Đề tài Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay

Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh tàn khốc và ác liệt. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn độc lập tự do cho Tổ quốc. Hơn bốn mươi năm qua đi, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng triệu người con hy sinh, hàng chục vạn người đã góp một phần xương máu của mình cho Tổ quốc non sông, khi trở về mang bao nhiêu thương tật của chiến tranh. Tất cả họ lại tất bật với cuộc sống đời thường, họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, hạn chế trong lao động sản xuất. Khắc phục những hậu quả đó, đảm bảo cuộc sống cho gia đình thương binh liệt sỹ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân cần phải chăm lo, điều đó cũng là một trong những nội dung góp phần to lớn cho mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra. Với truyền thống “Thủy chung, nhân nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng từ lâu đã được quan tâm. Đặc biệt, ngay trong thời kỳ đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhiệm vụ này cũng đã được đặt lên hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc lúc bấy giờ rất quan tâm tới công tác chăm sóc, gia đình thương binh, liệt sĩ. Trong thư gửi cụ Vũ Đình Tụng - Bộ trưởng Bộ thương binh (cũ) nhân ngày 27/7/1956, Bác viết “Thương bệnh binh, quân nhân và gia đình liệt sỹ những người có công với Tổ quốc, với nhân dân cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Cho đến lúc trước khi qua đời, trong Di chúc Bác không quên nhắc nhở Đảng, Nhà nước và nhân dân ta: “đối với những người đã hy sinh một phần xương máu của mình vì độc lập tự do cho đất nước, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải bằng mọi cách làm cho họ có đủ nơi ăn, chốn ở yên ổn”. Trong gần nửa thế kỷ qua, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu thực hiện tốt vấn đề chăm sóc thương binh gia đình liệt sỹ. Tuy nhiên bên cạnh những cố gắng nỗ lực đáng ghi nhận đó, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ vẫn còn không ít những vấn đề bất cập và bức xúc đặt ra cần phải giải quyết. Chúng ta đã biết, việc hoạch định ra được một chính sách xã hội đúng đắn đã khó. Nhưng để đưa chính sách xã hội đó vào cuộc sống, được cuộc sống chấp nhận và đạt được mục tiêu đề ra lại càng khó khăn hơn. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể, xem xét sự tác động của chính sách xã hội tới đối tượng của nó để có thể thấy sự bất cập của một chính sách khi đi vào cuộc sống tới đối tượng cụ thể để nhận thức rõ hơn những vấn đề tích cực cũng như hạn chế để giúp cho công tác “đền ơn đáp nghĩa” với các gia đình thương binh liệt sỹ và các đối tượng khác ngày càng tốt hơn, phù hợp hơn với điều kiện phát triển xã hội hiện nay. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay” thông qua khảo sát xã hội học ở huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành xã hội học của mình.

doc69 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh tàn khốc và ác liệt. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn độc lập tự do cho Tổ quốc. Hơn bốn mươi năm qua đi, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng triệu người con hy sinh, hàng chục vạn người đã góp một phần xương máu của mình cho Tổ quốc non sông, khi trở về mang bao nhiêu thương tật của chiến tranh. Tất cả họ lại tất bật với cuộc sống đời thường, họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, hạn chế trong lao động sản xuất. Khắc phục những hậu quả đó, đảm bảo cuộc sống cho gia đình thương binh liệt sỹ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân cần phải chăm lo, điều đó cũng là một trong những nội dung góp phần to lớn cho mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra. Với truyền thống “Thủy chung, nhân nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng từ lâu đã được quan tâm. Đặc biệt, ngay trong thời kỳ đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhiệm vụ này cũng đã được đặt lên hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc lúc bấy giờ rất quan tâm tới công tác chăm sóc, gia đình thương binh, liệt sĩ. Trong thư gửi cụ Vũ Đình Tụng - Bộ trưởng Bộ thương binh (cũ) nhân ngày 27/7/1956, Bác viết “Thương bệnh binh, quân nhân và gia đình liệt sỹ những người có công với Tổ quốc, với nhân dân cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Cho đến lúc trước khi qua đời, trong Di chúc Bác không quên nhắc nhở Đảng, Nhà nước và nhân dân ta: “đối với những người đã hy sinh một phần xương máu của mình vì độc lập tự do cho đất nước, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải bằng mọi cách làm cho họ có đủ nơi ăn, chốn ở yên ổn”. Trong gần nửa thế kỷ qua, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu thực hiện tốt vấn đề chăm sóc thương binh gia đình liệt sỹ. Tuy nhiên bên cạnh những cố gắng nỗ lực đáng ghi nhận đó, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ vẫn còn không ít những vấn đề bất cập và bức xúc đặt ra cần phải giải quyết. Chúng ta đã biết, việc hoạch định ra được một chính sách xã hội đúng đắn đã khó. Nhưng để đưa chính sách xã hội đó vào cuộc sống, được cuộc sống chấp nhận và đạt được mục tiêu đề ra lại càng khó khăn hơn. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể, xem xét sự tác động của chính sách xã hội tới đối tượng của nó để có thể thấy sự bất cập của một chính sách khi đi vào cuộc sống tới đối tượng cụ thể để nhận thức rõ hơn những vấn đề tích cực cũng như hạn chế để giúp cho công tác “đền ơn đáp nghĩa” với các gia đình thương binh liệt sỹ và các đối tượng khác ngày càng tốt hơn, phù hợp hơn với điều kiện phát triển xã hội hiện nay. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay” thông qua khảo sát xã hội học ở huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành xã hội học của mình. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Để thực hiện hoàn chỉnh đề tài: “Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay” chúng tôi đã vận dụng nhiều tri thức, phương pháp nghiên cứu xã hội để phân tích nhiều hiện tượng đang tồn tại và bức xúc hiện nay. Ngoài ra đề tài còn được triển khai trên cơ sở kiến thức chuyên ngành xã hội học chính sách xã hội, đồng thời để kiểm nghiệm những tri thức, lý thuyết khoa học đang vận dụng trong thực tiễn xã hội hiện nay. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Tìm hiểu sự tác động của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh liệt sỹ, qua đó thấy được thực trạng đời sống gia đình thuộc diện chính sách, trên cơ sở khắc phục được những hạn chế, thiếu sót của chính sách xã hội, hướng tới mục tiêu là tạo cho đời sống của gia đình thương binh, liệt sỹ có được mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Đó là khâu quan trọng trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục được những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Từ đó giúp cho mỗi gia đình thương binh, liệt sỹ yên tâm xây dựng cuộc sống gia đình, quê hương, bỏ qua những mặc cảm đời thường, hòa nhập với xã hội để xây dựng đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu chính sách xã hội đã và đang tác động đến đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ như thế nào, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm đề xuất với các nhà hoạch định chính sách, có những chính sách hữu hiệu để nâng cao hơn nữa đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình thương binh liệt sỹ trước và sau khi chính sách xã hội ra đời đối với đối tượng này. - Xem xét việc thực thi chính sách xã hội của địa phương. - Sự tác động của chính sách đến với đối tượng, những mặt tích cực, hạn chế của chính sách và nguyện vọng của các đối tượng chính sách. - Từ thực tiễn ở địa bàn khảo sát đưa ra các giải pháp và kiến nghị để giúp cho những người làm công tác chính sách xã hội ở địa phương thấy được thực trạng để điều chỉnh, bổ sung và làm tốt hơn nữa công tác “đền ơn đáp nghĩa” ở địa phương mình. - Đề tài cũng nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách xã hội có được cái nhìn đúng đắn hơn về đời sống của các gia đình thương binh liệt sĩ nói riêng và các đối tượng chính sách nói chung và sự bất cập của một chính sách xã hội khi đi vào đời sống thực tế. Từ đó họ hoạch định những chính sách phù hợp với từng đối tượng xã hội. 5. Đối tượng - khách thể - phạm vi nghiên cứu. 5.1. Đối tượng nghiên cứu: “Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”. 5.2. Khách thể nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian Nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện Văn Quan, nhưng tập trung chủ yếu ở ba xã: Tú Xuyên, Tri Lễ, Hữu Lễ. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu trong những năm gần đây chủ yếu là ba năm 2005, 2006 và 2007. Thời gian khảo sát hai tháng từ tháng 01 đến tháng 02 năm 2008. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Ở nước ta, đối tượng của chính sách xã hội bao gồm nhiều tầng lớp giai cấp và nhóm xã hội khác nhau. Bởi vậy, để có một phương pháp luận đúng, đề tài phải dựa trên một số quan điểm sau: + Nghiên cứu phải dựa trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác-Lê nin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghĩa là nghiên cứu chính sách xã hội tác động tới đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các chính sách xã hội đối với các giai cấp, các tầng lớp các nhóm xã hội khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu phải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, nghĩa là vấn đề nghiên cứu phải đặt ra được những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. Quá trình nghiên cứu phải đảm bảo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng giai đoạn. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu không thể bỏ qua đặc trưng tính chất cụ thể của từng vùng, từng địa phương. + Nghiên cứu phải giữ vững lập trường quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, được cụ thể hóa bằng các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam trong các chính sách xã hội nói chung, chính sách với gia đình thương binh liệt sỹ nói riêng. Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm mục đích phát triển kinh tế, ổn định xã hội, xét đến cùng là vì mục đích cao cả - phát triển nhân tố con người. + Nghiên cứu phải dựa trên lập trường của giai cấp công nhân, đó là lập trường cách mạng triệt để, là lập trường kiên quyết đấu tranh, lập trường cách mạng thể hiện được yêu cầu, nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân. + Mỗi chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm vào mục đích phát triển kinh tế ổn định xã hội. Xét đến cùng là vì mục đích cao cả là phát triển nhân tố con người. Thương binh liệt sĩ là những người vì mục đích cao cả của đất nước mà hy sinh tàn phế nên khi đi vào nghiên cứu CSXH về các đối tượng này chúng ta phải xác định trước hết vì nhân tố phát triển con người phát triển xã hội. 6.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học như sau: 6.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Trong nghiên cứu xã hội học người ta thường sử dụng phương pháp chọn mẫu. Nghiên cứu mẫu có nghĩa là thay việc nghiên cứu toàn bộ bằng nghiên cứu một bộ phận đại diện. Từ kết quả của bộ phận đại diện đó suy ra toàn bộ tổng thể của địa bàn nghiên cứu. Ở đây tuân thủ theo các quy trình nghiên cứu chọn mẫu chúng tôi đã chọn địa bàn khảo sát ở huyện Văn Quan với 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ và Hữu Lễ. Từ kết quả của 3 xã này cũng có thể suy ra là kết quả của cả huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn hiện nay. 6.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu Đây là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua những nguồn tài liệu có sẵn. Ở đây chúng ta dựa vào các tài liệu viết về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” ở huyện Văn Quan cũng như 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ, Hữu Lễ. Dựa vào các số liệu trong các báo cáo như các báo cáo kiểm điểm công tác của các Đại hội nhiệm kỳ của Đảng bộ huyện và các xã; báo cáo của UBND huyện và xã trong 3 năm gần đây và các báo cáo của ngành Lao động Thương binh Xã hội huyện và xã trong quá trình thực hiện chính sách xã hội đối với người có công, trong đó có gia đình Thương binh liệt sĩ. Thông qua phương pháp phân tích tài liệu tác giả cũng đã sử dụng các tri thức của các nhà nghiên cứu trước đây đã viết về lịch sử như lịch sử Đảng huyện Văn Quan cũng như lịch sử Đảng bộ các xã đã nghiên cứu để làm cho thông tin đầy đủ hơn. Đó là những tài liệu vô cùng quý giá mà tác giả đã thâu lượm chắt lọc và phân tích phục vụ cho đề tài. 6.2.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến qua bảng hỏi Bảng hỏi gồm 12 câu. Đó là những câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp được thực hiện đối với 90 đối tượng khác nhau ở 3 xã nghiên cứu. Dự định ban đầu là gửi phiếu cho từng gia đình rồi sau đó thu lại. Phiếu gửi đến đối tượng theo thống kê của huyện. Tuy nhiên, qua thí điểm thấy rằng phương pháp này thu được kết quả không cao. Từ đó, chúng tôi đã chuyển sang hướng phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp này rất công phu, tốn nhiều thời gian và kinh phí, nhưng lại thu được kết quả phong phú và chính xác. Vì vậy bộ phiếu 12 câu hỏi đó đều được thực hiện đối với 90 đối tượng ở 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ và Hữu Lễ. 6.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Ở đây tác giả đã tiến hành 10 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân đã làm rõ chi tiết hơn và phong phú hơn. 6.2.5. Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát ở đây chủ yếu là xác định rõ sự biến đổi của gia đình thương binh liệt sĩ qua đời sống vật chất và tinh thần của họ. Tìm hiểu xem sự tác động của chính sách xã hội làm cho cuộc sống của các gia đình thương binh liệt sĩ có biến đổi không. Sự biến đổi ở đâu được đánh giá ở mức độ cao. Có thể nói những kết quả quan sát và xem xét được ghi chép rất tỉ mỉ và thống kê số liệu rất cụ thể, về có sự thẩm định đối chiếu rõ ràng. 6.2.6. Phương pháp PRA Để trì sử dụng phương pháp này thông qua sự đánh giá có sự tham gia các cán bộ đảng viên trong quá trình phỏng vấn điều tra. Phương pháp PRA cũng được tiến hành thông qua nhiều phương pháp cụ thể, song do hạn chế về nhân lực điều tra, ít thời gian và kinh phí lại có hạn cho nên tác giả chỉ sử dụng một phương pháp đó là sự thống kê số liệu và phân tích các số liệu đó. Những số liệu thống kê về đối tượng chính sách và quan điểm chỉ đạo của địa phương. Từ thực tiễn đó thấy được mối liên hệ và tác động qua lại giữa đối tượng chính sách và người thực hiện chính sách những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách đến với đối tượng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 7. Giả thuyết nghiên cứu Căn cứ vào quá trình khảo sát và nghiên cứu bước đầu ở huyện Văn Quan trong đề tài này chúng tôi đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu như sau: - Giả thuyết 1: Đảng bộ và chính quyền huyện Văn Quan đã từng bước thực hiện kịp thời chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh liệt sỹ. - Giả thuyết 2: Chính sách xã hội đã có sự tác động rất lớn đối với gia đình thương binh liệt sĩ ở Văn Quan. - Giả thuyết 3: Việc thực hiện chính sách đối với gia đình thương binh liệt sĩ vẫn còn nhiều bất cập, nhiều gia đình thương binh liệt sỹ còn gặp khó khăn trong cuộc sống nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. 8. Khung lý thuyết Trong quá trình nghiên cứu khảo sát ở 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ, Hữu Lễ huyện Văn Quan về thực hiện chính sách xã hội và tác động của nó đối với gia đình thương binh liệt sĩ, chúng tôi đã khảo sát các điều kiện kinh tế chính trị xã hội. Từ đó tìm hiểu sự tác động của chính sách xã hội đối với các hộ gia đình và đặc biệt là đối với gia đình thương binh liệt sĩ. Một mặt chúng tôi xem xét các yếu tố khác như cơ cấu giai cấp, các loại hình hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, nhà ở, sức khỏe … Mối quan hệ qua lại cũng như tác động của chính sách xã hội đối với các loại hoạt động trong từng đối tượng. Căn cứ vào cơ sở lý luận và phương pháp luận cũng giả thuyết nghiên cứu và những điều giải trình trên xin đưa ra một cách khái quát khung lý thuyết nghiên cứu như sau: Điều kiện TK-CT-XH Chính sách xã hội đối với gia đình TB-LS Chính sách ưu đãi phụ cấp trợ cấp hàng tháng Chính sách ưu đãi nhà ở Chính sách ưu đãi chăm sóc sức khỏe Chính sách ưu đãi giáo dục Chính sách ưu đãi thuế đất nông nghiệp Chính sách ưu đãi khác Đời sống gia đình TB - LS 9. Khả năng đóng góp của khóa luận Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu “sự tác động của chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh liệt sĩ ở huyện Văn Quan trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”; khóa luận sẽ đóng góp vào việc xác định rõ chính sách xã hội và vai trò của nó đối với các gia đình thương binh liệt sĩ. Khóa luận tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua các mối quan hệ giữa con người với con người, “lá lành đùm lá rách”, “uống nước nhớ nguồn” quan hệ “tương thân tương ái”, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Qua đó góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng mất đoàn kết, mất dân chủ ở một số địa phương hiện nay. Nghiên cứu này cũng làm rõ mối liên hệ giữa các cư dân trong cộng đồng qua các thời kỳ, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay thì việc thực hiện chính sách xã hội đối với gia đình thương binh và gia đình liệt sĩ cần phải làm thế nào để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ở đây khóa luận này sẽ đề cập đến một số hạn chế và bất cập nảy sinh khi thực hiện chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách sát thực hơn nhằm làm rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chúng ta ngày nay. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra những gợi mở về các mô hình chính sách xã hội từ đó kiến nghị với cơ quan Đảng và Nhà nước phải có chính sách xã hội phù hợp với công cuộc đổi mới nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. 10. Bố cục của khóa luận Khóa luận gồm 2 phần: - Phần mở đầu: Những vấn đề chung Trong phần này đề cập đến 10 mục từ trang 4 đến trang 16 - Phần nội dung chính: Những nghiên cứu xã hội học thực nghiệm tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn. Phần này có 2 chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.3. Những khái niệm công cụ + Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn, những giải pháp và kiến nghị. 2.1. Một số nét khái quát về địa bàn nghiên cứu 2.2. Kết quả nghiên cứu chứng minh 3 giả thuyết 2.3. Những giải pháp và kiến nghị 2.3.1. Những giải pháp 2.3.2. Những kiến nghị Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ trương khóa luận PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Khắc phục hậu quả chiến tranh nhằm nâng cao và ổn định hơn nữa đời sống của gia đình thương binh, liệt sĩ ngoài các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ của toàn dân, trong năm gần đây luôn được các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể quan tâm nghiên cứu, xem xét một cách chủ động. Nhằm nâng cao hơn nữa và ổn định cuộc sống gia đình thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng, nhiều công trình, nghiên cứu, và nhiều cuộc hội thảo của các cơ quan, tổ chức xã hội và cá nhân về nhóm đối tượng đặc thù này đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Những phương tiện truyền thông đã giành những trang lớn để nói về vấn đề này, tiêu biểu như các cuốn sách “Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Năm mươi năm công tác thương binh liệt sĩ”… Tất cả các công trình nghiên cứu và hội thảo đó là cơ sở để hình thành nhiều luận cứ và giải pháp khoa học cho thực tiễn để nhằm cải thiện đời sống gia đình thương binh, liệt sĩ. Qua đó khẳng định truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta đối với những anh hùng đã hy sinh cho Tổ quốc, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu cho dân tộc. Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu của các vùng, các địa phương khắp nơi trên cả nước hướng về ngày 27/7 - ngày thương binh liệt sĩ. Hàng năm cứ đến ngày 27/7 nhân dân trong cả nước lại long trọng tổ chức kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ và coi đó là sự kiện quan trọng có ý nghĩa chính trị rất sâu sắc. Năm 2002 cả nước ta kỷ niệm 55 năm “ngày thương binh, liệt sĩ” theo tinh thần chỉ thị 08/CT/TW của Ban Bí thư “lấy năm 2002 là năm đẩy mạnh công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng”. Ngoài những cuốn sách, tạp chí có giá trị cao thể hiện tính nhân văn, nhân bản của dân tộc, còn có những cuộc triển lãm, những cuộc trưng bày của các tổ chức xã hội, các cá nhân về đề tài chiến tranh, đề tài thương binh, liệt sĩ. Qua đó chúng ta thấy rõ những hy sinh, những cống hiến to lớn và lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, đối với những chiến sĩ đã không tiếc xương máu vì sự tồn vong của tổ quốc, của dân tộc. Những cuộc nghiên cứu, triển lãm, trưng bày đó đã nêu lên tương đối hoàn chỉnh vấn đề thương binh, liệt sĩ. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu các chính sách xã hội, sự tác động của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh, liệt sĩ từ góc độ xã hội học để tìm ra những bất cập, bức xúc của chính sách thì chưa nhiều và còn hạn chế về số lượng, chất lượng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi không có tham vọng gì lớn, mà chỉ muốn tìm hiểu, phân tích các chính sách xã hội đã và đang tác động đến đời sống gia đình thương binh, liệt sĩ, tìm ra những nhân tố bất cập, đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần thực hiện mục tiêu chung là nâng cao đời sống đối tượng chính sách xã hội, đó là các gia đình thương binh liệt sĩ hiện nay. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Cơ sở lý luận Như đã nêu trong phần “Phương pháp luận” cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài là lấy Chủ nghĩa Mác-Lê nin làm nền tảng cho nghiên cứu. Phân tích các vấn đề xã hội và chính sách xã hội phải dựa trên phương pháp biện chứng và lịch sử cụ thể. Ở đây khi tìm hiểu các vấn đề xã hội, chính sách xã hội phải đứng trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét và phân tích. - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội. Đó là phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi liền với thực hiện tiến bộ
Luận văn liên quan