Đề tài Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

1.Mục đích và yêu cầu Làm rõ được sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.Những ảnh hưởng ban đầu tác động đến sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu những khó khăn thách thức gặp phải trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ngay từ buổi ban đầu khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô thành lập.Cho đến xã hội chủ nghĩa thành hệ thống trên toàn thế giới. Những thành tựu mà các nước xã hội chủ nghĩa đã làm được trong giai đoạn phát triển. 2.Lý do chọn đề tài Có ba lý do chính để nhóm chúng tôi cùng quyết định chọn đề tài này: -Tìm hiểu sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa để ta có thể biết thêm những giai đoạn lịch sử trong quá khứ đã làm thay đổi toàn nhân loại.Giúp những người thống khổ trên toàn thế giới tìm cho mình một lối thoát,thoát khỏi sự thống trị,áp bức -Biết được những thành quả mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa làm được, giúp ta thêm tin và tự hào về những truyền thống của nhân loại. -Đặc biệt tìm hiểu thêm về sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và thành tựu mà nó mang lại.Để sinh viên ta ngày nay cùng nhau cố gắng,phấn đấu để có thể duy trì sự phát triển của xã hội chủ nghĩa.Cùng nhau tạo ra nhiều thành tựu hơn nữa chứng tỏ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là đúng đắn và sáng suốt. 3.Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.quá trình hình thành,phát triển của nó cũng như những khó khăn trở ngại gặp phải từ lúc mới xuất hiện.Những ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự ra đời phát triển của xã hội chủ nghĩa,từ một đất nước đơn lẻ là Liên Xô để làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển lớn mạnh sau này của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển cũng như bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội. Cuối cùng,nghiên cứu về những thành quả mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được. Liên hệ với Việt Nam-cũng là một nước tiến lên con đường xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa,à cả những thành quả mà Việt Nam đạt được trong quá khứ cũng như tương lai. 4.Phương pháp nghiên cứu 1. Tìm kiếm tài liệu liên quan đến sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa,những khó khăn gặp phải cũng như những thành tựu đạt được. 2. Trao đổi thảo luận nhóm để tìm quan điểm thống nhất chung. 3. Vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin để đưa ra như phương pháp luận để giải quyết vấn đề. 5.Ý nghĩa của đề tài Từ những bước đi chập chững buổi ban đầu đầy khó khăn,thách thức.Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội bắt đầu ở Liên XÔ đã mở ra một thời đaị mới cho lịch sử nhân loại.Những giai cấp bị thống trị trước kia có thể tự làm chủ cuộc sống của mình,cùng nhau xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa có công bằng,dân chủ,văn minh, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.Từ những buổi ban đầu đó,vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn xã hội chủ nghĩa đã phát triển thành một hệ thống trên toàn thế giới.Giúp nhau cùng tồn tại và phát triển. Việt Nam ta là một nước cũng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.Những thành quả đạt được ngày hôm nay làm ta thêm tự hào và tin tưởng hơn vào con đường đúng đắn ấy.

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA PHẦN NỘI DUNG 1.XHCN LÀ GÌ? 1.1Khái niệm xã hội chủ nghĩa 1.2 Khái niệm hệ thống xã hội chủ nghĩa 2.SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.1 Sự hình thành từ nguyên thủy đến xã hội chủ nghĩa 2.2 Những ảnh hưởng và tiền đề hình thành xã hội chủ nghĩa 2.2.1 Ảnh hưởng của thắng lợi cách mạng tháng 10 Nga 2.2.2 Ảnh hưởng của tư tưởng Mác-Lê nin và những yếu tố khác. 2.3 Sự phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. 2.3.1 Việt Nam cũng là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa 2.4 Khó khăn và thách thức 2.4.1 Khó khăn 2.4.1.2 Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980 2.4.1.2 Giai đoạn từ cuối nhưng năm 1980 đến nay 2.4.2 Khắc phục 3/THÀNH TỰU 3.1 Về kinh tế: 3.2 Về chính trị. 3.3 Về văn hoá,khoa học kỹ thuật 3.4 Liên hệ với Việt Nam về những thành tựu đã đạt được 3.4.1 Kinh tế thị trường định hướng XHCN C.LỜI KẾT A/PHẦN MỞ ĐẦU 1.Mục đích và yêu cầu Làm rõ được sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.Những ảnh hưởng ban đầu tác động đến sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu những khó khăn thách thức gặp phải trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ngay từ buổi ban đầu khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô thành lập.Cho đến xã hội chủ nghĩa thành hệ thống trên toàn thế giới. Những thành tựu mà các nước xã hội chủ nghĩa đã làm được trong giai đoạn phát triển. 2.Lý do chọn đề tài Có ba lý do chính để nhóm chúng tôi cùng quyết định chọn đề tài này: -Tìm hiểu sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa để ta có thể biết thêm những giai đoạn lịch sử trong quá khứ đã làm thay đổi toàn nhân loại.Giúp những người thống khổ trên toàn thế giới tìm cho mình một lối thoát,thoát khỏi sự thống trị,áp bức -Biết được những thành quả mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa làm được, giúp ta thêm tin và tự hào về những truyền thống của nhân loại. -Đặc biệt tìm hiểu thêm về sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và thành tựu mà nó mang lại.Để sinh viên ta ngày nay cùng nhau cố gắng,phấn đấu để có thể duy trì sự phát triển của xã hội chủ nghĩa.Cùng nhau tạo ra nhiều thành tựu hơn nữa chứng tỏ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là đúng đắn và sáng suốt. 3.Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.quá trình hình thành,phát triển của nó cũng như những khó khăn trở ngại gặp phải từ lúc mới xuất hiện.Những ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự ra đời phát triển của xã hội chủ nghĩa,từ một đất nước đơn lẻ là Liên Xô để làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển lớn mạnh sau này của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển cũng như bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội. Cuối cùng,nghiên cứu về những thành quả mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được. Liên hệ với Việt Nam-cũng là một nước tiến lên con đường xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa,à cả những thành quả mà Việt Nam đạt được trong quá khứ cũng như tương lai. 4.Phương pháp nghiên cứu Tìm kiếm tài liệu liên quan đến sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa,những khó khăn gặp phải cũng như những thành tựu đạt được. Trao đổi thảo luận nhóm để tìm quan điểm thống nhất chung. Vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin để đưa ra như phương pháp luận để giải quyết vấn đề. 5.Ý nghĩa của đề tài Từ những bước đi chập chững buổi ban đầu đầy khó khăn,thách thức.Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội bắt đầu ở Liên XÔ đã mở ra một thời đaị mới cho lịch sử nhân loại.Những giai cấp bị thống trị trước kia có thể tự làm chủ cuộc sống của mình,cùng nhau xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa có công bằng,dân chủ,văn minh, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.Từ những buổi ban đầu đó,vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn xã hội chủ nghĩa đã phát triển thành một hệ thống trên toàn thế giới.Giúp nhau cùng tồn tại và phát triển. Việt Nam ta là một nước cũng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.Những thành quả đạt được ngày hôm nay làm ta thêm tự hào và tin tưởng hơn vào con đường đúng đắn ấy. Tìm hiểu về sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó ta cảm nhận được nhũng sự cố gắng của biết bao con người đặt những viên gạch đầu tiên xây nên nền móng cho Sự phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sau này B/PHẦN NỘI DUNG 1.XHCN LÀ GÌ? 1.1Khái niệm xã hội chủ nghĩa XHCN là một xã hội quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với nhân dân lao động xây dựng xã hội công bằng,dân chủ văn minh. Một số dặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ để đàn áp một giai cấp nào đó,nhà nước đó thực hiện một chính sách giai cấp vì lợi ích của tất cả người lao động nhưng dồng thời vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với nhà nước vẫn được duy trì. - Cũng là công cụ của chuyên chính giai cấp,nhưng vì lợi ích của tất cả người lao dộng tức là tuyệt đại đa số nhân dân,nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện sự trấn áp những kẻ chống đối phá hoại sự nghiệp cách mạng của xã hội chủ nghĩa.. - Mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của chuyên chính vô sản. - Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân,mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lí nhà nước,quản lí xã hội. - Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không còn nguyên nghĩa”,là “nửa nhà nước”.Sau khi những cơ sở kinh tế xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn,nhà nước tự “tiêu vong”. 1.2 Khái niệm hệ thống xã hội chủ nghĩa Hệ thống xã hội chủ nghĩa: là thể chế chính trị ở các nước có đảng cộng sản đã hoặc đang giữ độc quyền.các nước này,tạm gọi tắt là hệ thống Xô Viết,tự gọi mình là các nước xã hội chủ nghĩa,trong đó từ chủ ngĩa xã hội dùng theo nghĩa giai đoạn trước chủ nghĩa cộng sản Một số đặc trưng của hệ thống các nước XHCN: - Chỉ do một đảng lãnh đạo đó là đảng cộng sản - Các đặc trưng của cơ cấu quyền lực chính là nền tảng để từ đó suy ra quy luật vận hành của chính hệ thống xã hội chủ nghĩa. - Thể chế căn bản của cơ cấu quyền lực là đảng cộng sản.Các nước xã hội chủ nghĩa có hệ thông một đảng,trong đó không một đảng đối lập nào khác được hoạt động.Ở thời điểm đỉnh cao của quyền lực,đảng viên chiếm một tỉ lệ dân số đáng kể. - Phương châm chủ đạo của nguyên tắc tổ chức đảng là nguyên tắc tập trung dân chủ. - Ban lãnh đạo được bầu tại đại hội tổ chức cơ sở theo từng nhiệm kì cụ thể.Mỗi tổ chức cơ sở có một bí thư lãnh đạo. - Các cơ sở chịu sự lãnh đạo của tổ chức đảng cao hơn,thường được tổ chức theo nguyên tắc phạm vi lãnh thổ. - Lãnh đạo cấp trung ương có bộ tham mưu rất lớn,là những người tạo ra hệ thống thứ bậc quan liêu bao gồm những người đứng đầu các ban,phó ban và những viên chức.Theo quy định chính thức,quan chức được chỉ định của đảng không có quyền lực,bởi vì quyền quyết định duy nhất thuộc về cơ quan bầu ra.Trên thực tế,họ có ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động. - Các cán bộ lãnh đạo được bầu ra(làm việc chuyên trách) và công chức được của đảng thường được biết đến như là bộ máy của đảng. - Theo hiến pháp,pháp luật và các quy phạm pháp luật,nhà nước dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển cũng giống như các nhà nước hiện đại khác.Nhà nước chia thành ba ngành:lập pháp,hành pháp và tư pháp;cơ quan quản lí nhà có trách nhiệm hành pháp và tư pháp. 2.SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.1 Sự hình thành từ nguyên thủy đến xã hội chủ nghĩa Từ lúc sơ khai theo quy luật tiến hóa của lịch sử,loài người đi lên từ cái không có đến cái có.Từ xã hội nguyên thủy,xã hội nô lệ,xã hội phong kiến đến xã hội tư bản và tiến tới xã hội chủ nghĩa.Lịch sử cho thấy rằng,xã hội cộng sản nguyên thủy chỉ là một chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,mọi người sống bình đẳng,chưa có giai cấp và chưa có nhiều nước.Tổ chức đầu tiên của xã hội loài người là chế độ thị tộc,bộ lạc phù hợp với tình trạng còn thấp kém lúc bấy giờ.Đứng đầu các thị tộc bộ lạc là các tộc trưởng,hội đồng các tộc trưởng cho nhân dân bầu ra.Họ chịu trách nhiệm trước nhân dân,coi sóc các công việc chung và có thể bị bãi nhiễm nếu không có sự tín nhiệm của nhân dân.Họ điều chỉnh các quan hệ xã hội,duy trì các quy tắc đời sống xã hội vừa điều khển các công việc sức mạnh của dư luận xã hội và uy tín của họ đối với xã hội.Trong tay họ không có và không cần có một công cụ cưỡng dức đặc biệt nào cả. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vào thời kì cuối của xã hội nguyên thủy dẫn đến sự hình thành các chế độ tư hữu và bắt đầu phân thành những giai cấp nô lệ,quan hệ người áp bức,người thay thế quan hệ bình đẳng,hợp tác tương trợ sự đối kháng của giai cấp bóc lột đối với những nô lệ, giai cấp nô lệ phải phục tùng theo những trật tự do mình đặt ra,bộ máy đó là nhà nước. 2.2 Những ảnh hưởng và tiền đề hình thành xã hội chủ nghĩa Những nhà nước đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là những nhà nước chiếm hữu nôlệ, tiếp đó là những nước phong kiến,những nước tư sản và những nước xã hội chủ nghĩa.Đặc biệt,khi tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển mạnh làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp ngày càng gay gắt.Những giai cấp bị bóc lột đứng lên đấu tranh chống áp bức,đòi quyền tự do cho chính bản thân mình. Tư tưởng lý luận mác – Lê nin ra đời và cách mạng tháng 10 Nga là những ảnh hưởng cũng như tiền đề quan trọng cho sự hình thành hệ thông các nước xã hôi chủ nghĩa trên trên toàn thế giới. 2.2.1 Ảnh hưởng của thắng lợi cách mạng tháng 10 Nga Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga đã làm nên một kì tích to lớn và tạo dựng nên một chế độ xã hội chủ nghĩa “ưu việt”,có ảnh hướng sâu sắc đến đời sống chính trị thế giới,ngay từ những năm tháng nó diễn ra cho đến mọi thời đại sau này.Cách mạng tháng 10 Nga là cột mốc lịch sử đánh dấu sự mở đầu của một thời đại lịch sử mới,thời đại quá độ từ chủ ngĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.Vì cuộc cách mạng này làm sụp đổ trật tự xã hội chủ nghĩa cũ-xã hội tư bản chủ nghĩa, tổ chức xây dựng một xã hội mới do nhân dân làm chủ.Sau cách mạng tháng 10,nhân dân Nga đã làm chủ bộ máy nhà nước,làm chủ những tư liệu sản xuất của chính mình,nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của của đảng cộng sản Liên xô, đã lao động quên mình,nhanh chóng biến nước Nga từ một nước lạc hậu thành một nước xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển,nhiều ngành khoa học tiên tiến,có một xã hội luôn luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động. Với thành quả của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,với niềm tin vào lý tưởng cộng sản đã giúp cho nhân dân Liên Xô cùng với lượng dân chủ tiến bộ đập tan chủ nghĩa phát xít,cứu nhân loại khỏi họa diệt chủng,giải phóng hàng loạt các nước Đông Âu,tạo điều kiện cho các nước này đi lên chủ nghĩa xã hội. Chủ ngĩa xã hội với tính ưu việt của nó,đã cổ vũ hàng loạt các nước đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc,dân chủ cho nhân dân,xóa bỏ chế độ bàn tích của của chế độ thực dân phong kiến.Nhiều nước,trong số đó đã lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa hoặc định hướng lên chủ nghĩa xã hội.chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi của một nước trở thành hệ thống trên toàn thế giới đối lập với tư bản chủ nghia. Tóm lại,cách mạng tháng 10 Nga đã mở đầu một thời đại mới thời kì qua dộ lên chủ nghĩa xã hội vì Thứ nhất:sau cách mạng tháng 10 Nga chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành thực tiễn,đã xuất hiện hình thái kinh tế-XH cộng sản chủ nghĩa,là cái đối lập,là cái phủ định hình thái kinh tế-Xh tư bản chủ nghĩa. Thứ hai:chiều hướng phát triển chủ yếu,xuyên suốt của sự vận động lịch sử từ sau cách mạng tháng 10 là đấu tranh xoa bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa,thiết lập và từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn thé giới. Thứ ba:từ sau cách mangh tháng 10,các nước xã hội chủ nghĩa,phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lực lượng nòng cốt,đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hòa bình,dân chủ và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới. Sự vận động lịch sử là quanh co và phức tạp khi tiến,khi lùi.Do vậy,hiện nay mặc dù tình hình quốc tế diễn ra vô cùng phức tạp,nhưng đảng ta vẫn khẳng định “chủ ngĩa xã hội đứng trước nhiều khó khăn,thách thức,lịch sử thế giới hiện đang trải qua những bước quanh co,song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật của tiến hóa lịch sử” Từ sau cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 tới kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945. Giai đoạn này là giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa mới hình thành trên phạm vi một số nước như Mông Cổ,Liên Xô,cuộc cách mạng tháng 10 là cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử đưa nhân dân lao động từ những người nô lệ,làm thuê trở thành những người làm chủ đất nước.Sức mạnh của chế độ mới đã giúp nhân dân lao động Nga đứng vững trong công cuộc nội chiến,đập tan âm mưu can thiệp của chủ nghĩa đế quốc,với khí thế lao động của những con người được giải phóng,thông qua chính sách kinh tế mới,thông qua con con đường hợp tác hóa nông nghiệp,công nghiệp hóa đất nước,sau 20 năm Liên Xô đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế.Đó là những nguyên nhân Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ 2,cứu nhân loại khỏi thảm họa chủ nghĩa phát xít. Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định “giống như mặt trời chói lọi,cách mạng tháng 10 Nga chiếu sáng khắp năm châu,thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức bóc lột.Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào ý nghĩa to lớn và sâu sa như thế. 2.2.2 Ảnh hưởng của tư tưởng Mác-Lê nin và những yếu tố khác. Thành công của cách mạng tháng 10 Nga ảnh hưởng không nhỏ dến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội,bên cạch đó chủ nghĩa Mác- Lê nin cũng ảnh hưởng lớn lao,các phong trào cộng sản,công nhân quốc tế,các cuộc cách mạng để hình thành nên các nước xã hội chủ nghĩa.Điển hình như một số cuộc cách mạng như:Cuộc cách mạng tháng 03/1871 ở Pháp lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại,một kiểu nhà nước mới – nhà chuyên chính vô sản(công xã Parí)được thành lập,có thể coi là sự kiểm nghiệm vĩ đại đối với chủ nghĩa Mác- Lê nin. Năm 1919,Quốc tế cộng sản được thành lập,năm 1922 Liên Bang CộngHòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời đánh dấu sự liên minh vô sản trong nhiều quốc gia.Chiên tranh thế giới thứ hai không chỉ bảo vệ được thành quả của giai cấp vô sản mà còn đưa chủ nghĩa xã hội phát triển ra ngoài biên giới của Liên Xô,hình thành nên cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô dẫn đầu.Với các thành viên như:Mông Cổ,Ba Lan,Rumani,Hungari,Việt Nam,nam Tư,Anbani,Tiệp khắc,Nam tư,Triều Tiên,CH DC Đức,Trung Quốc,Cu Ba. Sự kiện này làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là các hệ thống duy nhất mà song song là một hệ thống chính trị đối lập với nó về bản chất và mục đích hoạt động. Những sự kiện này cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân của giai cấp công nhân toàn thế giới,thức tỉnh cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.Vai trò định hướng của Chủ Nghĩa Mac lê-nin đã đem lại những thành quả lớn lao cho sự nghiệp vì hòa bình,độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hôi. 2.3 Sự phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản ở nhiều nước châu Âu và châu Á đã lãnh đạo quần chúng nhân dân phối hợp với Hồng quân Liên xô thành một mặt trận chống phát xít, có sự phối hợp chi viện cho nhau, tăng cường liên hệ quốc tế. Chính sự lớn mạnh của các Đảng Cộng sản trong thời kỳ chiến tranh là cơ sở để khi chủ nghĩa phát xít bị đánh bại, Đảng Cộng sản ở nhiều nước đã đứng lên lãnh đạo quần chúng nhân dân vũ trang giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân. Trong thời gian 5 năm (từ năm 1944 đến năm 1949) ở châu Âu và châu Á đã có 11 nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng 3 phương thức đã giành được chính quyền. Phương thức thứ nhất chủ yếu dựa vào lực lượng vũ trang của nhân dân nước mình, xây dựng các căn cứ địa cách mạng, khi thời cơ đến đã lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền như: cộng hoà nhân dân liên bang Nam Tư thành lập 1944; nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập 1945; cộng hoà nhân dân Anbani năm 1946 và cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Phương thức thứ hai chủ yếu dựa vào Hồng quân Liênxô giải phóng đồng thời phối hợp vũ trang của nhân dân nước mình như Cộng hoà nhân dân BaLan (1945), Bungari (1946), Rummani (1948), Hunggari và Tiệp Khắc (1946) nhưng sau đó phải đấu tranh trong nội bộ chính phủ để trục xuất các phần tử tư sản, trở thành nước cộng hoà dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo (Hunggari 7/1947; Tiệp Khắc 2/1948) và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên.Phương thức thứ ba hoàn toàn do Hồng quân Liênxô giải phóng và dưới sự giúp đỡ của Liênxô để đi lên con đường chủ nghĩa xã hội như CHDC Đức(10/1949) Vậy là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ một nước đã mở rộng ra 13 nước ở châu Âu và châu Á; với thắng lợi của cách mạng dân chủ ở Cu Ba năm 1959, Phong trào 26 tháng 7 do Phiden Castrô lãnh đạo, nước cộng hoà Cu Ba chuyển sang chủ nghĩa xã hội. Như vậy chủ nghĩa xã hội đã không chỉ ở châu Âu, châu Á mà còn mở rộng đến châu Mỹ Latinh. Những nước này về hình thái ý thức đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm tư tưởng chỉ đạo. Về chính trị hình thành phe chủ nghĩa xã hội do Liênxô đứng đầu, về quân sự ở châu Âu hình thành tổ chức thông qua Hiệp ước Vacsava. Về quan hệ kinh tế, đó là những nước có chung một kiểu cơ sở kinh tế-xã hội, quyền sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và thông qua các hiệp ước song phương và Hội đồng tương trợ kinh tế để tương trợ giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cộng đồng thị trường thế giới xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống tồn tại song song với hệ thống tư bản chủ nghĩa. 2.3.1 Việt Nam cũng là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng. Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Tại Đại hội IX của Đảng, khi tổng kết những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, Báo cáo chính trị đã chỉ rõ bài học thứ nhất là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Sự lựa chọn của Đảng ta của nhân dân ta là hoàn toàn chính xác. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế; các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc đấu tranh khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng ta đàn áp và thất bại. Trong bối cảnh đó, chưa bao giờ như lúc bấy giờ, độc lập dân tộc càng trở nên là yêu cầu cơ bản, cấp bách. Công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong “tình hình đen tối như không có đường ra”. Bằng con đường nào và giai cấp nào có khả năng  gánh gách vác sứ mệnh lịch sử đó? Nhưng rồi chính lịch sử có lời giải đáp. Chủ nghĩa Mác ra đời đã vạch ra cái tất yếu từng bị che lấp bởi màn sương mù trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác khẳng định chủ nghĩa tư bản nhất định bị thay thế bằng một chế độ tốt đẹp hơn - chế độ cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người. Và người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản  chính là giai cấp công nhân - sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đó là một tiếng sét trong lòng chủ nghĩa tư bản ở vào thời thịnh trị, sau khi nó chiến thắng các chế độ chuyên chế phong kiến và đã bành trướng ra
Luận văn liên quan