Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, được coi là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân và được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam.
Trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin xuất hiện ở Việt Nam, những phong trào giải phóng dân tộc: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học. đều thất bại; nhưng kể từ khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ.
Đầu tiên, sau gần 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp và đế quốc Nhật Bản, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính quyền từ tay đế quốc Nhật Bản và tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tiếp theo là chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 trước thực dân Pháp sau khi Pháp trở lại Đông Dương năm 1946.
Sau đó, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền nam Việt Nam, họ cho rằng hành động đó là để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan xuống các quốc gia Đông Nam Á. Cuộc chiến kéo dài hơn 30 năm, kết cục là Mỹ đã rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1 năm 1973 và chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4, 1975 của đảng cộng sản Việt Nam.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4069 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự vận dụng về Đảng về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Quần chúng nhân dân là một lực lượng quan trọng trong mọi giai đoạn lịch phát triển của lịch sử Việt Nam.Có thể nói đó là lực lượng có vai trò sang tạo ra lịch sử.
Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn nhận thưc được tầm quan trọng đó và vận dung trong quá trình xây dựng đát nước.
Để hiểu rõ thêm về điều này,chúng tôi nhóm 10 quyết định nghiên cứu đề tài “Sự vận dụng của Đảng về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng đất nước”
Trong quá trình nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót mong các bạn đọc và đóng góp ý kiến.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 10
A,Cơ sở lý thuyết
I.Chủ nghĩa Mác-Lênin ở nước ta.
Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, được coi là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân và được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam.
Trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin xuất hiện ở Việt Nam, những phong trào giải phóng dân tộc: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... đều thất bại; nhưng kể từ khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ.
Đầu tiên, sau gần 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp và đế quốc Nhật Bản, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính quyền từ tay đế quốc Nhật Bản và tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tiếp theo là chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 trước thực dân Pháp sau khi Pháp trở lại Đông Dương năm 1946.
Sau đó, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền nam Việt Nam, họ cho rằng hành động đó là để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan xuống các quốc gia Đông Nam Á. Cuộc chiến kéo dài hơn 30 năm, kết cục là Mỹ đã rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1 năm 1973 và chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4, 1975 của đảng cộng sản Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác-Lênin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam để đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin được nghiên cứu và được coi là môn học chính trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.
Ngày nay, với những thay đổi về phương thức sản xuất, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và đặc biệt là sự toàn cầu hóa, bằng mức lương cao và các chế độ đãi ngộ hậu hĩnh, hình thức bóc lột của giai cấp tư bản và những chính thể tư bản đã phát triển vượt bậc, làm cho người lao động bị bóc lột cảm thấy dường như có sự ưu đãi nào đó nhưng thực chất là vẫn đang bị bóc lột. Do vậy với sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc và hiện tượng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia Nam Mỹ thời gian gần đây càng cho thấy chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết tiến bộ của nhân loại được áp dụng trong thiên niên kỷ mới để giúp người lao động nhận thức ra được bản chất bất công của chủ nghĩa tư bản, đấu tranh cho một xã hội tiến bộ hơn, phát triển hơn, đó là chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa Mác- Lênin là một môn khoa học của các môn khoa học .
II.Quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử.
1,Khái niệm quần chúng nhân dân
Quá trình vận động, phát triển của lịch sử diễn ra thông qua hoạt động của khối đông đảo con người được gọi là quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức, nhằm thực hiện mục đích và lợi ích của mình.Căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội và những nhiệm vụ đặt ra của mỗi thời đại màquần chúng nhân dân bao hàm những thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp khác nhau.Như vậy, quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, baogồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
Khái niệm quần chúng nhân dân được xác định bởi các nội dung sau đây:
+ Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân.
+ Thứ hai, những bộ phận dân cư chốnglại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân.
+ Thứ ba, những giai cấp,những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trựctiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Do đó, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội.
Quần chúng nhân dân không phải là một cộng đồng bất biến mà trái lại ,nó thay đổi càng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại,mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên luc lượng cơ bản nhất của mỗi cộng đồng nhân dân chính là những con người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội.ngoài ra tùy theo mỗi điều kiện lịch sử xác định mà bao gồm trong cộng đồng quần chúng nhân dân còn có thể bao gồm những lược lượng giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Quần chúng nhân dân là những bộ phận XH có chung lợi ích liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của 1 cá nhân hay 1 Đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề về kinh tế,chính trị,XH của 1 thời đại lịch sử
- Đặc trưng của k/niệm quần chúng nhân dân:
+ Quần chúng nhân dân là những người LĐ sản xuất ra của cải vật chất tinh thần cho XH.+ Quần chúng nhân dân là những bộ phận dân cư đấu tranh chống lại các giai cấp thống trị trong lịch sử.
2, Vai trò của quần chúng nhân dân:
Theo quan điểm duy vật lịch sử quần chúng nhân dân có vai trò là người sáng tạo ra lịch sử-nghĩa là sự phát triển của lịch sử XH là do hoạt động của quần chúng nhân dân tạo nên.
Về căn bản,tất cả các nhà tư tưởng trong lịch sử trước mac đều không nhận thức dúng vai trò sang tạo lịch sử của quần chúng nhân dân.về nguồn gốc lý luận ,điều đó có nguyên nhân từ quan diểm duy tâm.tôn giáo và phương pháp siêu hình trong phân tích các vấn đề xã hội.
Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo lịch sử và là lực lượng quyết định sự phát triển lịch sử, do đó lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện ở ba nội dung.
+ Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.Song, vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng, hoạt động sản xuấtcủa quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
+ Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng. Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
+ Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần.Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật,văn học, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sang tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức... của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội.Mặt khác, các giá trị văn hóa tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.
Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và trí sáng tạo của mình.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân, như Nguyễn Trãi đã nói: "Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết". Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, và quan điểm "lấy dân làm gốc" trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam.
B. Ðảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Ðảng
Ðảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Ðảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Ðảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Ðảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Ðảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Ðiều lệ Ðảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Ðảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Ðảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Ðảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Ðảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Ðảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
Ðảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Ðảng.
C.Vai trò của nhân dân và đảng trong các cuộc cách mang của dân tộc ta
Dưới sự lãnh đạo của đảng,cách mạng tháng 8 thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó là thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Đó là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác Lênin ở một nước thuộc địa. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi.giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước,đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lênin ở Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm qua giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Cách mạng tháng 8 trước hết là hình mẫu của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta. Dưới ngọn đuốc soi đường của chủ nghĩa mác ,với ý chí không có gì quý hơn độc lập tự do, bằng chủ nghĩa yêu nước và tấm lòng quả cảm, Đảng và Bác đã khơi dậy truyền thống yêu nước được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Trên nền của phương pháp tư duy sáng tạo, Đảng ta đã quy tụ và tập hợp dưới ngọn cờ chính nghĩa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Quan điểm “dĩ bất biến ứng vạn biến”là nền tảng của phương pháp tư duy sang tạo kiểu mới. Nhờ phương pháp ấy, chúng ta đã phân hóa, cô lập kẻ thù, gắn kết mọi người VN yêu nước, tha thiết với độc lập dân tộc, không phân biệt Đảng phái, quan điểm chính trị tín ngưỡng … thành một khối thống nhất vững chắc, tạo nên sức mạnh không gì lay chuyển được. Thiên tài sáng tạo HCM và Đảng ta đã xây dựng một hệ thống phương pháp, hình thức tổ chức mẫu mực, tập hợp quần chúng thực hiện bước đột phá trong tổng khởi nghĩa. Có thể nói khơi dậy và tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy đến cao nhất chủ nghĩa yêu nước,chủ động nắm bắt thời cơ,tập hợp lực lượng đủ mạnh và biết chọn các loại hình tổ chức thích hợp, giành thắng lợi từng phần tiến đến thắng lợi hoàn toàn là đỉnh cao của sáng tạo trong cách mạng tháng tám.
Cách mạng tháng Tám thành công chưa bao lâu thì vận nước lại lâm vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” . Trong bối cảnh đó vừa phải đói phó với thù trong giặc ngoài, Đảng và Bác vẫn vững vàng đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua ghềnh thác.Thắng lợi của chín năm chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ một làn nữa chứng minh tài thao lược và sáng tạo của Đảng và Bác. Ở đây sức mạnh của dân tộc và của thời đại đã hòa quyện làm một. Nhờ sáng tạo chúng ta dã dám đánh và tìm ra cách đánh, biết chuyển yếu thành mạnh dàn mỏng, chia cắt phân hóa cao độ kẻ thù,đẩy chúng vào thế suy yếu để tiêu diệt.Sau cách mạng tháng tám,một Điện Biên tỏa sáng đã viết tiếp nên bản anh hung ca của sự sang tạo,tạc chân dung dân tộc VN vào thế kỷ 20 như một biểu hiện chói sáng nhất của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc tự cường.chính sách đại đoàn kết dân tộc của đảng ta luôn tỏa sáng.
D. Sự vận dụng của Đảng về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng đát nước.
I.Kinh tế
Trong giai đoạn 1976-1986 là giai đoạn áp dụng mô hình kinh tế cũ ở miền Bắc cho cả nước sau khi thống nhất và đồng thời là giai đoạn của những tìm tòi để thoát khỏi mô hình này.Đây là thời kỳ của 2 kế hoạch 5 năm 1976-1980; 1981-1986.
Ở miền Bắc hợp tác hóa còn miền Nam thì không.
* Xây dựng xã hội chủ nghĩa:
- Thứ nhất: sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,sản xuất lớn có nghĩa là nền kinh tế dựa vào những đơn vị có quy mô lớn trở thành pháo đài kinh tế xã hội,các tỉnh được xác nhập lại làm 29 tỉnh.Còn xây dựng xã hội chủ nghĩa tức là nền kinh tế dựa vào 2 thành phần kinh tế cơ bản: quốc doanh và tập thể. Để thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cần tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng:quan hệ sản xuất ,khoa học kĩ thuật và văn hóa tư tưởng. Cách mạng quan hệ sản xuất có nội dung cơ bản là cải cách các thành phần kinh tế tư nhân,cá thể biến chúng thành các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể gọi chung là cải cách xã hội chủ nghĩa.
- Thứ hai: làm chủ tập thể. Đây là một tư tưởng do Lê Duẩn sáng tạo.
- Thứ ba: áp dụng kế hoạch hóa tập trung. Đây là mô hình chung ở các nước xã hội chủ nghĩa.Ở Việt Nam có được thực hiện theo công thức Lê Duẩn sáng tạo đó là: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Tại đại hội IV đường lối này đã được thực hiện bằng chủ trương tiến hành kế hoạch phat triển 5 năm 1976-1980.Theo kế hoạch đại hội IV định hướng, sản xuát xã hội sẽ tăng bình quân hằng năm 14-15%, thu nhập quốc dân tăng 13-14%,giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8-10%, năng xuất lao động xã hội tăng 7,5-8%,lương thực đạt ít nhất 2,1 triệu tấn vào năm 1980, thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn.
-Thứ tư: công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
-Thứ năm: nhà nước độc quyền vè kinh tế đối ngoại.
Đẩy mạnh sản xuất tập trung ở miền Bắc: theo kế hoạch 5 năm 1976-1980 thì diện tích đơn vị sản xuất, tức hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc tăng gấp 2 đến 2,5 lần kích thích sản xuất vẫn trì trệ.
* Cải cách xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
- Hợp tác hóa: được tiến hành khẩn trương trong các năm từ 1977-1980. Theo kế hoạch thì ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức canh tác tập thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp. Máy móc nông nghiệp của nông dân bị trưng mua để thành lập các tập đoàn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các tập đoàn sản xuất có nghĩa vụ bán sản phẩm của mình cho nhà nước theo giá kế hoạch thấp hơn nhiều giá thị trường. Bù lại nhà nước cung cấp vật tư và hàng hóa tiêu dùng cho các tập đoàn. Tuy nhiên tình hình kinh tế miền Nam không thích hợp với mô hình hợp tác hóa và chương trình “người cày có ruộng” vào đầu thập niên 1970 để phân phối ruộng đất khiến đa số nông dân miền Nam thuộc hàng trung nông với năng suất khá cao. Hơn nữa chính quyền cũng đã nhận thấy lịch sử hợp tác hóa ở miền Nam cũng bị bỏ dở.
Hậu quả lần xuất nông nghiệp giảm trong khi dân số tăng, gây ra canh thiếu lương thực thực phẩm từ 1976-1980 mặc dù trong hoàn cảnh hòa bình Việt Nam vẫn phải nhập cảng 5,6 triệu tấn thực phẩm.
*Cải tạo công thương nghiệp
Cuối tháng 8-1975: bộ chính trị lao động VN đã chỉ đạo tiến hành các chiến dịch cải tạo. Tiếp theo thường vụ trung ương cục miền Nam thông qua một số kế hoạch nhằm vào tư sản mại bản.Đợt 1 của chiến dịch này thực hiện bất ngờ vào nửa đêm ngày 9/9/1975,đợt 2 tiến hành từ ngaỳ 4-6/12,chiến dịch làm nhiều nhà tư sản lớn của miền Nam đã bị bắt, tài sản của họ bị tịch thu.Song song với tấn công tư sản mại bản,chiến dịch di dân thành phố, vì nông thôn đưa những người buôn bán về vùng kinh tế mới.
Dù vậy các hoat động cải tạo công thương ở miền Nam cho đến trước năm 1978 vẫn diễn ra 1 cách thận trọng.Vị bí thư thành ủy TPHCM lúc đó là Nguyễn Văn Linh là người am hiểu tình hình giới tư sản miền Nam, nên các biện pháp của ông mềm dẻo tỏ thái độ trân trọng và có văn hóa với giới tư sản. Nhưng chính điều này đã khiển Nguyễn Văn Linh bị mất chức bí thư thành ủy vào năm 1978, bị đưa ra khổi bộ chính trị, điều chuyển khỏi công tác phụ trách ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh TW sang phụ trách công tác dân vận, công đoàn. Từ năm 1978 hoạt động cải tạo công thương diễn ra mạnh hơn, đối tượng bị cải tạo rộng hơn trước. Sâu