Đề tài Tác động của khói bụi công nghiệp đến môi trường sống của người dân (nghiên cứu cụ thể tại Hà Nội)

Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng nên nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn. Chính vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng luôn là nghành được đầu tư, ưu tiên phát triển trước. Và trên thực tế ở nước ta, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng luôn gắn liền với sự phát triển của đất nước, mạnh nhất là từ khi thống nhất đất nước (1975) đến nay. Từ sau đại hôị Đảng lần thứ 6 (1986), quan điểm của Đảng và nhà nước ta là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu cơ bản là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Chính sách này tạo điều kiện để nhiều nghành kinh tế phát triển, điều đó đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải được đầu tư rất lớn. Chính vì vậy, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có vai trò quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được về mặt kinh tế thì những hệ lụy về môi trường, đến sức khỏe con người do tác động của quá trình sản xuất vật liệu xây dựng đang là những thách thức lớn đối với nước ta. Là một bộ phận quan trọng của nghành sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất xi măng đã phát triển từ rất sớm và ngày càng được đầu tư công nghệ hiện đại để nhằm nâng cao năng lực sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, ở một số vùng hiện nay, việc sản xuất xi măng vẫn còn áp dụng công nghệ lò đứng (là công nghệ đã cũ và lạc hậu), một công nghệ phát thải khói bụi trực tiếp ra không khí mà không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường sống tại vùng đồng thời, để lại những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của con người và xã hội. Cách trung tâm Hà Nội 20km về phía tây, nhà máy xi măng Sài Sơn là một ví dụ điển hình phản ánh những hệ lụy mà công nghiệp khai thác và chế biến xi măng mang lại. Việc nằm giữa một vùng dân cư đông đúc, lại sử dụng công nghệ đã cũ từ những năm 1958 với tần suất hoạt động liên tục suốt ngày đêm là nguyên nhân khiến môi trường sống nơi đây ngày càng xấu đi. Chính vì vậy, là người sống trong vùng, tôi quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của khói bụi nhà máy xi măng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân” (Nghiên cứu cụ thể tại xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội)

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của khói bụi công nghiệp đến môi trường sống của người dân (nghiên cứu cụ thể tại Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên: Vũ Duy Long Lớp: K52 Xã hội học Đề tài: Ảnh hưởng của khói bụi từ nhà máy xi măng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân. (Nghiên cứu cụ thể tại khu dân cư xung quanh nhà máy xi măng Sài Sơn – xã Sài Sơn – Quốc Oai – HN) Phần 1: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng nên nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn. Chính vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng luôn là nghành được đầu tư, ưu tiên phát triển trước. Và trên thực tế ở nước ta, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng luôn gắn liền với sự phát triển của đất nước, mạnh nhất là từ khi thống nhất đất nước (1975) đến nay. Từ sau đại hôị Đảng lần thứ 6 (1986), quan điểm của Đảng và nhà nước ta là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu cơ bản là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Chính sách này tạo điều kiện để nhiều nghành kinh tế phát triển, điều đó đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải được đầu tư rất lớn. Chính vì vậy, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có vai trò quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được về mặt kinh tế thì những hệ lụy về môi trường, đến sức khỏe con người do tác động của quá trình sản xuất vật liệu xây dựng đang là những thách thức lớn đối với nước ta. Là một bộ phận quan trọng của nghành sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất xi măng đã phát triển từ rất sớm và ngày càng được đầu tư công nghệ hiện đại để nhằm nâng cao năng lực sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, ở một số vùng hiện nay, việc sản xuất xi măng vẫn còn áp dụng công nghệ lò đứng (là công nghệ đã cũ và lạc hậu), một công nghệ phát thải khói bụi trực tiếp ra không khí mà không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường sống tại vùng đồng thời, để lại những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của con người và xã hội. Cách trung tâm Hà Nội 20km về phía tây, nhà máy xi măng Sài Sơn là một ví dụ điển hình phản ánh những hệ lụy mà công nghiệp khai thác và chế biến xi măng mang lại. Việc nằm giữa một vùng dân cư đông đúc, lại sử dụng công nghệ đã cũ từ những năm 1958 với tần suất hoạt động liên tục suốt ngày đêm là nguyên nhân khiến môi trường sống nơi đây ngày càng xấu đi.. Chính vì vậy, là người sống trong vùng, tôi quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của khói bụi nhà máy xi măng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân” (Nghiên cứu cụ thể tại xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Môi trường sống và sức khỏe là những thứ quy giá nhất của con người, bởi vậy, đây là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau như Y tế, khoa học môi trường, xã hội học… Trong Xã hội học, vấn đề này được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh xã hội như: xã hội học sức khỏe, xã hội học môi trường….Đã có nhiều nhà xã hội học đã bỏ công sức về vấn đề nghiên cứu như: T.Parsons hay cả những nhà xã hội học Macxit mà điển hình là F.Engel đã có nhiều quan điểm liên quan đến vấn đề sức khỏe của con người. Môi trường sống và sức khỏe của người dân đang là những vấn đề xã hội đặt ra cho các nhà quản lý sản xuất, các cơ quan chức năng liên quan quan tâm và giải quyết. Là một sinh viên Xã hội học, việc chọn đề tài này để nghiên cứu giúp cho việc nhận thức và vận dụng lý thuyết xã hội học đại cương và các lý thuyết xã hội học chuyên nghành như: Thuyết hệ thống xã hội của T.Parson, chuyên nghành Xã hội học sức khỏe, xã hội học môi trường một cách tốt hơn vào nghiên cứu và giải quyết các vấn đề tồn tại trong thực tế xã hội. Đồng thời, việc hoàn thành nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nào chứng minh cho những lý luận mà các nhà khoa học đi trước đã đưa ra. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu góp phần khẳng định tính ưu việt của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm như (phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát) cùng các cách tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu các vấn đề xã hội. Để từ đó xem xét, đánh giá, nhận thức những tác hại từ hoạt động sản xuất xi măng theo công nghệ cũ đến sức khỏe của người dân, 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe đến người dân xung quanh do khí thải từ hoạt động của nhà máy xi măng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về thực trạng và mức độ ảnh hưởng do hoạt động của nhà máy xi măng theo đến môi trường sống của dân cư. - Đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường (do ảnh hưởng của nhà máy xi măng) đến sức khỏe của người dân trong vùng. Chỉ ra những nguy cơ của ảnh hưởng do hoạt động của nhà máy xi măng đến sức khỏe của cư dân. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể và mẫu nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này hướng đến xem xét những ảnh hưởng từ hoạt động của nhà máy xi măng đến môi trường và sức khoẻ của người dân trong vùng. 4.2 Khách thể nghiên cứu: + Người dân định cư xung quanh nhà máy Sài Sơn bao gồm: Cư dân của 3 thôn,1 trại (trên tổng số 5 thông, 7 trại) của xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. Do đây là những nơi (trong đó tập trung vào làng Khánh Tân, nơi mà nhà máy xi măng đặt ngay giữa làng nên là vùng chịu nhiều ảnh hưởng nhất) + Công nhân và cán bộ trong nhà máy 5. Mẫu nghiên cứu: Dự kiến: 100 mẫu phỏng vấn bằng bảng hỏi với cơ cấu như sau: + 50 mẫu tại thôn Khánh tân + 30 mẫu tại thôn Đa phúc + 30 mẫu tại thôn Phúc Đức (là thôn chịu ít ảnh hưởng của nhà máy xi măng nhất – kết quả tại đây được dùng để so sánh với 2 thôn chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ khói bụi xi măng) 10 biên bản phỏng vấn sâu cá nhân và hộ gia đình (5 mẫu ở thôn Khánh Tân, 2 ở thôn Đa Phúc, 2 người là cán bộ, công nhân nhà máy, 1 người là cán bộ y tế ở địa phương.) 6. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ 28-02-2011 đến 28-03-2011 - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Sài Sơn, Quốc Oai – TP HN. 7. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Để báo cáo được hoàn thành về cả mặt lý luận cũng như sự phong phú thêm về mặt thông tin, đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này để thể hiện qua việc thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Các Sách, báo, tạp chí, các chuyên đề, báo cáo của Phường, thành phố… qua đó nắm được những kiến thức cơ bản liên quan tới nghiên cứu như: các nghiên cứu đi trước, các lý thuyết và hệ thống khái niệm cụ thể… 7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Để có được những đánh giá khách quan từ chính những người dân nơi đây về ảnh hưởng từ hoạt động của nhà máy xi măng đến sức khỏe và môi trường, phương pháp phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp chủ yếu được vận dụng. Đồng thời, qua những thông tin định tính thu được trong quá trình phỏng vấn có những so sánh, kết hợp với các thông tin, số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu xã hội học khác nhằm mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu tại địa phương và đưa ra những kết luận cụ thể trong báo cáo. 7.3. Phương pháp quan sát Qua quá trình khảo sát, phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với người dân trong phường, tác giả nghiên cứu đã thực hiện quan sát các điều kiện về môi trường (nước thải, không khí, tiếng ồn,…) từ đó đối chiếu đánh giá với các số liệu, các thông tin thu thập được từ nhằm làm phong phú thêm cho các giả thuyết và phần kết quả trong báo cáo. 7.4. Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi Việc thực hiện thu thập thông tin bằng bảng hỏi là lựa chọn hợp lý để thu thập nguồn thông tin định lượng một cách có hiệu quả. Thông qua phương pháp này, việc phân tích kết quả định lượng kết hợp với những thông tin định tính thu được sẽ là kết quả cuối cùng cho đề tài. 8. Giả thuyết nghiên cứu Với công nghệ sản xuất theo mô hình lò đứng (2 ống xả khí) đã lạc hậu so với công nghệ ngày nay, khí thải ra từ nhà máy không qua quá trình xử lý đã khiến cho môi trường nơi đây trở nên ô nhiễm vì khói bụi và nước thải. Mặc dù gần đây nhà máy đã ngưng sản xuất, nhưng với trên 50 năm sống trong khói bụi và ô nhiễm như vậy, đã gây nên nhiều tác động xấu tới sức khỏe người dân trong vùng. Phần lớn những bệnh ở đây là bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da, đau mắt do khói bụi và tiếng ồn từ nhà máy gây ra. Từ giả thuyết của đề tài xin đưa ra khung lý thuyết. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Khai thác và sản xuất xi măng Ô nhiễm môi trường Tiếng ồn Nguồn nước Sức khỏe của người dân Không khí Thể chất Tinh thần môi trường tự nhiên môi trường xã hội giao thông cảnh quan Phần 2: Nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, nhiều căn bệnh lạ xuất hiện, khiến sức khoẻ người dân càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân cơ bản đó là do môi trường sống của con người ngày càng bị ô nhiễm bên cạnh sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật. Để tìm cách khắc phục, trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường và tác động của nó, tới bệnh tật, sức khoẻ của con người như: Các nghiên cứu về sức khoẻ bệnh tật và hệ thống y tế từ cách tiếp cận nhân học của tác giả Selimonique Bernardhours… Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều nghiên cứu về tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ con người. Cuốn sách “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải” của GS.TS Trần Ngọc Chấn (NXB KHKT)” bên cạnh những chỉ số toán học chi tiết, cuốn sách còn là tập hợp những nghiên cứu của GS về các vấn đề xã hội có mối quan hệ với ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là các yếu tố về môi trường sống, về sức khỏe của con người do ảnh hưởng từ khói bụi công nghiệp. Cũng nghiên cứu về vấn đề môi trường và sức khỏe, “ Trung tâm môi trường lao dộng” thuộc Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội là nơi thực hiện rất nhiều nghiên cứu. Các dự án, nghiên cứu ở đây tập trung nghiên cứu tới vấn đề ảnh hưởng của môi trường sống đến sức khoẻ con người. một trong các dự án tiêu biểu đó là dự án cấp nhà nước : “Đời sống, việc làm của người lao động làm các nghề nặng nhọc, nguy hiểm”. Dự án này có đề cập đến vấn đề môi trường sống ô nhiễm gây ảnh hưởng cho sức khoẻ của công nhân. Tuy nhiên, tất cả khách thể nghiên cứu trong các dự án này chỉ tập trung vào người lao động. Một nghiên cứu khác đó là “Chuyên đề giáo dục môi trường” (thuộc sở GD & ĐT tỉnh Quảng Ninh 03/2009) cũng là một nghiên cứu khá cụ thể về vấn đề môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người.. Chuyên đề này đi sâu vào những tác động xấu của hoạt động khai khác khoáng sản (bao gồm khai thác đá, cát, đất, than…) đến môi trường ở Quảng Ninh. Bằng việc đưa ra các số liệu chi tiết đã qua đo lường, chuyên đề đã chỉ ra được những hậu quả nghiêm trọng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường tự nhiên như: Sự ô nhiễm không khí do khói bụi, mùi hôi thối và nồng độ các chất độc hại có trong không khí, ô nhiễm đất do nhiễm các hóa chất độc hại, ô nhiễm nguồn nước do nhiễm kim loại và các hóa chất. Ngoài ra còn có những hậu quả về mặt xã hội như: gia tăng về tệ nạn xã hội.v.v… Tuy nhiên, chuyên đề này phân tích vấn đê quá rộng. Việc đánh giá phần lớn chỉ dựa vào các chỉ số đo lường chứ không thu thập từ ý kiến đánh giá của người dân xung quanh. Tóm lại, các nghiên cứu lớn về vấn đề này thường tập trung vào việc đưa ra các thông số vật lý để mô tả hiện tượng, hơn nữa, các nghiên cứu trên đều không tập trung vào một vấn đề nghiên cứu cụ thể mà chỉ nói qua loavề ảnh hưởng do khói bụi công nghiệp đến môi trường sống và sức khoẻ con người. Ngoài ra, còn có rất nhiều báo cáo cũng như các bài báo đề cập tới vấn đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của nó, tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở phương diện phản ánh chung chung và chưa cụ thể. 1.2. Cơ sở lý luận Để nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện, đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là phương pháp luận chung nhất, có ý nghĩa to lớn trong nhận thức và trong thực tiễn xã hội. Triết học Macxit cho rằng: “cần xem xét mọi sự vật hiện tượng một cách khách quan, toàn diện nằm trong mối quan hệ phổ biến và phát triển.” Nguyên lý này khẳng định sự vật không tồn tại một cách biệt lập mà chúng nằm trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau để tạo ra sự phát triển. Marx cho rằng: “phải xem xét sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng theo một quá trình trong những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau để tìm ra tính tất yếu, tìm ra những quy luật chi phối đến sự vận động phát triển của chúng. Mặt khác, luôn nhìn nhận sự vật trong một thể thống nhất của các mặt đối lập, mâu thuẫn với nhau đấu tranh để hình thành một chỉnh thể mới.” Đó chính là nguồn gốc bên trong của sự phát triển và vận động. Mối liên hệ của sự vật luôn được đặt trong mối quan hệ nhân quả vì bản thân mỗi vấn đề luôn chứa đựng trong nó những nguyên nhân và kết quả của một quá trình tác động dẫn đến tình trạng đó. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, tất cả các hiện tượng nảy sinh trong xã hội đều có quá trình phát sinh, phát triển. Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể của xã hội việc khai thác than trái phép sẽ có các yếu tố khác nhau tác động đến môi trường sống. Việc tìm hiểu ảnh hưởng từ khí thait nhà máy xi măng đến môi trường sống phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..., Theo đó, môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Đồng thời, môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Đó có thể coi đó là kết quả của một quá trình tác động bởi một tập hợp các nguyên nhân phức tạp. 1.2.1 Lý thuyết áp dụng: Lý thuyết cạnh tranh chức năng môi trường Cơ sở sinh thái học của suy thoái môi trường có lẽ được miêu tả tốt nhất trong ba sự canh tranh chức năng môi trường của Cantton và Dunlap. Mô hình Cantton và Dunlap chỉ rõ ba chức năng chung mà môi trường phục vụ cho con người: Trạm cung cấp, không gian sống, và Kho chưa rác thải. Được sử dụng như một trạm cung cấp, môi trường là nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh và không tái sinh (không khí, nước, rừng, nguyên liệu rắn) thiết yếu cho cuộc sống. Sự lạm dụng những nguồn tài nguyên đó sẽ dẫn đến sự thiếu hụt hoặc sự khan hiếm. Không gian sống, hoặc môi trường, cung cấp nhà cửa, hệ thống giao thông, và các thứ thiết yếu khác của đời sống hàng ngày. Lạm dụng chức năng này dẫn đến sự quá tải về dân số, sự tắc nghẽn và suy thoái môi trường sống của các loài khác. Với chức năng kho chứa rác thải, môi trường thẩm thấu rác thải, ô nhiễm công nghiệp và rác thảu loại khác. Vượt quá chức năng của hệ sinh thái trong việc hấp thu rác thải sẽ dẫn tới vấn đề bệnh tật từ rác thải đọc hại và phá vỡ hệ sinh thái. Thêm nữa, các chức năng cạnh tranh nhau để chiếm khoảng không gian, và thường va chạm nhau. Sự chồng chéo, và do đó xung đôt giữa ba chức năng của môi trường đã phát triển nhanh chóng. Như vậy, có thể thấy rằng theo mô hình của Cantton và Dunlap, các chức năng của môi trường luôn xung đột lẫn nhau, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà các vấn đề về môi trường và sức khỏe đang ngày càng trở nên gay gắt. Theo đó, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc xây dựng và phát triển hàng loạt các cơ sở sản xuất và thu hẹp phạm vi sống của dân cư, sinh vật, đã dẫn đến những xung đột và vấn đề gay gắt về môi trường và sức khỏe. Sự lạm dụng để xây dựng các khu nhà máy, (nhà máy xi măng) trong khi thiếu sự quy hoạch, đồng thời đã tận dụng quá lớn nguồn lực môi trường, vượt ngưỡng chịu đựng của không khí đã dẫn đến tình trạng quá tải sinh thái, và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Với sự ô nhiễm nước,… đặc biệt là môi trường không khi với lương khói bụi nguy hại do nhà máy xi măng xả ra đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Và điều đó như là một biểu hiện rõ ràng, rõ nét cho sự xung đột chức năng môi trường mà Cantton và Dunlap đã nêu trong sơ sơ đồ, lý thuyết tiếp cận về cạnh tranh chức năng của môi trường của mình. 1.2.2 Các khái niệm công cụ Môi trường sống Theo (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, 1993): Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời  sống,  sản  xuất,  sự  tồn  tại,  phát  triển  của  con  người  và  thiên  nhiên . Môi trường sống là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: - Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giả trí, làm cho cuộc sống cong người thêm phong phú. - Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Ô nhiễm môi trường sống Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. (nguồn: Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan, sách “Con người và môi trường”, NXB ĐHQG TPHCM, 2005). Các dạng ô nhiễm môi trường sống Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông. Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi kh
Luận văn liên quan