng đất tiến hành trước và sau ngày hòa
bình được lập lại đã hoàn toàn xóa bỏ những tàn tích phong kiến trong
nền kinh tế miền Bắc nước ta. Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân
dân ta đã thu được tháng lợi to lớn, miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải
phóng khỏi ách đế quốc phong kiến.
Chính Đảng Mác - Lênin chủ trương cách mạng không ngừng.
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành ở miền Bắc
có ý nghĩa là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa phải bắt đầu. Nhiệm vụ
cơ bản đặt ra trước mắt chúng ta là phải làm thế nào cải biến nền kinh
tế có nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần nhất,
đồng thời xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng một cách sáng tạo, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ
tình hình và đặc điểm cụ thể của nước ta kết hợp chặt chẽ với hệ thống
xã hội chủ nghĩa thế giới hùng cường, Đảng ta đã kiên quyết lãnh đạo
nhân dân lao động đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa
xã hội, và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập
và dân chủ.
Sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội nói chung ở thời kỳ (1954 -
1960) nhất là biến đổi trong kinh tế ở thời kỳ này có vai trò và ý nghĩa
rất to lớn đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
nói riêng và đối với cả nước nói chung, nó là giai đoạn mở đầu của sự
nghiệp cách mạng mới ở miền Bắc - cách mạng xã hội chủ nghĩa và
làm nhiệm vụ hậu phương lớn quyết định tiền tuyến miền Nam tiến tới
4
thống nhất cả nước. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, vấn đề
này cần được nghiên cứu một cách sâu rộng hơn trong thời kỳ mới.
I - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc trong thời kì
1945 - 1954. ........................................................................
1. Khái quát cơ cấu kinh tế Miền Bắc trước cách mạng -
Tháng Tám - 1945
Sau 80 năm bị đế quốc thống trị, Tháng Tám - 1945, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước vùng lên làm cách mạng, giành
được chính quyền trong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa. Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Sau khi
làm cách mạng thành công, toàn dân ta phấn khởi bắt tay vào xây dựng
đất nước, mở mang kinh tế. Song, trước cách mạng, đế quốc và phong
kiến bóc lột nhân dân ta , nền kinh tế nước ta hết sức nghèo nàn, kiệt
quệ.
Tuy vậy, khi cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao
lâu thì với sự giúp đỡ của đế quốc Anh ngày /09/1945 thực dân Pháp
quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa . Nhân dân tiếp tục phải bắt
tay vào thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp
Mỹ. Do bối cảnh trong lịch sử như vậy nền kinh tế thời kì này là nền
kinh tế kháng chiến với những đặc điểm nổi bật: kinh tế diến ra ở hai
khu vực, khu vực tự do và vùng chiếm đóng.
Trong vùng do Đảng và chính phủ tiếp quản, tức vùng tự do, có
thể thấy hầu hết là những nơi hẻo lánh, kinh tế nhèo nàn hơn, giao
thông đi lại khó khăn. Kinh tế ở đây là nền kinh tế đóng, bị phong tỏa,
không có sự tiếp xúc với bên ngoài chứ không phải có chủ trương " bế
5
quan tỏa cảng". Cho đến chiến dịch Biên Giới 1950, do những chiến
dịch của địch, vùng kháng chiến bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài.
Vùng Pháp chiếm được, những ranh rới những cũng là chiến tuyến
giữa ta và Pháp nên quan hệ kinh tế tại đây rất hạn chế. Do đó, có thể
nói kinh tế kháng chiến là tự dựa vào bản thân là chính. Từ năm 1951,
1952, có quan hệ ngoại thương với Trung Quốc, nhưng không đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế chung. Kinh tế chủ yếu là kinh tế tư
nhân, nông nghiệp nằm trong tay nông dân với hình thức sản xuất nhỏ.
Công nghiệp không nổi bật, chủ yếu là công nghiệp quốc phòng, phần
lớn là sản xuất tiểu thủ công và thủ công để cung cấp những mặt hàng
thiết yếu cho đời sống. Thương nghiệp cũng nằm trong tay những
người buôn bán nhỏ là chính. kinh tế mang nặng tính chất tự cấp, tự túc.
Thị trường còn kém phát triển. Những thị trấn và phố xá không có vai
trò quan trọng lắm về kinh tế. Mậu dịch quốc doanh từ khi thành lập
cho tới khi kết thúc chiến tranh chủ yếu chỉ cung cấp cho khu vực nhà
nước, chưa có khả năng cung cấp cho toàn dân. Thị trường bên ngoài
gần như không có (trừ việc mua bán một số yếu phẩm cần thiết cho
kháng chiến từ vùng Pháp chuyển ra). Thị trường nhỏ bé, và chủ yếu
chỉ là thị trường thôn quê truyền thống. Đã thế, vùng kháng chiến dân
không đông, nhu cầu rất thấp. Tùy theo các chiến dịch, dân số vùng
kháng chiến xê xích trong vòng 5,7,10 triệu người. Phấn lớn dan cư đã
quen sống khổ, cầu không lớn, sức mua rất kém. Như vậy, do chính
sách cai trị của thực dân Pháp, cùng với tác động của chiến tranh làm
cho kinh tế miền Bắc kiệt quệ. Cơ cấu kinh tế miền Bắc là sản xuất
nông nghiệp lạc hậu; sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún; công
nghiệp hầu hư không đáng kể. Cơ sở hạ tầng cực kỳ nghèo nàn.
6
Với chiến thắng Đông -Xuân (1953- 1954) mà đỉnh cao là chiến
thắng Điện Biên Phủ, đã buộc thực dân Pháp phải ký kết hiệp định
Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, lập lại hòa bình trên cơ sở thừa nhận
những chủ quyền chủ yếu của ba dân tộc Đông Dương, kết thúc thắng
lợi sự nghiệp chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Do so
sánh lực lượng và tình hình chính trị thế giới phức tạp lúc đó, theo hiệp
định Giơ-ne-vơ đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam-Bắc
với hai chế đọ chính trị khác nhau: miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội (NCXH), còn miền Nam tạm thời bị
đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị. Sự nghiệp cách mạng
dân tộc dân chủ của nhân dân trên cả nước còn chưa hoàn thành. Nhân
dân miền Bắc vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục
kinh tế, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, vừa phải tiếp tục đẩy mạnh
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiên tới thực
hiện thống nhất nước nhà.
Do đó, ngay khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc bắt tay
ngay vào tiếp quản, thực hiện cuộc đấu tranh để giải phóng hoàn toàn
miền Bắc. Lợi dụng 300 ngày chuyển quân tập kết theo quy định của
hiệp định Giơ-ne-vơ, thực dân Pháp phối hợp với đế quốc Mỹ ra sức
phá hoại miền Bắc. Chúng cài lại gián điệp, đốt phá kho tàng, phá hoại
những công trình công cộng, những di tích lịch sử và văn hóa (như phá
chùa Một Cột, cầu Phủ Lạng Thương, nhà máy điện Uông Bí...).
Chúng vơ vét tài sản, vật tư, tháo rỡ máy móc thiết bị, mang theo hoặc
hủy hoại hồ sơ, tài liệu hòng gây khó khăn cho ta trong việc kiểm kê,
điều hành công việc và hoạt động này. Chúng đóng cửa nhà máy, hãng
buôn, công sở, trường học làm cho sinh hoạt ở thành phố, thị xã bị
7
ngừng trệ. Chúng còn tung tin xuyên tạc, bôi nhọ chế độ miền Bắc, bịa
đặt tin "chính phủ Việt Nam cấm đạo", " chúa đã vào Nam ".....để ra
sức lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệu đồng bào công giáo di cư
vào Nam. Chúng ra sức lôi kéo các chuyên ra vào Nam.
Lợi dụng nếp sống lạc hậu, mê tín dị đoan của đồng bào miền
núi, chúng bịa ra việc " xưng vua ", " đón vua ", xúi giục đồng bào
chống lại chính sách của chính phủ, bỏ sản xuất, gây mất trật tự an ninh.
Nhân dân miền Bắc nhất là nhân dân các vùng sắp giải phóng, đã tiến
hành các cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại âm mưu trên của địch.
Phong trào đấu tranh bảo vệ máy móc, tài sản của công nhân đã
diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi. Hàng nghìn cán bộ đảng viên và các
đoàn thể quần chúng đac lăn lộn, đi sâu vào từng gia đình ở thành phố,
thị xã, nông thôn để vận động quần chúng chống địch cướp phá tài sản,
vận động binh lính người địch trong quân đội " liên hiệp Pháp " trở về
với gia đình và chống địch cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam. Miền
Bắc lần lượt được giải phóng. Việc tiếp quản vùng mới giải phóng,
nhất là các thành thị hoàn toàn tốt đẹp. Ngày 16/5/1955 toán lính Pháp
cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng.
Sau khi tiếp quản xong574000 , dân số miền Bắc thay đổi không
đáng kể so với thời kỳ trước (13.574.000 người) . Nhưng kinh tế thì lại
gặp rất nhiều khó khăn. Hồ Chủ Tịch đã nói về cảnh tượng của miền
Bắc lúc đó như sau: " chiến tranh xâm lược của bọn thực dân đã làm
cho kinh tế nước ta kiệt quệ. 1/7 ruộng đất bị bỏ hoang, 1/3 ruộng đất
không có nước tưới để cày cấy, các công trình thủy lợi đều bị phá hủy,
1/4 số trâu bò bị bắn giết. Hàng chục vạn nóc nhà, hàng trăm thị trấn
lớn nhỏ bị đốt trụi. Số nhà máy đã ít ỏi lại đều bị giặc tàn phá, máy
8
móc bị tháo rỡ mang đi, sản xuất bị bế tắc. Đường xá, cầu cống, xe cộ
phần lớn bị phá hoại. Ở thành phố, hàng chục vạn công nhân thất
nghiệp. Nạn đói đe dọa khắp nơi ".
Trong nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc bị thiệt
hại nặng nề: 1.430.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, hàng vạn trâu bò bị
giết hại, nông cụ bị đốt hủy, 8 công trình thủ nông lớn và nhiều công
trình thủy nông vừa và nhỏ bị phá hủy. Phần lớn ruộng đất chỉ làm một
vụ, năng suất rất thấp. Kỹ thuật canh tác thô sơ, thiên tai nặng nề. Sức
kéo chủ yếu là trâu bò, nhưng thiếu nghiêm trọng do hàng vạn trâu bò
bị giết trong chiến tranh. Những đồng bào công giáo bị dụ dỗ cưỡng ép
di cư vào Nam đã để lại hàng chục nghìn ha ruộng đất bị bỏ hoang.
Trên 1 triệu người bị đói, làng mạc bị đốt phá trơ trụi, xơ xác....Nông
dân miền Bắc lúc này chỉ còn lại là một nền kinh tế sản xuất nhỏ, manh
mún, lạc hậu. Và trên thực tế nông nghiệp miền Bắc đã gặp phải rất
nhiều khó khăn trong sản xuất.
Trong nông nghiệp, phần lớn nhà máy xí nghiệp không hoạt
động hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên liệu, nhiên liệu máy móc
thiếu nghiêm trọng. Gần 50% kho tàng, công sở bị phá hoại. Tại Hà
Nội, Hải Phòng, khi ta vào tiếp quản chỉ có nhà máy điện và nhà máy
nước hoạt động. Sản lượng mỏ than Hồng Gai chỉ còn 986.000 tấn,
giảm 40% so với năm 1939. Vài năm sau khi tiếp quản giá trị sản
lượng công nghiệp còn rất thấp, chiếm chưa đầy 10% tổng số giá trị
sản lượng công nông nghiệp.
Trong giao thông vận tải mạch máu của nền kinh tế bị phá hủy
nghiêm trọng. Hàng nghìn km đường sắt bị tàn phá, chỉ còn hơn 100
km tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng hoạt động; 3.500 cầu cống bị
9
phá hủy, phương tiện vận tải thiếu thốn, việc giao lưu giữa các vùng
gặp nhiều khó khăn.
Thương nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ, nâng giá lũng
đoạn thị trường diễn ra phổ biến. Nhà nước mới chỉ nắm được 40,5%
khối lượng hàng hóa bán buôn và 22,5% hàng bán lẻ. Sản xuất ngừng
trệ, lưu thông phân phối khó khăn, hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng.
II - Hoàn cảnh lịch sử.
Năm 1954, hiệp định Giơnevơ bị đế quốc Mỹ phá hoại, cuộc chiến tranh
chống đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc của Việt Nam bắt đầu. Từ vĩ tuyến 17 trở
ra bắc (miền Bắc) Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cách
mạng dân chủ nhân dân.
Miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam thực hiện kháng chiến
chống Mỹ. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai xây dựng nền kinh
tế theo hướng tư bản chủ nghĩa với yêu cầu trước mắt là phục vụ cho cuộc chiến
tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới. Kinh tế - xã hội hai miền Nam, Bắc
trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh.
10
Riêng về tình hình miền Bắc, thời kỳ này miền Bắc phấn đấu thực hiện hàn
gắn vết thương chiến tranh, khôi phục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam, tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.
Sau khi tiếp quản miền Bắc, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bắt tay
ngay vào xây dựng chế độ mới. Miền Bắc trong quá trình khôi phục, phát triển
kinh tế đã tiến hành các kế hoạch ba năm lần thứ nhất (1955 - 1957), ba năm lần
thứ hai (1959 - 1960) và năm lần thứ nhất (1961 - 1965) đã đưa kinh tế Miền Bắc
bước vào một giai đoạn phát triển mới, từ một cơ cấu với nhiều thành phần kinh
tế và tương ứng với nó có nhiều tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau thành một xã
hội dựa trên nền tảng cơ cấu kinh tế toàn dân và tập thể, với hai giai cấp công
nhân và nông dân tập thể. Cơ cấu này chỉ thay đổi về tỷ lệ, thay đổi về cấu trúc
trong thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc kể từ cuối năm 1964 .
Chiến tranh và mô hình xây dựng miền Bắc tạo nên một cơ cấu kinh tế - xã hội
đơn giản và phát triển không bình thường dưới ảnh hưởng của chiến tranh chống
Mỹ, thống nhất nước nhà.
Để hiểu hơn về sự phát triển kinh tế Việt Nam (1945 - 1975), chúng ta sẽ
tìm hiểu từng giai đoạn nhỏ: giai đoạn (1945 - 1954) và giai đoạn (1954 - 1960)
và (1961 - 1975). Từ đây, ta sẽ thấy được những khía cạnh cơ bản nhất, nổi bật
nhất trong sự phát triển kinh tế miền Bắc từ khi nước ta giành được độc lập từ
tay thực dân Pháp, đến Đại thắng mùa xuân 1975. Trọn ven một khúc tráng ca về
lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước (1945 - 1975)
II - Vài nét về kinh tế - xã hội miền Bắc khi tiếp quản.
Sau tháng 7/1954, miền Bắc có 13 triệu người trong đó có khoảng 12 triệu
sống ở vùng nông thôn và gần 1 triệu người khác cư trú ở địa bàn đô thị.
Vung đồng bằng Bắc Bộ có dân số đông nhất, hơn tám triệu người. Cư dân
thành thị sống tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng.
Miền Bắc cũng có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, nhưng đông nhất vẫn
là người Kinh chiếm 85% dân số, cư trú tập trung đông nhất ở đồng bằng Bắc Bộ
và đồng bằng khu IV, sau đó là các dân tộc khác như Tày, Mường, Thái, Nùng...
11
Về mật độ dân số miền Bắc trong khoảng thời gian này, theo như khảo sát
2
thì là khoảng 85 người trên 1km . Nơi có mật độ dân số cao nhất là đồng bằng
Bắc Bộ , trên 400 người trên 1 km. Trong khi đó ở các vùng miền núi, ví dụ điển
hình nhất là các tỉnh thuộc vùng Việt Bắc, Tây Bắc dân cư thưa thớt: Bắc Cạn có
16 người trên 1 km2, khu tự trị Thái Mèo chỉ có 13 người trên 1km2.
Về lực lượng công nhân ở miền bắc, bên cạnh lực lượng làm việc trong các
xí nghiệp của Pháp, còn có một lực lượng khá đông đảo sản xuất trong khu vực
của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa . Lực lượng công nhân, viên chức
đã tăng đáng kể sau khi cách mạng Tháng Tám thành công và dần phát triển theo
thời gian. Đến thời điểm đó nước ta đã có những lực lượng sản xuất thuộc các
ngành nghề khác nhau, cùng cố gắng vì một ngày mai độc lập và thống nhất đất
nước.
Như vậy, tình hình kinh tế miền Bắc cũng đã có những thuận lợi và khó
khăn nhất định, điều đó đòi hỏi sự đồng lòng góp sức của toàn Đảng, toàn dân
trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Đó là cơ sở vững chắc nhất cho
miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đồng thời làm nhiệm vụ chi viện cho tiền
tuyến lớn miền Nam làm nhiệm vụ trực tiếp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Có
thể nói việc "tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ
quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự
nghiệp thống nhất nước nhà". Còn cách mạng Miền Nam thì "trong sự nghiệp
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống
nhất nước nhà, đồng bào ta ở Miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống
trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng Miền Nam".
IV - Đ