Đề tài Sự phát triển nào cho ngôi vị hoàng đế của Café chồn Việt Nam

1, Lý do chọn đề tài : Có lẽ khi nhắc đến cái tên cafe chồn nhiều người sẽ cảm thấy khá xa lạ nhưng đối với những tín đồ của cafe thì đó sẽ là một ước mơ của họ, ước mơ được một lần thưởng thức cái vị tuyệt vời, có mùi mốc, ngọt ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá", có "vị khói, đắng nhưng rất dễ chịu". Và cũng chính cái tuyệt vời đó đã mang đến cho loại thức uống café chồn một giá trị tương đương với ngôi vị hoàng đế của tất cả các loại café trên thế giới .Việt nam là một đất nước nổi tiếng bậc nhất về café , Buôn Ma Thuột lại được chọn là thủ phủ café của thế giới , điều kiện của chúng ta so với các nước khác là vô cùng thuận lợi để phát triển mặt hàng café chồn , góp phần làm phong phú nguồn café quốc gia. Nhưng trên thực tế , hiện nay loại café chồn này chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam , tại một số nơi như TP HCM, Hà Nội, Đà lạt .đã có nhưng hầu hết là giả mạo, chúng được pha trộn chung với các loại khác để bán với giá rẻ khoảng 7usd 1 ly café trong khi giá thực tế của nó rất cao ( cà phê tươi được bán với giá 110 USD, và cà phê rang là 175 USD cho 1/4 pound. Một tách cà phê loại này sẽ mất khoảng 50 USD ). Tuy thế , mặc dù nó bị pha trộn nhưng hương vị vẫn còn nên người uống vẫn cảm thấy sự tuyệt vời , ngọt ngào , đăng đắng cúa loại café này. Nếu chúng ta được uống 1 ly café nguyên chất thì không biết sẽ còn tuyệt đến thế nào nữa . Hy vọng trong tương lai biết đâu đó nó sẽ trở nên phổ biến trên thị trường việt nam và quốc tế để tất cả mọi người đều có cơ hội thưởng thức và ước mơ của những tín đồ café sẽ không còn là giấc mơ nữa. Hiện nay, thật sự chúng ta rất ít khi nghe đến loại café chồn này , và nếu đã thưởng thức nó một lần thì đó có lẽ chỉ là café được pha trộn mà thôi. Chúng tôi không hề thích uống café nhưng khi được thưởng thức nó rồi chúng tôi lại muốn được uống thêm lần thứ 2, 3. và nhiều hơn thế nữa. Từ đó chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ là một thức uống tuyệt vời phục vụ cho nhu cầu của con người trong tương lai, và cũng chính vì tầm phát triển cao của nó về mặt nhu cầu cũng như kinh tế , mà chúng tôi quyết định chọn nó làm đề tài nghiên cứu của mình . 2. Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu trước mắt : - Tìm hiểu về tình hình kinh doanh cafe chồn hiện nay . - Xác định ưu điểm và nhược điểm của việc kinh doanh café chồn . - Đề xuất một số giải pháp để phát triển việc sản xuất và kinh doanh cafe chồn Mục tiêu lâu dài : - Xây dựng mô hình kinh doanh café chồn . - Đề xuất những biện pháp Chính Phủ nên can thiệp để tạo điều kiện cho ngành kinh doanh café chồn tồn tại và tiếp tục phát triển. - Sự kết hợp giữa Doanh nghiệp và chính phủ trong việc đưa tên tuổi của thương hiệu Café chồn Việt Nam lên cao trên thị trường thế giới. 3. Phương pháp nghiên cứu : Thực nghiệm: dựa vào các nguồn số liệu thống kê, sách báo ,internet, quan sát thực tế tìm hiểu nhu cầu thực tế trong nước về café chồn, điều kiện sống của chồn hương và những vấn đề phát sinh trong quá trình nhân giống. Điều tra thống kê xã hội học: điều tra nhu cầu của các đối tượng tùy theo mức thu nhập về nhu cầu và giá cả của mặt hàng này. Tư duy trừu tượng: Từ các thông tin và số liệu tổng hợp được tiến hành thống kê, phân tích và tổng hợp. 4. Nội dung nghiên cứu : Tìm hiểu cơ sở về điều kiện sống, tồn tại và phát triển của loài chồn Hương –một nhân tố quan trọng trong việc hình thành cafe chồn . Tìm hiểu sơ bộ về những vùng miền lãnh thổ Việt Nam có khả năng phát triển cây cafe.Tìm hiểu về quá trình sản xuất cafe chồn , khảo sát tình hình hiểu biết và nhu cầu thực tế của người dân về loại cafe chồn . Quan trọng nhất, Xây dựng nên mô hình kinh doanh café chồn hiệu quả , tạo nền móng cho việc kinh doanh café chồn của các doanh nghiệp trong tương lai . Đồng thời , đề xuất những biện pháp Chính Phủ nên can thiệp để tạo điều kiện cho ngành kinh doanh café chồn tồn tại và tiếp tục phát triển và Sự kết hợp giữa Doanh nghiệp và chính phủ trong việc đưa tên tuổi của thương hiệu Café chồn Việt Nam lên cao trên thị trường thế giới. 5. Đóng góp của đề tài : Đề tài đem đến một hơi hướng mới cho ngành cafe Việt Nam , đặc biệt là trong việc đẩy mạnh thương hiệu trên thị trường thế giới . Đồng thời, sự xuất hiện của cafe chồn trong đề tài đã cụ thể hóa được đường đi nước bước trong tương lai gần của ngành kinh doanh cafe . Đặc biệt , đề tài là một sự gợi mở để các nhà đầu tư phát hiện được một mặt hàng mới có đầy đủ những yếu tố để phát triển sản xuất kinh doanh cũng như trở thành thương hiệu mới cho Việt Nam trên trường Quốc Tế . 6. Hướng phát triển của đề tài : Đây thực sự là một đề tài khá mở , bởi hướng phát triển của nó khá nhiều . Chúng ta có thể đưa đề tài này vào trong các lĩnh vực khác để có thể tiếp tục nghiên cứu đào sâu , chẳng hạn : nghiên cứu về việc sản xuất cafe chồn ( trong lĩnh vực nông nghiệp) , Marketing trong kinh doanh cafe chồn , Nghiên cứu về vấn đề tài chính trong các Doanh nghiệp kinh doanh cafe chồn , Vấn đề về Xuất nhập khẩu cafe chồn, Quản trị doanh nghiệp kinh doanh cafe chồn . ( trong lĩnh vực kinh tế) , vấn đề về việc xây dựng văn hóa Việt trong sản phẩm cafe chồn .( trong lĩnh vực xã hội nhân văn).

pdf50 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phát triển nào cho ngôi vị hoàng đế của Café chồn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI “SỰ PHÁT TRIỂN NÀO CHO NGÔI VỊ HOÀNG ĐẾ CỦA CAFÉ CHỒN VIỆT NAM” 1. Lý do chọn đề tài : Có lẽ khi nhắc đến cái tên cafe chồn nhiều người sẽ cảm thấy khá xa lạ nhưng đối với những tín đồ của cafe thì đó sẽ là một ước mơ của họ, ước mơ được một lần thưởng thức cái vị tuyệt vời, có mùi mốc, ngọt ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá", có "vị khói, đắng nhưng rất dễ chịu". Và cũng chính cái tuyệt vời đó đã mang đến cho loại thức uống café chồn một giá trị tương đương với ngôi vị hoàng đế của tất cả các loại café trên thế giới .Việt nam là một đất nước nổi tiếng bậc nhất về café , Buôn Ma Thuột lại được chọn là thủ phủ café của thế giới , điều kiện của chúng ta so với các nước khác là vô cùng thuận lợi để phát triển mặt hàng café chồn , góp phần làm phong phú nguồn café quốc gia. Nhưng trên thực tế , hiện nay loại café chồn này chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam , tại một số nơi như TP HCM, Hà Nội, Đà lạt ..đã có nhưng hầu hết là giả mạo, chúng được pha trộn chung với các loại khác để bán với giá rẻ khoảng 7usd 1 ly café trong khi giá thực tế của nó rất cao ( cà phê tươi được bán với giá 110 USD, và cà phê rang là 175 USD cho 1/4 pound. Một tách cà phê loại này sẽ mất khoảng 50 USD ). Tuy thế , mặc dù nó bị pha trộn nhưng hương vị vẫn còn nên người uống vẫn cảm thấy sự tuyệt vời , ngọt ngào , đăng đắng cúa loại café này. Nếu chúng ta được uống 1 ly café nguyên chất thì không biết sẽ còn tuyệt đến thế nào nữa . Hy vọng trong tương lai biết đâu đó nó sẽ trở nên phổ biến trên thị trường việt nam và quốc tế để tất cả mọi người đều có cơ hội thưởng thức và ước mơ của những tín đồ café sẽ không còn là giấc mơ nữa. Hiện nay, thật sự chúng ta rất ít khi nghe đến loại café chồn này , và nếu đã thưởng thức nó một lần thì đó có lẽ chỉ là café được pha trộn mà thôi. Chúng tôi không hề thích uống café nhưng khi được thưởng thức nó rồi chúng tôi lại muốn được uống thêm lần thứ 2, 3.. và nhiều hơn thế nữa. Từ đó chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ là một thức uống tuyệt vời phục vụ cho nhu cầu của con người trong tương lai, và cũng chính vì tầm phát triển cao của nó về mặt nhu cầu cũng như kinh tế , mà chúng tôi quyết định chọn nó làm đề tài nghiên cứu của mình . 2. Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu trước mắt : - Tìm hiểu về tình hình kinh doanh cafe chồn hiện nay . - Xác định ưu điểm và nhược điểm của việc kinh doanh café chồn . - Đề xuất một số giải pháp để phát triển việc sản xuất và kinh doanh cafe chồn Mục tiêu lâu dài : - Xây dựng mô hình kinh doanh café chồn . 2 - Đề xuất những biện pháp Chính Phủ nên can thiệp để tạo điều kiện cho ngành kinh doanh café chồn tồn tại và tiếp tục phát triển. - Sự kết hợp giữa Doanh nghiệp và chính phủ trong việc đưa tên tuổi của thương hiệu Café chồn Việt Nam lên cao trên thị trường thế giới. 3. Phương pháp nghiên cứu : Thực nghiệm: dựa vào các nguồn số liệu thống kê, sách báo ,internet, quan sát thực tế tìm hiểu nhu cầu thực tế trong nước về café chồn, điều kiện sống của chồn hương và những vấn đề phát sinh trong quá trình nhân giống. Điều tra thống kê xã hội học: điều tra nhu cầu của các đối tượng tùy theo mức thu nhập về nhu cầu và giá cả của mặt hàng này. Tư duy trừu tượng : Từ các thông tin và số liệu tổng hợp được tiến hành thống kê, phân tích và tổng hợp. 4. Nội dung nghiên cứu : Tìm hiểu cơ sở về điều kiện sống, tồn tạ i và phát triển của loài chồn Hương –một nhân tố quan trọng trong việc hình thành cafe chồn . Tìm hiểu sơ bộ về những vùng miền lãnh thổ Việt Nam có khả năng phát triển cây cafe.Tìm hiểu về quá trình sản xuất cafe chồn , khảo sát tình hình hiểu biết và nhu cầu thực tế của người dân về loại cafe chồn . Quan trọng nhất, Xây dựng nên mô hình kinh doanh café chồn hiệu quả , tạo nền móng cho việc kinh doanh café chồn của các doanh nghiệp trong tương lai . Đồng thời , đề xuất những biện pháp Chính Phủ nên can thiệp để tạo điều kiện cho ngành kinh doanh café chồn tồn tại và tiếp tục phát triển và Sự kết hợp giữa Doanh nghiệp và chính phủ trong việc đưa tên tuổi của thương hiệu Café chồn Việt Nam lên cao trên thị trường thế giới. 5. Đóng góp của đề tài : Đề tài đem đến một hơi hướng mới cho ngành cafe Việt Nam , đặc biệt là trong việc đẩy mạnh thương hiệu trên thị trường thế giới . Đồng thời, sự xuất hiện của cafe chồn trong đề tài đã cụ thể hóa được đường đi nước bước trong tương lai gần của ngành kinh doanh cafe . Đặc biệt , đề tài là một sự gợi mở để các nhà đầu tư phát hiện được một mặt hàng mới có đầy đủ những yếu tố để phát triển sản xuất kinh doanh cũng như trở thành thương hiệu mới cho Việt Nam trên trường Quốc Tế . 6. Hướng phát triển của đề tài : Đây thực sự là một đề tài khá mở , bởi hướng phát triển của nó khá nhiều . Chúng ta có thể đưa đề tài này vào trong các lĩnh vực khác để có thể tiếp tục nghiên cứu đào sâu , chẳng hạn : nghiên cứu về việc sản xuất cafe chồn ( trong lĩnh vực nông nghiệp) , Marketing trong kinh doanh cafe chồn , Nghiên cứu về vấn đề tài chính trong các Doanh nghiệp kinh doanh cafe chồn , Vấn đề về Xuất nhập khẩu cafe chồn, Quản trị doanh nghiệp kinh doanh cafe chồn ...... ( trong lĩnh vực kinh tế) , vấn đề về việc xây dựng văn hóa Việt trong sản phẩm cafe chồn ...( trong lĩnh vực xã hội nhân văn)....... 3 PHẦN A NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN CAFÉ CHỒN Để phục vụ cho nhiệm vụ tạo lập và xây dựng mô hình kinh doanh café chồn , chúng ta sẽ lần lượt đi nghiên cứu tổng quan về những yếu tố có liên quan mật thiết đến café chồn , tất cả sẽ trở thành những công cụ hiệu quả giúp chúng ta hình dung cụ thể hơn , sâu sắc hơn về công việc mà chúng ta đang nghiên cứu , đồng thời tích lũy sự hiểu biết về loại sản phẩm chưa thật sự phổ biến này , từ đó đi tìm hướng giải quyết cho nhiều vấn đề và xấy dựng nên một mô hình kinh doanh trong tương lai gần . 1.Tìm hiểu về loại chồn Hương : 1.1 Thông tin tổng quát : Tên tiếng anh : Small Indian Civet Tên khoa học : Viverricula indica Sinh thái và tập tính: Chồn hương không sống trong rừng. Sinh cảnh thích hợp là trên nương rẫy, ven khe suối, trên các đồi cây bụi. Sống đơn độc, kiếm ăn đêm (thường từ chập tối đến nửa đêm). Thức ăn ưa thích của chồn hương là côn trùng và chuột. Ngoài ra chúng còn ăn chim và một số loài bò sát (rắn, kỳ nhông), một số loại quả và rễ cây. Chồn hương sinh sản tập trung vào tháng 4, 5, 6. Mỗi lứa 2 - 3 con. Tuổi thọ : khoảng 8 - 9 năm. Phân bố: Trên toàn vùng Nam châu Á. Ở nước ta, chồn hương phân bố khắp các tỉnh miền núi và trung du. Giá trị sử dụng: Chồn hương cho xạ hương là một loại dược liệu quí , nếu ăn café sẽ thải ra một loại café có giá trị rất cao . Tình trạng: Số lượng không còn phổ biến, cần bảo vệ nghiêm ngặt để phát triển vững bền loài chồn hương. Hiện nay, đã có nhiều địa phương nuôi cung cấp giống và thịt như: Bắc Giang, Nam Định, Hà Nội, Thanh Hóa, Trà Vinh, Đăk Lăk, Long An, Bình Dương, Biên Hòa, TP.HCM… 4 1.2 Thông tin chi tiết về chồn hương : 1.2.1 Đặc điểm: Cầy hương- hay Chồn Hương ( Viverricula indica ), cầ y Ấn Độ nhỏ, trong dân gian gọi không chính xác là chồn hương. Vì là động vật thuộc họ cầy nên chúng có những đặc điểm của họ này, thuộc Bộ: Ăn thịt Carnivora, tên Việt Nam gọi là cầy hương (có nơi còn gọi là chồn hương, chồn mướp, ngận hương, cầy xạ, cu tỏi). Họ Cầy (danh pháp khoa học: Viverridae) bao gồm 32 loài cầy, cầy genet và cầy linsang. Chúng là các động vật nhỏ, thân hình mềm mại, chủ yếu sống ở trên cây, thuộc về bộ Ăn thịt. Về bề ngoài nói chung thì chúng giống như mèo, nhưng mõm rộng và thường là nhọn, trông giống như rái cá hay cầy mangut. Chiều dài của chúng, khi trừ đi phần đuôi, là khoảng 40-100 cm (17-39 inch) và cân nặng khoảng 1-5 kg (3-10 pao). Đuôi của chúng dài từ 12-90 cm (5-35 inch). Tuổi thọ 5-15 năm. Các loài cầy có sự sinh sản diễn ra quanh năm; thời gian mang thai 60-81 ngày. Một số loài có thể sinh đẻ hai lần trong năm. Mỗi lứa chúng đẻ ra từ 1-6 con non phủ đầy lông từ khi mới sinh. Người ta biết rất ít về tập tính sinh sản của chúng. Cầy là các động vật ăn tạp, bổ sung cho các thức ăn từ thịt (cả do chúng săn được lẫn xác chết) là hoa quả, trứng và có thể là cả rễ cây. Một trong những thức ăn khoái khẩu của cầy vòi đốm là quả từ cây cà phê. Các loạ i hạt cà phê thường là bị đào thải và chúng được thu gom lại để bán dưới dạng cà phê cứ t chồn tại Việt Nam hay Kopi Luwak tại Indonesia. Mặc dù một số loài được đánh giá là nguy cấp, nhưng người ta vẫn tiếp tục săn bắn chúng vì nhiều người vẫn đánh giá cao thịt của chúng. Chồn Hương cũng là một trong những nguồn cung cấp xạ có giá trị cao, được dùng làm chất ổn định trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Mặc dù các loài cầy đã từng có thời bị giết để lấy xạ, nhưng gần đây người ta đã "tái sinh" chúng cho mục đích này. Các chất tiết ra của cầy được lấy ra từ các tuyến xung quanh hậu môn của chúng thông qua một quy trình mổ. Cả cầy đực lẫn cầy cái đều tiết ra các chất nặng mùi này. Ít nhất có một trang trại nuôi cầy ở Ethiopia cho mục đích lấy xạ, mặc dù kiểu lấy xạ này đang tàn lụi dần đi do ngành sản xuất nước hoa đang chuyển sang sử dụng các chất hãm màu tổng hợp. Chồn Hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Chồn Hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du. 5 Trong tự nhiên, Chồn Hương sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi… Bản tính tự nhiên của cầy hương hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối đến nửa đêm) và thường sống đơn độc. Mùa sinh sản của Chồn Hương không rõ ràng nhưng thường tập trung vào tháng 4-6 hàng năm. Chúng là loài thú có nhiều chu kỳ động dục trong năm. Độ tuổi thuần thục sinh lý và chu kỳ mang thai không rõ ràng. Chồn Hương, thường đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa đẻ từ 3-5 con. Thường đẻ trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang động nhỏ. Chồn Hương con rất khỏe, ít bệnh tật…Con non sinh trong hang (chưa mở mắt và còn yếu) được con mẹ cho bú. Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên khoảng 8-9 năm, trong điều kiện nuôi nhốt khoảng 22 năm. Chồn hương bắt mồi (chim, chuột, rắn…) rất giỏi. Thức ăn chính là các loài động vật. Thức ăn ưa thích của cầy hương là côn trùng, chuột, chim nhỏ, thằn lằn, sâu bọ, trứng… Ngoài ra, chúng còn ăn nhiều loại củ, quả và rễ cây… 1.2.2 Giá trị : Thịt cầy hương mềm, thơm, ngọt và ngon, cùng da và xương được dùng như một vị thuốc y học cổ truyền. Cầy hương đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn. Xạ hương là một dược liệu quý, vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh, thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa… Xạ hương của cầy nuôi không thơm như cầy tự nhiên. Thịt cầy hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng khách sạn, có giá rất cao. Cầy hương trong tự nhiên ngày càng khan hiếm nên người ta đã tổ chức nuôi. Cầy hương dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao. Trung bình nuôi một đôi cầy hương trong 4-6 tháng cho thu lãi khoảng 2-3 triệu đồng. 1.2.3 Thực trạng : Cầy hương có giá trị kinh tế cao nên nguy cơ bị tận diệt là rất lớn. Số lượng trong tự nhiên đang giảm mạnh, cần được bảo vệ nghiêm ngặt và tổ chức chăn nuôi để phát triển vững bền loài cầy hương. Lưu ý: Cầy hương là loại 6 động vật hoang dã thuộc Phụ lục III của Cites. Cần phải có giấy phép khi nuôi và vận chuyển. Cầy hương rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản. 1.2.4 Chuồng trại: Chuồng nuôi cầy hương được thiết kế đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn... Chuồng nuôi cầy hương làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói, cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng mở thuận lợi, có lắp đặt quạt thông gió, đảm bảo đông ấm, hè mát. Bên trong chuồ ng cầy hương sinh sản, được thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích khoảng 5- 10m2, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng... Mỗi ngăn được thả nuôi hai con cầy hương đực và cái. Trong chuồng có thể thiết kế giàn nhiều tầng (2-3 tầng) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa cũi nhốt cầy, mỗi tầng cao 0,7-0,8 m, các cũi để trên một tầng phải được ngăn kín bằng tấm các tông màu để cầy hương trong hai cũi không trông thấy nhau, nhằm phòng chống hiện tượng stress. Nền từng tầng được làm bằng bê tông hơi dốc (khoảng 5-60) về phía có rãnh thoát nước thải của nền chuồng. Thông thường cũi nhốt cầy được làm kiên cố bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc chắn, để cầy không chui ra được. Mỗi cũi hình hộp chữ nhật có thể tích 1 m3 (rộng 1 m, dài 2 m, cao 0,5 m, có 4-6 chân cao 0,2 m), có thể nuôi được 2-3 con. Đáy cũi bằng lưới sắt hay tre, gỗ chắc chắn và thưa (cách nhau 7-10 cm) để phân lọt xuống nền tầng, khi vệ sinh dọn phân được dễ dàng. 1.2.5 Chọn giống và thời vụ nuôi thịt: Chọn những con khỏe mạnh, không bị thương tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn, tinh tường… Cầy hương giống có khối lượng từ 1,0-1,5 kg/con thì dễ nuôi. Thông thường thả cầy hương vào tháng 2-3. Thu, bán vào tháng 6-8. Cầy hương nếu được chăm sóc tốt, tăng trọng lượng rất nhanh có thể đạt 0,7-1,0 7 kg/con/tháng. Khi cầy đạt khối lượng khoảng 4-6 kg thì xuất bán theo nhu cầu của khách hàng. 1.2.6 Chăm sóc, nuôi dưỡng: Trong tự nhiên, bản tính tự nhiên của cầy hương thường hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu, thức ăn chính của cầy hương là côn trùng, chuột, chim, rắn, nhông, kiến, mối, trứng chim và nhiều loại củ, quả và rễ cây… Vì vậy, khi nuôi cầy hương ta nên cho cầy ăn bữa tối là chính, bữa sáng là phụ và tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo do con người cung cấp. Tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo: Muốn nuôi cầy ta phải mất thời gian tập cho chúng ăn thức ăn hoàn toàn mới lạ đối với bản năng tự nhiên của chúng, việc này phải tiến hành từ từ, kiên trì trong 5-10 ngày, cầy mới chịu ăn uống bình thường. Trước tiên, ta để cầy nhịn đói trong 1-2 ngày, sau đó cho chúng ăn chuối chín bóc vỏ để cả quả (1-2 quả/con/bữa) trộn lẫn với cháo đường (cho tương đối ngọt như nấu chè) nấu nhuyễn. Ban đầu cầy chỉ ăn chuối và liếm cháo đường bám xung quanh, cho ăn như vậy khoảng 4-5 bữa. Sau đó, nghiền nhuyễn chuối chín với cháo đường cho ăn trong 1-2 ngày. Khi cầy chịu ăn, cho ăn cháo đường trước, hoa quả ăn bổ sung sau. Để tăng khối lượng nhanh cần tập cho cầy ăn cháo đường ninh nhừ với các loại động vật như: Heo, chó, mèo, tôm, cá... và bổ sung thêm B.Complex, vitamin tổng hợp, cám gà đậm đặc (Concentrat)... 1.2.7 Vệ sinh chuồng trại: Ngoài việc cho ăn vừa đủ, tránh thức ăn thừa ôi thiu, hàng ngày cần phải dọn vệ sinh và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường. Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống cống rãnh được bố trí khi thiết kế. Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, giúp cầy hương phát triển nhanh, sinh sản nhiều và không bị bệnh tật. Có lẽ mang trong mình mùi thơ m ngào ngạt nên cầy hương rất kỵ với những chuồng nuôi mất vệ sinh. Chuồng nuôi nào không quét dọn sạch sẽ chúng hay bị bệnh và bỏ đi chuồng khác. 8 Bình quân, cứ đầu tư vài trăm ngàn đồng thức ăn, sau một năm nuôi, con cầy hương sẽ đạt trọng lượng trên dưới 5kg. Cầy hương vài ba tháng tuổi đã có thể xuất bán với giá 10 triệu đồng/cặp. 1.2.8 Phòng và trị bệnh: Cầy hương trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ. Khi thay đổi thức ăn chúng thường hay bị bệnh tiêu chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiề u nước. Nên phòng bệnh tiêu chảy bằng cách, cho cầy hương uống thuốc kháng sinh phòng bệnh hoặc trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn mới cho cầy hương ăn (liều phòng chỉ bằng 1/2-1/3 liều điều trị)… Cầy hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng) như các loại gia súc gia cầm khác. Ta có thể điều trị bằng các loại thuốc thú y phòng chữa cho gia súc, gia cầm của các hãng sản xuất thuốc thú y có uy tín (trộn lẫn với thức ăn)... Liều lượng tính lượng thuốc/kg thể trọng, tương tự như liều dùng đối với gia cầm. Với thuốc uống theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cầy lâu năm, nên tăng gấp 3 lần so với hướng dẫn trên bao bì thì mới nhanh khỏi bệnh… 2. Các vùng kinh tế, và địa phương trồng café ở Việt Nam : Bắc Trung Bộ : Nghệ An Tây Nguyên : Kon Tum, Play Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. Đông Nam Bộ : Bình Phước, Biên Hòa. Ngoài ra thì ở các vùng thấp 600 -800m như ở Sơn La, Điện Biên, người ta vẫn trồng được cà phê chè vì vùng này có vị trí vĩ độ rất cao (22 – 23 độ vĩ bắc). Điều kiện của địa hình và vĩ độ điều chỉnh những yếu tố bất thuận. Hiện nay, có hai giống cà phê chính trên thị trường : Arabica và Robusta + Cà phê Arabica (Coffea Arabica) là giống thông dụng được trồng nhiều nhất trên thế giới, chiếm đến 75% thị trường. Giống này thích hợp với đất thoai thoải trên sườn đồi, cần nhiều mưa và bóng râm. + Cà phê Robusta (Coffea Canephora) trồng ở độ cao thấp h ơn cà phê Arabica và không thơm ngon bằng cà phê Arabica. Hiện ở Việt Nam có 3 loại cà phê : Robusta, Arabica, Cheri 2.1 Robusta Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) - hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt 9 Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài 2.2 Arabica Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor 2.2.1 Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao-gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại café này 2.2.2 Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt. 2.3 Cheri (café mít ) : Không được phổ biến lắm , vị rất chua nhưng chịu hạn tốt , công chăm sóc đơn giản , chi phí thấp . Tuy nhiên cả thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu không chuộng nên ít người trồng loại này . Một cây café mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100kg-200kg café tươi với điều kiện nằm gần chuồng bò haowjc nơi sinh hoạt gia đình . 3. Quy trình sản xuất café chồn : Tại Việt nam , Indonesia . Philippin cũng như một số nước khác , hiện đang tồn tại một loại café rất đặc biệt và nó cũng được chế biến theo một phương thức hết sức đặc biệt , quá trình xử lý và hương vị của loại café này phụ thuộc hoàn toàn vào loài cầy hương nên người ta gọi đó là café chồn . Qu y trình hình thành nên café chồn trải qua 3 giai đoạn chính : Giai đoạn 1 : Chồn hương ăn những hạt café chín nguyên cả vỏ ngày trên cây café hoặc ăn trong chuồng ( thông thường chồn hương chỉ lựa những trái ngon nhất, chín nhất để ăn ) 10 Giai đoạn 2 : Những hạt café đó sẽ mất dần lớp vỏ qua quá trình tiếu hóa trong bụng chồn . Theo nhiều người , Protein sẽ bị phân hủy và làm cho các hạt café có vị đắng hơn bình thường , chính enzyme tiết ra trong dạ dày của cầy hương đã tạo ra vị đặc biệt của café trong quá trình lên men . 11 Giai đoạn 3 : Những hạt café sau quá trình tiêu hóa của chồn được sấy khô , chọn lọc, sau đó được rửa sạch , rang và xay. Trước khi đóng túi chúng đều được qua khâu khử trùng . Và
Luận văn liên quan