Đề tài Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận- Huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010)

Vấn đề nghèo đói hiện nay không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, mà nó là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nó diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới vì những hậu quả mà nó mang lại đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của từng quốc gia. Do vậy, vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm, một chiều, không chỉ là những giải pháp mang tính chất riêng lẻ, đơn thuần của từng quốc gia. Nó đòi hỏi phải có sự liên kết, tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như các tổ chức trên toàn thế giới mới mong đem lại hiệu quả như mong muốn. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của nhân loại. Liên Hợp Quốc đã đề ra mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, một trong những nội dung cơ bản là “triệt để loại bỏ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực và thiếu ăn)”. Các mục tiêu này đã được 189 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nhất trí đạt được trong năm 2015. Việt Nam là một nước nông nghiệp với xuất phát điểm đi lên nền kinh tế thị trường rất thấp, hậu quả sau 2 cuộc chiến tranh cùng với những sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế trong một thời gian dài đã đưa nước ta lâm vào khủng hoảng trong một thời gian dài, nền kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân vô cùng khó khăn, đã có thời kỳ nước ta phải nhập khẩu lương thực từ các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nước ta đã từng bước thoát khỏi tình trạng khó khăn, từ một nước phải nhập khẩu lương thực, hiện nay nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới. Mặc dù vậy, tỷ lệ hộ nghèo nước ta vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đời sống của người dân nơi đây gặp vô vàng khó khăn, và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu của thập niên 90, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước. Ngày 17 tháng 10 hàng năm được chọn làm ngày vì người nghèo, đó cũng là ngày Liên Hợp Quốc chọn làm ngày thế giới chống đói nghèo. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách đã ra đời nhằm mục tiêu nâng cao đời sống của người nghèo. Một trong những chương trình thu hút được sự quan tâm của cộng đồng xã hội đó là Chương trình 135: chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ (gọi tắt là chương trình 135) Tại tỉnh Bình Định, Vĩnh Thạnh là một trong ba huyện miền núi được thụ hưởng CT 135 ngay từ những năm đầu tiên của giai đoạn I . Kết thúc giai đoạn I, toàn huyện đã có 2 xã hoàn thành mục tiêu và đã tự nguyện ra khỏi CT là xã Vĩnh Hảo và xã Vĩnh Thịnh. Với những kết quả đạt được, Chính phủ đã quyết định cho huyện tiếp tục được thụ hưởng CT và Vĩnh Thuận là xã đã được bổ sung vào danh sách các xã được thụ hưởng chương trình 135 trong giai đoạn 2006-2010 Với đặc điểm là một xã mới được thành lập, dân số chủ yếu là đồng bào DTTS, lại ở vị trí cách xa trung tâm huyện nên đời sống bà con gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế nên khi CT được triển khai tại xã đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà con trong xã. Sau 5 năm triển khai, CT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đời sống của bà con đã dần được cải thiện, bộ mặt của xã bước đầu đã có những chuyển biến rõ rệt. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu của khoá luận “Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận- huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010)” nhằm đánh giá những tác động mà CT đã mang lại đối với đời sống của người dân cũng như những mong muốn của bà con đối với CT.

doc93 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận- Huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Vấn đề nghèo đói hiện nay không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, mà nó là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nó diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới vì những hậu quả mà nó mang lại đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của từng quốc gia. Do vậy, vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm, một chiều, không chỉ là những giải pháp mang tính chất riêng lẻ, đơn thuần của từng quốc gia. Nó đòi hỏi phải có sự liên kết, tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như các tổ chức trên toàn thế giới mới mong đem lại hiệu quả như mong muốn. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của nhân loại. Liên Hợp Quốc đã đề ra mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, một trong những nội dung cơ bản là “triệt để loại bỏ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực và thiếu ăn)”. Các mục tiêu này đã được 189 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nhất trí đạt được trong năm 2015. Việt Nam là một nước nông nghiệp với xuất phát điểm đi lên nền kinh tế thị trường rất thấp, hậu quả sau 2 cuộc chiến tranh cùng với những sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế trong một thời gian dài đã đưa nước ta lâm vào khủng hoảng trong một thời gian dài, nền kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân vô cùng khó khăn, đã có thời kỳ nước ta phải nhập khẩu lương thực từ các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nước ta đã từng bước thoát khỏi tình trạng khó khăn, từ một nước phải nhập khẩu lương thực, hiện nay nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới. Mặc dù vậy, tỷ lệ hộ nghèo nước ta vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đời sống của người dân nơi đây gặp vô vàng khó khăn, và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu của thập niên 90, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước. Ngày 17 tháng 10 hàng năm được chọn làm ngày vì người nghèo, đó cũng là ngày Liên Hợp Quốc chọn làm ngày thế giới chống đói nghèo. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách đã ra đời nhằm mục tiêu nâng cao đời sống của người nghèo. Một trong những chương trình thu hút được sự quan tâm của cộng đồng xã hội đó là Chương trình 135: chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ (gọi tắt là chương trình 135) Tại tỉnh Bình Định, Vĩnh Thạnh là một trong ba huyện miền núi được thụ hưởng CT 135 ngay từ những năm đầu tiên của giai đoạn I . Kết thúc giai đoạn I, toàn huyện đã có 2 xã hoàn thành mục tiêu và đã tự nguyện ra khỏi CT là xã Vĩnh Hảo và xã Vĩnh Thịnh. Với những kết quả đạt được, Chính phủ đã quyết định cho huyện tiếp tục được thụ hưởng CT và Vĩnh Thuận là xã đã được bổ sung vào danh sách các xã được thụ hưởng chương trình 135 trong giai đoạn 2006-2010 Với đặc điểm là một xã mới được thành lập, dân số chủ yếu là đồng bào DTTS, lại ở vị trí cách xa trung tâm huyện nên đời sống bà con gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn hạn chế nên khi CT được triển khai tại xã đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà con trong xã. Sau 5 năm triển khai, CT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đời sống của bà con đã dần được cải thiện, bộ mặt của xã bước đầu đã có những chuyển biến rõ rệt. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu của khoá luận “Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận- huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010)” nhằm đánh giá những tác động mà CT đã mang lại đối với đời sống của người dân cũng như những mong muốn của bà con đối với CT. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chương trình 135 là một trong những chương trình đã thu hút sự quan tâm của toàn cả cộng đồng và toàn xã hội. Với nguồn ngân sách khổng lồ mà Trung ương cũng như ngân sách của từng địa phương dành cho chương trình, tổng kinh phí giai đoạn I (1998-2005) ước tính 1870 tỷ đồng, và giai đoạn II (2006-2010) trên 14.000 tỷ đồng đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của các thôn, xã được thụ hưởng chương trình với 1715 xã được thụ hưởng chương trình trong giai đoạn I và 1779 xã, 3149 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 47 tỉnh được thụ hưởng chương trình. Đời sống người dân dần dần được cải thiện với thu nhập bình quân đầu người ở các xã trong CT đạt 4,2 triệu đồng/người/năm(so với mục tiêu của CT đến hết năm 2010 đạt trên 70% số hộ có thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/ người/ năm) [7;1]. Những kết quả đạt được đã cho thấy những hiệu quả mà CT đã mang lại đối với đời sống của bà con nghèo ở những vùng khó khăn. Chính vì vậy, đã có rất nhiều bài báo viết về kết quả của CT 135 đối với các tỉnh có các thôn, xã được thụ hưởng CT như bài viết của tác giả Đức Bảo đăng trên wesbite của chương trình 135 với bài viết Nghệ An tổng kết chương trình 135 giai đoạn II(2006-2010) hay bài viết của tác giả Lê Hương trên website của báo Đăklăk với bài viết tổng kết chương trình 135 giai đoạn II tại Dak Lak: “Đầu tư hiệu quả, đúng đối tượng” số ra ngày 22/03/2011 hay bài viết của tác giả Hoàng Anh đăng trên website báo Thái Nguyên www.baothainguyen.org.vn ngày 21/01/2011 với tiêu đề “Tổng kết việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn II” …Các bài báo trên với nội dung chính là tổng kết việc thự hiện CT 135 được tiến hành tại địa phương với tổng số vốn đầu tư, số công trình được xây dựng hay việc tỷ lệ hộ nghèo giảm như thế nào sau khi CT được triển khai. Và còn rất nhiều bài báo khác đăng trên rất nhiều các tạp chí khác nhau. Nhưng các bài viết nói trên chỉ mang tính chất thống kê những con số chứ chưa có một bài báo nào đánh giá tác động chủ CT đối với đời sống của người dân được thụ hưởng CT, những thay đổi trên các mặt khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội tại địa phương được thụ hưởng CT. Đề tài “Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận – huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010)” sẽ góp phần cung cấp những thông tin cụ thể về tác động của CT đối với đời sống kinh tế văn hoá xã hội của người dân, những mong muốn, nguyện vọng cũng như đề ra những giải pháp cụ thể nhằm giúp cho CT phát huy những hiệu quả tích cực mà nó mang lại đối với đời sống của người dân. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ¯ Mục đích nghiên cứu - Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá tác động của CT 135 giai đoạn II đối với đời sống người dân vã Vĩnh Thuận, đặc biệt là đời sống của đồng bào DTTS nơi đây, những khó khăn mà người dân gặp phải trưong quá trình tiếp nhận những hỗ trợ từ CT. - Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm giúp CT phát huy được những hiệu quả tích cực của nó, qua đó góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững mà UBND huyện đã đề ra. ¯ Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hoá một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển cộng đồng và vấn đề nghèo. + Đánh giá những chuyển biến về đời sống vật chất và đời sống tinh thần mà CT mang lại đối với bà con nơi đây. + Tìm hiểu những khó khăn cũng như những mong muốn, nguyện vọng của bà con đối với CT. + Đề ra các giải pháp cũng như những kiến nghị để CT phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo trên địa bàn xã. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ¯ Đối tượng nghiên cứu Tác động của chương trình 135 đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận- huyện Vĩnh Thạnh- tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006-2010). ¯ Khách thể nghiên cứu Khoá luận được tiến hành nghiên cứu trên số khách thể là 100 hộ dân thuộc diện hộ nghèo tại xã Vĩnh Thuận được thụ hưởng CT. ¯Phạm vi nghiên cứu Khoá luận được thực hiện tại xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ¯ Ý nghĩa lý luận - Những thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ đóng góp thêm vào hệ thống cơ sở lý luận về PTCĐ và vấn đề nghèo. - Là nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu về sau trong lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá tác động của các chương trình xoá đói giảm nghèo nói chung cũng như của CT 135 nói riêng. ¯ Ý nghĩa thực tiễn - Phản ánh thực trạng những khó khăn mà bà con gặp phải trong đời sống và sản xuất hằng ngày trước khi CT 135 được triển khai, cũng như những mong muốn, nguyện vọng của bà con đối với CT. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cho CT, cũng như các ban ngành liên quan nhằm giúp cho bà con cải thiện cuộc sống của mình. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến Xây dựng hệ thống câu hỏi liên qua đến vấn đề đang nghiên cứu, gồm 29 câu hỏi, trong đó có 21 câu hỏi đóng, 7 câu hỏi vừa đóng vừa mở, 1 câu hỏi mở. Tiến hành phát 100 bảng hỏi cho các hộ gia đình nghèo thuộc 8 làng của xã Vĩnh Thuận trong diện được thụ hưởng CT 135 giai đoạn II (2006-2010) 6.2 Phương pháp phỏng vấn Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm mục đích hiểu sâu sắc hơn về những tác động mà CT mang lại đối với đời sống của những người dân trong xã được thụ hưởng CT, những khó khăn, mong muốn của bà con. Tác giả đã tiến hành 10 cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với một số hộ dân trong xã, cán bộ làm công tác khuyến nông và cán bộ làm chính sách xã hội của xã. 6.3 Phương pháp quan sát Trong quá trình phát bảng hỏi cũng như thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu, tác giả đã quan sát về điều kiện sống của các hộ dân, thái độ của người dân đối với CT như thế nào. Sau đó, ghi chép và bổ sung thêm thông tin phục vụ cho vấn đề đang nghiên cứu. 6.4 Phương pháp thống kê toán học Dựa trên những câu trả lời đã phát từ phiếu trưng cầu ý kiến thu thập được từ người dân, tác giả tiến hành thống kê số lượng các phương án trong từng câu hỏi, tính tỷ lệ %, từ đó xét mối tương quan giữa các câu hỏi nhằm mục đích lấy thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu . 6.5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Vĩnh Thuận, báo cáo tổng kết CT 135 giai đoạn II của huyện Vĩnh Thạnh và của xã Vĩnh Thuận. Các tài liệu về lý luận PTCĐ, vấn đề nghèo, dự án PTCĐ, và TV PTCĐ. Bên cạnh đó, kết hợp với các nguồn thông tin thu thập từ các sách báo, internet…kết hợp với kết quả đã điều tra thực tế để đánh giá tác động của CT 135 đối với người dân trong xã. 7. Giả thiết nghiên cứu - Vĩnh Thuận là một xã miền núi của huyện vùng cao Vĩnh Thạnh, là xã có tỷ lệ đồng bào DTTS đông nhất huyện, bà con trong xã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống, nên rất cần nhận được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống của mình. - CT 135 giai đoạn II được triển khai trên địa bàn xã nhằm mục đích nâng cao đời sống của bà con trong xã, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế xã hội, nên đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền và người dân địa phương. - Sau khi CT được triển khai, những khó khăn mà người dân gặp phải không được giải quyết một cách triệt để. Do vậy, đời sống của người dân trong xã vẫn chưa được cải thiện. Bà con nơi đây vẫn cần nhận được sự hỗ trợ từ CT để cải thiện đời sống của mình. 8. Cấu trúc khoá luận Khoá luận ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, phần nội dung gồm 2 chương: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Kết quả nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý luận phát triển cộng đồng 1.1.1 Cộng đồng Cộng đồng là một tập thể người cùng chung sống trên một địa bàn nhất định, có ràng buộc về mặt thể chế, liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi, có chung những giá trị văn hoá và có mối quan hệ kinh tế- xã hội. 1.1.2 Phát triển cộng đồng 1.1.2.1 Định nghĩa Định nghĩa của Liên Hợp Quốc năm 1956 nêu rõ : “PTCĐ là một tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng hợp nhất với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vàp đời sống quốc gia” Định nghĩa của Murray và Ross : “ Tổ chức cộng đồng là một tiến trình, qua đó một cộng đồng nhận rõ nhu cầu hay mục tiêu của mình; sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu này; phát huy sự tự tin và ý muốn thực hịên chúng; tìm đến tài nguyên bên trong hoặc bên ngoài để giải quyết nhu cầu, mục tiêu ấy. Thông qua đó sẽ phát huy những kỹ năng và thái độ hợp tác với nhau trong cộng đồng” Định nghĩa của Trường Công Tác Xã Hội và Phát Triển Cộng Đồng Philippin: “ PTCĐ là một tiến trình giải quyết vấn đề, qua đó cộng đồng được tăng cường sức mạnh bởi các kiến thức và kỹ năng phát hiện nhu cầu, phát hiện vấn đề, ưu tiên hóa chúng, huy động tài nguyên để giải quyết và hành động chung. PTCĐ không phải là một cứu cánh mà là một kỹ thuật. Nó nhằm vào sự tăng sức mạnh cho các cộng đồng , để tự quyết định về sự phát triển của cộng đồng mình và sự định hình của lai cộng đồng mình. Mục đích cuối cùng của PTCĐ là sự tham gia chủ động với tư cách tập thể của người dân vào sự phát triển.” 1.1.2.2 Các giá trị của PTCĐ - An sinh của người dân: các thành viên trong cộng đồng được phát triển, có công ăn việc làm, được đảm bảo một cuộc sống đầy đủ về mặt vật chất, tinh thần, có giá trị, được tôn trọng và bảo vệ. - Công bằng xã hội: các thành viên trong cộng đồng được có quyền có cơ hội như nhau để thoả mãn những nhu cầu cơ bản và giữ gìn giá trị nhân phẩm của mình, có quyền được tham gia vào việc ra quyết định trong cuộc sống. - Tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội : chúng ta tin rằng con người với tư cách là một thành tố của cộng đồng và xã hội không chỉ quan tâm đến cá nhân mình mà còn có trách nhiệm với đồng loại, và cùng nhau giải quyết những nhu cầu và vấn đề chung. 1.1.2.3 Mục đích của PTCĐ - Tạo ra được những chuyển biến xã hội để đạt được sự cải thiện về điều kiện sống, về vật chất và tinh thần. - Xây dựng và củng cố các nhóm, các tổ chức trong cộng đồng. - Phát huy tối đa sự tham gia của người dân, tiềm năng của cộng đồng trong tiến trình phát triển. - Thực hiện công bằng xã hội bằng cách tạo điều kiện cho các nhóm thiệt thòi trong cộng đồng được nói lên nguyện vọng và được tham gia vào các hoạt động phát triển. 1.1.2.4 Các nguyên tắc hành động của PTCĐ - Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng của người dân. - Tin tưởng vào người dân, mọi người dân đều có khả năng tự quản lý cuộc sống của mình, tin tưởng vào khả năng thay đổi và phát triển của họ. - Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm, bức xúc hiện tại của họ. - Khuyến khích người dân cùng tham gia thảo luận, lấy quyết định chung, hành động chung để họ cùng hòa mình vào những chương trình hành động đó. Mọi chương trình hành động phải do cộng đồng tự quyết định nhằm bảo đảm sự tự chịu trách nhiệm của cộng đồng. - Bắt đầu từ những hành động nhỏ, đạt những thành công nhỏ đến các hành động lớn, đạt những thành công lớn. - Vận động thành lập nhóm nhỏ để thực hiện dự án, không chỉ để giải quyết một vấn đề cụ thể, mà còn để củng cố, làm vững mạnh tổ chức tự nguyện của người dân. - Khi tổ chức các hoạt động , cần cung cấp nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau, hoạt động chung với nhau. Qua đó, người dân đạt được cảm xúc, hoàn thành nhiệm vụ và sự gắn bó mật thiết giữa các thành viên trong cộng đồng. - Dân chủ là một nguyên tắc mà các chương trình PTCĐ cần phải đề cao và hướng tới nhằm đạt được lợi ích chung của cộng đồng, không nên áp đặt chương trình phát triển từ trên hoặc từ bên ngoài vào mà phải xuất phát từ nhu cầu của người dân, sự hỗ trợ từ bên ngoài chỉ là chất xúc tác. - Không nên đỗ lỗi cho người dân và cho rằng người dân có hạn chế về nhận thức, ít học, khó tiếp thu mà phải thấy rằng người dân chưa được tạo ra cơ hội một cách đầy đủ để phát huy tiềm năng trong quá trình phát triển. - Quy trình “hành động- suy ngẫm rút kinh nghiệm- hành động mới” cần được áp dụng thường xuyên trong tiến trình PTCĐ. - Đối tượng được ưu tiên của PTCĐ là người nghèo và người thiệt thòi. Vì vậy khi tiến hành các chương trình, các dự án phát triển cần phải bảo đảm họ là đối tượng chính được thụ hưởng các kết quả từ các dự án phát triển. - Các hoạt động của PTCĐ là các hoạt động mang tính nhân quả. Vì vây, để đạt được kết quả mong muốn, cần phải tiến hành một hệ thống các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau. 1.1.2.5 Tiến trình phát triển cộng đồng: CĐ yếu kém Tự tìm hiểu và phân tích Huấn luyện Phát huy tiềm năng Hình thành các nhóm liên kết Tăng cường động lực tự nguyện Hành động chung có lượng giá từ thấp đến cao CĐ thức tỉnh CĐ tăng năng lực CĐ tự lực Tiến trình PTCĐ trải qua các bước: Cộng đồng thức tỉnh: thông thường những cộng đồng yếu kém không ý thức đầy đủ về thực trạng của cộng đồng mình, cần phải thức tỉnh cộng đồng bao gồm: + Giúp cho cộng đồng ý thức đầy đủ các vấn đề của mình: những khó khăn, trở ngại, những nhu cầu của cộng đồng, những tiềm năng sẵn có của cộng đồng, khả năng giải quyết vấn đề của cộng đồng. + Có thể tiến hành thông qua các buổi tiếp xúc, thăm hỏi, thảo luận, bàn bạc. - Cộng đồng tăng năng lực: giúp cho cộng đồng tăng cường mối liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng, tăng cường khả năng sử dụng, khai thác phát huy nguồn tài nguyên của cộng đồng, tăng cường việc phối hợp với các nguồn lực ngoài cộng đồng, tăng cường năng lực tổ chức thực hiện của cộng đồng nhằm đạt được hiệu quả. Cộng đồng tự lực: thông qua việc tăng cường năng lực của cộng đồng, giúp cho cộng đồng tự mình giải quyết các vấn đề của cộng đồng, đồng thời giúp cho cộng đồng có khả năng tự mình phát triển vấn đề, huy động tài nguyên, tổ chức thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn có thể xảy ra trong tương lai. 1.2 Lý luận vấn đề nghèo 1.2.1 Định nghĩa nghèo * Theo Chales Booth và Selbom: Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các chuẩn đối tượng nhất định. Thước đo của các chuẩn này là các nguyên nhân nghèo thay đổi theo từng địa phương theo mốc thời gian khác nhau. * Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO): Định nghĩa nghèo theo thu nhập, theo đó một người được gọi là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân đầu người của toàn xã hội . * Theo Liên Hợp Quốc: Định nghiã người nghèo là người sống dưới mức tối thiểu để duy trì nhân phẩm, xác định mức tối thiểu này phải xem xét số người trong hộ gia đình, lứa tuổi, học vấn, địa bàn cư trú của những người nghèo. * Theo Ngân Hàng Thế Giới(WB): Xác định mức calogi tối thiểu trên một ngày(2100/calo/người/ngày). Người được đáp ứng dưới mức tối thiểu ấy được xem là người nghèo. 1.2.2 Hộ nghèo Là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện, khía cạnh. 1.2.3 Xã nghèo Một xã được gọi là nghèo có những đặc trưng cơ bản như sau: - Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ trong xã. - Không có hay thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt. - Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. 1.2.4 Vùng nghèo Vùng nghèo chỉ địa bàn tương đối rộng, có thể là một số xã nằm liền kề nhau, hay một vùng dân cư nằm ở vị trí khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất để đảm bảo cuộc sống; là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao. 1.2.5 Các tiêu chí xác định nghèo ở nước ta 1.2.5.1 Dựa trên thu nhập Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình để xác định nghèo, theo đó, một hộ được xếp vào diện nghèo nếu thu nhập đầu người của họ được xác định dưới chuẩn được xác định. Chuẩn này khác nhau giữa thành thị, nông thôn, miền núi. Ở nước ta, Chính phủ đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo từ năm 1993-2005. Cụ thể: * Giai đoạn 1993-2005: Khu vực miền núi và hải đảo: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 40.000/tháng/người tương đương 480.000/năm/người trở xuống là hộ nghèo. Khu vực nông thôn: những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 60.000/tháng/người tương đương 720.000 /năm/người trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành
Luận văn liên quan