Đề tài Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ tài nguyên môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên rừng

Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam. Thực tế gia nhập WTO tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Song tồn tại song song với công cuộc hội nhập kinh tế trong các lĩnh vực xuất khẩu thì vấn đề về Bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách hiện nay.Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu tác tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ tài nguyên môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ tài nguyên môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. MỞ ĐẦU Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam. Thực tế gia nhập WTO tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Song tồn tại song song với công cuộc hội nhập kinh tế trong các lĩnh vực xuất khẩu thì vấn đề về Bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách hiện nay.Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu tác tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ tài nguyên môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1. 1. Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế là một quá trình phá bỏ tính chất tự cung, tự cấp, khép kín của một quốc gia và trong phạm vi quốc gia, để mở rộng giao lưu buôn bán với các quốc gia khác. Như vậy, kéo theo và vượt lên trên các quan hệ thương mại, thì sự phân công lao động quốc tế đang ngày một hiện hữu trong đời sống kinh tế thế giới. Việc một quốc gia tự xác định những giá trị mà mình đóng góp vào giá trị chung của nhân loại là vấn đề cực kỳ quan trọng hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu, bức thiết của đất nước ta. Nhận rõ lợi thế và thách thức để chủ động hội nhập là điều hết sức cần thiết. Có vậy chúng ta mới đẩy nhanh quá trình hội nhập với quy mô rộng hơn, trình độ cao hơn… Hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của bản thân nền kinh tế nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắt buộc. Thời cơ đang đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa chọn ưu việt nào hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn như thế nào để vẫn hội nhập phát triển mà vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tự chủ, vẫn hội nhập mà không đánh mất truyền thống, hội nhập mà an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, hội nhập mà xã hội lành mạnh và phát triển. 1.2. Tài nguyên rừng là gì? 1.2.1. Tài nguyên Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. 1.2.2. Rừng “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.”( Điều 3 uật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004). 1.3. Các quy định luật trong các lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên rừng Quy định pháp luật có tác động trực tiếp, toàn diện đối với lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng Việt Nam là Luật bảo vệ môi trường 2005 và luật bảo vệ và phát triển rừng 2004. Điều 4 Luật bảo vệ môi trường đã thể hiên nguyên tắc cơ bản của pháp luật môi trường: “bảo vệ môi trường phải gắn kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu”. Với những sửa đổi bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị của đất nước cũng như trên thế giới, các văn bản quy phạm pháp luật trong nước và các Điều ước quốc tế đã hình thành nên khung pháp luật về môi trường, đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, trở thành công cụ pháp lí hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững và mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia và tổ chức quốc tế: - Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008, Về quỹ bảo vệ và phát triển rừng. - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006, về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. - Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. - Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007, Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. - Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính Phủ, Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. - Quyết định số 258/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính Phủ, Về việc phê duyệt chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2006 - 2010 (Chu kỳ IV). - Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2010… 2. Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ tài nguyên môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. 2.1. Về mặt tích cực: Phải khẳng định tự do hoá thương mại và đầu tư có tác động rất lớn đối với khai thác và sử dụng đất, rừng, làm tăng của cải cho xã hội, tăng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Tự do hoá thương mại và đầu tư làm cho người lao động gắn bó hơn với rừng, coi rừng là tài nguyên thực sự, từ đó giúp tăng lượng của cải làm ra từ rừng. Trong những năm qua, nhờ tăng diện tích và năng suất, sản lượng lâm nghiệp đều tăng nhanh. Trong thời kỳ 1995-2004, diện tích trồng cà phê tăng 200%, , diện tích trồng cao su tăng 50%, diện tích trồng chè tăng 40%; sản lượng cà phê của cả nước tăng 4 lần, sản lượng cao su tăng hơn 2 lần, sản lượng chè tăng 4 lần. Xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, nhiều mặt hàng đã có sức cạnh tranh cao hơn, có vị thế quan trọng hơn trên thị trường thế giới như hạt tiêu, gạo, cà phê, hạt điều. Năm 2006, sản lượng chè đạt 599,5 ngàn tấn; cao su: 538,6 ngàn tấn, cà phê: 824,4 ngàn tấn, hồ tiêu: 82,2 ngàn tấn, điều: 223,3 ngàn tấn... Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm sản hàng năm tăng bình quân khoảng 15%, tương đương khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Diện tích rừng trồng tập trung tăng từ 169 ngàn ha  năm 1986 lên 210 ngàn ha năm 1995 và đạt 185 ngàn ha năm 2005. Đến năm 2008 đạt 270 ngàn ha.( QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2008) Kế hoạch cho xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đặt ra từ những năm đầu thế kỷ là năm 2005, xuất khẩu đồ gỗ đạt 600 triệu USD, năm 2010 đạt 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2004, lần đầu tiên xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vượt mức 1 tỷ USD. Năm 2005, con số đạt 1,517 tỷ USD. Số liệu thống kê của ngành hải quan, từ đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm từ gỗ cả nước ước đạt hơn 1,5 tỷ USD, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm 2009. Hiện giá trị đơn hàng mà doanh nghiệp gỗ ký kết với các đối tác nhập khẩu ước đạt hơn 3 tỷ USD, tăng khoảng 320 triệu USD so với năm 2009 và đảm bảo có đơn hàng hoạt động đến hết năm 2010. Tuy nhiên, theo cam kết với WTO, thuế xuất khẩu các mặt hàng từ gỗ của Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế 10%. Cũng thời gian này, theo Luật Thuế tài nguyên cho gỗ tùy theo từnAg chủng loại sẽ bị áp mức giá thuế từ 10-40%. Với mức này, Việt Nam đã vượt qua Philipine trong cuộc chạy đua giành thị phần thị trường đồ gỗ nội thất của thế giới. Thị trường chính cho hàng đồ gỗ của Việt Nam là Nhật, EU, Pháp Mỹ, Đức... Hiện được biết Trung Quốc là nước chiếm thị phần đồ gỗ nội thất lớn nhất với 11,9% thị phần thế giới. Sau đó đến các nước: Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Là nước có nhiều lợi thế như chi phí sản xuất thấp, nguồn nhân lực đông đảo, có trình độ tay nghề tương đối cao, do vậy Việt Nam có ưu thế trong lĩnh vực này. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam trong những năm gần đây theo ước tính là xấp xỉ 40% /năm(9). Hiện nay, cả nước Việt Nam có khoảng 2000 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ, trong đó có nhiều doanh nghiệp mạnh. Chẳng hạn ở Bình Định, có cụm công nghiệp gỗ Phú Tài với gần 60 doanh nghiệp cùng hợp tác sản xuất và kinh doanh. Do khả năng sản xuất tăng nhanh, nguồn gỗ nguyên liệu trong nước hạn chế, phải tăng nhập khẩu làm giá gỗ nguyên liệu gia tăng nhanh đã dẫn đến tình trạng gia tăng chặt phá rừng, buôn bán, vận chuyển gỗ lậu.... Sản phẩm gỗ của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, Anh, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc. Với cao su, cuối năm 2005, cả nước có hơn 478.000 ha cao su (so với 440.800 ha/2003; 454.100 ha/2004 và khoảng 490.000 ha/2006 ), chủ yếu trồng tại Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung. Năm 2005, cả nước xuất khẩu 587.000 tấn cao su, đạt kim ngạch 772 triệu USD. Năm 2006, do giá cao su tăng đột biến (tăng 45%) - chủ yếu là thị trường Trung Quốc thiếu cao su tự nhiên, xuất khẩu cả nước đạt 680.000 tấn cao su (chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với 300.000 tấn), thu về 1,3 tỷ USD - vượt 500 triệu USD so với kế hoạch và tăng 64%(10). Với cà phê, năm 2005, Việt Nam sản xuất được 803.647 tấn cà phê, thu về 634,2 triệu USD. Năm 2006 chỉ tăng 0,6% về sản lượng nhưng thu về 1,10 tỷ USD, tăng 49% kim ngạch(10). Năm 2006, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta (như chỉ đứng thứ 5 về kim ngạch). Tình hình và những số liệu trên cho thấy nhờ toàn cầu hoá kinh tế, rừng trở nên những nguồn lực quan trọng hơn, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế đất nước. 2.2. Về mặt tiêu cực Các nguồn tài nguyên rừng do bị khai thác quá mức hoặc do con người chỉ coi trọng khai thác mà chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ, giữ gìn như một nguồn lực quan trọng nên chúng đang bị suy giảm mạnh về chất lượng và số lượng. Với vị trí địa lý đặc thù, Việt Nam là một trong những trung tâm trên thế giới có các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng tự nhiên trên cạn, đất ngập nước, đồi núi đá vôi, đất khô, cùng các hệ sinh thái tự nhiên dọc theo bờ biển và các hải đảo. Tuy nhiên, hơn 2.000 cơ sở sản xuất và chế biến đồ gỗ, với năng lực sản xuất khoảng 2,5 triệu m3 gỗ mỗi năm, trong đó có khoảng 450 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đồ gỗ, đã làm cho nước ta từ chỗ có nguồn tài nguyên rừng nguyên sinh phong phú đến chỗ diện tích rừng bị mất khá lớn. Số gỗ xuất lậu và buôn bán phi pháp trên thị trường nội địa chẳng những không giảm, mà còn có nguy cơ gia tăng. Vấn đề di dân, đặc biệt là di dân tự do (không có tổ chức) kéo theo tình trạng đất rừng, phá rừng lấy đất canh tác, làm nương rẫy, trồng cây (cao su, cà phê...) phục vụ các mục đích thương mại, đặc biệt cho xuất khẩu. Khoảng 10 năm gần đây, nhu cầu trồng cao su, cà phê... và một số nông lâm sản xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ đã khiến số diện tích rừng bị đất phá lấy đất canh tác phục vụ các mục đích xuất khẩu gia tăng, đặc biệt ở những nơi công tác kiểm soát của chính quyền địa phương lỏng lẻo, yếu kém. Thậm chí do quản lý kém, các chương trình di dân có tổ chức đến một số nơi thuộc Cao nguyên Trung bộ, theo điều tra cũng làm tăng các hoạt động phá rừng. Do nhu cầu về gỗ để làm nhà, làm đồ nội thất rất lớn đã đẩy giá gỗ tăng rất nhanh, đặc biệt ở các đô thị, cho nên tình trạng buôn lậu gỗ, phá rừng trở nên phổ biến ở nhiều nơi. Năm 2009, cả nước đã phát hiện 40.929 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Xử lý 34.370 vụ, 34.046 vụ xử phạt hành chính, 324 vụ xử lý hình sự với 210 bị can; số vụ đưa ra xét xử thấp 47 vụ với 52 bị cáo. Tang vật, phương tiện tịch thu gồm có gỗ tròn 25.598,9m3 (gỗ quý hiếm 1.779,5m3); gỗ xẻ 26.316,9m3 (gỗ quý hiếm 3.998,1m3); động vật hoang dã 12.930 cá thể (có 723 cá thể quý, hiếm) khối lượng gần 38 tấn; xe ô tô, máy kéo 300 chiếc; xe trâu bò kéo 165 chiếc; xe máy 2.026 chiếc; ghe, tầu, thuyền 56 chiếc; phương tiện khác 20.063 cái. Tổng số tiền thu được trên 213,110 tỷ đồng - tăng 3% so với năm 2008 (tiền phạt 62,502 tỷ; bán tang vật tịch thu 149,353 tỷ; truy thu thuế 0,159 tỷ; thu khác 1,094 tỷ đồng). Nộp ngân sách trên 186,428 tỷ đồng.( Bản tin Kiểm lâm Việt Nam  Năm 2010  Số 1) Với tốc độ tàn phá rừng như hiện nay (trung bình mỗi năm mất đi 200 nghìn héc-ta) thì diện tích rừng trồng mới (chỉ đạt từ 50 nghìn đến 100 nghìn héc-ta mỗi năm) quả là con số bé nhỏ. Nước ta đang đối mặt với nguy cơ không còn rừng Rừng bị đất cháy, bị thiêu trụi, bị tàn phá, tốc độ phát triển không kịp mức khai thác dẫn đến suy giảm khả năng xuất khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ và lâm sản. Mặt khác diện tích rừng bị thu hẹp làm môi trường sinh thái mất cân bằng, nhiều lọai cây, loài động vật quý hiếm bị xoá sổ, khả năng giữ nước trong đất yếu đi… Điều này sinh ra những thảm hoạ lớn cho con người như lũ lụt xói mòn, lở đất…. Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các giống, loài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người là cái giá phải trả cho sự phát triển thương mại trong bối cảnh tự do hóa thương mại được tiến hành chỉ trong những năm trở lại đây ở nước ta. Như vậy khả năng phát triển bền vững nền kinh tế như mong muốn của Chính phủ giảm dần và mất đi 3. Một số phương hướng hoàn thiện và giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững tài nguyên tài nguyên rừng trong thời kì hội nhập kinh tế. 3.1. Phương hướng hoàn thiện. Chính sách, pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo hướng sau: Thứ nhất, phải phù hợp với quan điểm của Đảng, đặc biệt là nghị quyết Đại hội IX, trong đó phải gắn việc phát triển kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Thứ hai, phải thể hiện được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại và pháp luật BVMT. Thứ ba, phải giải quyết được hài hòa mối quan hệ hữu cơ giữa thương mại và môi trường. Thứ tư, phải phù hợp với pháp luật quốc tế, đặc biệt là phản ánh được các cam kết của Việt Nam thể hiện qua các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Nhằm khắc phục sự khác biệt giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế thì trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần có sự rà soát một cách thường xuyên và hệ thống, nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài để từng bước có sự xích lại gần nhau giữa pháp luật Việt Nam với luật chơi chung. 3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững tài nguyên tài nguyên rừng Đối với tài nguyên rừng, thứ nhất, tăng cường sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn, bổ sung và ban hành mới các văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng, các văn bản pháp luật hỗ trợ hoạt động thương mại quốc tế về tài nguyên rừng khi Việt Nam đang tham gia WTO… Thứ hai, hoàn thiện công tác tham mưu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức triển khai rà soát, bổ sung thông tin về loại rừng và trạng thái rừng. Khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ký hợp đồng khoán cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Bên cạch đó, cần có chính sách cho phép các chủ rừng khai thác, hưởng lợi hợp lý từ lâm sản rừng Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật đất đai; đảm bảo cho các quy định của pháp luật và chính sách phát triển bền vững vốn rừng được thực hiện tốt. Thứ tư, cần có chính sách khuyến khích tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia việc bảo vệ và phát triển rừng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các phần đó được hưởng vốn ưu đãi phục vụ cho công tác trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến, giảm thuế, phí trồng quá trình hoạt động. Việc trồng rừng không nên chỉ giao cho các nông lâm trường quốc doanh mà nên mạnh dạn giao khuyến khích huy động được mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào trồng rừng. Thứ năm, tăng cường và đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng và thực hiện chính sách trồng cây gây rừng. Thứ sáu, tăng cường hợp tác với nước ngoài, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước vay vốn hoặc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để trồng rừng nguyên liệu hoặc chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. III. KẾT LUẬN. Tác động hội nhập kinh tế đến môi trường trong các lĩnh vực xuất khẩu là một vấn đề khá phức tạp hiện nay. Hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tích cực đến hoạt động kinh tế ngoại thương của đất nước đặc biệt là pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật môi trường 2005 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU………………………………………………………...trang 1 II. NỘI DUNG……………………………………………………..trang 1 Cơ sở lý luận………………………………………………..….trang 1 Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ tài nguyên môi trường bằng pháp luật trong các lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên rừng............................................................................................ Một số phương hướng hoàn thiện và giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững tài nguyên tài nguyên rừng trong thời kì hội nhập kinh tế……………………………………………………..……trang 8 III. KẾT LUẬN………………………………………………...…trang 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………trang 11
Luận văn liên quan