Đề tài Sự tác động của mức lương tối thiểu lên thị trường lao động

Trong xã hội, bất kỳ lĩnh vực kinh tế - chính trị và xã hội của bất cứ một quốc gia nào, tiền lương là một trong những yếu tố khá quan trọng và vô cùng nhạy cảm . Tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động của con người được đo lường bằng một số tiền lương cụ thể. Nó có ý nghĩa thiết yếu đối với người bán sức lao động, vì nó xác định tình hình vật chất của người lao động đó và gia đình của họ. Đối với người mua sức lao động, tiền lương cũng có ý nghĩa không kém, có quan hệ trực tiếp và tác động nhân - quả đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng với sự chuyển biến không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, các khu công nghiệp, các ngành nghề ngày càng thu hút nhiều lao động. Do đó, chính sách tiền lương đang được mọi người quan tâm tích cực. Cùng với việc thay đổi các chính sách kinh tế xã hội phù hợp với sự phát triển của đất nước thì Nhà Nước ta cũng có các thay đổi về chính sách tiền lương phù hợp với từng thời kì, phù hợp với các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa trên các nhu cầu tối thiểu của người lao động, nó cũng là một trong những công cụ bảo vệ người lao động. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn tính toán mức lương tối thiểu cũng phải dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội của nước mình. Tiền lương tối thiểu cao hay thấp đều gây ra sự thiếu hụt hay dư thừa về lao động. Với giá cả các mặt hàng hóa ngày càng gia tăng, liệu mức lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay có đáp ứng được nhu cầu của người lao động hay không? Đó chính là câu hỏi khó cho người lao động lẫn các cơ quan chức trách. Chính sách tiền lương này ảnh hưởng gì tới thị trường, người lao động, doanh nghiệp, cung- cầu lao động tại Việt Nam?. Chính sách tiền lương tối thiểu của khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có những đặc điểm gì khác nhau?.

doc29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 15871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự tác động của mức lương tối thiểu lên thị trường lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM Khoa Quản Trị Kinh Doanh -----------------oo0oo------------------ Bộ môn: KINH TẾ LAO ĐỘNG Đề tài: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU LÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THANH HUYỀN Nhóm thực hiện : ĐẠI DƯƠNG XANH Lớp : NL 91 "Nếu bạn muốn ngày mai tỏa sáng thì phải lấp lánh từ ngày hôm nay” TP.HCM, tháng 12 năm 2011 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 ----ĐẠI DƯƠNG XANH---- Nguyễn Văn Hùng ( NT) 0954010172 Nguyễn Thị Như Ngọc 0954012303 Hồ Thị Phú 0954010353 Đoàn Thị Hoàng Uyên 0954012638 Đỗ Việt Hùng 0954010171 Nguyễn Thị Trúc Phương 0954012369 Cao Hoàng 0954010145 Đặng Thị Thu Hương 0954010180 Trần Thanh Trung 0954010567 Trần Khiết Anh 0954010020 LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội, bất kỳ lĩnh vực kinh tế - chính trị và xã hội của bất cứ một quốc gia nào, tiền lương là một trong những yếu tố khá quan trọng và vô cùng nhạy cảm . Tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động của con người được đo lường bằng một số tiền lương cụ thể. Nó có ý nghĩa thiết yếu đối với người bán sức lao động, vì nó xác định tình hình vật chất của người lao động đó và gia đình của họ. Đối với người mua sức lao động, tiền lương cũng có ý nghĩa không kém, có quan hệ trực tiếp và tác động nhân - quả đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng với sự chuyển biến không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, các khu công nghiệp, các ngành nghề ngày càng thu hút nhiều lao động. Do đó, chính sách tiền lương đang được mọi người quan tâm tích cực. Cùng với việc thay đổi các chính sách kinh tế xã hội phù hợp với sự phát triển của đất nước thì Nhà Nước ta cũng có các thay đổi về chính sách tiền lương phù hợp với từng thời kì, phù hợp với các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa trên các nhu cầu tối thiểu của người lao động, nó cũng là một trong những công cụ bảo vệ người lao động. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn tính toán mức lương tối thiểu cũng phải dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội của nước mình. Tiền lương tối thiểu cao hay thấp đều gây ra sự thiếu hụt hay dư thừa về lao động. Với giá cả các mặt hàng hóa ngày càng gia tăng, liệu mức lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay có đáp ứng được nhu cầu của người lao động hay không? Đó chính là câu hỏi khó cho người lao động lẫn các cơ quan chức trách. Chính sách tiền lương này ảnh hưởng gì tới thị trường, người lao động, doanh nghiệp, cung- cầu lao động tại Việt Nam?. Chính sách tiền lương tối thiểu của khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có những đặc điểm gì khác nhau?. Chính vì vậy, sự cần thiết của việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu phải luôn luôn được xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên và liên tục để có thể giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà chức trách có được một cái nhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác và sâu sắc hơn nữa về “đòn bẩy” kinh tế đặc biệt quan trọng này.  MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU 5 1.Các khái niệm liên quan 5 2.Khái niệm về mức lương tối thiểu 5 3.Đặt trưng của mức lương tối thiểu 5 4.Sự khác nhau giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu 6 5.Phương pháp luận xác định lương tối thiểu 6 6.Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu 6 7.Phân loại mức lương tối thiểu 6 7.1 Mức lương tối thiểu chung 6 7.2 Mức lương tối thiểu vùng 7 8.Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu 7 9.Các chỉ tiêu cơ bản của mức lương tối thiểu 8 10.Cơ sở đặt ra mức lương tối thiểu 8 11.Vai trò của lương tối thiểu 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM 9 Tiền lương tối thiểu tại Việt Nam 9 1.1. Mục đích lương tối thiểu tại Việt Nam: 9 1.2.Thực trạng của lương tối thiểu tại Việt Nam 9 a) So sánh sự thay đổi lương tối thiểu qua 6 năm ( 2006 – 2011 ) 10 b) Thực trạng MLTT của Việt Nam trong 3 năm gần đây (2010 – 2012) 12 c) Lý do điều chỉnh mức lương tối thiểu 13 1.3. Những hạn chế của lương tối thiểu tại Việt Nam hiện nay: 13 1.4 . Tác động của MLTT 14 1.4.1. Tác động mức lương tối thiểu đến thị trường 14 1.4.2. Tác động mức lương tối thiểu đến người lao động 15 1.4.3. Tác động của phân vùng lương tối thiểu đến sự cạnh tranh về việc làm giữa các vùng 17 1.4.4. Tiền lương tối thiểu tác động đến cung và cầu lao động 18 a) Tác động đến cung lao động 18 b) Tác động đến cầu lao động 18 1.4.5. Tác động đến doanh nghiệp khi tăng lương tối thiểu 20 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU 22 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 Phụ lục 26 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU Các khái niệm liên quan - Mức lương cơ bản : là mức lương do người sử dụng lao động đặt ra làm cơ sở để tính tiền công, tiền lương của người lao động.  - Nhu cầu tối thiểu: được hiểu như là một sự đòi hỏi của người lao động về điều kiện sinh hoạt tối thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và làm việc, được phân chia thành hai hệ thống là nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội học. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội thì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. - Mức sống tối thiểu: là một mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người lao động trong một thời kỳ nào đó được biểu hiện dưới hai dạng hiện vật và giá trị. Mức sống tối thiểu bao gồm cơ cấu, chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động giản đơn. Về mặt giá trị, được biểu hiện giá trị của các tư liệu sinh hoạt và công việc dịch vụ, nó liên quan chặt chẽ với lương tối thiểu. Khái niệm về mức lương tối thiểu Mức lương tối thiểu: là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt nhằm bảo đảm cho người lao động bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác,và không được thấp hơn mức sống tối thiểu. ( Theo Điều 7 – Bộ luật lao động quy định “người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”) Mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan trọng của một chính sách tiền lương, nó liên hệ chặt chẽ với 3 yếu tố: * Mức sống trung bình của dân cư một nước * Chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt * Loại lao động và điều kiện lao động Đặt trưng của mức lương tối thiểu Được xác định ứng với trình độ lao động giản đơn nhất. Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình thường. Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.    Mức lương tối thiểu là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao động khác . Nó còn là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao động. Tiền lương tối thiểu còn nhằm điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế. Sự khác nhau giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu Mức lương cơ bản khác với mức lương tối thiểu ở chỗ: Lương cơ bản Lương tối thiểu Do người sử dụng lao động đặt ra Có thể thay đổi được theo ý chí của người sử dụng lao động Là cơ sở để tính tiền công, tiền lương thực lĩnh của người lao động trong 1 đơn vị, doanh nghiệp, có phạm vi áp dụng trong một doanh nghiệp, đơn vị. Do nhà nước đặt ra. Chỉ có nhà nước mới có quyền thay đổi. Là quy định của nhà nước, là căn cứ pháp lý để dựa vào đó đánh giá việc thực hiện đúng luật của các đơn vị doanh nghiệp, có phạm vi áp dụng trên toàn quốc. Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu Do một số doanh nghiệp bóc lột sức lao động, ép lương NLĐ, trả lương quá thấp so với sức lao động mà NLĐ bỏ ra.Việc trả lương giá rẻ được doanh nghiệp xem như là một yếu tố để cạnh tranh. Thậm chí có doanh nghiệp đề nghị không tăng LTT để... không đánh mất lợi thế cạnh tranh! Thực chất doanh nghiệp không muốn tăng LTT để có cơ sở “siết” tối đa các quyền lợi của NLĐ. Để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho NLĐ, đồng thời bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động...(Với mức lương mà doanh nghiệp trả cho NLĐ như hiện tại thì chỉ đạt 65% mức sống tối thiểu của người lao động. Trên thực tế, mức chi trả của doanh nghiệp cho người lao động hiện nay là không đáp ứng được mức sống tối thiểu) Để ngăn chặn việc ăn chặn thuế từ công ty vì lương tối thiểu là lưới an toàn chung cho NLĐ, là cơ sở để tính mức đóng BHXH. Phương pháp luận xác định lương tối thiểu Với quan điểm tiền lương là giá cả sức lao động thì tiền lương tối thiểu là vấn đề then chốt nhất, là nền thấp nhất để trả công cho lao động xã hội, là cơ sở xây dựng hệ thống thang, bảng lương, quan hệ tiền lương, tính các mức lương cho các loại lao động khác nhau ở các ngành, nghề, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động; tạo ra lưới an toàn xã hội cho lao động trong cơ chế thị trường. Đồng thời thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế hai bên giữa người sử dụng lao động và người lao động trong thoả thuận kí kết hợp đồng lao động. Do vậy, tiền lương tối thiểu phải trên cơ sở tính đúng, đủ về tiền tệ hoá các nhu cầu tối thiểu. Phân loại mức lương tối thiểu . Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố dùng để điều tiết chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ. Mức lương tối thiểu chung dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở: Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định như sau: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung. 7.2. Mức lương tối thiểu vùng quy định được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng từng thời kỳ phải bảo đảm 3 nguyên tắc. Thứ nhất, theo mức tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu được ấn định phù hợp với khả năng của nền kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa tích luỹ, và tiêu dùng, tái đầu tư trong cân đối vĩ mô. Thứ hai, theo chỉ số giá sinh hoạt, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu luôn giữ được sức mua thực tế. Thứ ba, theo cung cầu lao động, cụ thể là theo giá tiền công thực tế trả trên thị trường. Với các nguyên tắc quy định trên, vấn đề tiền lương tối thiểu theo vùng đã được đặt ra nghiên cứu cùng với việc nghiên cứu tiền lương tối thiểu chung. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu: Về nguyên tắc có thể xây dựng tiền lương tối thiểu cho vùng mức sống chuẩn (vùng quy ước, vùng giả định, vùng trung bình, vùng bình quân) hoặc vùng có mức sống thấp nhất. Vùng có mức sống thấp nhất là vùng cơ cấu chi dùng cơ bản của người lao động đơn giản nhất; thị trường lao động kém phát triển, tiền công trả cho lao động tự do và khả năng chi trả của các đơn vị kinh tế thấp; mức sống, thu nhập bình quân của hộ gia đình thấp so với bình quân chung của cả nước. Như vậy, mức tiền lương tối thiểu chung được xây dựng thông thường theo các phương pháp sau: Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân người lao động và có phần nuôi con: Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở tiền công trung bình trả cho lao động trên thị trường lao động. Xác định mức tiền lương tối thiểu trên cơ sở khả năng chi trả của doanh nghiệp. Xác định mức tiền lương tối thiểu từ khả năng chi trả của nền kinh tế (GDP) và quỹ tiêu dùng dân cư. Xác định mức tiền lương tối thiểu theo tốc độ trượt giá so với lúc thiết kế tiền lương lần trước. Ngoài các phương pháp trên đây việc xác định tiền lương tối thiểu phải tính đến quan hệ công - nông tức là so sánh tiền lương với mức thu nhập của người nông dân hiện nay để không có sự cách biệt lớn về mức sống, tạo nên sự mâu thuẫn trong xã hội và nước ta có đến 72% là nông dân. Người nông dân lại đan xen sinh hoạt và chung sống với những người hưởng lương trong từng gia đình, từng thôn xóm. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay có sự cạnh tranh rất lớn về sản xuất, kinh doanh, sử dụng lao động. Do vậy, lương tối thiểu ở Việt Nam cần có sự tính toán so sánh với mức tiền lương tối thiểu ở các nước trong khu vực như: Philippin, Inđônêxia, Malaysia... Các chỉ tiêu cơ bản của mức lương tối thiểu - GDP bình quân đầu người của địa phương đó so với toàn quốc. - Tỉ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ gia đình của từng địa phương. - Tiền lương bình quân của các loại hình doanh nghiệp của địa phương so với toàn quốc. - Tỉ lệ lao động làm công ăn lương. - Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp. - Chỉ số giá so sánh. - Mức tiêu dùng các loại hàng hóa bình quân đầu người của từng địa phương. Cơ sở đặt ra mức lương tối thiểu: - Dựa vào nhu cầu người lao động và gia đình của họ. - Mức lương trung bình đạt được. - Mức tiền lương thực tế của lao động không có trình độ tay nghề. - Khả năng của nền kinh tế quốc dân. - Kinh nghiệm thế giới. Vai trò của lương tối thiểu: Việc quy định mức LTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với các đơn vị sử dụng lao động mà còn đối với người lao động. LTT là sự bảo đảm có tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động. Tiền LTT bảo đảm đời sống cho người lao động, phù hợp với khả năng của nền kinh tế. Là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong từng cơ sở kinh tế nhằm : Loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đối với người làm công ăn lương trước sức ép của thị trường. Bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm phát và các yếu tố kinh tế khác. Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động. Đảm bảo sự trả lương tương đương cho những công việc tương đương LTT ở một mức độ nào đó là sự điều hòa tiền lương trong các nhóm người lao động mà ở đó tiền lương không được tính đúng mức. Thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động, tăng cường trách nhiệm của các bên trong quản lý và sử dụng lao động. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM Tiền lương tối thiểu tại Việt Nam: Mục đích lương tối thiểu tại Việt Nam: LTT được định ra nhằm bảo vệ những người lao động yếu thế, những lao động làm việc không qua đào tạo. Ngoài ra, LTT ổn định đời sống cho người lao động, đảm bảo sức mua của tiền lương trong điều kiện các mức giá khác nhau cho một lượng hàng hóa, điều này đảm bảo được mức sống tối thiểu. Tăng các khoản phúc lợi xã hội: ở Việt Nam trợ cấp, lương hưu, BHXH đều được tính dựa trên mức LTT Mức lương = Mức LTT * Hệ số lương Mức phụ cấp = Mức LTT * Hệ số phụ cấp Điều tiết cung cầu lao động: khuyến khích sử dụng tại chỗ. LTT thấp ở những địa phương kém phát triển sẽ giúp địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư của doanh nghiệp, tạo ra nhiều việc làm cho địa phương hơn, giảm sức ép về lao động tại các khu vực trung tâm. Mục đích khác: Khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì tiền lương không thể áp đặt mà phải thay dổi theo định hướng thị trường, LTT phải được hình thành trên cơ sở cung cầu lao động, mức sống, giá cả… . Thực trạng của lương tối thiểu tại Việt Nam CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC VÙNG I, II, III, IV  Vùng I: Các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội, các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.  Vùng II: Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và Thành phố Sơn Tây (Hà Nội), các huyện Thành phố Hồ Chí Minh, các quận và 2 huyện Thủy Nguyên, An Dương (Hải Phòng), các quận huyện (Đà Nẵng); quận Ninh Kiều, Bình Thủy (Cần Thơ); Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom (Đồng Nai); thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu).  Vùng III: Các TP trực thuộc tỉnh, các huyện còn lại thuộc Hà Nội; thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh; các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc Bắc Giang; huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh; thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc Vĩnh Phúc; các huyện còn lại thuộc TP Hải Phòng; các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc Quảng Ninh; các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc Quảng Nam; thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa; huyện Trảng Bàng, Tây Ninh; thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước; các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương; các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai; TP Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc Long An; các huyện thuộc TP Cần Thơ; các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.  Vùng IV: Các địa bàn còn lại. SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI LƯƠNG TỐI THIỂU QUA 6 NĂM ( 2006 – 2011 ) Trong lần tăng gần đây nhất (tháng 5/2011), lương tối thiểu được nâng từ mức 730 nghìn đồng lên mức 830 nghìn đồng, tăng 84.44% so với mức của năm 2006. Trong cùng thời gian đó, lạm phát đo bằng CPI tăng 97.5% (so CPI của tháng 9/2011 với tháng 1/2006). Nói cách khác, lương tối thiểu thực tế (sau khi đã điều chỉnh mức trượt giá) tại thời điểm hiện nay thấp hơn so với hồi đầu năm 2006, chỉ bằng 96.6%. Chính vì thế những người sống bằng lương tối thiểu hoặc có thu nhập tính cố định theo lương tối thiểu hiện nay có cuộc sống tồi tệ hơn hồi 6 năm trước.  Đồng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Áp dụng cho DNNN vùng I 870.000 870.000 1.000.000 1.200.000 1.340.000 1.550.000 Áp dụng cho DNNN vùng II 790.000 790.000 900.000 1.080.000 1.190.000 1.350.000 Áp dụng cho DNNN vùng III 710.000 710.000 800.000 950.000 1.040.000 1.170.000 Áp dụng cho DNNN vùng IV 920.000 1.000.000 1.100.000 Áp dụng cho KVNN và DNTN hoạt động ở vùng I 650.000 800.000 980.000 1.350.000 Áp dụng cho KVNN và DNTN hoạt động ở vùng II 580.000 740.000 880.000 1.200.000 Áp dụng cho KVNN và DNTN hoạt động ở vùng III 450.000 450.000 540.000 690.000 810.000 1.050.000 Áp dụng cho KVNN và DNTN hoạt động ở vùng IV 450.000 450.000 540.000 650.000 730.000 830.000 1.050.000 (Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Lương_tối_thiểu_tại_Việt_Nam) Trong cùng thời kỳ, GDP (đã hiệu chỉnh theo lạm phát), tăng khoảng 35.4%, tức là trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.9%. Với mức tăng dân số giảm dần, GDP bình quân theo đầu người trong giai đoạn này tăng khoảng 13.3%, tức là trung bình tăng khoảng 2.21% mỗi năm.  Như vậy, trong khi thu nhập bình quân đầu người thực tế của Việt Nam tăng 13.3% trong 6 năm từ 2006 tới 2011 thì thu nhập thực tế tính theo lương tối thiểu lại giảm 3.4%. Điều này cho thấy khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đang ngày càng lớn dần. Trong khi những người trong các nhóm thu nhập cao hơn của xã hội ngày càng giàu lên thì những người có thu nhập thấp trong xã hội cần được nhà nước bảo vệ qua chính sách lương tối thiểu lại ngày càng nghèo đi.  Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của GDP và CPI ảnh hưởng lên MLTT qua 6 năm (2006-2011) (Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Lương_tối_thiểu_tại_Việt_Nam) Đây là một hiện tượng có ngụ ý nguy hiểm về mặt xã hội vì những người trên thực tế được bảo vệ bằng chính sách lương tối thiểu chủ yếu là người lao động trong độ tuổi tương đối trẻ (công nhân, nhân viên
Luận văn liên quan