Nghiên cứu áp dụng phương pháp GMM sai phân bảng Arellano-Bond để đánh
giá thực nghiệm tác động của thể chế lên đầu tư công cho 52 tỉnh/thành ở Việt
Nam trong giai đoạn 2005 – 2014. Kết quả ước lượng cho thấy thể chế có tác
động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu tổng thể, miền Bắc và miền Trung,
trong khi tác động của nó là âm có ý nghĩa lên đầu tư công ở miền Nam. Nghiên
cứu cũng phát hiện một số yếu tố như chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách,
chỉ số giá tiêu dùng và độ mở thương mại có tác động lên đầu tư công ở các
tỉnh/thành. Các phát hiện này đưa ra một số hàm ý quan trọng cho chính quyền
ở các tỉnh/thành liên quan đến cải cách thể chế và đầu tư công địa phương.
32 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công ở các tỉnh / thành của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QT6.2/KHCN1-BM17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ
LÊN ĐẦU TƯ CÔNG
Ở CÁC TỈNH /THÀNH CỦA VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT
Chức danh: Giảng viên
Đơn vị: Phòng Quản trị Thiết bị
Trà Vinh, ngày tháng 02 năm 2017
ISO 9001 : 2008
2
QT6.2/KHCN1-BM17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ
LÊN ĐẦU TƯ CÔNG
Ở CÁC TỈNH /THÀNH CỦA VIỆT NAM
Xác nhận của cơ quan chủ quản
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Chủ nhiệm đề tài
(Ký, ghi rõ họ tên)
Huỳnh Văn Mười Một
Trà Vinh, ngày tháng 02 năm 2017
ISO 9001 : 2008
4
TÓM TẮT
Nghiên cứu áp dụng phương pháp GMM sai phân bảng Arellano-Bond để đánh
giá thực nghiệm tác động của thể chế lên đầu tư công cho 52 tỉnh/thành ở Việt
Nam trong giai đoạn 2005 – 2014. Kết quả ước lượng cho thấy thể chế có tác
động dương ý nghĩa lên đầu tư công ở mẫu tổng thể, miền Bắc và miền Trung,
trong khi tác động của nó là âm có ý nghĩa lên đầu tư công ở miền Nam. Nghiên
cứu cũng phát hiện một số yếu tố như chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách,
chỉ số giá tiêu dùng và độ mở thương mại có tác động lên đầu tư công ở các
tỉnh/thành. Các phát hiện này đưa ra một số hàm ý quan trọng cho chính quyền
ở các tỉnh/thành liên quan đến cải cách thể chế và đầu tư công địa phương.
5
MỤC LỤC
Trang
Thông tin chung về đề tài 3
Tóm tắt 4
Danh mục các từ viết tắt 6
Danh mục bảng biểu 7
Lời cám ơn 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1. Tính cấp thiết của đề tài 9
2. Tổng quan nghiên cứu 11
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 11
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 11
3. Mục tiêu 15
4. Đối tương, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 15
4.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
4.2. Quy mô nghiên cứu 15
4.3. Phương pháp nghiên cứu 15
PHẦN NỘI DUNG 17
1. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu 17
2. Kết quả nghiên cứu 21
PHẦN KẾT LUẬN 28
1. Kết quả đề tài và thảo luận 28
2. Kiến nghị 29
Tài liệu tham khảo 30
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 1: Thống kê mô tả các biến 20
Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến 20
Bảng 3: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng
Arellano-Bond cho tổng thể mẫu (52 tỉnh/thành)
23
Bảng 4: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng
Arellano-Bond cho khu vực miền Bắc (20 tỉnh/thành)
25
Bảng 5: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng
Arellano-Bond cho khu vực miền Trung (15 tỉnh/thành)
26
Bảng 6: Kết quả ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng
Arellano-Bond cho khu vực miền Nam (17 tỉnh/thành)
27
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI : Provincial Competitiveness Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
FDI : Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GMM : Generalized Method of Moments
8
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, Tác giả chân thành cảm ơn:
- Các Giáo sư, Thầy, Cô giảng dạy các chuyên đề NCS Khóa 2014 tại Trường
Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Quý lãnh đạo, Ban Quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, Phòng Khoa học
Công nghệ Trường Đại học Trà Vinh.
- Các đồng nghiệp tại Khoa Kinh tế, Luật và Phòng Quản trị Thiết bị Trường
Đại học Trà Vinh.
- Các bạn NCS Khóa 2014 tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ giúp đỡ Tác giả trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Huỳnh Văn Mười Một
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư công có vị trí quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu phát triển
kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia và nhà nước nào. Hầu hết các nghiên cứu
tại các nước phát triển đều nhận định đầu tư công có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế, trong khi đó một số nghiên cứu ở các nước đang phát
triển và chuyển đổi cho thấy có kết quả khác nhau về vai trò của đầu tư công.
Theo Grigoli & Mills (2014), thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc
quyết định liệu đầu tư công sẽ sinh ra nguồn vốn có năng suất hay chỉ là sự
đầu tư lãng phí và kém hiệu quả cho nền kinh tế. Grigoli và Mills cho rằng
các cơ chế về thể chế sẽ quyết định liệu các dự án có được phân tích về mặt
chi phí – lợi ích chặt chẽ để đánh giá lợi ích kinh tế và xã hội của chúng hay
không, liệu chúng có được thực thi kịp tiến độ, liệu các quá trình mua sắm
trang thiết bị có đúng quy định, liệu chúng có phù hợp với chi phí dự toán và
liệu chúng có được bảo trì đầy đủ. Vì thế, với một nền tảng thể chế yếu kém,
rủi ro đưa đến là đầu tư công được dùng để phục vụ cho lợi ích của tầng lớp
quan chức, dẫn đến việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia có
chất lượng thấp. Ngoài ra, các nhà chính trị sẽ tìm mọi cách để trục lợi khi
vẫn còn quyền lực và tất nhiên điều này xảy ra nhiều hơn ở các quốc gia với
thể chế yếu kém và dẫn đến sự thất thoát của vốn đầu tư công.
Vậy chất lượng thể chế có tác động đến đầu tư công như thế nào? Grigoli
& Mills (2014) cho rằng giữa đầu tư công và chất lượng thể chế có mối quan
hệ nghịch và chất lượng quản trị thấp làm gia tăng tính thay đổi của đầu tư
công. Xu & Yao (2015) phát hiện các trưởng làng đến từ hai dòng tộc lớn
nhất ở một làng nọ (đại diện cho chất lượng thể chế của địa phương) làm gia
tăng đáng kể chi tiêu công địa phương và mối quan hệ này càng mạnh hơn
khi các dòng tộc có vẻ gắn kết hơn. Arslan & Sağlam (2011) kết luận tham
nhũng có tác động dương đến đầu công ở Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, một số
nghiên cứu trên thế giới cho thấy tùy vào bộ dữ liệu thể chế và đặc điểm của
từng quốc gia mà chất lượng thể chế có tác động thúc đẩy hoặc làm giảm đầu
tư công.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với nhịp độ khá cao, tính bình quân
giai đoạn 2001 – 2010 mỗi năm GDP tăng 7,26%; do ảnh hưởng của khủng
10
hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng GDP có giảm xuống kể từ năm 2008.
Sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong thời gian khá dài đó chủ yếu nhờ
có tỷ lệ tích lũy và đầu tư lớn. So với một số nước trong khu vực Đông và
Đông Nam Á, tỷ trọng đầu tư trong GDP của Việt Nam thuộc loại đứng đầu.
Xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
tổng đầu tư xã hội; theo số liệu năm 2000, cơ cấu này là Kinh tế nhà nước
59,1%, Kinh tế ngoài nhà nước 22,9 %; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
18%; đến năm 2010 các con số tương ứng là Kinh tế nhà nước 38,1%, Kinh
tế ngoài nhà nước 36,1 %; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25,8%
(Nguyễn Đức Kiên, 2014).
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định ba trọng tâm đột phá trong
đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với tái cơ cấu là: thể chế kinh tế thị
trường, cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Đại hội XII của Đảng
khẳng định lại chủ trương: “ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ,
tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng; tập trung vào các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm
là đầu tư công; ” (Văn kiện Đại hội đại biệu toàn quốc lần thứ XII). Đại
hội XII cũng xác định mục tiêu đến năm 2020 là : “phấn đấu cơ bản hoàn
thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo các
tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;
bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa nhà nước
và thị trường”(Văn kiện Đại hội đại biệu toàn quốc lần thứ XII).
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của chất lượng thể chế lên đầu
tư công vẫn chưa có nghiên cứu thực hiện. Nguyễn Đức Thành và Đinh
Tuấn Minh (2011) chỉ đánh giá tác động của cơ chế đầu tư lên đầu tư công.
Hai tác giả cho rằng đầu tư công của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng lại
kém hiệu quả có nguyên nhân bắt nguồn từ cơ chế đầu tư, đồng thời đưa ra
khuyến nghị chính sách nhằm đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp
chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công. Nguyễn Quốc Việt
và Chu Thị Nhường (2012) nghiên cứu tác động của tham nhũng đến quy mô
và chất lượng của đầu tư công tại Việt Nam, tác giả tiếp cận dưới góc độ kinh
tế học thể chế. Tuy nhiên, nghiên cứu này nhấn mạnh về tác động của tham
nhũng đến đầu tư công. Vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng thể chế có tác động
như thế nào lên đầu tư công ở các tỉnh/thành của Việt Nam? Liệu có sự khác
biệt gì không về tác động này giữa ba miền Bắc, Trung và Nam?
11
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu này, đề tài đánh giá thực nghiệm tác
động của chất lượng thể chế (thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -
PCI) lên đầu tư công với các biến kiểm soát như chi thường xuyên, nguồn
thu ngân sách, lực lượng lao động, GDP bình quân đầu người thực, độ mở
thương mại, chỉ số giá tiêu dùng, và cơ sở hạ tầng cho 52 tỉnh/thành của Việt
Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 thông qua phương pháp ước lượng GMM
sai phân bảng Arellano-Bond và so sánh tác động này giữa ba khu vực: miền
Bắc, miền Trung và miền Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2011) nghiên cứu về thực trạng
đầu tư công ở Việt Nam và tác động của cơ chế đầu tư công đối với tình
trạng đầu tư công của Việt Nam, bằng các số liệu thống kê từ năm 2000-
2010, nghiên cứu kết luận đầu tư công của Việt Nam có xu hướng tăng
nhưng lại kém hiệu quả có nguyên ngân bắt nguồn từ cơ chế đầu tư đồng thời
đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm đổi mới thể chế, cơ chế và những giải
pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công trong một vài
năm tới.
Nguyễn Quốc Việt và Chu Thị Nhường (2012) phân tích tác động của
tham nhũng đến quy mô và chất lượng của đầu tư công tại Việt Nam. Nghiên
cứu kế thừa phương pháp hồi quy theo mô hình tuyến tính của Tanzi và
Davoodi (1997, 1998); sử dụng dữ liệu thống kê Việt Nam giai đoạn 1995-
2010, nghiên cứu kết luận tham nhũng có mối quan hệ cùng chiều với đầu tư
công; mức độ tham nhũng cao tỷ lệ thuận với tăng quy mô đầu tư và chất
lượng đầu tư suy giảm.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Đầu tư công được xem là một công cụ điều hành vĩ mô của chính phủ và
có ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế và tăng trưởng của một quốc
gia. Theo đó, hầu hết các chính phủ sử dụng đầu tư công vào việc phát triển
cơ sở hạ tầng, vào việc phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng y tế để
thúc đẩy các hoạt động kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các
nghiên cứu hiện nay trên thế giới về tác động của thể chế lên đầu tư công còn
khá hạn chế và có hai hướng nghiên cứu chính, một là xem xét tác động của
12
tham nhũng lên đầu tư công và hai là đánh giá tác động của quản trị
công/chất lượng thể chế lên đầu tư công.
Tác động của tham nhũng lên đầu tư công
Các nghiên cứu như Tanzi & Davoodi (1998), Chakraborty & Dabla-
Norris (2009), De la Croix và Delavallade (2009), Dartanto (2010), Arslan &
Sağlam (2011) và Haque & Kneller (2014) đều cho rằng tham nhũng cao đưa
đến đầu tư công nhiều hơn. Các tác giả này đều nhận định gia tăng đầu tư
công là phương cách để các quan chức phụ trách trục lợi. Có thể có nhiều
nguyên nhân khiến cho việc tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công tăng lên
nhưng một điều có thể thấy là việc quản lý, giám sát và kiểm tra yếu kém
trong quá trình mua sắm trang thiết bị và quá trình thực hiện các dự án đầu tư
công góp phần quan trọng cho sự phát triển của tham nhũng.
Tham nhũng, đặc biệt tham nhũng chính trị, làm móp méo toàn bộ quá
trình ra quyết định gắn với các dự án đầu tư công (Tanzi & Davoodi, 1998).
Mức độ móp méo tăng lên ở những nơi có chất lượng thể chế giám sát yếu
kém. Tanzi và Davoodi sử dụng phương pháp OLS để đánh giá tác động của
tham nhũng lên đầu tư công cho 95 quốc gia từ 1982 đến 1995. Bằng chứng
thực nghiệm cho thấy tham nhũng càng cao thì đầu tư công càng cao. Thêm
vào đó, tham nhũng được cho là nguyên nhân cản trở các quốc gia nghèo bắt
kịp các quốc gia giàu có (De la Croix & Delavallade, 2009). Trong bài viết
của mình, De la Croix và Delavallade đưa ra một mô hình lý thuyết để xem
xét tác động của tham nhũng lên phân bổ đầu tư công, các yếu tố quyết định
mang tính pháp lý và chính trị của chúng. Để minh chứng, các tác giả sử
dụng phương pháp ước lượng 2SLS và dữ liệu bảng gồm 62 quốc gia trong
giai đoạn 1996 – 2004 để đánh giá thực nghiệm vấn đề này. Kết quả phân
tích và thực nghiệm cho thấy tham nhũng đưa đến các kiểu móp méo ngân
sách khác nhau tùy theo chất lượng của thể chế luật pháp và chính trị và trình
độ phát triển. Vì thế, có thể nói đầu tư của khu vực công là môi trường béo
bở để các quan chức trục lợi. Cụ thể, Arslan & Sağlam (2011) cho rằng ở
Thổ Nhĩ Kỳ sự gia tăng của tham nhũng khiến cho việc đầu tư công cũng
tăng lên. Để minh chứng, Arslan và Sağlam xem xét mối quan hệ giữa tham
nhũng và đầu tư công ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1975 – 2007 bằng phân
tích đồng liên kết Johansen. Kết quả phân tích đồng liên kết cho thấy bằng
chứng về một mối quan hệ dài hạn giữa tham nhũng và đầu tư công. Mặt
13
khác, kết luận được rút ra là tham nhũng có tác động dương đến đầu công ở
Thổ Nhĩ Kỳ.
Để làm rõ tác động của tham nhũng lên đầu tư công, nhiều mô hình lý
thuyết và thực nghiệm đã được phát triển. Chakraborty & Dabla-Norris
(2009) phát triển một mô hình tăng trưởng nội sinh chỉ ra trình độ phát triển,
tham nhũng và chất lượng đầu tư kém có sự phụ thuộc lẫn nhau. Khung lý
thuyết của họ cũng minh họa việc quản lý đầu tư công kém hiệu quả làm
giảm năng suất, chèn lấn đầu tư tư nhân và làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Trong khi đó, Haque & Kneller (2014) phát triển một mô hình tăng trưởng
nội sinh với thông tin bất cân xứng giữa chính phủ và bộ máy quan liêu trong
đó các viên chức có thể đưa ra các báo cáo giả dối về việc đấu thầu mua sắm
có chi phí cao và chất lượng cao mà thực chất là các sản phẩm có chi phí thấp
và chất lượng thấp. Điều này làm giảm chất lượng dịch vụ công, làm tăng chi
tiêu công và làm sụt giảm kinh tế. Các tác giả sử dụng phương pháp ước
lượng 3SLS và bộ dữ liệu bảng gồm 63 quốc gia trong giai đoạn 1980 – 2003
để kiểm định mô hình lý thuyết này. Kết quả cho thấy tham nhũng làm gia
tăng đầu tư công. Tuy vậy, Dartanto (2010) sử dụng các chiến lược hỗn hợp
của cân bằng Nash để làm rõ mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công.
Theo đó, Dartanto cho rằng mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công có
thể vừa dương vừa âm tùy vào mức tham nhũng. Để có thể làm rõ vấn đề này
hơn, tác giả sử dụng bộ dữ liệu khảo sát năm 2004 ở 21 tỉnh/thành (phỏng
vấn 1.305 doanh nhân) và năm 2006 ở 32 tỉnh/thành (phỏng vấn 1.760 doanh
nhân) ở Indonesia và phương pháp ước lượng OLS. Kết quả ước lượng cho
thấy mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư công có dạng phi tuyến bậc hai.
Theo đó, đầu tư công tiến tới mức thấp nhất khi chỉ số tham nhũng nằm trong
khoảng 4.42 – 4.64.
Tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư công
Hầu hết các tác giả nghiên cứu vấn đề này đều nhận định đầu tư công có
mối quan hệ nghịch với chất lượng thể chế. Theo đó, ở những quốc gia nào
mà chất lượng thể chế yếu kém thì mức đầu công cao hơn và ngược lại.
Nguyên nhân là các chính phủ có thể xem đầu tư công như là phương tiện để
trục lợi, mang lại lợi ích cho một vài cá nhân (Keefer & Knack, 2007; Grigoli
& Mills, 2014). Keefer & Knack (2007) cho rằng ở những nước có chất
lượng quản trị công kém, không có bầu cử trạnh tranh thì mức đầu tư công
cao. Để mình chứng điều này, Keefer và Knack đánh giá thực nghiệm tác
14
động của quản trị công lên đầu tư công thông qua phương pháp ước lượng
OLS và bộ dữ liệu trong giai đoạn1974 – 1998. Để lý giải cho kết quả này,
hai tác giả lập luận rằng các chính phủ sử dụng đầu tư công không hiệu quả,
xem đầu tư công như là phương tiện để trục lợi. Bằng chứng này cũng cho
thấy việc gia tăng đầu tư công thường đi kèm với việc quản lý yếu kém. Vì
vậy, hai tác giả cho rằng việc mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư công
trong nước sẽ có ít tác động đến tăng trưởng kinh tế. Hai tác giả khuyến nghị
là các nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng có lượng vốn đầu tư công lớn nên đi kèm
với các chương trình chống tham nhũng để đảm bảo các nguồn lực được đầu
tư hiệu quả. Song song đó Grigoli & Mills (2014) nhận thấy chất lượng quản
trị thấp làm gia tăng tính thay đổi của đầu tư công và ủng hộ giả thuyết cho
rằng chính phủ sử dụng đầu tư công như một phương tiện để trục lợi. Để làm
rõ nhận định, Grigoli và Mills đánh giá tác động của chất lượng thể chế lên
đầu tư công thông qua việc sử dụng dữ liệu bảng của 144 quốc gia trong giai
đoạn 1984-2008 và phương pháp ước lượng OLS và GMM. Kết quả ước
lượng xác nhận một mối quan hệ nghịch giữa đầu tư công và chất lượng thể
chế.
Trái với các nghiên cứu của Keefer & Knack (2007) và Grigoli & Mills
(2014) sử dụng các biến đo lường chất lượng thể chế đến từ quản trị công của
chính phủ, Xu & Yao (2015) sử dụng các biến chất lượng thể chế đến từ mối
quan hệ giữa các dòng tộc trong làng xã của Trung Quốc để nghiên cứu tác
động của chất lượng thể chế lên đầu tư công. Theo hai tác giả này, các thể
chế chính thống, các quy tắc và chuẩn mực được thiết lập và thực thi bởi các
nhóm xã hội có thúc đẩy quản trị công địa phương tốt hơn trong môi trường
mà tính dân chủ còn thấp hoặc tính quan liêu cao? Hai tác giả cho rằng câu
hỏi này khó mà trả lời bởi vì có nhiều thách thức trong việc định nghĩa và đo
lường các thể chế chính thống và xác định các tác động nhân quả của chúng.
Để làm rõ nhận định của mình, hai tác giả nghiên cứu tác động của các nhóm
dòng tộc, một trong những đại diện quan trọng nhất của các thể chế chính
thống ở các vùng nông thôn Trung Quốc, lên việc chi tiêu hàng hóa công địa
phương. Bằng cách sử dụng bộ dữ liệu bảng của 220 làng mạc Trung Quốc
từ năm 1986 đến năm 2005 và phương pháp ước lượng OLS và fixed effects,
hai tác giả phát hiện các trưởng làng đến từ hai dòng tộc lớn nhất ở một làng
nọ làm gia tăng đáng kể chi tiêu công địa phương, mối quan hệ này càng
mạnh hơn khi các dòng tộc có vẻ gắn kết hơn.
15
Kết luận:
Các nghiên cứu trong nước chú ý đầu tư công (hoặc chi tiêu công) đến
tăng trưởng kinh tế, đánh giá hiệu quả đầu tư công hay tác động của tham
nhũng đến đầu tư công. Các nghiên nước ngoài về tác động của thể chế lên
đầu tư công còn khá hạn chế và có hai hướng nghiên cứu chính, một là xem
xét tác động của tham nhũng lên đầu tư công và hai là đánh giá tác động của
quản trị công/chất lượng thể chế lên đầu tư công. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có nghiên cứu đi sâu xem xét tác động của thể chế đến đầu tư công đến
các tỉnh /thành của Việt Nam.
3. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Đánh giá tác động của chất lượng thể chế lên đầu tư
công ở các tỉnh/thành của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014.
• Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá thực nghiệm tác động của chất lượng thể
chế lên đầu tư công cho mẫu tổng thể gồm 52 tỉnh/thành ở Việt Nam
trong giai đoạn 2005 - 2014.
• Mục tiêu cụ thể 2: So sánh tác động này cho ba khu vực ở Việt Nam
(miền Bắc, miền Trung và miền Nam).
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng thể chế và đầu tư công ở 52
tỉnh/thành của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 . Các biến kiểm soát như
chi thường xuyên, nguồn thu ngân sách, lực lượng lao động, GDP bình quân đầu
người, độ mở thương mại, chỉ số giá tiêu dùng, và cơ sở hạ tầng.
4.2.Quy mô nghiên cứu
Quy mô dự kiến là tất cả các tỉnh/thành của Việt Nam, tuy nhiên trong
quá trình thu thập dữ liệu, chỉ có thể nghiên cứu trên 52 tỉnh thành của Việt
Nam.
4.3.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp hồi
quy D-GMM.
Phương pháp hồi quy GMM sai phân được phát triển bởi Arellano và
Bond (1995) và Blundell và Bond (1998) để xử