Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại, và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế. Các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng và được thể hiện rất đa dạng và phong phú trong đời sống quốc tế. Cùng với sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong vài thập kỉ gần đây, thương mại quốc tế ngày càng được coi trọng. Hoạt động thương mại quốc tế rất đa dạng và phong phú, cần có những hiểu biết về cơ sở khoa học và quy luật về thương mại quốc tế để có những chính sách đúng đắn trong thương mại quốc tế.
Khi tham gia thương mại quốc tế và trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Việt Nam đã cam kết chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường (NME) trong thời gian 12 năm, kể từ khi gia nhập, với mục đích áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Vậy cam kết này có tác động như thế nào đối với các quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam, và phải đối phó với vấn đề này (NME) như thế nào trong thời gian tới?
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của nền kinh tế phi thị trường đối với các quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam và biện pháp đối phó trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. Lời mở đầu............................................................................................................................. 2. B. Nội dung chính…………………………………………………………………………..... 2. I. Cơ sở lý luận………………………………………………………………………………… 2.
1) Bán phá giá-thuế chống bán phá giá……………………………………………..... 2.
2) Trợ cấp xuất khẩu-thuế đối kháng…………………………………………………... 3. 3) Nền kinh tế phi thị trường……………………………………………………………..... 3.
II. Tác động của nền kinh tế phi thị trường đối với các quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam và biện pháp đối phó trong thời gian tới......... 5.
1) Các tiêu chuẩn xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường………... 5.
2) Những tác động của nền kinh tế phi thị trường…………………………………. 6. 3) Các biện pháp đối phó với nền kinh tế phi thị trường………………………... 8. C. Lời kết bài……………………………………………………………………………………. 9.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………... 10.
A. Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại, và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế. Các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng và được thể hiện rất đa dạng và phong phú trong đời sống quốc tế. Cùng với sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong vài thập kỉ gần đây, thương mại quốc tế ngày càng được coi trọng. Hoạt động thương mại quốc tế rất đa dạng và phong phú, cần có những hiểu biết về cơ sở khoa học và quy luật về thương mại quốc tế để có những chính sách đúng đắn trong thương mại quốc tế.
Khi tham gia thương mại quốc tế và trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Việt Nam đã cam kết chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường (NME) trong thời gian 12 năm, kể từ khi gia nhập, với mục đích áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Vậy cam kết này có tác động như thế nào đối với các quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam, và phải đối phó với vấn đề này (NME) như thế nào trong thời gian tới?
B. Nội dung chính
I. Cơ sở lý luận
1) Bán phá giá-thuế chống bán phá giá
• Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADA), bán phá giá là việc bán một hàng hoá nào đó với giá xuất khẩu thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu.
Hiệp định quy định ba phương thức tính giá trị thông thường của sản phẩm. Phương thức chủ yếu là dựa trên giá bán của sản phẩm đó tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu, trường hợp không sử dụng được phương thức này thì có thể lựa chọn hai phương thức còn lại: căn cứ vào giá bán của nước xuất khẩu tại một nước khác; hoặc tính theo kiểu tổng giá thành sản xuất, các chi phí có liên quan cùng với lợi nhuận tối thiểu của nhà sản xuất và xuất khẩu. Hiệp định cũng quy định cụ thể việc so sánh một cách hợp lý giữa giá xuất khẩu và giá trị thong thường.
Trên thực tế, hành vi chống bán phá giá là hành vi của nước nhập khẩu đánh thuế nhập khẩu bổ sung đối với một loại hàng cụ thể từ một nước xuất khẩu cụ thể nào đó (khi loại hàng đó được xác định là bán phá giá tại nước nhập khẩu), nhằm cân bằng giữa giá hàng nhập và giá trị thực của nó, nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất trong nước tại nước nhập khẩu.
2) Trợ cấp xuất khẩu-thuế đối kháng
• Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp khuyến khích xuất khẩu , theo đó nhà nước chi một khoản tài chính cho các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu trong nước để họ xuất khẩu nhiều hơn hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.
Hiệp định WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (hiệp định SCM) nêu rõ các lĩnh vực và hình thức cần sử dụng trợ cấp, đồng thời cho phép các thành viên áp dụng biện pháp đối kháng nếu trợ cấp của nước đối tác dẫn đến việc xâm hại lợi ích quốc gia.
“Thuật ngữ thuế đối kháng (thuế chống trợ cấp xuất khẩu) được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho công đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào.” trích tại khoản 3 điều VI hiệp định GATT 1994
3) Nền kinh tế phi thị trường
• “Định nghĩa của UNCTAD về nền kinh tế phi thị trường:
- Một nền kinh tế trong đó chính phủ quyết định các hoạt động kinh tế phần lớn dựa trên cơ chế kế hoạch tập trung, chẳng hạn như Liên Xô trước đây,trái ngược với một nền kinh tế thị trường trong đó các hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào các lực lượng thị trường để phân bổ nguồn lực sản xuất.
-Trong một “nền kinh tế phi thị trường”, các kế hoạch sản xuất, giá cả, chi phí, phân bổ đầu tư, nguyên vật liệu, lao động, thương mại quốc tế và các chỉ số kinh tế tổng hợp khác được triển khai trong một kế hoạch kinh tế tổng thể của cả quốc gia do một cơ quan kế hoạch trung ương xây dựng; như vậy là khu vực công đưa ra các quyết định chủ yếu ảnh hưởng đến cung cầu trong nền kinh tế.” * trích trong bài “Các tiêu chí xác định một nền kinh tế thị trường”của Lê Sỹ Giảng-Phó Trưởng ban-Ban Phòng vệ thương mại-Cục Quản lý cạnh tranh – BCT tại “HỘI THẢO HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM” Hà Nội, 17 - 06 – 2009
Nền kinh tế phi thị trường (non-market economy, hoặc NME) được dùng để chỉ các nền kinh tế nơi chính phủ có độc quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn định giá cả nội địa. Mỗi nước điều tra có quy định riêng về các tiêu chí xác định nền kinh tế phi thị trường. Khi một nước xuất khẩu bị xem là có nền kinh tế phi thị trường thì các nguyên tắc tính toán Giá thông thường sẽ không được sử dụng và nước nhập khẩu có thể sử dụng các phương pháp tính toán khác mà mình cho là hợp lý. Trên thực tế, quy định này tạo ra bất lợi rất lớn cho các nhà sản xuất-xuất khẩu từ nước bị xem là có nền kinh tế phi thị trường. Pháp luật một số nước để ngỏ khả năng từng nhà sản xuất-xuất khẩu có thể chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của mình hoàn toàn tuân theo các nguyên tắc thị trường dù cho nền kinh tế nước xuất khẩu bị xem là phi thị trường.
II. Tác động của nền kinh tế phi thị trường đối với các quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam và biện pháp đối phó trong thời gian tới.
1) Các tiêu chuẩn xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.
Theo tiêu chuẩn nào Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường? Đơn giản nhất là vì EU, Mỹ và các nước lớn khác có luật lệ của riêng mình. Lý do mà Mỹ nêu ra là muốn Việt Nam loại bỏ việc kiểm soát tỷ giá và cố định giá, thông thoáng hơn nữa cho đầu tư nước ngoài, tự do thương lượng tiền lương và hạn chế phát triển khu vực sở hữu nhà nước.
“Theo luật, Bộ Thương mại Hoa Kỳ phải xem xét sáu tiêu chí để xác định Việt Nam có nền kinh tế thị trường hay phi thị trường. Các tiêu chí đó bao gồm:
khả năng chuyển đổi của đồng tiền
tự do thoả thuận mức lương
đầu tư nước ngoài
sở hữu hoặc quản lý của nhà nước đối với các ngành sản xuất
quản lý của nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực
các yếu tố thích hợp khác” * trích tại trang:
“Theo Liên Minh Châu Âu thì bao gồm các tiêu chí sau:
• Mức độ ảnh hưởng của Nhà nước đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp.
Không có hiện tượng Nhà nước bóp méo hoạt động của các DN liên quan tới cổ phần hoá và không có việc sử dụng các hệ thống đền bù hay thương mại phi thị trường.
Sự tồn tại của một hệ thống quản trị doanh nghiệp thích hợp.
Sự tôn trọng các luật sở hữu (trong đó có các luật sở hữu trí tuệ) và sự tồn tại của một cơ chế phá sản đang vận hành.
Tồn tại một nền tài chính đích thực hoạt động độc lập với Nhà nước, và về mặt luật pháp cũng như trên thực tế, chịu sự điều chỉnh của các quy định bảo lãnh đầy đủ và chịu sự giám sát một cách thỏa đáng.” * trích tại trang:
2) Những tác động của nền kinh tế phi thị trường. Thứ nhất, Việt Nam sẽ phải đối phó với tình trạng áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá của mình tại những thị trường các nước chưa công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường. Điều này sẽ gây bất lợi đối với doanh nghiệp nước ta trong cạnh tranh với hàng hoá các nước khác khi thâm nhập các thị trường nói trên. Đây có thể xem là tác động trực tiếp nhất của tình trạng phi thị trường của nền kinh tế. Nếu theo cam kết WTO, tình trạng này còn phải kéo dài cho đến 12/2018. Thứ hai, những yếu tố phi thị trường của nền kinh tế nước ta thể hiện một trình độ thấp của phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của nền kinh tế. Yếu tố phi thị trường sẽ làm sai lệch trong phân bổ đầu tư, làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Những yếu tố phi thị trường của nền kinh tế còn làm méo mó môi trường kinh doanh, tạo ra những hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, đầu cơ, buôn lâu, làm nản lỏng các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Thứ ba, tính chất phi thị trường của nền kinh tế làm giảm khả năng để kháng của nền kinh tế trước những cú sốc bên trong và bên ngoài. Nếu không có những biện pháp đối phó, tình trạng nói trên sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng, đánh mất cơ hội của quá trình hội nhập. Sự hoạt động kém hiệu quả của các thị trường như tài chính tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, ở một mức độ nào đó, thể hiện sự kém hoàn hảo của thị trường nước ta. Thứ tư, các yếu tố phi thị trường của nền kinh tế làm giảm hình ảnh của Việt Nam trong thương mại và đầu tư quốc tế. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự yếu kém của thị trường nước ta cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận lớn, làm suy yếu nền kinh tế. Việc bị một số nước coi là kinh tế phi thị trường có thể làm phức tạp đối với giải quyết một số vấn đề quốc tế như vấn đề dân chủ, nhân quyền...
Trong Báo cáo về việc gia nhập WTO có đoạn: “Một số thành viên ghi nhận Việt Nam đã liên tục đẩy mạng quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Những thành viên này cũng ghi nhận rằng, sẽ gặp những khó khăn đặc thù trong việc xác định chi phí và giá cả hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá hay áp dụng các biện pháp đối kháng. Những thành viên này cho rằng, trong trường hợp đó nước nhập khẩu có thể nhận định rằng việc sử dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam có thể không hợp lý”.* Đoạn 254 Báo cáo về việc gia nhập WTO của Ban công tác
Như vậy, địa vị nền kinh tế phi thị trường sẽ chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam trong hai lĩnh vực là chống bán phá giá và các biện pháp đối kháng. Trong trường hợp một thành viên của WTO nhận định rằng, việc sử dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam là không hợp lý thì Việt Nam sẽ phải chấp nhận các quy chế riêng cho một nền kinh tế phi thị trường khi áp dụng Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO
3) Các biện pháp đối phó với nền kinh tế phi thị trường.
Là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ phải đối phó với sự gia tăng các vụ kiện chống bán phá giá. Chắc chắn, phán quyết sẽ không có lợi cho Việt Nam và mức thuế chống bán phá giá được áp đặt có thể cao phi lý do quy chế nền kinh tế phi thị trường. DSM của WTO có ít khả năng mạng lại được công bằng cho Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có thể có được những nỗ lực để giảm nhẹ sự bất công bằng và tác động của nó. Việc đào tạo được một đội ngũ luật sư tốt chuyên về các vụ kiện chống bán phá giá là tối ưu. Trong giai đoạn hiện tại, Bộ Thương mại và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần biết rõ về những công ty luật trong và ngoài nước tốt nhất trong lĩnh vực này. Đồng thời, cũng cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành để đào tạo và cung cấp kiến thức cho các doanh nghiệp về các luật thuế chống bán phá giá quốc gia, nhất là của Hoa Kỳ và EU, và thể thức để doanh nghiệp có thể theo kiện. Một hệ thống cảnh báo sớm cũng cần được xây dựng dựa vào mạng lưới các tùy viên thương mại và các cơ quan nghiên cứu thị trường. Nhà nước cũng cần chú ý xây dựng một cơ chế hỗ trợ khẩn cấp cho những nạn nhân là người lao động trong các ngành bị áp đặt thuế chống bán phá giá.
“VN chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế VN đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường, thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ ‘phi thị trường’.”* Nguồn: Báo cáo ban công tác WTO
Để được công nhận là một nền kinh tế thị trường thì Nhà nước ta còn rất nhiều công việc phải làm, nhất là việc cải cách môi trường, thể chế tương thích với các tiêu chí của nền kinh tế thị trường như: Nâng cao chất lượng của các đạo luật; vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và quan hệ với Chính phủ; sự chuyển đổi của đồng tiền…Thực tế cho thấy, nước ta đã từng phải chịu nhiều thiệt hại về xuất khẩu do các sản phẩm là cá da trơn, xe đạp và da giầy khi bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, làm cho kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm này giảm đáng kể. Thời hạn 12 năm đối với nước ta sẽ được rút ngắn hơn và các điều khoản đặc biệt nêu trên sẽ chấm dứt khi Việt Nam xây dựng được nền kinh tế thị trường theo những tiêu chí của nước nhập khẩu.
C. Lời kết bài
Gần đây Việt Nam đã được một số nước công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ, đặc biệt là các thành viên của ASEAN. Tuy nhiên chưa có đối tác nào trong các đối tác lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản…công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Theo cam kết gia nhập, một là chúng ta không làm gì cả, mà chờ cho hết 12 năm để mặc nhiên được xem là nền kinh tế thị trường. Hai là cố gắng sớm chứng minh nền kinh tế VN hoạt động theo cơ chế thị trường. Để làm được điều này cần phải có những bước đi quyết liệt hơn nhằm loại bỏ các yếu tố phi thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - ĐH Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội, 2008.
Giáo trình Kinh tế quốc tế - ĐH Kinh tế quốc dân (Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế), NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội , 2008.
Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam – Học viện Quan hệ quốc tế.
Báo cáo về việc gia nhập WTO của Ban công tác
“Các tiêu chí xác định một nền kinh tế thị trường” của Lê Sỹ Giảng-Phó Trưởng ban-Ban Phòng vệ thương mại-Cục Quản lý cạnh tranh – BCT tại “HỘI THẢO HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM” Hà Nội, 17 - 06 – 2009.
Hiệp định GATT 1994
Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADA)
Hiệp định WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (hiệp định SCM)
Một số tài liệu tham khảo khác.