Đề tài Sự tác động của đổi mới hệ thống chính trị đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế là mối quan hệ cơ bản nhất, quyết định nhất đối với sự vận động và phát triển của mọi xã hội. Tuy nhiên, trên nhiều vấn đề, trong mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lại nhận thức về vấn đề này còn thiếu đầy đủ và việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị vào thực tế còn nhiều khiếm khuyết. Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận được, sự lãnh đạo của chính trị với kinh tế một thời gian dài ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa không thành công, kinh tế – xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa kém phát triển, lâm vào tình trạng khủng khoảng. Từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, một số nước xã hội chủ nghĩa đã đổi mới sự tác động của chính trị vào kinh tế, đưa lại những kết quả bước đầu và mang lại những triển vọng to lớn, khẳng định tính đúng đắn của những định hướng đổi mới sự tác động lẫn nhau của chính trị và kinh tế. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được thành công cần giai quyết rất nhiều vấn đề, song trong đó việc nhận thức đúng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị để từ đó có những hướng đi hợp lý là một việc làm hết sức quan trọng. Điều đó đặt ra sự cần thiết nhận thức đầy đủ cả về lý luận và những kinh nghiệm lịch sử về sự tác động lẫn nhau của kinh tế và chính trị. Việt Nam ta đã đi những bước mở đầu tốt đẹp của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp đã và đang được đặt ra. Lõi cốt bên trong vấn đề đó chính lại là định hướng chính trị đối với sự phát triển của kinh tế. Việc nghiên cứu để nắm vững tự giác quan hệ này là rất cần thiết cho việc tạo cơ sở khoa học, phương pháp luận đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả tác động của chính trị đối với kinh tế trong quá trình phát triển nước ta hiện nay.

doc35 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự tác động của đổi mới hệ thống chính trị đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Mở đầu Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế là mối quan hệ cơ bản nhất, quyết định nhất đối với sự vận động và phát triển của mọi xã hội. Tuy nhiên, trên nhiều vấn đề, trong mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lại nhận thức về vấn đề này còn thiếu đầy đủ và việc vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị vào thực tế còn nhiều khiếm khuyết. Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận được, sự lãnh đạo của chính trị với kinh tế một thời gian dài ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa không thành công, kinh tế – xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa kém phát triển, lâm vào tình trạng khủng khoảng. Từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, một số nước xã hội chủ nghĩa đã đổi mới sự tác động của chính trị vào kinh tế, đưa lại những kết quả bước đầu và mang lại những triển vọng to lớn, khẳng định tính đúng đắn của những định hướng đổi mới sự tác động lẫn nhau của chính trị và kinh tế. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được thành công cần giai quyết rất nhiều vấn đề, song trong đó việc nhận thức đúng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị để từ đó có những hướng đi hợp lý là một việc làm hết sức quan trọng. Điều đó đặt ra sự cần thiết nhận thức đầy đủ cả về lý luận và những kinh nghiệm lịch sử về sự tác động lẫn nhau của kinh tế và chính trị. Việt Nam ta đã đi những bước mở đầu tốt đẹp của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn  phức tạp đã và đang được đặt ra. Lõi cốt bên trong vấn đề đó chính lại là định hướng chính trị đối với sự phát triển của kinh tế. Việc nghiên cứu để nắm vững tự giác quan hệ này là rất cần thiết cho việc tạo cơ sở khoa học, phương pháp luận đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả tác động của chính trị đối với kinh tế trong quá trình phát triển nước ta hiện nay. Chính vì vậy,chúng ta đi vào nghiên cứu đề tài :sự tác động của đổi mới hệ thống chính trị với sự phát triển kinh tế của Việt Nam Chương II Sự tác động của đổi mới hệ thống chính trị đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam I/Nguyên nhân dẫn đến việc phải “đổi mới”. Như trước đây theo cơ chế quan liêu bao cấp,chế độ tem phiếu. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu.  Một cửa hàng kiểu mẫu ở Hà Nội trong thời bao cấp.  Quầy phân phối thịt ở Hà Nội trong thời bao  Tem lương thực trong thời bao cấp.  Tem phiếu dùng để kiểm soát việc phân phối hàng hóa thời bao cấp Hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường.Biện pháp ngăn sông cấm chợ được mang ra thi hành càng khiến đời sống thêm bội phần khó khăn. Hàng hóa không thể luân chuyển trên thị trường khiến cung và cầu không gặp nhau và từ đó viễn ảnh một sự sụp đổ kinh tế ló dạng trên nhiều mặt khiến nhà nước phải nhìn nhận cần phải.Nông dân là thành phần chịu thiệt hại nặng nề nhất. Sản phẩm của họ sau một thời gian trầy trật làm ra không thể tiêu thụ một cách công bằng. Bất cứ nông phẩm nào cũng bị nhà nước thu mua và đồng tiền người nông dân cầm đuợc trong tay không hề tương xứng với mồ hôi công sức bỏ ra trên cánh đồng của họ. Là một nước nông nghiệp nhưng lại thiếu gạo ăn đến nỗi phải ăn độn bằng nhiều thứ thực phẩm mà trước đây miền Nam vẫn dùng cho gia súc. Đói kém hoành hành toàn xã hội đã khiến cơ thể kinh tế của Việt Nam vốn èo uột trong thời gian chiến tranh  lại càng khó chữa trị hơn trong thời gian hậu chiến. Cộng thêm về cuộc cải cách Giá - lương - tiền được đề ra theo Nghị quyết Trung ương 8, khóa V của Đảng cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Trường Chinh chủ trì vào tháng 6 năm 1985 Giá - lương - tiền bắt đầu được thi hành từ quyết định do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu ký tháng Chín năm 1985, để củng cố mãi lực của đơn vị tiền tệ Việt Nam.Đây cũng là động lực đưa tới vụ đổi tiền năm 1985 với hối xuất 1 đồng mới ăn 1 đồng, 2 đồng, 6, đồng, 9 đồng hoặc 10 đồng cũ tùy theo thời gian ký thác tiền trong trương mục tiết kiệm. Chủ ý việc đổi tiền là để giảm lượng tiền lưu hành và như thế tăng giá trị của tiền nhưng cũng có những hậu quả tai hại trầm trọng là cơn khủng hoảng kinh tế sau đó. Nhà chức trách đã suy luận sai lầm rằng bằng cách đổi tiền với hối xuất trên, giá trị của đồng tiền sẽ tăng gấp 10 lần.Mỗi gia đình chỉ được phép đổi lấy 2000 đồng tiền mới. Số tiền vượt con số quy định thì phải nộp vào trương mục ngân hàng đợi nhà chức trách xét sau Quyết định này cũng xóa sổ vốn tích trữ của nhiều người. Hơn nữa hành động này gây ra cảnh khan hiếm tiền. Có những vụ cơ quan phải trả lương bằng chính loại hàng sản xuất vì không có tiền trả cho nhân công: người làm mũ thì được phát mũ thay tiền lương.Để trả lương, nhà nước lại phải in thêm tiền với khối lượng 1,38 lần so với trước nên hậu quả là vật giá lại tăng mạnh. Sang năm 1986 thì mức lạm phát lên đến 774,7% làm kiệt quệ kinh tế. Riêng các nông sản, so sánh vật giá năm 1986 với năm 1976 thì tăng 2000%. Để cung ứng nhu yếu phẩm với giá thấp hơn, nhà nước phải mở rộng chương trình tem phiếu nhưng vẫn không đủ nên phải hạn chế theo từng ngạch của đối tượng (công nhân hay học sinh,công chức hay bộ độ,v.v..) Mỗi hạng được phép mua sáu loại hàng với một số lượng ở giá nhất định gồm có gạo,thịt lợn.nước mắm,đường chất đốt (than, củi, dầu) và xà phòng giặt. Áp dụng quy chế này cũng buộc nhà nước thu mua hàng hóa từ giới sản xuất ở giá thật thấp, gây phản cảm khiến người sản xuất muốn bán giá cao hơn phải bán bán ra chợ đen, làm thất thoát thêm số lượng hàng ít ỏi. Nhà nông theo quy định chỉ được giữ 60% sản lượng còn 40% phải bán cho nhà nước với giá rẻ theo dạng "thu mua". Vì nhà nước mua ở giá quá rẻ, có khi là dưới giá thành nên dân gian có câu là "mua như cướp". Ngay cả những nông phẩm căn bản là gạo cũng thiếu hụt trầm trọng khiến dân chúng phải ăn độn bằng những thực phẩm trước kia chỉ dùng nuôi gia súc. Phương thức Giá - lương - tiền lúc bấy giờ chú trọng đến việc kiểm soát lượng tiền để kềm hãm giá mặc dù lý do vật giá tăng là vì thiếu hàng hóa và sản xuất thấp chứ không phải vì lượng tiền lưu hành. Mặt khác giá - lương - tiền cố ấn định giá cả và hạn chế lương bổng nhưng cả ba khía cạnh đều thất bại, không khắc phục được lạm phát. =>Hậu quả tất yếu sảy ra Thường thì trong một nền kinh tế thị trường khi vật giá tăng thì sẽ kích thích sản xuất theo luật cung và cầu. Nhưng vào thập niên 1980 ở Việt Nam vật giá tăng mà biện pháp là kiềm giá bằng cách quy định giá nên hoàn toàn không có hiệu quả mà còn tạo thêm lạm phát. Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cuộc sống chật vật không những về số lượng mà cả về phẩm chất của nhiều mặt hàng. Chính phủ cố điều chỉnh tình trạng suy thoái với những biện pháp giảm lượng hàng buôn qua ngả chợ đen thì kết quả việc "ngăn sông cấm chợ" và lùng bắt hàng "lậu", tức là mọi thứ hàng không qua tay nhà nước. Trên đoạn đường chỉ vài cây số nhưng có thể có chục trạm gác kiểm soát hàng hóa. Vì sự thất bại nặng nề của chính sách Giá - lương - tiền, cùng với những biến chuyển chính trị toàn cầu như việc khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ, Việt Nam đã phải xúc tiến cải cách "Đổi mới”. II/Khái quát đường lối đổi mới hệ thống chính trị của Đảng Vào cuối những năm bảy mươi của thế kỷ XX do những điều kiện khắc nghiệt của hoàn cảnh đất nước và cả do những khuyết điểm chủ quan trong lãnh đạo và quản lý mà đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã từng bước thử nghiệm tìm tòi con đường đổi mới để đưa đất nước phát triển Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về CNXH và về thời kỳ quá độ lên CNXH, dựa vào những kết quả bước đầu của sự đổi mới từng phần, lắng nghe, tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm của nhân dân, của các địa phương và cơ sở, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã hoạch định đường lối đổi mới. Trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, nhiều Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và đặc biệt Đại hội VII (6-1991) với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội VIII (6-1996) và Đại hội IX (4-2001) đã không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới, làm rõ hơn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới và xây dựng CNXH ở Việt Nam.Có thể thấy rõ những nội dung đổi mới quan trọng và chủ yếu cả về nhận thức, tư duy lý luận và cả về lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn suốt 20 năm qua. Trước hết, đó là đổi mới tư duy lý luận mà thực chất là nắm vững và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, khắc phục căn bệnh nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã nhận thức rằng, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế xã hội của mỗi nước. “Thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn”1. Đại hội IX (4-2001) tổng kết 15 năm đổi mới, khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ”2. Trong hàng loạt các quy luật khách quan, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức rõ hơn quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, sửa chữa sai lầm trước đó là là đã đưa quan hệ sản xuất đi quá nhanh, quá xa trong khi lực lượng sản xuất còn rất lạc hậu, tập trung phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thông qua thực hiện cách mạng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, từ đó điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp. Các quy luật vận động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là các quy luật kinh tế đã từng bước nhận thức và vận dụng đúng đắn và có hiệu quả hơn. Khi quyết định đường lối đổi mới ở Đại hội VI Đảng ta đã nghiêm túc chỉ ra rằng, cuộc sống cho ta một bài học quý giá, thấm thía là không thể nóng vội chủ quan làm trái với quy luật. Thứ hai, từ nhận thức đúng đắn về thời kỳ quá độ, Đảng quyết định đổi mới cơ cấu kinh tế, coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đại hội VI đã vận dụng đúng đắn quan điểm của Lênin về kinh tế nhiều thành phần. Chính Lênin cũng cho rằng tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa là để khẳng định hướng tiến lên chứ điều đó chưa có nghĩa là nền kinh tế của ta đã hoàn toàn là kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ở nước ta cần thiết phải có nhiều thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trước pháp luật, đó là yêu cầu khách quan. Đại hội VI khẳng định nước ta có các thành phần: kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp. Đại hội IX bổ sung thêm một thành phần nữa là kinh tế 100% vốn nước ngoài. Trong quá trình đổi mới, 20 năm qua, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Thực tiễn đổi mới cũng cho thấy nhiều thành phần kinh tế đương nhiên là có nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế Cùng với đổi mới cơ cấu kinh tế, Đảng chủ trương đổi mới cơ chế quản lý dứt khoát bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh doanh và từng bước đưa nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý, phân phối. Thứ ba, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý điều hành của Nhà nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Củng cố sức mạnh của hệ thống chính trị. Đại hội VI của Đảng đặt ra yêu cầu xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền, tăng cường sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo và năng lực tổ chức thực tiễn, đổi mới phong cách làm việc, đi sâu, đi sát thực tế, sát cơ sở, gắn bó với nhân dân. Nâng cao trình độ trí tuệ, nắm bắt và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, hiểu biết sâu sắc những vấn đề kinh tế, xã hội. Từ HNTW3 khoá VII (6-1992), đặc biệt từ HNTW6 (lần 2) khóa VIII (1-1999) Đảng đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch HCM. Đại hội VI của Đảng đã xác định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của bộ máy Nhà nước, nghĩa là, Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và chính sách để điều hành, quản lý nền kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô. Từ sau Đại hội VII, đặc biệt là HNTW8 khoá VII (1-1995), HNTW3 khoá VIII (6-1997) đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Quan điểm cơ bản là: quyền lực Nhà nước là thống nhất, song có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ Quốc hội khoá VIII (1987), khoá IX (1992), khoá X (1997) và khoá XI (2002) hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới và thực hiện có hiệu quả các chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và quyền giám sát tối cao. Từng bước đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước cả về chức năng, cơ chế vận hành, quản lý, tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức. Bộ máy và hoạt động tư pháp được củng cố và tăng cường. Cùng với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện Nhà nước là những nội dung quan trọng về đổi mới hệ thống chính trị và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ tiến trình của sự nghiệp đổi mới. Thứ tư, thật sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tăng cường và đổi mới công tác vận động quần chúng nhân dân và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng đã rút ra bài học là trong toàn bộ hoạt động, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Chính lợi ích sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới... Một trong những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới mà HNTW6 (khoá VI) 3-1989 nêu ra là phải thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng dân chủ luôn luôn gắn liền với tập trung, gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, với kỷ cương, kỷ luật pháp luật, dân chủ phải có lãnh đạo và lãnh đạo bằng phương pháp dân chủ. Nghị quyết Trung ương 8B (khoá VI) 3-1990 về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Đảng nhấn mạnh các quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Đảng cũng chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Cùng với Đảng, Nhà nước, tổ chức Mặt trận và đoàn thể nhân dân như Tổng liên đoàn lao động, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh hợp thành hệ thống chính trị.Công tác vận động quần chúng nhân dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở tất cả các cấp. Đảng chú trọng xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc đổi mới. Đoàn kết các giai cấp, các thành phần kinh tế, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, mọi tầng lớp, cá nhân yêu nước, đoàn kết người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài nhằm phát huy nội lực của dân tộc ViệtNam. Thứ năm, đổi mới chính sách đối ngoại, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hoá, Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình mới. Tại Đại hội VI (12-1986), Đảng ta đã nêu rõ chủ trương: khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao. Đi đôi với công bố luật đầu tư, cần có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh. Luật đầu tư nước ngoài là luật sớm nhất của thời kỳ đổi mới, được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 29-12-1987 và có hiệu lực từ 1-1-1988. Đại hội VII của Đảng tuyên bố chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển. Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh sự hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Tích cực đóng góp cho hoạt động ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ. Đại hội IX của Đảng tiếp tục chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực,Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.Đảng ta luôn luôn xác định, nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội.Với những nội dung rất căn bản và chủ yếu trong đường lối đổi mới cùng với bản lĩnh chính trị vững vàng và trách nhiệm trước đất nước, giai cấp và dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức, kể cả tác động tiêu cực do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô đưa lại, không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới theo con đường của chủ nghĩa xã hội và qua 20 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân, như các văn kiện trình Đại hội X của Đảng đã khẳng định.Có thể thấy rõ thành tựu của 20 năm đổi mới cả về thực tiễn và nhận thức lý luận để vững tin vào con đường đã lựa chọn và sự phát triển của đấtnước. III/ Những tác động của việc đổi mới hệ thống chính trị với phát triển kinh tế ở Việt Nam Ta sẽ xét trên các phương diện về: Đường lối chủ trương, chính sách pháp luật và chính sách nhà nước,cải cách hành chính. 3.1 / Sự tác động của đường lối chủ trương đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam Đảng ta khẳng định đổi mới là một quá trình ,bắt đầu từ đổi mới kinh tế ,trước hết là đổi mới tư duy kinh tế ,đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị.Đổi mới hệ thống chính trị là đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung,quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: - Một là :thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần ,theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Hai là :xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung ,quan liêu bao cấp ,hoàn thiện cơ chế quản lí kinh tế của nhà nư
Luận văn liên quan