Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội hay xã hội nói chung, nó có tính phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền vững nhất định đối với những vấn đề đụng chạm tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
13 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của dư luận xã hội tới lĩnh vực pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội hay xã hội nói chung, nó có tính phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền vững nhất định đối với những vấn đề đụng chạm tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
2. Đối tượng của dư luận xã hội
Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm tới những lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét đánh giá hoặc cần phải đề xuất phương hướng giải quyết cụ thể. Đó có thể là một vấn đề chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hóa hay đạo đức.
3. Chủ thể của dư luận xã hội
Chủ thể của dư luận xã hội chính là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến, luồng ý kiến của đa số cũng như của thiểu số. Trong xã hội ở mỗi thời điểm nhất định sẽ có sự tồn tại của nhiều dư luận xã hội thuộc các cộng đồng lớn nhỏ. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích.
4. phân biệt dư luận xã hội với tin đồn
Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lí xã hội nhưng khác với dư luận xã hội ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó. Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác.
Dư luận xã hội, ngược lại là sản phẩm tư duy phán xét của cá nhân mang nó, thể hiện quan điểm, thái độ của cá nhân mang nó trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà cá nhân đó quan tâm. Tin đồn có thể chuyển hóa thành dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét, đánh giá, bày tỏ thái độ của mình, khi thông tin về sự kiện, hiện tượng được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với nguồn tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai.
II. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
1. Tính khuynh hướng.
Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản đối hay lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực, tiến bộ, lạc hậu...Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như: thái độ rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối. VD: Nếu như quyết định của bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng học phí các trường đại học thì dư luận xã hội ngay lập tức sẽ có sự phản đối, còn quyết định tăng tiền học bổng cho học sinh, sinh viên thì sẽ được dư luận ủng hộ.
Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U thì biểu thị sự xung đột, còn nếu theo hình chữ J thì biểu thị sự thống nhất. Biểu đồ dư luận xã hội có dạng phân bố hình chữ U khi trong xã hội hai loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về một sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó để có tỷ lệ số người ủng hộ cao. Trong xã hội, nếu thái độ của dư luận xã hội đối với phần lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, đều có dạng phân bố hình chữ U thì điều đó có nghĩa xã hội đã đứng bên bờ vực nội chiến. Trong biểu đồ có dạng phân bố hình chữ J, chỉ một loại quan điểm có tỷ lệ người ủng hộ cao mà thôi.
VD 1: Về việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, có những, luồng dư luận ý kiến trái ngược nhau - ủng hộ và phản đối. Trong nước, những ý kiến phản đối việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, vì đó thực chất là buôn bán phụ nữ. Còn nhìn từ bên ngoài có những ý kiến ủng hộ: cho rằng “..... Chúng ta nên nhìn nhận họ như những người tiên phong trong cuộc sống và tôn trọng họ” (Tuổi trẻ, ngày 5.5.2006). Qua cái nhìn tích cực của tuỳ viên báo chí và thông tin đại sứ HQ tại Việt Nam “Hàn quốc phải cảm ơn Việt Nam vì đã cho chúng tôi những cô dâu ngoan và tuyệt vời”. Trong nước cũng có sự tán đồng:
nguyên tổng biên tập báo Tuổi trẻ Lê Văn Nuôi cho rằng “Hôn nhân với người khác quốc tịch trong bối cảnh nước ta quan hệ đa phương và hội nhập toàn cầu là chuyện bình thường. Nhưng chỉ bình thường và đáng ủng hộ khi họ quan hệ hôn nhân bình đẳng, đến với nhau qua một quá trình giao tiếp, có tình yêu thật sự và cô dâu Việt Nam có đủ trình độ văn hoá để hội nhập văn hoá xứ người” (Tuổi trẻ, 6.5.2006).
Hai luồng quan niệm trái ngược nhau trước hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước người nước ngoài là biểu hiện của biểu đồ dư luận xã hội hình chữ U.
VD 2: Tháng 3/2009, số người ủng hộ Vladimir Putin với vai trò Thủ tướng là 78% - không khác so với con số này hồi tháng 2. Cũng tương tự như vậy, Dmitry Medvedev với vai trò Tổng thống nhận được sự ủng hộ của 71% dân chúng. Sự ủng hộ đó của người dân nga là biểu hiện của biểu đồ dư luận xã hội hình chữ J.
2. Tính lợi ích
Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện hiện tượng xã hội đang diễn ra phải được xem xét từ góc độ mối quan hệ mật thiết của các nhóm khác nhau trong xã hội.
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân.
VD: Chính sách của chính phủ về việc trợ cấp tiền cho các hộ nghèo, phân phát gạo cho người dân một số vùng quê nghèo vào dịp tết được người dân ở đó rất quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi của họ…
Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của cả một dân tộc.
VD: Hiện nay, các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của một số cường quốc đang gây ra dư luận phản đối mạnh mẽ trên thế giới, vì nhân loại nhận thức được về một nguy cơ tiềm tàng xảy ra chiến tranh hạt nhân, hủy diệt loài người.
Trong bản thân mình thì lợi ích mới chỉ là điều kiện để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra. Chỗ này có hai điểm cần lưu ý:
- Bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển giữa cá nhân và tính xã hội, giữa tính vật chất và tính tinh thần, giữa tính trước mắt và tính lâu dài.
- Quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội là quá trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào có tổ chức tốt thành lực lượng thì nhóm đó sẽ thành công hơn trong việc bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình và ngược lại.
3. Tính lan truyền
Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể, một hiện tượng được các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kỳ một hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ một có nhân hay nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm. Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động đó có thể được coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thônh tin, cùng chia sẽ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh.
VD: Hồi tháng 5/ 2003, hàng loạt tấm hình chụp cảnh binh lính Anh làm nhục tù nhân Iraq tại trại Sọt Bánh Mì ở Basra, Iraq, đã lôi cuốn sự quan tâm, bàn luận của mọi người dân trên thế giới về vấn đề này. Sự kiện diễn ra ở Iraq nhưng sự lan truyền thông tin, thái độ, đánh giá của mọi người dân Việt Nam và các nước trên thế giới về sự kiện này rất mạnh mẽ.
4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi
Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối vừa có tính lại vừa có tính dễ biến đổi. Có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng cũng có những dư luận xã hội qua hành thập niên vẫn không thay đổi. Tính bền vững của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững. Vd: Dư luận xã hội sẽ không bao giờ thay đổi trong việc khẳng định: một nền kinh tế sẽ bị “chết” nếu đóng khép, không hội nhập, không tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường.
Cái mới lúc đầu chỉ được số ít thừa nhận và do đó dễ bị đa số phản đối. Nhưng ý kiến của đa số nhanh chóng, dẽ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống. VD: Thời kì bắt đầu chính sách đổi mới ở nước ta, chính sách khoán nông nghiệp ở nước ta còn xa lạ trong đại bộ phận nhân dân, cán bộ lãnh đạo; thậm chí có những nơi, một số cán bộ chủ trương thực hiện mô hình này bị phản đối gay gắt. Nhưng dần dần chính sách này phát huy tác dụng, tích cực thì được người dân và cán bộ đồng tình thực hiện.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện sau:
- Biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: Sự phán xét và đánh giá của dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiện tượng, hay quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực đang tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng người. Với cùng một sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau. VD: Ở Việt Nam, bò được xem là một con vật nuôi, cung cấp sức kéo, lấy sữa, thịt bò là món ăn ưa thích; nhưng đối với người dân Ấn Độ theo đạo Hindu thì bò được coi là loài vật thiêng, kể cả khi chúng quấy nhiễu tới cuộc sống của họ, và việc tín đồ ăn thịt bò sẽ bị dư luận xã hội lên án gay gắt.
- Biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa, phong tục tập quán biến đổi ngay trong một nền văn hóa – xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội. VD: Dư luận xã hội nước ta một thời lên án những bài thơ, bài hát mang âm hưởng buồn, văn viết về ẩm thực (của Nguyễn Tuân )thì nay những tác phẩm nghệ thuật đó được dư luận xã hội chấp nhận và thậm chí ca ngợi.
Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dưu luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó. Mặt khác, xuất phát từ các phán xét đánh giá bằng lời, dư luận xã hội có thể chuyển hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình. VD: Dư luận xã hội cảm thông, đồng cảm với hoàn cảnh của những trẻ em mồ côi, tật nguyền ( thể hiên bằng ý kiến ); đồng thời chính những người dân đã quyên góp từ thiện ( thể hiện bằng hành động ) để giúp đỡ những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này.
Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời ( dư luận của đa số im lặng ). Trong những xã hội thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. VD: Trong các chế độ độc tài, phát xít, hệ tư tưởng pháp luật của nó thường mất đi tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội, thông tin pháp lý bị bưng bít, các quyền cơ bản của con người bị chà đạp, xóa bỏ. Trong xã hội cũng thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới, chưa xảy ra hiện thời, chưa cấp bách. VD: Nếu như có một dự báo về việc trái đất sẽ nổ tung sau 1000 năm nữa, thì hiện tại chưa có nhiều bàn luận, nhưng tiềm ẩn về một sự “bùng nổ dư luận” khi gần tới cái mốc mà trái đất sẽ nổ tung.
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội
Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng ( đúng nhiều, đúng ít ) có thể sai ( sai ít, sai nhiều ). Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế, không nên tuyệt đối hóa nhận thức của dư luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội cũng có những hạt nhân hợp lý, không thể coi thường được.
VD: Đã tồn tại quan niệm rằng: có thế giớ của người sống (“trần gian”) thì cũng có thế giới của những người đã mất (“âm phủ”), nhiều người đã phủ nhận hoàn toàn quan niệm này, cho rằng con người ta “chết là hết”, điều đó cũng có vẻ hợp lý vì đứng trên lập trường của khoa học sinh học. Nhưng ý kiến cho rằng có thế giới của người đã chết cũng không thể nói là không có căn cứ, khi nhiều năm gần đây, câu chuyện của các nhà ngoại cảm làm công tác đi tìm mộ liệt sỹ đã khiến chúng ta phải cân nhắc.
Chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đại đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu số. Cái mới, lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy do đó dễ bị đa số phản đối. Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận của giới trí thức, của những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
III. TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI LĨNH VỰC PHÁP LUẬT.
1. Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có tính chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học.
Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng pháp luật. Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lí xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Từ đó hình thành nên các quan niệm, quan điểm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ tư tưởng pháp luật.
Ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật còn thể hiện ở chỗ, dư luận xã hội tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm, pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một xã hội nhất định bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Khi giai cấp là những lực lượng tiến bộ trong xã hội có lợi ích giai cấp phù hợp với lợi ích cơ bản của các tầng lớp xã hội khác thì tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật sẽ thể hiện nổi trội, rõ nét., ý chí của giai cấp cầm quyền có nhiều nét tương đồng với dư luận của các tầng lớp nhân dân. Qua đó dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ và tích cực tới sự hình thành, phát triển và phổ biến hệ tư tưởng pháp luật trong xã hội.
Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan trọng hàng đầu. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc bị xâm hại thì dư luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay gắt. Mỗi khi các cá nhân hoặc các nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích quộc gia, dân tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó. Điều đó cho thấy, dư luận xã hội có tác dụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật. Trong các chế độ độc tài, phát xít, hệ tư tưởng pháp luật của nó thường mất đi tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội, thông tin pháp lý bị bưng bít, các quyền cơ bản của con người bị chà đạp, xóa bỏ. Ở đó vẫn tồn tại cái gọi là “dư luận của đa số im lặng và vẫn chứa một sức mạnh tiềm ẩn, đến lúc quật dậy và tạo áp lực mạnh mẽ, góp phần hình thanh và phát triển hệ tư tưởng pháp luật mới tiến bộ hơn.
Như vậy, một mặt, thông qua quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến giữa các nhóm xã hội về những sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, dư luận xã hội góp phần làm nảy sinh các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Mặt khác, dư luận xã hội có tác dụng phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn .
2. Tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật
Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như những hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội. Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật được thể hiện trên các phương diện sau:
Một là, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật. Tình cảm pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người với môi trường pháp lý xung quanh. Trong thực tiễn đời sống pháp luật, trước những diễn biến của một sự kiện hay hiện tượng pháp luật, dư luận xã hội thường nảy sinh và biểu hiện ở hai xu hướng: thứ nhất, khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật, ủng hộ những việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân; thứ hai, phê phán, lên án các hành vi sai trái, phạm pháp, phạm tội. Về mặt tình cảm, không ai muốn mình trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội; do vậy, mỗi cá nhân đều mong muốn có thể kiểm soát, điều chỉnh tình cảm và hành vi của mình sao cho phù hợp với ý chí chung của cộng đồng xã hội. Với ý nghĩa đó, dư luận xã hội tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật, góp phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật tích cực, đúng đắn của mỗi công dân.
Hai là, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp. Tâm trạng của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội thường ngày. Dư luận xã hội có thể tác động, làm nảy sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động trước hành vi thể hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Thông qua việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” cho các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người theo gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên rằng, dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con người trước luật pháp.
Ba là, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Tâm lý pháp luật không chỉ biểu hiện ở tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người trước luật pháp, mà nó còn được biểu hiện ra ở việc các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho mỗi cá nhân luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó: hành vi đó đúng hay sai? phù hợp hay không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện một hành vi nào đó thì có bị dư luận xã hội lên án hoặc phải chịu sự xử lý theo các nguyên tắc luật định không? Điều đó cho thấy, dư luận xã hội luôn có tác động tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình.
III. KẾT LUẬN.
Trên cơ sở những tính chất vốn có, dư luận xã hội luôn phát huy những mặt tích cực của nó, như một công