Đề tài Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Do nhận thức khoa học chưa đầy đủ về CNXH và nhà nước XHCN một hệ thống các nước XHCN đã được hình thành và hoạt động theo một cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế tương ứng với nhận thức đó. Trong hoạt động thực tiễn, những cản ngại sau hàng chục năm tồn tại cơ chế đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại một cách đích thực về CNXH trong quá trình phát triển của lịch sử. Với việc nhận thức lại đầy đủ về CNXH, đặc biệt trong điều kiện lịch sử hiện đại ĐCSVN đã điều chỉnh nó bằng “công cuộc đổi mới nền kinh tế” từ cơ chế kế hoach hoá tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường. Song ĐCSVN vẫn khẳng định có tính nguyên tắc là phát triển KTTT theo định hướng XHCN. Thực tế đã nảy sinh nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như những quan điểm khác nhau, trong có không ít những quan điểm cho rằng KTTT không thể dung hoà với CNXH, nói cách khác hai phạm trù này không thể đồng nhất trên cả hai góc độ lý luận và thực tiễn. Quan điểm này có lẽ xuất phát từ định kiến quá sâu sắc về CNXH trước đây với đặc trưng vốn có cuả nó là nền kinh tế gắn liền với chế độ công hữu hoá và được quản lý bởi nhà nước bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hoặc có thể do lĩnh hội chưa đầy đủ về CNXH đã được nhận thức lại trong thực tiễn thông qua quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Thực tế cho thấy, khi ĐCSVN khẳng định phát triển KTTT theo định hướng XHCN thì các yếu tố đặc trưng đã được điều chỉnh để thích ứng, bằng chứng là: Khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Định hướng XHCN, thì hệ thống quan hệ kinh tế cũng chuyển đổi: Từ chế độ sở hữu đơn nhất sang đa sỏ hữu từ nhà nước quản lý kinh tế theo mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng phương pháp kinh tế Điều đó phản ánh đậm nét sự dung hoà giữa KTTT với định hướng XHCN và tỏ rõ chúng không chứa đựng mâu thuẫn đối kháng mà chỉ là sự mâu thuẫn nội tại của quá trình phát triển để hoà nhập. Hiện nay trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế, đảng ta chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường trong đó kinh tế nhà nước trở thành thành phần kinh tế giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo định hướng XHCN. Nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, kinh tế phát triển mạnh mẽ LLSX để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH, từng bước xã hội hoá XHCN. Trong công cuộc đổi mới kinh tế nếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nên LLSX cần thiết cho chế độ xã hội mới thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống QHSX phù hợp (văn kiện đại hội VIII) Như vậy đổi mới nền kinh tế được bắt đầu từ xây dựng và phát triển LLSX ngày càng lớn mạnh, trên cơ sở đó liên tục cải tạo và củng cố QHSX mới cho phù hợp. Tóm lại: Để thực hiện việc phát triển đường lối đổi mới kinh tế; ĐCSVN đã vận dụng triệt để và sáng xuất quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên