Đề tài Sự phối hợp giữa hội nông dân huyện và ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy

Việt Nam là một nước thuần nông với 70% dân số là nông dân, với 54 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa chiếm đến hơn 90% là nông dân đời sống còn nhiều khó khăn, tập quán sinh hoạt, sản xuất còn lạc hậu. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển, nâng cao đời sống của nông dân đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, và đã đạt được những kết quả tốt. Đời sống của người nông dân đã được nâng lên đáng kể. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX), Hội Nông dân Việt Nam đã có nhiều chương trình hành động và biện pháp cụ thể chỉ đạo các cấp Hội tham gia xây dựng, thực hiện phát triển kinh tế- xã hội nhằm hỗ trợ cho nông dân sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng đời sống. Hội Nông dân có tổ chức sâu rộng ở tất cả các tỉnh, thành phố và 4 cấp hành chính từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã ( hơn 64 tỉnh, thành, 620 huyện, thị và trên 11.000 cơ sở, 93.000 thôn, ấp, bản làng với hơn 10 triệu hội viên). Trong nhiều năm qua Hội đã trở thành địa chỉ tin cậy lòng cốt trong việc tổ chức, vận động nông dân sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Hội đã thu hút đông đảo nông dân vào tổ chức Hội với mong muốn nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, vận động nông dân xây dựng nông thôn mới, tạo niềm tin của nông dân với Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang chuyển mình hội nhập với khu vực và thế giới, thì vai trò của Hội Nông dân càng trở nên quan trọng góp phần đưa nông dân nước ta hội nhập cùng đất nước. Trong thời gian thực tập tại Hội Nông dân huyện Yên Thủy, nhận thức và nắm bắt được tầm quan trọng của sự phối hợp giữa Hội Nông dân với chính quyền địa phương nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế huyện Yên Thủy _ xã hội nói chung và nâng cao đời sống cho nông dân huyện Yên thủy nói riêng, mà cụ thể hơn là sự phối hợp giữa hội nông dân huyện Yên Thủy và UBND Huyện Yên Thủy. Trong khuôn khổ bài viết Báo cáo thực tập em xin được chọn đề tài Tăng cường sự phối hợp giữa Hội Nông dân và ủy ban nhân dân. Trong quá trình thực tập và viết bài, do trình độ còn hạn chế bài viết còn có những thiếu xót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của thầy cô để bài báo cáo của em trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc30 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phối hợp giữa hội nông dân huyện và ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN Trước hết em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Học viện và các thầy cô giáo khoa Hành chính học. Đặc biệt em xin được cám ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy Phạm Tuấn Minh khoa hành chính học. Đồng thời cũng xin được gửi lời cám ơn tới Hội Nông Dân huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình. Đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập tại quý cơ quan, cũng như cho em được tìm hiểu thêm rất nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện, thầy Phạm Tuấn Minh, và Hội Nông Dân huyện Yên Thủy. Em xin chân thành cám ơn! MỤC LỤC KẾ HOẠCH THỰC TẬP CHI TIẾT TỪ 23/2/2011 ĐẾN 23/4/2011 THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC Tuần 1 ( Từ 28/2 - 3/3 ) Tìm hiểu về Hội Nông dân Việt Nam và Hội nông dân huyện Yên Thủy. Tuần 2 ( Từ 4/3 – 12/3 ) Tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Thủy. Tuần 3, 4 ( Từ 14/3 – 26/3 ) Tìm hiểu về điều kiện làm việc, chức năng nhiệm vụ của từng chức danh, cơ cấu tổ chức của Hội. Đi thực tế cùng cán bộ Hội, vận động nông dân tham gia lớp học vận động tuyên truyền xây dựng gia đình nông dân văn hóa, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Tuần 5, 6 ( Từ 28/3 - 9/4 ) Tìm hiểu việc thực hiện vai trò của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội huyện thông qua các phong trào hoạt động thực tế tại địa phương. Tuần 7, 8 ( Từ 11/4 – 24/4 ) Thu thập tài liệu và viết báo cáo thực tập. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước thuần nông với 70% dân số là nông dân, với 54 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa chiếm đến hơn 90% là nông dân đời sống còn nhiều khó khăn, tập quán sinh hoạt, sản xuất còn lạc hậu. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển, nâng cao đời sống của nông dân đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, và đã đạt được những kết quả tốt. Đời sống của người nông dân đã được nâng lên đáng kể. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX), Hội Nông dân Việt Nam đã có nhiều chương trình hành động và biện pháp cụ thể chỉ đạo các cấp Hội tham gia xây dựng, thực hiện phát triển kinh tế- xã hội nhằm hỗ trợ cho nông dân sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng đời sống. Hội Nông dân có tổ chức sâu rộng ở tất cả các tỉnh, thành phố và 4 cấp hành chính từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã ( hơn 64 tỉnh, thành, 620 huyện, thị và trên 11.000 cơ sở, 93.000 thôn, ấp, bản làng với hơn 10 triệu hội viên). Trong nhiều năm qua Hội đã trở thành địa chỉ tin cậy lòng cốt trong việc tổ chức, vận động nông dân sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Hội đã thu hút đông đảo nông dân vào tổ chức Hội với mong muốn nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, vận động nông dân xây dựng nông thôn mới, tạo niềm tin của nông dân với Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang chuyển mình hội nhập với khu vực và thế giới, thì vai trò của Hội Nông dân càng trở nên quan trọng góp phần đưa nông dân nước ta hội nhập cùng đất nước. Trong thời gian thực tập tại Hội Nông dân huyện Yên Thủy, nhận thức và nắm bắt được tầm quan trọng của sự phối hợp giữa Hội Nông dân với chính quyền địa phương nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế huyện Yên Thủy _ xã hội nói chung và nâng cao đời sống cho nông dân huyện Yên thủy nói riêng, mà cụ thể hơn là sự phối hợp giữa hội nông dân huyện Yên Thủy và UBND Huyện Yên Thủy. Trong khuôn khổ bài viết Báo cáo thực tập em xin được chọn đề tài Tăng cường sự phối hợp giữa Hội Nông dân và ủy ban nhân dân. Trong quá trình thực tập và viết bài, do trình độ còn hạn chế bài viết còn có những thiếu xót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của thầy cô để bài báo cáo của em trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong bất cứ một công việc gì thì sự phối hợp hoạt động để đạt mục tiêu chung là hết sức cần thiết. Nhà nước ta với ba hệ thống cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp cũng có sự phối hợp với nhau để xây dựng một Nhà nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống chính trị nước ta bao gồm: Đảng – nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Trong đó hội nông dân là một tổ chức chính trị_xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội Nông dân Việt Nam, trải qua các kỳ Đại hội đã đổi mới hơn về nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp. Đã tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và phối hợp với chính quyền, các tổ chức kinh tế - xã hội để xây dựng hội và phát động các phong trào phát triển kinh tế. Đối với một đất nước nông nghiệp với gần 70% dân số làm nông nghiệp thì vai trò của hội nông dân là rất quan trọng. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước các cấp với hội nông dân nhằm tuyên tuyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước nhằm nâng cao đời sống của người nông dân. Trong thời gian thực tập tại hội nông dân huyện Yên Thủy em rất quan tâm đến đề tài “ Sự phối hợp giữa hội nông dân huyện và ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy “. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước quản lý các vấn đề chung trên địa bàn lãnh thổ, còn hội nông dân là tổ chức chính trị _xã hội của giai cấp nông dân. Có thể nói hội nông dân là cầu nối, là nơi tuyên truyền chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ủy ban nhân dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nông dân ,từ đó ủy ban nhân dân kịp thời có những chính sách điều chỉnh cho phù hợp. Sự phối hợp giữa hội nông dân và ủy ban nhân dân tạo ra cơ chế đồng thuận, thống nhất giữa cơ quan nhà nước và người nông dân nông dân. Đặc biệt là ở một huyện miền núi với hơn 90% dân số là nông dân thì sự phối hợp này là đóng mộ vai trò rất quan trọng. 2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu : - Phạm vi nghiên cứu: tại huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình mà cụ thể là hội nông dân và ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy. - Đối tượng: Sự phối hợp trong hoạt động của Hội Nông dân huyện Yên Thủy với Hội Nông dân huyện Yên Thủy. 3. Phương pháp nghiên cứu: - duy vật biện chứng - phân tích – tổng hợp - Nghiên cứu tài liệu - phỏng vấn - so sánh - thống kê số liệu NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ UBND VÀ HỘI NÔNG DÂN HUYỆN YÊN THỦY – CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA SỰ PHỐI HỢP. I. Giới thiệu về huyện Yên Thủy 1. Vị trí địa lý Yên Thủy là một huyện miền núi thấp nằm phía Nam của tỉnh Hòa Bình có vị trí tiếp giáp: Phía Đông tiếp giáp huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) Phía Tây tiếp giáp huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) Phía Bắc tiếp giáp huyện Kim Bôi (Hòa Bình) Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa và huyện Nho Quan của tỉnh Ninh Bình. Yên Thủy có sông Lạng chạy qua, đường quốc lộ 12B đi qua địa bàn huyện dài 22 km dọc 5 xã và 1 thị trấn ( Lạc Thinh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương, thị trấn Hàng Trạm), có đường Hồ Chí Minh đi qua 4 xã, thị trấn dài 22,5 km. Huyện nằm trong vùng núi thấp, độ cao trung bình 42 m so với mặt nước biển, chiều dài trung bình là 26,0 km, chiều rộng trung bình là 12,0 km địa hình Yên Thủy khá đa dạng, có núi đá vôi cao, có rừng rậm xen kẽ, có thung lũng, đồng bằng chạy dài theo đường quốc lộ 12B, phân huyện thành 3 vùng sản xuất chuyên canh. Với vị trí là điểm nối giữa tỉnh Hòa Bình và các tỉnh miền núi Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ nên có vị trí giao thông khá thuận lợi tạo điều kiện cho Yên Thủy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cơ sở hạ tầng cũng như kinh tế - xã hội chưa phát triển cũng đem lại cho huyện những khó khăn nhất định. 2. Điều kiện hinh tế - xã hội huyện Yên Thủy Toàn huyện có 12 xã và 1 thị trấn với 157 xóm, dân số khoảng 63.370 người ( 14.630 hộ gia đình ) tỉ lệ tăng trưởng dân số 0,89%. Huyện có 6 nhóm dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mường chiếm 76% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Lực lượng lao động chiếm 42,9% chủ yếu là lao động nông nghiệp. Về điều kiện đất đai: tổng quỹ đất tự nhiên của huyện là 28.210,1 ha bằng 6% diện tích tỉnh và 0,9% diện tích của cả vùng Tây Bắc, trong đó đất đã sử dụng trong nông nghiệp là 6.973,2 ha (24,7% ), đất lâm nghiệp có rừng 10.434,2 ( 37%), đất chuyên dùng 2.009,9 ha ( 7%), đất ở là 4.442,3 ha (16%), còn lại là đất chưa sử dụng (đồi núi đá và sông suối). Yên Thủy là một huyện miền núi thuần nông, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ trồng trọt và chăn nuội, ngoài ra hầu như không có ngành nghề phụ khác tại địa bàn. Những năm gần đây kinh tế của huyện đã có sự tăng trưởng đáng kể, bình quân giai đoạn 2007-2008 đạt trên 10%, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đoạn 2007-2008 đạt trên 10%, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Năm 2008 cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp trên địa bàn là 30,5% - 14,2% - 55,3%. Đầu tư kết cấu hạ tầng được tăng cường, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh theo hướng văn minh, Đời sống của nông dân dần được cải thiện, trình độ dân trí và kỹ thuật sản xuất được nâng lên, tỷ lệ hộ giàu tăng nhanh, hộ nghèo ngày càng giảm, hệ thống chính trị an ninh trên địa bàn ổn đinh. Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực đã đạt được trong thời gian qua đối với kinh tế xã hội huyện thì những khó khăn, tồn tại cần được nhanh chóng khắc phục cũng là một trong những nguyên nhân còn kìm hãm sự phát triển của huyện như: Địa bàn huyện không có sông, suối chảy qua nguồn nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ khe suối nhỏ, nước ngầm. Các công trình thủy lợi cơ bản đã xây dựng nhưng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt và nước sản xuất, hệ thống nước nước sạch chưa triển khai mạnh (30% dùng nước tập trung). Nền kinh tế chậm phát triển, chuyển dịch nội ngành chậm, công nghiệp xây dựng qui mô nhỏ, thương mại dịch vụ, cơ cấu ngành còn lạc hậu, dịch vụ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, hệ thống chợ còn thiếu. Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục thấp, thiếu nhiều hệ thống phòng chức năng, cơ cấu giáo viên thiếu. Trong lĩnh vực y tế, mạng lưới y tế xã thiếu nhiều phòng chức năng (60%), các phòng hiện đã xuống cấp, trang thiết bị sơ sài, trung tâm y tế chưa có cơ sở riêng, tỷ lệ bác sĩ / vạn dân còn thấp (3,7 bác sĩ/ một vạn dân). Mạng lưới nhà văn hóa thiếu nhiều ở cấp xã 12/13 xã và khu dân cư (60/157), chất lượng thấp ở cả 3 cấp, mạng lưới thư viện, phòng đọc sách, hệ thống thư viện xã thôn chưa có. Cơ cấu nhân khẩu trung bình các thôn là 4-10 người/ hộ gia đình, việc tham gia bộ máy quản lý và các hoạt động xã hội chủ yếu là Nam giới, có sự khác biệt giữa phân công lao động trong gia đình, vấn đề bình đẳng giới chưa đi sâu đến các hộ gia đình. Từ những điều kiện về vị trí địa lý và kinh tế - xã hội trên, có thể nhận thấy rằng Yên Thủy là một huyện còn rất nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, tỷ lệ ngành nông nghiệp ở đây chiếm tương đối lớn trong kết cấu ngành kinh tế, lao động của vùng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp với trình độ sản xuất còn lạc hậu, kém hiệu quả dẫn tới hệ quả tất yếu là đời sống kinh tế cũng như xã hội của huyện còn kém phát triển. Yên Thủy là một huyện có nhiều tiềm năng trong phát triển dịch vụ du lịch, sản xuất nông nghiệp chuyên canh nếu đi đúng đường hướng và biết sử dụng, khai thác có hiệu quả những tiềm năng đó. Chính vì những đặc điểm kinh tế - xã hội nêu trên của huyện mà vai trò của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội huyện càng có vai trò quan trọng. Và sự phối hợp giữa hội nông dân và ủy ban nhân dân nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho người nông dân là rất cần thiết. 3. Hệ thống chính trị - chính quyền địa phương Bao gồm Đảng; UBND với các phòng : phòng Tư Pháp, phòng Thanh Tra, phòng Tài Nguyên Môi trường, phòng Tài Chính Kế Hoạch, phòng Công Thương, phòng Dân Tộc; các tổ chức chính trị - xã hội: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội thanh niên... II. TỔNG QUAN VỀ HỘI NÔNG DÂN VÀ UBND HUYỆN YÊN THỦY 1.Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của hội nông dân huyện Yên Thủy Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội Nông dân cấp huyện là một cấp trong hệ thống Hội Nông dân thống nhất từ trung ương đến cơ sở bao gồm bốn cấp: trung ương; tỉnh; huyện; xã và các đơn vị tương đương cùng cấp. Hội Nông dân huyện Yên Thủy có 10.314 hội viên, số hội viên so với số hộ nông dân đạt 80%, so với số lao động nông nghiệp là 51%. Tổ chức hội có 13 cơ sở, 157 chi hội, 234 tổ hội. Cán bộ cấp huyện có 23 đồng chí, cấp xã 195 đồng chí, cấp chi tổ hội có 456 đồng chí. Năng lực, trình độ nhận thức của cán bộ cấp huyện ngày càng được nâng cao. Số hội viên tham gia vào tổ chức hội ngày càng nhiều. Điều đó chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của Hội, thu hút đông đảo lực lượng trong toàn huyện. Hội Nông dân huyện Yên Thủy có hoạt động thực hiện những chức năng nhất định theo qui định của Nhà nước, đồng thời cũng dựa vào đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội để thực hiện những chức năng nhiệm vụ phù hợp với thực tế tại địa phương. Bộ máy tổ chức của Hội Nông dân bao gồm: Ban chấp hành, ban thường vụ, các phòng ban chuyên môn của Hội và Hội Nông dân cấp xã. Ban chấp hành hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội, được đại hội nông dân bầu ra 5 năm một lần. Ban thường vụ là cơ quan do Ban chấp hành bầu ra, thay mặt Ban chấp hành lãnh đạo toàn diện, giải quyết mọi công việc của Hội. Các ban điều phối dự án, ban chuyên môn, văn phòng, câu lạc bộ hội là các cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ thực hiện các công việc, nhiệm vụ mà Ban chấp hành, Ban thường trực phân công. Thực hiện những chức năng: Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi măt. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc. Chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống. Thực hiện những nhiệm vụ: Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động, sáng tạo của nông dân Huyện. Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông đân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân. Hội Nông dân huyện Yên Thủy là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dậy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường. Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế huyện Yên Thủy. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ hội nông dân; góp phần xây dưng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong giai đoạn nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nền kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hội Nông dân huyện Yên Thủy trong từng giai đoạn từng hoàn cảnh cần xây dựng thực hiện tốt những nhiệm vụ phù hợp để thực hiện được chức năng của mình như: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn huyện, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghệp, nông thôn, nông dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh kế nông thôn huyện theo hướng phát triển những thế mạnh về nông nghiệp của huyện theo lợi thế so sánh. Thực hiện các chính sách biện pháp bền vững để giải quyết vấn đề lao động và việc làm trên địa bàn huyện. Đi đôi với phát triển là bảo vệ môi trường sống, môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa của Huyện. 2. Vai trò của Hội Nông dân huyện Yên Thủy Có thể nói bằng những hoạt động của hội đã chứng tỏ được vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Thủy là rất to lớn. Trong quá trình hoạt động của mình Hội Nông dân Huyện Yên Thủy đã thực hiện rất nhiều hoạt động và phát động thực hiện rất nhiều phong trào nhằm giúp hội viên, nông dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, trong khuôn khổ bài báo cáo, em xin được nêu ra nhưng phong trào tiêu biểu cho những đóng góp về phát triển kinh tế - xã hội của huyện đó là: phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và phong trào xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn. Kết quả của những phong trào này đã góp phần đưa bộ mặt nông thôn huyện Yên Thủy nói riêng và bộ mặt kinh tế xã hội của toàn huyện nói chung đã có nhiều thay đổi tích cực rõ nét, đã giảm tỉ lệ hộ nghèo, tăng tỉ lệ hộ giàu, những vấn đề về an sinh xã hội, về học tập văn hóa giáo dục đã được coi trọng, phát triển. Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VII Hội Nông dân huyện Yên Thủy Nhiệm kỳ 2007 – 2012, Hàng năm Hội nông dân huyện đã đề ra chương trình hành động cụ thể thiết thực phù hợp với tình hình nhiệm vụ của địa phương, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình. Các phong trào thi đua chủ yếu như: phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo; phong trào nông dân hăng hái tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; phong trào nông dân thi đua thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đạt được những kết quả cao, từ đó góp phần làm thay đổi đời sống của người dân, nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi được đẩy mạnh, tỷ suất hàng hóa ngành chăn nuôi ngày càng cao. Trong sản xuất nông dân đã mạnh dạn và hăng hái chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, đẩy lùi nền kinh tế tự cấp tự túc. 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở ( theo điều 2 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp ). Uỷ ban nhân dân huyện Yên Thủy thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: . 1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó; 2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; 3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; 4. Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua c
Luận văn liên quan