Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng mà ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế là vô cùng lớn. Khủng hoảng ảnh hưởng rất sâu rộng đối với nền kinh tế không chỉ trong một quốc gia mà đối với cả khu vực. Nó tác động làm cho tốc độ tăng trưởng giảm, đầu tư giảm, lạm phát tăng cao, thất nnghiệp gia tăng
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 vừa qua xảy ra tại Mỹ đã tác động rất lớn tới các nền kinh tế ở các quốc gia. Đặc biệt là đối với những nước phát triển như: Nga, Nhật, Đức, EU Nói như vậy không có nghĩa là các nước đang phát triển không bị ảnh hưởng. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, các tập đoàn. Một thực tế là rất nhiều doanh nghiệp tồn tại hàng hơn trăm năm với đầy đủ kinh nghiệm, địa vị, thương hiệu nhưng cũng phải tuyên bố phá sản như Lehman Brothers. Vậy thì ta có thể tưởng tượng được rằng các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển sẽ phải gặp những khó khăn như thế nào.
Đề tài : “ Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục” nhằm mục đích phân tích những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam trên phương diện về vốn, lao động, thị trường kinh doanh v.v. Từ đó cho thấy được những giải pháp của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thời kì khó khăn . Thêm nữa tôi cũng xin cung cấp những thông tin cho thấy chính bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ đã và đang nỗ lực để vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nội dung đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam.
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau khủng hoảng.
34 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4242 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. 3
1.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 -2008 3
1.2 Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam. 7
1.2.1 Doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất 7
1.2.2 Giá các yếu tố đầu vào tăng cao 9
1.2.3 Thị trường đầu ra bị thu hẹp. 11
1.2.4 Việc làm không đầy đủ. 14
1.2.5 Lợi nhuận giảm mạnh. 15
1.2.6 Nhiều doanh nghiệp phá sản. 16
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHỦNG HOẢNG. 18
2.1 Giải pháp từ phía nhà nước. 18
2.1.1 Cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ vốn sản xuất cho các doanh nghiệp 18
2.1.2 Kích thích đầu tư đi đôi với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 21
2.1.3 Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp. 23
2.2 Giải pháp thuộc về doanh nghiệp. 24
2.2.1 Thay đổi chiến lược kinh doanh. 24
2.2.2 Chú trọng hơn đến thị trường trong nước. 26
2.2.3 Kiểm soát tài chính chặt chẽ và hợp lý hóa chi phí sản xuất. 28
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 32
LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng mà ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế là vô cùng lớn. Khủng hoảng ảnh hưởng rất sâu rộng đối với nền kinh tế không chỉ trong một quốc gia mà đối với cả khu vực. Nó tác động làm cho tốc độ tăng trưởng giảm, đầu tư giảm, lạm phát tăng cao, thất nnghiệp gia tăng …
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 vừa qua xảy ra tại Mỹ đã tác động rất lớn tới các nền kinh tế ở các quốc gia. Đặc biệt là đối với những nước phát triển như: Nga, Nhật, Đức, EU… Nói như vậy không có nghĩa là các nước đang phát triển không bị ảnh hưởng. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, các tập đoàn. Một thực tế là rất nhiều doanh nghiệp tồn tại hàng hơn trăm năm với đầy đủ kinh nghiệm, địa vị, thương hiệu nhưng cũng phải tuyên bố phá sản như Lehman Brothers. Vậy thì ta có thể tưởng tượng được rằng các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển sẽ phải gặp những khó khăn như thế nào.
Đề tài : “ Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục” nhằm mục đích phân tích những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam trên phương diện về vốn, lao động, thị trường kinh doanh…v.v. Từ đó cho thấy được những giải pháp của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thời kì khó khăn . Thêm nữa tôi cũng xin cung cấp những thông tin cho thấy chính bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ đã và đang nỗ lực để vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nội dung đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam.
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau khủng hoảng.
CHƯƠNG 1
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2008.
Bản chất của khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng sản xuất “thừa”. Biểu hiện của khủng hoảng trước hết là ở chỗ, hàng hóa không tiêu thụ được, tư bản không thu hồi được chi phí sản xuất, nhiều xí nghiệp bị phá sản, đóng cửa, số người thất nghiệp tăng lên. Trong thời kì khủng hoảng, sản xuất thừa hàng hóa không phải là tuyệt đối mà là tương đối. Nghĩa là, thừa hàng hóa chỉ là thừa so với nhu cầu có khả năng thanh toán, chứ không phải thừa so với nhu cầu thực tế của xã hội.[2, Tr. 139]
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 - 2008 là khủng hoảng tài chính, mà thực chất là sự mất khả năng thanh toàn của các tổ chức tài chính, ngân hàng do sự đổ vỡ bong bong bất động sản nhà ở. Tiếp theo là sự khan hiểm tín dụng do sự mất khả năng thanh toán đó gây ra. Đây là đợt khủng hoảng có tính thế kỷ, bởi nó không chỉ có quy mô lớn và tác động sâu rộng khắp thế giới, mà đây cũng là lúc để người ta nhìn lại mô hình và các lý thuyết làm cơ số cho sự phát triển của CNTB hàng chục năm qua.[3, Tr.31]
Mầm mống của khủng hoảng xuất phát từ chính sách tín dụng dễ dàng đối với thị trường nhà ở, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay vốn mua nhà. Chính sách này đã tạo điều kiện rất lớn cho người dân có quyền sở hữu tài sản nhà đất. Việc vay và cho vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ tăng nhanh một cách kỷ lục. Doanh số cho vay dưới chuẩn từ 200 tỷ USD năm 2002 đã bùng nổ thành 1300 tỷ USD vào năm 2007. Khi nền kinh tế Mỹ đi xuống, những người vay tiền mua nhà không trả được nợ, bị các ngân hàng xiết nợ và phát mại tài sản hàng loạt. Chính vì vậy mà giá nhà tại Mỹ giảm thảm hại trong quý III năm 2007, mức tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 1930.
Kể từ tháng 8/2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình bị mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã rất lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi hàng loạt khiến cho các tổ chức đó ngày càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng bắt đầu hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra. Từ Mỹ rồi lan sang các nước khác vì nhiều tổ chức tài chính ở các nước phát triển cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Chính vì thế mà khi bong bóng nhà ở của Mỹ bị vỡ thì các tôt chức tài chính này cũng gặp khó khăn tương tự như ở Mỹ.[14, Tr.95]
Suy thoái kinh tế đã đẩy các ngân hàng tài chính hàng đầu nước Mỹ lần lượt bị lâm nguy. Mở đầu là Bear Stearn chuyên cho vay mua nhà. Đến tháng 3/2008 FED buộc phải cứu Bear Stearn bằng gói bảo trợ trị giá 30 tỷ USD. Tháng 8/2008 giá cổ phiếu của Fannie Mae và Freddie Mac, hai định chế tài chính do chính phủ Mỹ bảo trợ hoạt động trên thị trường nhà ở sụt giảm mạnh. Ngày 7/9/2008 Mỹ chi 200 tỷ USD tiếp quản Fannie Mae và Freddie Mac.
Sau các nỗ lực cứu nguy thị trường tài chính của Mỹ. Tình hình đã không sáng sủa hơn. Ngày 15/9/2008 Ngân hàng Lehman Brothers tồn tại trong lịch sử 160 năm đã phải nộp đơn phá sản với món nợ lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử nước Mỹ những 613 tỷ USD.
Sau sự việc này hệ thống tài chính thế giới lâm vào cảnh lúng túng cực độ. Trước tình hình đó, tập đoàn tài chính Merrill Lynch đã “ tự bán mình” cho ngân hàng Mỹ (Bank of America). Đến ngày 16/9/2008, FED phải đồng ý chi 85 tỷ USD để cứu tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG cũng đang ngấp nghé bên bờ vực sụp đổ bởi các khoản bảo hiểm độc hại.
Đến cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2008 thế giới chứng kiến sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng lớn, thị trường tín dụng bị tê liệt, khủng hoảng lan rộng và nhanh sang tất cả các khu vực khác trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đến nay đã hình thành rõ nét với sức tàn phá ghê ghớm. Ngày 25/9/2008, Washington Mutual bị cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ phong tỏa, đây là sự sụp đổ một ngân hàng tiết kiệm lớn nhất trong lịch sử của Mỹ với khoản lỗ 19 tỷ USD. Vào ngày 29/9/2008, ngân hàng lớn thứ sáu của Mỹ Machvia đã thua lỗ 17,2 tỷ USD, cổ phiếu giảm 93% và bị ngân hàng CityGroup mua lại với giá 2,2 tỷ USD.[9, Tr.4]
Tình trạng thị trường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ khiến ngân hàng trung ương Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông đồng vốn.
Nước Mỹ chiếm 25% GDP của toàn cầu và một tỷ lệ lớn trong các giao dịch tài chính quốc tế, nên tác động của cuộc khủng hoảng ở Mỹ không chỉ ở trong nước Mỹ mà còn vượt cả ra ngoài biên giới Mỹ, tác động tới các nền kinh tế khác trên thế giới. Sau Mỹ, đến Singapore, Nhật Bản, rồi đến các nước dùng đồng tiền chung EURO cũng tuyên bố suy thoái, các nước mới nổi và đang phát triển cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Vào tháng 10/2008, FED, ECB và bốn ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1929 – 1933.
Sự suy thoái kinh tế đồng loạt diễn ra khắp các châu lục đã đấy kinh tế thế giới vào suy thoái. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008 chỉ đạt 3,0% giảm 2,2% so với năm trước. Tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển đạt 0,6% so với 3,7% của năm trước. Trong đó tăng trưởng của Nhật Bản giảm 0,7% đã gây khá nhiều bất ngờ. Ngoài ra các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển là 6% so với 8.3% của năm trước. Trung Quốc sau nhiều năm tăng trưởng hai con số đã sụt giảm xuống 9,0%. Tăng trưởng thương mại thế giới cũng sụt giảm mạnh từ 7,3% năm 2007 xuống 3%. Một số nền kinh tế thì sụp đổ do không chống đỡ nổi cơn bão tài chính.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho cả nền kinh tế thế giới bị che phủ bởi những mảng tối mà khó có thể nhận biết được rồi các nước chịu ảnh hưởng sẽ phải mất bao nhiêu năm để phục hồi và thoát ra khỏi khó khăn này. Đã có nhiều dự báo nền kinh tế của các nước Mỹ, Đức, Nhật sẽ tiếp tục suy thoái. .[14, Tr.96]
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có ảnh hưởng rõ rệt đến nền kinh tế thế giới thông qua tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng GDP. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng liên tiếp trong suốt năm 2008 là cho số người mất việc nhiều hơn bất cứ năm nào kể từ chiến tranh thế giới thứ II với con số 2,6 triệu người. Các công ty, tập đoàn đua nhau cắt giảm nhân công trong năm 2008 khiến cho số người mất việc trong thời gian này chiếm 73% con số cả năm, tương ứng 1,9% triệu người. Không chỉ có Mỹ, tình hình Châu Âu cũng bất ổn không kém. Một loạt các hãng, tập đoàn lớn của Anh đã tuyên bố cắt giảm nhân viên khiến tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng lên cao nhất trong 11 năm qua. Thêm nữa, tại Pháp chỉ trong tháng 8/2008 số người thất nghiệp tăng thêm 40.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone lên tới 7,6% trong năm 2008. [14, Tr.96]
Hơn thế nữa, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế thế giới qua các kênh thương mại và đầu tư. Nó khiến cho nàn song sáp nhập công ty chững lại, giái trị các vụ sáp nhập và mua lại xuyên biên giới giảm đáng kể, khoảng 30%, chỉ đạt hơn 1000 tỷ USD so với 1630 tỷ USD năm 2007. Điều này dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới năm 2008 suy giảm, chỉ đạt khoảng 1600 tỷ USD, giảm 10% so với mức 1833 tỷ USD năm 2007.[ 6,Tr.17]
Trước tình hình này Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ ( Fed) đã hạ lãi suất nhiều lần từ mức 5,25% vào tháng 8/2007 xuống 1% vào tháng 10/2008. Thêm nữa, đầu năm 2009 Fed cũng giảm cả lãi suất chiết khấu xuống còn 1,25% so với 1,75% trong tháng 10/2008 và mức 5% trong thời điểm cuối năm 2007. Hành động này nhằm giảm chi phí các khoản vay từ Fed của các ngân hàng thương mại, góp phần làm tan băng thị trường tín dụng. [ 6, Tr.37]
Ngoài ra, chính quyền G.Bush đã đưa ra chương trình cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ USD mà Quốc hội nước này đã thông qua sau nhiều lần sửa đổi. Đối với người dân, hầu hết sẽ nhận được một khoản tín dụng thuế là 400 USD trong khi các cặp vợ chồng sẽ nhận được khoản tín dụng thuế 800 USD. Nhiều sinh viên sẽ nhận được khoản tín dụng thuế cho học phí là 2.500 USD. Những người mua nhà lần đầu tiên có thể nhận được một khoản tín dụng thuế lên đến 8.000 USD.
Đối với chính phủ Đức, ngày 13/1/2009 đã nhất trí với gói kích thích kinh tế trị giá 50 tỷ Euro ( 67 tỷ USD) nhằm giúp nền kinh tế Đức vượt qua thời kỳ suy thoái. Trong kế hoạch này, khoảng 17 tỷ Euro được chi cho cơ sở hạ tầng và khoảng 18 tỷ Euro là để giảm thuế cho các các nhân và doanh nghiệp. [6, Tr.27]
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho những nền kinh tế lớn mạnh nhất nhì trên thế giới cũng phải lúng túng trước những quyết định về chính sách của mình, những chính sách mà chưa từng được đưa ra để cứu nền kinh tế suy thoái từ trước cho tới nay.
Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng lớn. Thị trường vốn của Việt Nam đang bị tác động bởi sự thay đổi hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài, nơi mà họ giữ một tỷ lệ không nhỏ giá trị cổ phiếu và trái phiếu ( hiện chiếm 20% tổng số vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam). Trên thị trường chứng khoán đã có hiện tượng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ bán chứng khoán hàng loạt trên hai sàn giao dịch Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và chuyển vốn ra nước ngoài.
Luồng vốn FDI năm 2008 được duyệt lên đến 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007, nhưng trên thực tế vốn giải ngân chỉ khoảng 11 tỷ USD ( 17,2%). Trong năm 2009 nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài hạn chế hơn trong việc đầu tư mới hay mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong 3 tháng đầu năm 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Số tiền cam kết cho các dự án đã khởi động dự tính sẽ đạt 6 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái tới 40%. Trong khi đó đầu tư công khó có khả năng tăng trở lại do thâm hụt ngân sách của Việt Nam đang ở mức rất cao. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cả về vốn lẫn đầu ra sản phẩm nên họ cũng không mặn mà với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cho tổng mức đầu tư toàn xã hội sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009. Còn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy vốn đăng ký dự án FDI năm 2008 là 64 tỷ USD, đạt mức kỷ lục kể từ khi có luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 1987) đến nay nhưng trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn, thị trường các nước bị thu hẹp, trong khi các dự án FDI chủ yếu là các dự án sản xuất xuất khẩu. Do vậy, một mặt do khả năng tài chính bị thu hẹp của các công ty mẹ tại chính quốc, mặt khác do thị trường thế giới thu hẹp nên các nhà đầu tư hạn chế triển khai dự án.[6, Tr.37]
Xét một cách tổng quan thì do tác động của khủng hoảng toàn cầu khiến cho đầu tư suy giảm, gây ra những khó khăn cho các hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Trong nội bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp chua chát phải chịu lãi suất cao do các khoản phí cho vay, lãi suất đầu ra của nhiều ngân hàng thương mại đang đội trần tới vài phần trăm ( lên tới 21 – 22%), khiến cho nhiều doanh nghiệp đã thiếu vốn trong sản xuất lại phải đối diện với những lãi suất ngân hàng cao hoặc đứng trước sự lựa chọn giữa việc vay vốn ngân hàng với lãi suất cao để tiếp tục sản xuất. Tính đến năm 2010, doanh nghiệp đã kinh doanh có lãi hơn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phải ngậm ngùi bỏ qua những hợp đồng xuất khẩu có giá trị do thiếu vốn.
Đối với hàng nông sản, ngoài mặt hàng gạo, sắn lát khó khăn về đầu ra thì các mặt hàng khác đều có triển vọng tốt về xuất khẩu trong năm nay. Năm 2010, do thời tiết không thuận nên mùa vụ thất bát. Theo thông tin từ Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, ông Trần Đức Tụng thì, vụ mùa hồ tiêu năm nay trên thế giới sản lượng giảm từ 20-25%, sản lượng tiêu của Việt Nam cũng giảm xấp xỉ 20%. Sản lượng của ngành điều năm 2010 cũng giảm từ 20-30%. Do sản lượng giảm nên giá cả xuất khẩu của các mặt hàng nông sản như điều, tiêu đứng ở giá cao. Đại diện Hiệp hội Điều cho rằng, giá điều nhân xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm có thể sẽ tăng thêm 14% nữa so với mức giá hiện nay. Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp điều đã kí được hợp đồng với giá rất tốt. Dù tình hình xuất khẩu khả quan về lượng cũng như giá. Tuy nhiên, các hiệp hội cho rằng, do không tiếp cận được với nguồn vốn nên các doanh nghiệp trong ngành không thể dự trữ đủ nguyên liệu cho sản xuất.
Mặt khác, do lãi suất lên cao trong thời điểm các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu cho nên các doanh nghiệp ngành điều mới chỉ mua được 300.000 tấn điều thô trong nước và nhập khẩu khoảng 100.000 tấn. Hiện ngành điều cần có 1.100 tỷ đồng để mua hết lượng hạt điều thô còn tồn đọng trong nước khoảng 50.000 tấn và 5.700 tỷ đồng để nhập khẩu 350.000 tấn điều thô đáp ứng cho nhu cầu sản xuất 6 tháng cuối năm.
Giá điều thô nhập khẩu đang ở mức 1.100 USD/tấn. Đến nay, ngành điều đã sản xuất gần hết lượng nguyên liệu đã thu mua được. Năng suất sản xuất của ngành điều Việt Nam là 650.000 tấn/năm. Còn đối với ngành cà phê, do không có tiền nên các doanh nghiệp chỉ mua dự trữ được 7-8% so với kế hoạch là 200.000 tấn trong lúc giá cà phê xuống thấp ở thời gian qua. Như vậy, doanh nghiệp cà phê trong nước lại càng chịu thêm nhiều áp lực với các đơn vị liên doanh với nước ngoài.[17]
Giá các yếu tố đầu vào tăng cao
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng trước sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt là ngành dệt may gặp khá nhiều khó khăn khi giá nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng cao. Từ tháng 10/2008, giá sắt thép đã tăng 55%, tương ứng với 16.000 VNĐ và 20.000 VNĐ/ kg, trong khi giá gạch tăng 50%. Do tác dộng của giá phôi trên thị trường thế giới cùng với chi phí đầu vào tăng cao, giá bán thép xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2009 tăng từ 14 – 18 % do giá thép nhập khẩu , giá thép phế để sản xuất phôi thép, và giá dầu mazud dùng để sản xuất thép đều tăng cao. Giá thép và nguyên vật liệu xây dựng tăng đã khiến việc xây dựng trở nên khó khăn và nhiều nhà thầu phải điêu đứng.
Bộ Công Thương cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 ước đạt 65,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng 4 và tăng 13,8% so với tháng 5/2009. Như vậy, tính chung 5 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 301,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 9,8%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có tốc độ tăng 12,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất 16,8%.
Cũng theo Bộ Công Thương, 5 tháng qua, các sản phẩm phục vụ sản xuất có mức tăng trưởng cao như: điện tăng 17,7%, than tăng 4,3%, khí đốt tăng 16,7%, khí hóa lỏng (LPG) tăng gấp 2 lần, xăng dầu các loại tăng gấp 7 lần ... Nhóm các sản phẩm cơ khí cũng có mức tăng trưởng cao như: động cơ điện tăng 26,7%, động cơ diezen tăng 41,7%, máy công cụ tăng 44,8%... các sản phẩm phục vụ tiêu dùng như may mặc, sữa bột, bia lần lượt tăng 14,4%, 35,8% và 15.3%… Riêng các sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp như: phân urê giảm 2,3%; phân NPK giảm 14,2% do nhu cầu hạn chế.[12]
Bộ Công Thương cũng đưa ra nhận định sản xuất công nghiệp từ nay đến cuối năm có khả năng đạt và vượt kế hoạch năm (trên 12%). Tuy nhiên, do tình hình cung ứng điện trong mùa khô có khó khăn, trong thời gian từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 6 phải điều tiết, sẽ có phần nào ảnh hưởng đến sản xuất. Hơn nữa, giá đầu vào cho sản xuất tiếp tục tăng nhanh hơn giá bán sản phẩm, nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không cao; việc vay vốn tín dụng cho đầu tư cũng như cho hoạt động xuất khẩu hạn chế, nhiều dự án không vay được, trong khi vốn ngân sách thuộc kế hoạch năm 2010 không đáp ứng nhu cầu và một số dự án đã có khối lượng thực hiện cao, nên khả năng bảo đảm tiến độ đầu tư rất khó khăn. [12]
Thị trường đầu ra bị thu hẹp.
* Thị trường xuất khẩu.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 23 – 25 %. Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ còn tác động gián tiến đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Nhật Bản – hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này cũng cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16.5% trong khi năm 2007 là 18%.[6, Tr38]
Về nông sản xuất khẩu, đến tháng 12/2008 giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh. So với thời điểm giá cao nhất trong năm thì giá gạo giảm 58%, cà phê giảm 24%, cao su giảm 48%, hạt điều, hạt tiêu đều có mức giảm 20%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12/2008 đạt 1,15 tỷ USD, giảm 2% so với tháng 11/2008 ( đạt 1,17tyr USD), giảm 34% so với tháng 7/2008 – tháng đạt kỷ lục 1,75 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản gặp nhiều trở ngại do việc thanh toán quốc tế. Tình trạng này xảy ra nhiều