Khi có vấn đề xã hội thì cần nghiên cứu, giải quyết vấn đề
• Sự kiện xã hội là những sự kiện khác biệt và gây sức ép
• Lý do chọn đề tài có thể
- Khách quan: Trà Vinh là một tỉnh nghèo thuộc miền Tây Nam bộ, cư dân nơi đây chiếm 30% là người dân tộc Khơme là một tỉnh đang chuyển mình cùng sự phát triển đi lên cả nước, để đánh giá được mức sống của người dân cũng như mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân, cần phải có một công trình nghiên cứu đánh giá cuộc sống, và sự phát triển của Trà vinh trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, để có cái nhìn chính xác tình hình kinh tế xã hội và có kiến nghị, đóng góp vào sự phát triển tỉnh Trà Vinh trong những năm tới.
- Chủ quan: là một sinh viên khoa Xã Hội Học sắp ra trường để đánh giá kết quả học tập tối thiểu phải có những kiến thức cơ bản về chuyên nghành mà mình học vì vậy tham gia nghiên cứu đề tài là một điều kiện cần của sinh viên nghành xã hội học
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: thực hiện đề tài này nhằm mục đích học tập nghiên cứu, là một mốc đánh giá trình độ tiếp thu trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường, cũng là một sự đánh giá về bản thân và nhận thức của từng sinh viên, ngoài ra thực hiện đề tài góp phần nhỏ bé vào quá trình nghiên cứu khoa học, nghành xã hội học nước nhà
- Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu sự thay đổi về cơ sở vật chất của người dân cũng như đánh giá mức sống của người dân Trà Vinh trong khoảng thời gian gần đây có sự thay đổi như thế nào, mức sống thay đổi ra sao, đánh giá các dịnh vụ xã hội tại địa phương, đưa ra những kiến nghị hợp lý về các dịch vụ xã hội cũng như làm thế nào cho người dân hiểu các dịch vụ xã hội và tiếp cận nó.
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Thực hiện đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu về sự thay đổi về cơ sở vật chất của người dân tại Trà Vinh cũng như đánh giá mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngươi dân tại đây như thế nào.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá về sự thay đổi cơ sở vật chất của người dân xã Long Đức Thành phố Trà Vinh
+ Đánh giá về mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân xã Long Đức Thành phố Trà Vinh
+ Tổng hợp các ý kiến của người dân xã Long Đức về các dịch vụ xã hội ở địa phương
+ Đề xuất các giải pháp hướng dẫn người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội ở địa phương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các hộ gia đình tại xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh
- Vấn đề nghiên cứu: Sự thay đổi về cơ sở vật chất trong đời sống của người dân. Mức độ tiếp cận các dịnh vụ xã hội của người dân ở Xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh
5 Phương pháp nghiên cứu
Cở sở lý luận mang tính nguyên tắc để thực hiện đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra còn thực hiện các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận cơ cấu xã hội, phương pháp tiếp cận lối sống, phương pháp tiếp cận tâm lý nhóm, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học ( định tính, định lượng )
6. Giả thuyết nghiên cứu
● Giả thuyết nghiên cứu: là những câu hỏi giả định về đối tượng nghiên cứu cần được chứng minh, chưa chứng minh được hay không thể chứng minh được
• Giả thuyết có các loại:
◦ Mô tả
◦ Nguyên nhân
◦ Xu hướng
• Lúc đầu có thể đặt vài giả thuyết nhưng trong công trình nghiên cứu nếu thấy không phù hợp có thể điều chỉnh
29 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự thay đổi về cơ sở vật chất trong đời sống của người dân Mức độ tiếp cận các dịnh vụ xã hội của người dân ở Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
ĐINH THỊ THÚY NGA
Lớp nhân văn 7
MSSV: 06XH 098
BÁO CÁO KHOA HỌC
Tên đề tài
Sự thay đổi về cơ sở vật chất trong đời sống của người dân. Mức độ tiếp cận các dịnh vụ xã hội của người dân ở Trà Vinh.
Phần 1. Mở đầu
Lời nói đầu
CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm. tăng thu nhập cho cư dân nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt vấn đề chính trị xã hội của đất nước
Đại hội X, Đảng ta xác định: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn"
Mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn nhằm nâng cao đời sống người dân. Cải thiện dần và cân bằng sự chênh lệch mức sống nông thôn và thành thị.
Xuất phát từ mục tiêu trên việc nghiên cứu tìm hiểu về cơ sở vật chất, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội, các hoạt động sinh hoạt, vui chơi giải trí, mức độ cập nhật thông tin của người dân nông thôn là sự cần thiết để đưa ra những câu hỏi đúng và từ đó đưa ra các giải pháp đúng đắn trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn.
1 Tính cấp thiết của đề tài
• Khi có vấn đề xã hội thì cần nghiên cứu, giải quyết vấn đề• Sự kiện xã hội là những sự kiện khác biệt và gây sức ép• Lý do chọn đề tài có thể
- Khách quan: Trà Vinh là một tỉnh nghèo thuộc miền Tây Nam bộ, cư dân nơi đây chiếm 30% là người dân tộc Khơme là một tỉnh đang chuyển mình cùng sự phát triển đi lên cả nước, để đánh giá được mức sống của người dân cũng như mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân, cần phải có một công trình nghiên cứu đánh giá cuộc sống, và sự phát triển của Trà vinh trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, để có cái nhìn chính xác tình hình kinh tế xã hội và có kiến nghị, đóng góp vào sự phát triển tỉnh Trà Vinh trong những năm tới.
- Chủ quan: là một sinh viên khoa Xã Hội Học sắp ra trường để đánh giá kết quả học tập tối thiểu phải có những kiến thức cơ bản về chuyên nghành mà mình học vì vậy tham gia nghiên cứu đề tài là một điều kiện cần của sinh viên nghành xã hội học2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: thực hiện đề tài này nhằm mục đích học tập nghiên cứu, là một mốc đánh giá trình độ tiếp thu trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường, cũng là một sự đánh giá về bản thân và nhận thức của từng sinh viên, ngoài ra thực hiện đề tài góp phần nhỏ bé vào quá trình nghiên cứu khoa học, nghành xã hội học nước nhà
- Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu sự thay đổi về cơ sở vật chất của người dân cũng như đánh giá mức sống của người dân Trà Vinh trong khoảng thời gian gần đây có sự thay đổi như thế nào, mức sống thay đổi ra sao, đánh giá các dịnh vụ xã hội tại địa phương, đưa ra những kiến nghị hợp lý về các dịch vụ xã hội cũng như làm thế nào cho người dân hiểu các dịch vụ xã hội và tiếp cận nó.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Thực hiện đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu về sự thay đổi về cơ sở vật chất của người dân tại Trà Vinh cũng như đánh giá mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngươi dân tại đây như thế nào.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá về sự thay đổi cơ sở vật chất của người dân xã Long Đức Thành phố Trà Vinh
+ Đánh giá về mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân xã Long Đức Thành phố Trà Vinh
+ Tổng hợp các ý kiến của người dân xã Long Đức về các dịch vụ xã hội ở địa phương
+ Đề xuất các giải pháp hướng dẫn người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội ở địa phương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các hộ gia đình tại xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh - Vấn đề nghiên cứu: Sự thay đổi về cơ sở vật chất trong đời sống của người dân. Mức độ tiếp cận các dịnh vụ xã hội của người dân ở Xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh
5 Phương pháp nghiên cứu
Cở sở lý luận mang tính nguyên tắc để thực hiện đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra còn thực hiện các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận cơ cấu xã hội, phương pháp tiếp cận lối sống, phương pháp tiếp cận tâm lý nhóm, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học ( định tính, định lượng )
6. Giả thuyết nghiên cứu ● Giả thuyết nghiên cứu: là những câu hỏi giả định về đối tượng nghiên cứu cần được chứng minh, chưa chứng minh được hay không thể chứng minh được• Giả thuyết có các loại:◦ Mô tả◦ Nguyên nhân◦ Xu hướng• Lúc đầu có thể đặt vài giả thuyết nhưng trong công trình nghiên cứu nếu thấy không phù hợp có thể điều chỉnh• Căn cứ đặt giả thuyết:◦ Truyền thông đại chúng◦ Kinh nghiệm bản thân◦ Câu hỏi thắc mắc của những người xunh quanhPhần 2. Nội dung chính
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỈNH TRÀ VINH
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
MIỀN TÂY NAM BỘ
Diện tích: 40.060 km2 (chiếm 12,3% diện tích cả nước). Dân số: Trên 18 triệu người (chiếm khoảng 21% dân số cả nước). Có 13 tỉnh thành gồm: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ. Là khu vực nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa; nhiệt độ trung bình trong năm là 27°C.
2. Vị trí địa lý Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên 2.292 km2 với dân số khoảng 1,1 triệu người, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 7 huyện, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có 65 km bờ biển. Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ 53, khoảng cách chỉ còn 130 km nếu đi bằng quốc lộ 60, cách thành phố Cần Thơ 95 km. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển. Đã đầu tư dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu thông ra biển qua địa bàn huyện Duyên Hải, Trà Cú để đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 20.000 tấn vào cảng Cái Cui - Cần Thơ. Nơi đây có đủ điều kiện để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại cửa biển Định An. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 26 - 27OC, độ ẩm trung bình 80 - 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, mùa khô từ tháng 12 - tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh và du lịch. 3. Tài nguyên thiên nhiên - Diện tích rừng và đất rừng là 24.000 ha, nằm dọc bờ biển tại các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú với các loại cây như: bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất bãi bồi: 1.138 ha. - Diện tích đất 229.200 ha, trong đó: đất nông nghiệp: 186.170 ha, đất lâm nghiệp: 6.922 ha, đất chuyên dùng: 9.936 ha, đất ở nông thôn 3.108 ha, đất ở thành thị: 586 ha, đất chưa sử dụng: 85 ha,... Trà Vinh có 3 nhóm đất chính: đất cát giồng: 6,65%, đất phù sa: 58,29%, đất phèn: 24,44%. - Diện tích nuôi trồng thủy sản 62.000 ha (diện tích nuôi tôm sú 25.000 ha). + Tổng sản lượng thủy, hải sản bình quân đạt 157.000 tấn/năm. Trong đó, sản lượng hải sản khai thác 54.000 tấn, nuôi trồng 90.000 tấn, khai thác nội đồng 12.000 tấn, trong đó tôm sú trên 19.000 tấn/năm, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng 3.000 tấn/năm. + Sản lượng cá: 52.000 tấn/ năm. Trong đó cá da trơn 30.000 tấn/năm. - Cua: 5.200 tấn/năm - Nghêu: 3.800 tấn/năm Hiện nay sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của tỉnh có bước phát triển, nên nhu cầu về đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu rất cần thiết.
- Khoáng sản: Khoáng sản chủ yếu là những loại cát dùng trong công nghiệp và xây dựng, gồm: + Trữ lượng cát sông: 151.574.000 m3 (Trong đó: cấp trữ lượng 122: 33.368.000 m3, cấp tài nguyên 333: 61.456 m3, cấp tài nguyên dự báo 334 a: 56.750.000 m3). + Đất Sét gạch ngói: được Phân viện nghiên cứu địa chất công nhận là đạt yêu cầu dùng trong xây dựng, phục vụ cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Trữ lượng: hơn 314.359.000 m3 (Trong đó: cấp trữ lượng 222: 123.101.000 m3, cấp tài nguyên 333: 142.494.000 m3, cấp tài nguyên dự báo 334 a: 48.764.000 m3). - Mỏ nước khoáng: đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia, nhiệt độ: 38,5OC, khả năng khai thác cấp trữ lượng 211: 240 m3/ngày, cấp tài nguyên 333: 19.119 m3/ngày phân bổ tại thị trấn Long Toàn, huyện Duyên Hải.
Lịch sử
Thời nhà Nguyễn, Trà Vinh là tên 1 huyện (trước đó là phủ) thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long (được lập ra năm 1832).
Năm 1876, Pháp chia tỉnh Vĩnh Long cũ thành 3 tiểu khu (hạt tham biện): Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.
Trà Vinh được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Trà Vinh là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi Trà Vinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn.
Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956.
Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.
Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và cho đến ngày 26-12-1991 mới tách ra như cũ. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh có diện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện như hiện nay.
Văn hóa
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.(lễ hội nghinh ông diễn ra vào ngày 10 đến 12 tháng 5 hằng năm)
Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.
Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.
Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là "ông bổn") của người Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.
Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ... Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển. Giáo xứ Nhị Long huyện Càng Long có Cha cố rất trẻ thụ phong Linh mục lúc 28 tuổi (Cha Sơn).
Ẩm thực
Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v.
Kinh tế
Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt. Thu nhập bình quân rất thấp. 50USD/người/tháng. Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp Long Đức nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ yếu từ các ngành nghề như: may mặc, giày da, và các mặt hàng thủ công, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng.
CHƯƠNG I
1. Cơ sở lý luận
- Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan hệ giữa xã hội học với triết học là quan hệ giữa khoa học cụ thể với thế giới quan khoa học. Triết học Mác - Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của xã hội học Mácxít. Các nhà xã hội học Mácxít vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật làm công cụ lý luận sắc bén để nghiên cứu và cải thiện mối quan hệ giữa con người và xã hội.
- Lý thuyết hành động xã hội: Hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các khuôn mẫu quan hệ được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối. Đối với các cá nhân, những điều trên là rõ ràng và hiển nhiên, dựa trên nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng xã hội học vượt qua nhận thức hàng ngày đó, đặt ra câu hỏi về cơ sở và điều kiện của những hành động như vậy.
- Lý thuyết lối sống: Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện, của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa (1)
2. Những khái niệm liên quan.
1. Dịch vụ là gì?
Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổi được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau. Đã có nhiều khái niệm, định nghĩa về dịch vụ nhưng để có hình dung về dịch vụ trong chuyên đề này, chúng tôi tham khảo một số khái niệm dịch vụ cơ bản.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256]
Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia]. Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ...và mang lại lợi nhuận.
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì:
Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội.
2. Dịch vụ xã hội là gì?
Trong bối cảnh của nghiên cứu này, phạm trù dịch vụ xã hội được đặt trong mối liên hệ với chức năng bảo đảm an sinh và phát triển xã hội của ngành LĐTBXH, do đó để hiểu khái niệm dịch vụ xã hội, chúng ta cần làm rõ mối liên hệ với khái niệm quan trọng là chính sách xã hội. Vậy chính sách xã hội là gì? Và mối quan hệ của chính sách xã hội với dịch vụ xã hội như thế nào?
* Khái niệm về chính sách xã hội
Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá, thể chế hoá các đường lối, chủ trương để giải quyết những vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm phù hợp với bản chất xã hội-chính trị phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người và điều chỉnh các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. [Bùi Đình Thanh, Xã hội học và Chính sách xã hội, NXB KHXH, Hà Nội, 2004, tr 290]
Như vậy, mục đích của chính sách xã hội có điểm giống nhau với dịch vụ là đáp ứng nhu cầu của con người trong các xã hội cụ thể và chính sách là sự thể chế hoá các đường lối, chủ trương của nhà nước (vĩ mô).
Một số quan điểm cho rằng dịch vụ xã hội là những hình thức cụ thể hoá của các chính sách xã hội. Nên hiểu khái niệm dịch vụ xã hội như là những phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là các nhóm đối tượng yếu thế mà nhà nước và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGO) thực hiện và cung cấp [social networks].
* Dịch vụ xã hội cơ bản
Trước hết, để hiểu rõ hơn về các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, chúng tôi đưa ra các quan điểm của các nhà khoa học về nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống.
Theo quan niệm của Mác: “Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển của mình”
Theo quan điểm A.Maslow chia nhu cầu thành 5 loại:
- Nhu cầu vật chất (sinh lý): thức ăn, không khí, nước uống...
- Nhu cầu an toàn (bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khoẻ...
- Nhu cầu giao tiếp xã hội : Tình thương yêu, được hoà nhập
- Nhu cầu được tôn trọng: Được chấp nhận có một vị trí trong một nhóm người...
- Nhu cầu tự khẳng định mình: Nhu cầu hoàn thiện, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình.
Và dịch vụ xã hội được Liên hợp quốc định nghĩa như sau: Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (UN - Africa Spending Less on Basic Social Services).
Như vậy:
Dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận.
Dịch vụ xã hội cơ bản được chia thành 4 loại chính
- Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc, nhà ở....mọi đối tượng yếu thế là trẻ em, người tàn tật mất khả năng lao động đều phải được đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực.
- Dịch vụ y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất cũng như tinh thần cho các đối tượng.
- Dịch vụ giáo dục: Trường học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống, các hình thức giáo dục hoà nhập, hội nhập và chuyên biệt...
- Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin: Đây là loại hình dịch vụ xã hội rất quan trọng đối với các đối tượng thuộc nhóm đối tượng công tác xã hội, hoạt động giải trí như văn nghệ, thể thao,... nâng cao sự tự tin, đẩy mạnh hoà nhập tốt hơn với cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức cho đối tượng...
* Dịch vụ công cộng
Dịch vụ do khu vực công cộng tạo ra được gọi là dịch vụ công cộng. Khu vực công cộng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có tính chất rất đa dạng phản ánh thông qua các chức năng mà nó thực hiện. Đó là chức năng công cộng của Nhà nước (các bộ ngành), chức năng công cộng về lãnh thổ (UBND tỉnh, huyện, xã), chức năng công về y tế-sức khỏe, các doanh nghiệp và tổ chức công cộng. Các doanh nghiệp và tổ chức này cũng gồm nhiều loại hình khác nhau: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp tư nhân hoạt động dưới sự bảo trợ và kiểm soát của các tổ chức công cộng (trường học), các tổ chức bảo vệ xã hội (cảnh sát, an ninh).
Dịch vụ công cộng là một bộ phận của khu vực công cộng, liên quan đến các hoạt động mà mục đích là cung cấp cho mọi công dân các loại dịch vụ phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Tuy nhiên, không hề có sự phân biệt đối xử nào giữa các công dân được hưởng hoặc có thể hưởng những dịch vụ đó. Nói cách khác, dịch vụ công là tập hợp những dịch vụ cung cấp nhằm bảo đảm cho người sử dụng/công dân trong khung cảnh phát triển của sự đoàn kết xã hội và mang tính phổ cập/phổ thông. Chính vì lý do này nên dịch vụ công cộng có thể chuyển giao