Đề tài Sự vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng của một đất nước đóng vai trò hết sức quan trọng, như kiểm soát và điều tiết mức cung tiền cũng như các vấn đề liên quan đến tiền tệ, quản lý hoạt động của các ngân hàng trung gian, thực hiện nhiều nhiệm vụ của chính phủ, và để thực hiện được vai trò này, ngân hàng trung ương vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là một chính sách vĩ mô. Nó tạo ra những tác động nhằm định hướng và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy để có một nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao và ổn định thì ngân hàng trung ương cần phải xem xét vận dụng những công cụ gì của chính sách tiền tệ cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam, sau chiến tranh nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng và từ những năm 1987 nền kinh tế đất nước rơi vào lạm phát cao ba con số làm cho lòng tin của nhân dân vào chính phủ ngày càng giảm sút. Nhưng do sự vận dụng đúng đắn của chính sách tiền tệ, đã làm cho lạm phát giảm thấp từng bước ổn định và đưa nền kinh tế đến tăng trưởng.

doc51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở bài Trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng của một đất nước đóng vai trò hết sức quan trọng, như kiểm soát và điều tiết mức cung tiền cũng như các vấn đề liên quan đến tiền tệ, quản lý hoạt động của các ngân hàng trung gian, thực hiện nhiều nhiệm vụ của chính phủ, và để thực hiện được vai trò này, ngân hàng trung ương vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là một chính sách vĩ mô. Nó tạo ra những tác động nhằm định hướng và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy để có một nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao và ổn định thì ngân hàng trung ương cần phải xem xét vận dụng những công cụ gì của chính sách tiền tệ cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam, sau chiến tranh nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng và từ những năm 1987 nền kinh tế đất nước rơi vào lạm phát cao ba con số làm cho lòng tin của nhân dân vào chính phủ ngày càng giảm sút. Nhưng do sự vận dụng đúng đắn của chính sách tiền tệ, đã làm cho lạm phát giảm thấp từng bước ổn định và đưa nền kinh tế đến tăng trưởng. Cũng chính vì tầm quan trọng này mà trong đề tài này em xin đề cập đến những chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và sự vận vụng của nó ở Việt Nam. Nhưng do sự hiểu biết của em còn hạn hẹp nên mong được sự góp ý chỉ bảo thêm từ thầy cô. PHẦN A CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG I. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TÊ: 1. Chính sách tiền tệ là gì? Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Nó là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ do ngân hàng trung ương khởi thảo và thực hiện với mục tiêu cao nhất là ổn định giá trị đồng tiền để từ đó ổn định và tăng trưởng kinh tế. 2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ: Bất cứ chính sách nào đều có mục tiêu của nó. Vì chính sách tiền tệ là hoạt động có ý thức của NHTƯ, cho nên những tác động của nó đến nền kinh tế phải được hiểu là nằm trong hệ thống các mục đích mà NHTƯ cần đạt được. Tất cả các NHTƯ của các nước trên thế giới hiện nay đều có những mục tiêu khá giống nhau trong việc xây dựng chính sách tiền tệ và điều tiết cung ứng tiền. Trên đại thể, mục tiêu của chính sách tiền tệ có thể quy về hai nhóm sau: Mục tiêu tiền tệ và mục tiêu kinh tế. a. Mục tiêu tiền tệ: Về phương diện tiền tệ, có 4 mục tiêu mà chính sách tiền tệ mong muốn đạt tới: điều hoà khối tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền, bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền bằng cách ổn định vật giá và ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền. a.1. Điều hoà khối tiền tệ: Đó là nhằm duy trì mối tương quan tiền - hàng được ổn định bằng cách giữ nguyên, tăng hay giảm khối tiền tệ. Có một nguyên tắc tổng quát: nếu mỗi năm kinh tế đều tăng trưởng, thì phải tăng khối tiền tệ bằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Nguyên tắc này khắc chế xu hướng ấn định khối tiền tệ cứng nhắc một lần cho khoảng thời gian dài. Một khối tiền tệ ấn định trước một cách chặt chẽ sẽ có tác dụng làm cho giá cả và lương bổng giảm nếu sản xuất tăng lên. Nhưng làm như vậy sẽ tạo ra nhiều căng thẳng trong các hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối, làm nguy hại đến mức tăng trưởng kinh tế. Khối tiền tệ ở Việt Nam hiện nay bao gồm phần lớn là tiền giấy do ngân hàng Nhà nước phát hành. Hầu như tiền mặt vẫn là công cụ thanh toán duy nhất. Đôi khi cũng có thanh toán bằng séc hay chuyển khoản, song séc thì định mức, còn chuyển khoản thì rườm rà, khó khăn. Chính vì thành phần đơn nhất của khối tiền tệ (hầu như chỉ duy nhất là tiền giấy của NHTƯ), mà việc điều hoà khối tiền tệ trước đây chỉ chăm chú vào quản lý tiền mặt, lãng quên tiền chuyển khoản, tiền bút tệ. Việc điều hoà khối tiền tệ kiểu đó không thừa nhận tiền trên các tài khoản tiền gởi thanh toán (tài khoản có thể rút séc) có thể chuyển hoá thành tiền mặt; là thành phần đương nhiên của khối tiền tệ, thậm chí còn tìm cách ngăn chặn sự chuyển hoá của tiền tệ, ngăn cản nguồn phát sinh tiền mặt từ các tài khoản tiền gởi thanh toán. Đó là cách làm nghịch lý, dẫn tới việc các doanh nghiệp găm giữ tiền mặt, gây ra phản ứng dây chuyền thiếu tiền mặt thường xuyên trong hệ thống ngân hàng và trong nền kinh tế. Hạn chế tiền mặt sẽ kích thích tâm lý thông tin vào hệ thống ngân hàng, không ai muốn gởi tiền vào ngân hàng và sẽ tự động chuỷen ra đô la hoặc ra vàng gây nên bất động hoá về vốn. Điều hoà khối tiền tệ ngày nay có nghĩa là điều chỉnh việc tạo tiền và sử dụng tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp. Một khả năng kỳ bí của hệ thống ngân hàng hai cấp là tạo tiền, điều chỉnh mức cung tiền để ổn định tiền tệ. Do việc phân chia hệ thống ngân hàng thành hai cấp, nên có việc phân chia hai loại tiền: tiền ngân hàng trung ương và tiền ngân hàng. Tiền trung ương là tiền cho NHTƯ độc quyền phát hành. Tiền ngân hàng (tiền tín dụng) là tiền do các NHTM tạo ra thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là tiền các tài khoản thanh toán séc. Nó được tạo ra như là sự mở rộng gấp nhiều lần quỹ dự trữ ngân hàng (thông qua hệ số tạo tiền) . Hệ thống NHTM không thể tạo tiền tín dụng từ hư không mà phải dựa vào tiền trung ương. Mức tạo tiền tín dụng do hệ số tạo tiền hay tỉ lệ dự trữ bắt buộc quyết định. Một đồng tiền ngân hàng trung ương mà NHTM huy động được tạo khả năng cho NHTM cung ứng cho nền kinh tế số tiền tín dụng gấp nhiều lần; ngược lại mức cung tiền tín dụng của NHTM cũng giảm gấp nhiều lần khi tiền trung ương trong tay họ giảm đi một. Cơ chế tạo ra tiền của NHTM xuất phát từ 2 nguồn: a) tiền gởi của công chúng; b) sự cho vay của ngân hàng. Chính vì khả năng tạo ra bút tệ (tiền tín dụng) của các NHTM trong việc điều hoà khối tiền tệ, ngân hàng trung ương thường kiểm soát khối dự trữ của NHTM và theo dõi tỷ số giữa các dự trữ của ngân hàng này với tổng số tiền gởi. Để điều hoà khối tiền tệ, NHTƯ sử dụng các phương tiện trực tiếp và gián tiếp. Những phương tiện trực tiếp có ảnh hưởng thẳng đối với khối tiền tệ lưu hành, những phương tiện trực tiếp bao gồm: 1) kiểm soát các NGTM; 2) sự bất động hoá vàng nhập khẩu; 3) hạn chế nhập nội các ngoại tệ... Những phương tiện gián tiếp có ảnh hưởng không chắc chắn, ảnh hưởng có xảy ra hay không là tuỳ ở phản ứng của các đối tượng, bao gồm: 1) tăng hay giảm lãi suất chiết khấu; 2) chính sách thị trường mở. Những phương tiện gián tiếp chủ yếu thực hiện thông qua cơ chế thị trường, mà công cụ chủ yếu trong cơ chế thị trường là lãi suất. Như vậy, thông qua việc cung ứng tiền trung ương và các phương tiện trực tiếp hoặc gián tiếp, NHTƯ hoàn toàn làm chủ khả năng điều hoà khối tiền tệ cung ứng cho nền kinh tế và đó là lẽ sống còn của NHTƯ. a.2. Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: Việc kiểm soát khối tiền tệ đơn thuần có nhược điểm là không lưu ý tới tốc độ lưu hành tiền tệ. Cái gì ảnh hưởng mạnh mẽ đến vật giá, không phải chỉ có khối tiền tệ M, mà còn có tốc độ lưu hành tiền tệ V nữa. Vậy kiểm soát khối lượng M chưa đủ, mà phải lưu ý tới V, hay đúng hơn, kiểm soát M. V. mà người ta gọi là trào lượng tiền tệ, tức là tổng số lượng tiền tệ dùng để chi trả trong khoảng thời gian nhất định với tốc độ V. Tốc độ V có tác dụng khuyếch đại nhiều hay ít khối lượng tiền tệ M. Trào lượng tiền tệ tăng hay giảm chưa nói lên được tác dụng của nó làm giảm hay tăng giá trị tiền tệ. Cần phải xem nó có tác dụng như thế nào đối với T. Mà T bao gồm trong bản thân nó hai thành phần: một là số lượng hàng hoá và dịch vụ do sản xuất trong nước cung ứng và một là số lượng hàng hoá dịch vụ xuất phát từ nhập khẩu. Nếu đứng trên phương diện cả nước nói chung, số lượng tiền tệ M được lưu thông từ tay người này sang tay người khác với một tốc độ nào đó, ta gọi là V. Với V, M biến thành một trào lượng tiền tệ M. V tức là tổng số giá trị chi trả để trao đổi với T (hàng hoá và dịch vụ), tổng số hàng hoá và dịch vụ được dùng trao đổi với M qua V lần sử dụng. Nhưng việc kiểm oast M. V. rất khó, bởi vì tuỳ thuộc vào cách hành động của các chủ thể kinh tế riêng biệt trong sử dụng tiền tệ. Nó tuỳ thuộc vào niềm tin của những người nầy đối với giá trị tiền tệ, sự tiên liệu của họ về thời cơ kinh tế, những cơ hội làm ăn sinh lời, khuynh hướng tiêu xài của dân chúng, lòng tin vào chính sách kinh tế của Nhà nước. Ngoài ra, nó còn tuỳ thuộc vào khả năng thanh toán của ngân hàng, trình độ kỹ thuật ngân hàng, mức độ tin tưởng của dân chúng đối với ngân hàng. Ở những nước công nghiệp phát triển, các tiện ích ngân hàng được sử dụng rộng rãi, các chủ thể kinh tế quen dùng séc trong thanh toán. Tổng số thanh toán các cuộc giao dịch bằng phương tiện này lên đến 70 - 80% trên tổng số thanh toán của dân cư. Vì vậy, NHTƯ kiểm soát số chi trả của toàn xã hội qua hệ thống ngân hàng bằng cách tính tổng giá trị séc đưa đi giao hoán tại NHTƯ và theo dõi biến chuyển của nó. Ở nước ta, việc dùng séc trong dân cư ít thông dụng, dùng tiền mặt để chi trả là phổ biến, cho nên một khối tiền mặt rất lớn lưu thông bên ngoài hệ thống ngân hàng, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của NHTƯ. Đó là đầu mối gây bất ổn cho nền kinh tế một cách đột biến. Đó cũng là lý do cần phải thu hút lượng tiền trong tay dân cư vào hệ thống ngân hàng dưới hình thức tiền gởi không kỳ hạn và dùng sẽ để thanh toán, một yếu tố cần thiết để cho việc thực thi chính sách tiền tệ được hữu hiệu. a.3. Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền bằng cách ổn định vật giá: Giá trị quốc nội của đồng tiền là sức mua của nó đối với hàng hoá và dịch vụ trong nước. Sức mua của đồng tiền biến đổi ngược chiều với vật giá. Khi mức vật giá chung gia tăng, sức mua của đồng tiền giảm. Ngược lại, khi mức vật giá chung giảm, sức mua của đồng tiền tăng. Tuy nhiên, nếu vế thứ nhất không có điều gì phải tranh cãi, vế thứ hai cần xác định rõ hơn. Sức mua đồng tiền tăng khi mức vật giá chung giảm chỉ là điều đáng mừng khi nào do năng suất chung tăng lên. Thật vậy, trong trường hợp này, nhfa sản xuất tuy bán lẻ với giá hạ hơn nhưng vẫn có lời vì nhờ năng suất tăng, giá thành mỗi đơn vị sản phẩm vẫn thấp hơn giá bán. Nhà sản xuất có lời, họ vẫn tiếp tục sản xuất, nhân công chẳng những duy trì được việc làm mà còn có thể tăng thu nhập đó là do năng suất lao động tăng. Trái lại, nếu vật giá chung giảm, không do năng suất mà do mức cầu trên thị trường giảm, thì là một biểu hiện đáng lo. Vật giá giảm, sức mua đồng tiền tuy có tăng, nhưng đó chỉ là tăng nhất thời, vì người sản xuất có thể rơi vào tình trạng lỗ lã. Họ có thể xét lại kế hoạch sản xuất, có thể sẽ bớt nhân công, bớt số lượng sản xuất, nếu tình trạng hạ giá, hàng hoá tồn đọng kéo dài. Tình hình đó mà lan rộng, thất nghiệp sẽ trầm trọng, làm giảm số cầu của thị trường, làm cho kinh tế suy thoái thêm. Do đó chính sách tiền tệ phải nhằm đảm bảo mức vật giá chung ổn định. Sự ổn định của vật giá là điều cần thiết để mọi người được an tâm, tin tưởng trong việc tính toán công việc đầu tư, vì đầu tư là cuộc tính toán lâu dài. Vậy cần có sự ổn định lâu dài mới khuyến khích sức đầu tư. Trong trường hợp không duy trì được sự ổn định, một mức vật giá tăng hàng năm ở mức 2 hay 3% là mức gia tăng thuận lợi cho sự phát triển mà chính sách tiền tệ có thể chấp nhận được. Lẽ tất nhiên, một chính sách tiền tệ có thể tác động tới sự gia tăng năng suất trong hoạt động sản xuất của các chủ thể kinh tế vẫn là điều mỏng mỏi. a.4. Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Giá trị quốc ngoại của đồng tiền được đo lường bởi tỷ giá hối đoái thả nổi. Một sơ biến động của tỷ giá hối đoái ít hay nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế trong nươc tuỳ theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế. Trái lại, mọi biến chuyển về tiền tệ cũng tác động tới mối tương quan giữa tiền tệ trong nước với tiền tệ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động mạnh của khối dự trữ ngoại hối, thị trường và chính sách hối đoái, tình hình giá cả trong nước. Do đó, một chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế trong nước cần phải đi đôi với những biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái. Về phương tiện tiền tệ, khối dự trữ ngoại hối, thị trường và chính sách hối đoái, tỷ giá hối đoái là những yếu tố tác động mạnh tới khối tiền tệ. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết những yếu tố này ở phần dưới đây. Dự trữ ngoại hối: Mỗi nước đều có khối dự trữ ngoại hối , lớn hay nhỏ tùy theo khả năng của nền kinh tế nước đó có thể tạo lập được nhiều hay ít. Nó là kết quả của tổng số thu và chi ngoại tệ (kể cả vàng) của một nước trong thời hạn nhất định, thường là một năm. Dự trữ ngoại hối tăng khi thu lớn hơn chi, bất kể thu, chi ngoại hối vì lý do gì. Điều đó có được khi Ngân hàng trung ương mua bán ngoại hối. Ngân hàng trung ương mua ngoại hối, khối tiền tệ tăng thêm; ngược lại khi ngân hàng trung ương bán ngoại hối, khối tiền tệ giảm, nếu những yếu tố khác không thay đổi. Khối dữ trữ ngoại hối nước ta hiện nay còn khiêm nhường, vì vậy tác động của sự biến chuyển trong dự trữ ngoại hối không lớn lắm đối với khối tiền tệ. Tuy nhiên, trong tương lai thì dự trữ ngoại hối trở nên quan trọng hơn, tác động của nó trên khối tiền tệ cũng lớn hơn. Nói chung, một sự gia tăng dự trữ ngoại hối kéo theo sự gia tăng trong khối tiền tệ. Ngược lại, một sự giảm thiểu trong dự trữ đó đưa đến hậu quả tất yếu là giảm thiểu khối tiền tệ. Sự biến chuyển trong dự trữ ngoại hối tuỳ thuộc vào thị trường và chính sách hối đoái. Thị trường hối đoái: là nơi mua, bán ngoại tệ. Trong một nước mà thị trường hối đoái tổ chức quá đơn sơ, thị trường hối đoái không tổ chức sẽ bành trướng mạnh mẽ, khiến cho NHTƯ chẳng những không thể tích luỹ được dự trữ ngoại hối, mà cũng không chủ động được nguồn cung ứng tiền tệ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đơn vị này khi có nhu cầu ngoại tệ lại đi mua ngoại tệ trôi nổi trên thị trường không tổ chức bằng lượng tiền đồng Việt Nam mà hậu quả cuối cùng là số lượng tiền đồng lớn luân lưu ngoài hệ thống ngân hàng: một yếu tố làm tăng áp lực vay tiền ngân hàng để bổ sung nguồn vốn lưu động mà ngân hàng thương mại lại thiếu tiền. Từ đó áp lực trên nhu cầu phát hành tiền sẽ gia tăng. Thị trường hối đoái ở nước ta còn đang ở dạng là những điểm mua, bán ngoại tệ (mua nhiều hơn bán), thật ra thì là điểm mua ngoại tệ thì đúng hơn. Cần phải tổ chức thị trường hối đoái với quy mô lớn hơn, hoàn chỉnh hơn. Ở đây mới nêu lên với tính cách đặt vấn đề, chưa đề cập đến cách tổ chức một thị trường hối đoái hoàn chỉnh. Thị trường hối đoái có tổ chức hoàn hảo hay không còn phụ thuộc vào chính sách hối đoái (đáp ứng chính sách kinh tế mở cửa đất nước tới mức độ nào...) Chính sách hối đoái: Trên nguyên tắc, nước ta áp dụng chính sách ngoại hối có quản lý chặt. Điều 51 pháp lệnh NHNN nêu rõ: Tất cả các tổ chức, cá nhân có ngoại tệ đều phải bán cho ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối, khi có nhu cầu thì mua ngoại tệ tại ngân hàng. Các tổ chức thì có thể mua ngoại tệ tại thị trường hối đoái trong nước. Nhưng trong thực tế, các tổ chức, cá nhân lại có thể mua bán ngoại tệ trôi nổi ngoài những nơi chỉ định trên, mặc dầu bị cấm đoán. Chính vì vậy một lượng lớn ngoại tệ đang luân lưu bên ngoài hệ thống ngân hàng. Lại nữa, chúng ta đang tổ chức thị trường mua bán ngoại tệ với tỷ giá dựa trên cơ sở cung cầu thị trường, đồng thời vẫn duy trì một cơ chế tiền gởi bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng để rồi nhận lấy hết những rủi ro không đáng có. Xin kể ra đây một nghịch lý: trong khi chúng ta đang khuyến khích thu hút ngoại tệ vào trong nước để đầu tư phát triển kinh tế, nhưng với cơ chế và cách làm của ta, chúng ta phải mang ngoại tệ ra gởi ở nước ngoài, vô tình dã làm lợi cho những nước có ngoại tệ đó. Từ những ví dụ trên, tuỳ theo góc độ đánh giá, có thể có nhiều cách phân tách, lý giải. Chúng ta hãy nghe những lý giải xung quanh ví dụ 1. Nhìn theo một khía cạnh nào đó, thì đây là một điều hại, vì ngân hàng Nhà nước, qua hệ thống ngân hàng trung gian, không mua được nhiều ngoại tệ cho nhu cầu của mình. Và như vậy, khả năng điều hoà lưu lượng tiền tệ cũng bị hạn chế. Một lượng tiền tệ và một lượng ngoại tệ đang nằm bên ngoài thẩm quyền điều tiết của hệ thóng ngân hàng. Trái lại, nhìn ở khía cạnh khác, điều đó cũng có mặt thuận lợi là giảm bớt căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ của đơn vị sản xuất kinh doanh. Một chính sách độc quyền hối đoái quá cứng nhắc sẽ không tránh khỏi những căng thẳng nói trên. Đó là điểm cần lưu ý khi thiết lập một thị trường hối đoái có tổ chức trong tương lai với những quy định sao cho uyển chuyển thích hợp với tình hình thực tế trong nước mà không cản trở sản xuất kinh doanh. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, cũng là đòn bẩy kinh tế tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh. xuất khẩu, nhập khẩu trong nước. Một tỷ giá hối đoái quá thấp (tức là đồngbản tệ có giá trị tăng lên so với ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu tương đối đắt, khó bán ra nước ngoài, tức là gây trở ngại cho ngành sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu, bất lợi cho cuộc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước; khối lượng dự trữ ngoại hối dễ bị xói mòn. Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao (nghĩa là đồng bản tệ có giá trị thấp so với ngoại tệ), có tác động bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng xuất khẩu đắt hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, dễ tìm được thị trường hơn. Do đó, những ngành sản xuất có nguyên liệu nhập khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu gặp trở ngại, trong khi ngành sản xuất hàng cho thị trường nước ngoài thuận lợi hơn, lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào trong nước khá hơn, khối dự trữ ngoại tệ có cơ hội gia tăng. Mức tỷ giá quá cao hay thấp là so với tỷ giá thực tế được quyết định bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái hay thị trường đen (nơi nào không có thị trường hối đoái tự do). Tỷ giá hối đoái cao hay thấp là tỷ giá do NHTƯ ấn định, cố định (fixed exchange rates), còn tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do hoàn toàn không có sự can thiệp của NHTƯ là tỷ giá thả nổi do cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định (floating rates). Thế giới đã trải qua một thời kỳ khá lâu áp dụng tỷ giá hối đoái ấn định, cố định từ thập niên 1930 đến giữa thập niên 1970. Từ năm 1973, nhiều nước công nghiệp hàng đầu đã thử nguyệm tỷ giá hối đoái thả nổi và sau đó áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi có "quản lý". Đến năm 1976 các nước phương tây đã đạt được một thoả hiệp tạm thời gọi là Thoả hiệp Jamaica, công khai chấp nhận hệ thốgn tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý (system of managed floating rates), vì cả hai tỷ giá cố định cứng nhắc và tỷ giá thả nổi hoàn toàn đều có điều bất tiện tác động trên nền kinh tế trong nước và trên sự chuyển dịch tài nguyên ngoại tệ trên bình diện quốc tế. Theo hệ thống NHTƯ can thiệp để giữ cho tỷ giá hối đoái không thăng trầm quá đáng, làm dịu bớt tình trạng bất ổn định của nền kinh tế trong nước. NHTƯ can thiệp trên thị trường hối đoái bằng cách tham gia mua hay bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái biến đổi trong một biên vực không quá lớn, nhờ đó chế ngự bớt tác động đối với nền kinh tế trong nước, khi giá ngoại tệ lên cao, NHTƯ đưa ngoại tệ ra bán để làm chậm bớt nhịp tăng giá ngoại tệ. Dĩ nhiên, chỉ làm được điều đó khi dự trữ ngoại hối còn ở mức độ tương đối khả quan. Ngược lại, khi giá ngoại tệ xuống quá thấp, NHTƯ dùng tiền trong nước mua ngoại tệ vào để duy trì một biên vực biến đổi ít tác động mạnh đối với sinh hoạt kinh tế trong nước, nhất là để tái tạo khối dự trữ ngoại tệ đã bị thiếu hụt. Nước ta đang áp dụng tỷ giá hối đoái ấn định nhưng không quá cứng nhắc, có thể thay đổi theo tình hình ngoại hối trong nước. Một phần nào có hiệu quả, nhất là trong tình hình ngoại hối chậm biến đổi. Trái lại, khi tình hình ngoại hối biến đổi thường xuyên, một sự chậm trễ trong việc thay đổi tỷ giá ấn định thường gây thiệt hại cho các ngành hoạt động kinh tế trong nước. Đối với nước ta hiện nay, khả năng ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền còn rất hạn chế. Vì vậy, cần có kế hoạch mở rộng đầu tư các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, làm sao cho nước ta trở thành điểm thu hút đầu tư quốc tế mạnh hơn nữa để tăng nhanh khả năng ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền Việt