Bảo vệ môi trường đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước nguy sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam nằm trong những nước đang phát triển và cũng đang phải đương đầu với những thách thức to lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới. Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu quả của Việt Nam với kinh tế thế giới đã đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước ta, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây ra nhiều áp lực với môi trường, trong đó phải kể đến sự gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bên ngoài, chất lượng môi trường suy thoái, tài nguyên môi thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn Từ đó vấn đề bảo vệ môi trường càng trở nên bức thiết.
Hiện nay, bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực quản lý chất thải- lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Thông qua những văn bản pháp luật đó, chúng ta có thể đánh giá được chính sách môi trương của Đảng, Nhà nước ta.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường nói chung và về quản lý chất thải nói riêng, em quyết định chọn để tài: “Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải” làm bài tập học kỳ. Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong bài còn rất nhiều sai sot, em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để bài làm thêm hoàn chỉnh.
18 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước nguy sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam nằm trong những nước đang phát triển và cũng đang phải đương đầu với những thách thức to lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới. Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu quả của Việt Nam với kinh tế thế giới đã đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước ta, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc phòng... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây ra nhiều áp lực với môi trường, trong đó phải kể đến sự gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bên ngoài, chất lượng môi trường suy thoái, tài nguyên môi thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn… Từ đó vấn đề bảo vệ môi trường càng trở nên bức thiết.
Hiện nay, bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực quản lý chất thải- lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Thông qua những văn bản pháp luật đó, chúng ta có thể đánh giá được chính sách môi trương của Đảng, Nhà nước ta.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường nói chung và về quản lý chất thải nói riêng, em quyết định chọn để tài: “Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải” làm bài tập học kỳ. Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong bài còn rất nhiều sai sot, em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để bài làm thêm hoàn chỉnh.
Em xin cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung về chất thải và quản lý chất thải.
1. Chất thải
*Khái niệm chất thải
Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì “chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác”. Do đó có thể hiểu một vật có phải là chất thải hay không phụ thuộc vào ý chí của người sở hữu vật đó. Sự tồn tại của chất thải sẽ đồng nghĩa với nhu cầu loại bỏ nó hay biến đổi nó thành một dạng vật chất khác có ích cho đời sống con người. Theo Công ước Basel (1989) chất thải được định nghĩa như sau: “Phế thải là các chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu hủy, có quyết định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy theo các điều khoản của luật lệ quốc gia”. Như vậy có nghĩa là chất thải là sản phẩm phụ của các hoạt động của con người. Nó không còn giá trị sử dụng đối với con người và bị loại ra khỏi cuộc sống.
Nhìn chung, dù được định nghĩa bởi nhiều quan điểm khác nhau song về cơ bản có thể hiểu một cách khái quát chất thải là một dạng vật chất phức tạp, chứa đựng những yếu tố không có lợi cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Do đó cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các loại chất thải để phân loại và áp dụng các biện pháp xử lý, kiểm soát chất thải phù hợp mang tính chuyên trách, nhằm loại bỏ khả năng gây hại của các loại chất thải.
* Phân loại chất thải.
Tùy vào từng tiêu chí chất thải có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:
- Căn cứ vào nguồn phát sinh, chất thải gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải công nghiệp.
- Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh, chất thải gồm: Chất thải thông thường và chất thải nguy hại.
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại, chất thải gồm: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.
2. Quản lý chất thải
Theo điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì “quản lý chất thải là họat động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”. Còn theo Công ước Basel (1989) thì “quản lý chất thải” là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy. Như vậy, có thể hiểu quản lý chất thải nói chung là một quy trình khép kín và tuần tự, chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu. Việc quản lý chất thải được thực hiện bởi nhiều hoạt động khác nhau. Những tác động này phải luôn đảm bảo có sự gắn kết, chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý và tiêu hủy hoàn toàn.
Quản lý chất thải có thể hiểu là một quá trình tổng hợp của nhiều hoạt động không tách rời, bao gồm:
- Hoạt động thu gom chất thải: là việc thu gom, phân loại, đóng gói, lưu giữ tạm thời chất thải tại các địa điểm hoặc cơ sở đã được chấp nhận. Đây là giai đoạn đầu tiên, không thể thiếu trong quá trình quản lý chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải.
- Hoạt động lưu giữ chất thải: là việc lưu giữ và bảo quản chất thải trong một thời gian nhất định với những điều kiện cần thiết để đảm bảo không rò rỉ, phát tán, thất thoát ra môi trường cho đến khi chất thải được vận chuyển đến các địa điểm hoặc cơ sở tiêu hủy được chấp nhận.
- Hoạt động vận chuyển chất thải: là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải. Đây là giai đoạn cần thiết để quá trình kiểm soát chất thải được triệt để và chặt chẽ hơn.
- Hoạt động xử lý chất thải: là quá trình sử dụng công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật (kể cả việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng, thiêu đốt chất thải) làm thay đổi các tính chất và thành phần của chất thải nhằm làm mất hoặc giảm mức độ gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
- Hoạt động tiêu hủy chất thải: là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả chôn lấp) chất thải làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Tất cả những hoạt động trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động trước là cơ sở cho hoạt động sau này có thể diễn ra. Do đó, để quản lý chất thải một cách hiệu quả cần phải quản lý tốt tất cả các khâu, từ khâu thu gom đến khâu tiêu hủy chất thải.
II. Thực trạng chất thải và pháp luật quản lý chất thải trong thời kỳ hội nhập kinh tế ở Việt Nam.
1. Thực trạng chất thải trong thời kỳ hội nhập kinh tế ở Việt Nam.
Những năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nhưng đi cùng với sự phát triển đó là mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Hàng năm, chúng ta đổ ra môi trường một khối lượng rác thải khổng lồ, phần lớn trong số đó chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để. Theo thống kê trong Báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 do Bộ tài nguyên môi trường, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng Cơ quan phát triển quốc tế Canada thực hiện thì mỗi năm Việt Nam thải ra trên 15 triệu tấn chất thải, trung bình là 49134 tấn/ ngày bao gồm: Chất thải công nghiệp là 26877 tấn/ ngày, chất thải sinh hoạt là 21220 tấn/ ngày, chất thải y tế là 240 tấn/ ngày, cùng hàng nghìn m3 nước thải và khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, công trường, bệnh viện... thải ra môi trường(2) Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 do Bộ tài nguyên môi trường, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng Cơ quan phát triển quốc tế Canada thực hiện
.Phần lớn chúng đều chưa được xử lý và trở thành nguy cơ lớn tới sức khỏe và môi trường sống hiện nay. Theo số liệu của WB cung cấp, ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 24% tổng dân số nhưng lại có đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm, chiếm khoảng 40% lượng chất thải của cả nước.
Lượng chất thải phát sinh trong thời kỳ hội nhập kinh tế vẫn không ngừng tăng lên song việc thu gom còn chưa được thực hiện toàn diện. Khối lượng chất thải được xử lý hầu như không đáng kể. Theo WB thì chỉ có gần 3/4 lượng rác thải ở các đô thị và 1/5 lượng rác thải ở nông thôn được thu gom, chỉ có khoảng 1/5 số điểm tiêu hủy rác trên cả nước là hợp vệ sinh còn chủ yếu là các bãi chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật. Hình thức tiêu hủy rác thải chủ yếu là đổ ở các bãi rác lộ thiên rồi đem đốt, gây ô nhiễm môi trường cho vùng dân cư xung quanh. Bên cạnh đó, nước ta còn thiếu những hệ thống xử lý chất thải công nghiệp nguy hại và các cơ chế khuyến khích việc thực hiện những biện pháp tiêu hủy an toàn.
Ngoài ra, lượng khí thải trên đất nước ta khi phát sinh đều chưa được qua bất kỳ một khâu xử lý nào khiến cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề. Không khí chủ yếu bị ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trung bình một ngày thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Mặt khác, nước thải cũng đang là một vấn đề bức xúc hiện nay. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có trạm xử lý nước thải. Hàng nghìn m3 nước thải có chứa các chất độc hại được thải trực tiếp ra sông ngòi gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, nước thải bệnh viện cũng chưa được xử lý, như tại Hà Nội mỗi ngày có hàng trăm nghìn m3 nước thải nhưng hệ thống xử lý chỉ đáp ứng được 25% tổng số nước thải đó.
Như vậy, cùng với sự phát triển đáng kể của nền kinh tế, thực trạng chất thải đang là một vấn đề bức xúc hiện nay, đặc biệt là tại các thành phố lớn có mật độ dân số cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng...
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề do chất thải này, cụ thể là:
- Do những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển và mở rộng của các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất, các loại chất thải ngày càng tăng lên trong khi hầu hết các quá trình quản lý chất thải tại Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức, những giải pháp để quản lý và kiểm soát chất thải còn thiếu sự quan tâm của cơ quan chức năng và toàn xã hội.
- Ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và vệ sinh rác thải nói riêng của người dân còn chưa cao. Kiến thức về rác thải còn hạn chế, trong khi đó ngành vệ sinh môi trường vốn cũng chưa hoàn thiện.
- Một nguyên nhân nữa là do sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật về chất thải ở Việt Nam.
- Nguyên nhân cuối cùng là do sự lạc hậu về trình độ khoa học kỹ thuật, phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vốn đầu tư cho các dự án, các hoạt động về kiểm soát chất thải, thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn về vấn đề này.
2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải trong thời kỳ hội nhập kinh tế
a) Các quy định pháp luật chung
* Đối với cá nhân, tổ chức: Điều 66, 68 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định, các cá nhân, tổ chức trong hoạt động của mình mà làm phát sinh chất thải thì phải có những trách nhiệm sau:
- Áp dụng các biện pháp làm giảm thiểu phát sinh chất thải: Các biện pháp giảm thiểu việc phát sinh chất thải rất đa dạng, từ việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu; sử dụng vật liệu bao bì đóng gói cho tới các biện pháp quản lý; áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng công nghiệ sạch trong sản xuất... Các biện pháp giảm thiểu chất thải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý chất thải bởi nó loại trừ được nguyên nhân làm phát sinh chất thải.
- Có biện pháp thu gom đến mức tối đa lượng chất thải mà mình tạo ra: Trong trường hợp không thể loại trừ việc phát sinh chất thải, người sản sinh chất thải có trách nhiệm thu gom chất thải, không được để chất thải thoát ra ngoài môi trường. Khả năng thực hiện biện pháp thu gom phụ thuộc vào dạng tồn tại của chất thải. Thực hiện biện pháp thu gom chất thải là điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ tiếp theo của người sản sinh chất thải.
- Phân loại chất thải ngay từ nguồn: Việc phân loại chất thải từ nguồn nhằm mục đích tránh tình trạng lây nhiễm các chất độc hại từ chất thải này sang chất thải khác và phục vụ cho hoạt động tái chế, tái sự dụng chất thải. Phân loại chất thải ngay từ nguồn áp dụng chủ yếu với chất thải rắn. Có nhiều tiêu chí khác nhau để tổ chức việc phân loại chất thải, phân loại giữa chất thải độc hại và chất thải không độc hại, phân loại chất thải có thể hay không thể tái chế, tái sử dụng... Quá trình phân loại chất thải để tái chế, tái sử dụng nhằm mục đích giảm lượng chất thải phải xử lý tiêu hủy.
- Có trách nhiệm xử lý chất thải: Trách nhiệm xử lý chất thải là trách nhiệm của người sản sinh ra chất thải. Người sản sinh chất thải có thể tự mình thực hiện các biện pháp xử lý như chôn lấp, đốt... hoặc phải chi trả chi phí để xử lý. Trong trường hợp người sản sinh chất thải không có thiết bị xử lý thì phải có hợp đồng với một đơn vị có chức năng quản lý chất thải để thu gom và xử lý triệt để; và phải trả chi phí quản lý và xử lý chất thải.Việc áp dụng các biện pháp xử lý phải phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, không được làm ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định các tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải phải sử dụng phương tiện, công nghệ thích hợp nhằm phòng tránh ô nhiễm môi trường. Thông thường, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải là loại hình doanh nghiệp công ích, chịu sự quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp. Tuy nhiên trong xu thế xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, Nhà nước khuyến khích các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức tự quản tham gia vào hoạt động này. Thực thế trong thời gian qua tại các địa phương như Lạng Sơn, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác đã chứng minh hiệu quả rõ rệt về kinh tế và môi trường khi đa dạng hóa các hình thức hoạt động lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải.
Bên cạnh đó, theo điều 67 Luật bảo vệ môi trường 2005 chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn phải có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây:
Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Pin, ắc quy.
Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp.
Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân hủy trong tự nhiên.
Sản phẩm thuốc, hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thuốc chữa bệnh cho người.
Phương tiện giao thông.
Săm, lốp.
Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
*Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực thi nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân. Cụ thể là theo điều 69 Luật bảo vệ môi trường 2005, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
- Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.
- Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng, phục vụ quản lý chất thải thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Kiểm tra, giám định các chương trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào sử dụng.
- Ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
b) Các quy định pháp luật cụ thể:
Các quy định pháp luật cụ thể về quản lý chất thải trong thời kỳ hội nhập được chia làm 5 nhóm căn cứ vào các loại chất thải. Các quy định này đều được nêu chi tiết tại Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn và một số nghị định có liên quan. Cụ thể như sau:
* Các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại:
Tại điều 70 Luật bảo vệ môi trường 2005, pháp luật đã quy định cụ thể về việc các tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phổ biến điều kiện về năng lực và hướng dẫn việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, mã số hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho những tổ chức, cá nhân đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải.
Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại cũng được quy định cụ thể tại điều 71, 72, 73 Luật bảo vệ môi trường 2005. Các hoạt động này đều phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo yêu cầu luật định.
Theo điều 74, 75 tại Luật này, cơ sở xử lý chất thải nguy hại và khu chôn lấp chất thải nguy hại cũng được quy định với các điều kiện nghiêm ngặt về công nghệ cũng như quy trình, thủ tục tiến hành xử lý chất thải để đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, pháp luật còn chỉ rõ Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại được quy định tại điều 76 Luật bảo vệ môi trường 2005. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.
* Các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường:
Theo điều 77 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn thì chất thải rắn thông thường gồm chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng và chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.
Điều 78 và điều 79 Luật bảo vệ môi trường là các quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường và tiêu chuẩn về cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường để đảm bảo thực hiện hoạt động quản lý chât thải rắn thông thường một cách hiệu quả. Ngoài ra, pháp luật còn quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, quản lý các cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn. Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường.
Tại điều 80, Luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định về nội dung xây dựng quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng, tổ chức xây dựng và quản lý các cơ sở thu gom, tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
* Các quy định pháp luật về quản lý nước thải:
Điều 81 Luật bảo vệ môi trường 2005 đã đưa ra các quy định về thu gom, xử lý nước thải đối với từng loại nước thải, đó là:
- Đối với hệ thống nước thải ở các khu đô thị và khu dân cư tập trung phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường.
- Đối với nước tải của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hay khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được thì được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường.
- Đối với nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Luật bảo vệ môi trường 2005 còn chỉ ra những đối tượng bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải và những tiêu chuẩn cụ thể của các hệ thống đó để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường nước trong sạch (điều 82). Ngoài ra, chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
* Các quy định pháp luật về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ:
Hoạt động quản lý và kiểm soát bụi và khí thải được quy định tại điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005. Pháp luật quy định trách nhiệm đối với