Bài nghiên cứu này tìm hiểu tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập
lên tính thanh khoản ở thị trường chứng khoán sở hữu tập trung cao như Việt Nam,
tiến hành kiểm định lần lượt tác động riêng lẻ và đồng thời của hai yếu tố quản trị
doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trường chứng khoán sở
hữu tập trung cao. Thông qua việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Fix
Effects, mẫu dữ liệu gồm 206 công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh HOSE từ quý 3/2011 đến quý 4/2013 đã được kiểm định. Kết
quả thực nghiệm của bài nghiên cứu đã cung cấp được những bằng chứng quan trọng
như sau:
Tồn tại mối tương quan dương nhưng không đáng kể giữa quản trị doanh nghiệp
và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán sở hữu tập trung cao ở Việt Nam.
Mối quan hệ tương quan dương cao giữa quản lý thu nhập và tính thanh khoản
của thị trường chứng khoán sở hữu tập trung cao ở Việt Nam
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy biến khối lượng giao dịch không phải là một
đại diện tốt cho tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
91 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trường chứng khoán sở hữu tập trung cao tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I
Mã số: NKTT2014-149
TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ DOANH
NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THU NHẬP
LÊN TÍNH THANH KHOẢN CỦA THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN SỞ HỮU
TẬP TRUNG CAO TẠI VIỆT NAM
I
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này tìm hiểu tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập
lên tính thanh khoản ở thị trƣờng chứng khoán sở hữu tập trung cao nhƣ Việt Nam,
tiến hành kiểm định lần lƣợt tác động riêng lẻ và đồng thời của hai yếu tố quản trị
doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán sở
hữu tập trung cao. Thông qua việc sử dụng phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng Fix
Effects, mẫu dữ liệu gồm 206 công ty đƣợc niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh HOSE từ quý 3/2011 đến quý 4/2013 đã đƣợc kiểm định. Kết
quả thực nghiệm của bài nghiên cứu đã cung cấp đƣợc những bằng chứng quan trọng
nhƣ sau:
Tồn tại mối tƣơng quan dƣơng nhƣng không đáng kể giữa quản trị doanh nghiệp
và tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán sở hữu tập trung cao ở Việt Nam.
Mối quan hệ tƣơng quan dƣơng cao giữa quản lý thu nhập và tính thanh khoản
của thị trƣờng chứng khoán sở hữu tập trung cao ở Việt Nam
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy biến khối lƣợng giao dịch không phải là một
đại diện tốt cho tính thanh khoản cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Kết quả bài nghiên cứu đã đƣa ra bằng chứng về một trong những nhân tố tác động lên
tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán, phân tích ở một khía cạnh mới. Đặc biệt
trong cơ chế sở hữu tập trung cao tại Việt Nam, mối quan hệ giữa quản trị doanh
nghiệp, quản lý thu nhập và tính thanh khoản còn khá phức tạp. Chính vì vậy, nhóm
nghiên cứu hi vọng mở ra một hƣớng đi mới cho những bài nghiên cứu sau này cũng
nhƣ đƣa ra những quan điểm mới trong công tác quản trị doanh nghiệp.
TỪ KHÓA: Quản trị doanh nghiệp, quản lý thu nhập, tính thanh khoản, sở hữu tập
trung
II
MỤC LỤC
TÓM TẮT ........................................................................................................................ I
MỤC LỤC ..................................................................................................................... II
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... IV
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... IV
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 4
1.4.3. Bố cục bài nghiên cứu ........................................................................................ 4
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ...................... 6
2.1. Cơ sở lý thuyết và phát triển giả thiết ................................................................ 6
2.1.1. Bất cân xứng thông tin và tính thanh khoản ...................................................... 6
2.1.2. Chênh lệch giá hỏi mua, giá chào bán (B_A) và khối lƣợng giao dịch – Đại
diện cho tính thanh khoản của thị trƣờng ......................................................... 8
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới về tác động của quản trị
doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trƣờng chứng
khoán. ............................................................................................................... 11
2.2.1. Quản trị doanh nghiệp và tính thanh khoản ..................................................... 11
2.2.2. Quản lý thu nhập và tính thanh khoản của thị trƣờng ...................................... 16
III
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 26
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 26
3.1.1. Quy trình kiểm định lựa chọn mô hình ............................................................ 26
3.1.2. Giới thiệu mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model)............................. 28
3.1.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình tổng thể ................................................... 28
3.2. Dữ liệu và mẫu ................................................................................................. 29
3.3. Xây dựng biến .................................................................................................. 30
3.3.1. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .................................................................. 30
3.3.2. Biến phụ thuộc ................................................................................................. 31
3.3.3. Biến giải thích .................................................................................................. 33
3.3.4. Các biến kiểm soát ........................................................................................... 36
3.4. Các mô hình thực nghiệm ................................................................................ 38
3.4.1. Tác động của quản trị doanh nghiệp lên tính thanh khoản .............................. 38
3.4.2. Tác động của quản lý thu nhập lên tính thanh khoản ...................................... 39
3.4.3. Tác động đồng thời của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập ............... 39
3.4.4. Kiểm định tính bền vững ................................................................................. 39
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................. 41
4.1. Thống kê mô tả ................................................................................................ 41
4.2. Phân tích tƣơng quan Pearson .......................................................................... 46
4.3. Phân tích hồi quy .............................................................................................. 47
4.3.1. Tác động của quản trị doanh nghiệp lên tính thanh khoản .............................. 47
4.3.2. Tác động của quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trƣờng ............... 50
4.3.3. Những ảnh hƣởng đồng thời của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập
lên tính thanh khoản........................................................................................ 52
IV
4.3.4. Kiểm định tính bền vững của kết quả nghiên cứu trong điều kiện phân khúc thị
trƣờng chứng khoán ........................................................................................ 55
5. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 58
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 58
5.2. Hạn chế và hƣớng phát triển của đề tài ............................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... i
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... v
Phụ lục 1. Danh sách các công ty trong mẫu và tỷ số free-float năm 2013 ................... v
Phụ luc 2. Kiểm định lựa chọn mô hình ..................................................................... xxii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây ........................................................... 20
Bảng 3.1. Lý thuyết kiểm định lựa chọn mô hình ........................................................ 27
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp thống kê mẫu ....................................................................... 30
Bảng 3.3. Bảng tóm tắt các biến trong bài nghiên cứu ................................................. 37
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến ............................................................................... 44
Bảng 4.2. Kết quả phân tích tƣơng quan Pearson ........................................................ 45
Bảng 4.3. Kết quả phân tích hồi quy mô hình (1), (2) ................................................. 49
Bảng 4.4. Kết quả phân tích hồi quy mô hình (3), (4) ................................................. 51
Bảng 4.5. Kết quả phân tích hồi quy mô hình (5), (6) .................................................. 54
Bảng 4.6. Kết quả phân tích hồi quy mô hình (7), (8) ................................................. 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Thống kê mô tả biến B_A ............................................................................. 42
Hình 4.2 Thống kê mô tả biến Volume ........................................................................ 42
V
Hình 4.3. Thống kê mô tả biến Indep ........................................................................... 42
Hình 4.4. Thống kê mô tả biến Dual ............................................................................ 43
Hình 4.5. Thống kê mô tả biến Ownership .................................................................. 43
Hình 4.6. Thống kê mô tả biến AWCA ........................................................................ 43
1
TOÀN VĂN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, thị trƣờng chứng khoán đóng vai trò đặc
biệt quan trọng, nó không chỉ là trung gian tập trung và phân phối vốn cho toàn bộ nền
kinh tế mà còn là công cụ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn rẻ và sẵn
có, hỗ trợ không nhỏ cho quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp nói riêng và
toàn bộ nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, tính thanh khoản của thị trƣờng luôn là
vấn đề đƣợc các nhà kinh tế học cũng nhƣ các chủ thể tham gia thị trƣờng đặc biệt
quan tâm. Trong những nghiên cứu trƣớc đây, có rất nhiều yếu tố tác động đến tính
thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán, một trong số đó là tình trạng bất cân xứng
thông tin, theo đó mâu thuẫn lợi ích xảy ra giữa nhà quản lý và cổ đông. Tuy nhiên,
trong một nền kinh tế tồn tại quan hệ sở hữu tập trung cao nhƣ Việt Nam, mâu thuẫn
này lại xảy ra giữa các cổ đông đa số - những ngƣời nắm giữ số lƣợng cổ phần lớn, có
lợi thế về thông tin hơn các cổ đông nhỏ - và các nhà đầu tƣ khác. Cơ chế sở hữu tập
trung cao đƣợc cho là có thể tạo điều kiện cho các cổ đông chi phối dễ dàng truy cập
thông tin cũng nhƣ thực hiện kinh doanh kiếm lợi nhuận, do đó, không tránh khỏi ảnh
hƣởng đến tính thanh khoản của cổ phiếu công ty trên thị trƣờng. Và đây cũng là một
trong những vấn đề còn đang đƣợc tranh luận.
Theo các kết quả nghiên cứu trƣớc đây, cơ chế quản trị doanh nghiệp tiêu biểu là sự
độc lập của HĐQT, việc Giám đốc điều hành kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và cơ chế
quản lý thu nhập của doanh nghiệp là một trong những chỉ báo cho vấn đề bất cân
xứng thông tin. Cơ chế quản trị doanh nghiệp tốt có ảnh hƣởng không nhỏ đến tần số
cũng nhƣ chất lƣợng thông tin đƣợc công bố, từ đó tác động đến tình trạng bất cân
xứng thông tin.
Xét đến cơ chế quản lý thu nhập, nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng quản lý thu
nhập trực tiếp ảnh hƣởng đến báo cáo tài chính và dòng tiền thu nhập trong tƣơng lai,
tạo ra nguồn thông tin không cân xứng ảnh hƣởng không nhỏ đến nhận thức của nhà
đầu tƣ và tính thanh khoản của chứng khoán.
2
Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của chúng tôi về các nghiên cứu trƣớc đây, tác động của
quản lý thu nhập và quản trị doanh nghiệp lên tính thanh khoản chỉ đƣợc phân tích
một cách riêng biệt nên việc xem xét kết hợp tác động của hai đặc điểm này lên tính
thanh khoản thị trƣờng là rất cần thiết để hiểu rõ hơn bản chất vấn đề. Quan trọng hơn,
mối quan hệ giữa quản lý thu nhập và hiệu quả của cơ chế quản trị doanh nghiệp có
thể bị ảnh hƣởng khi có sự hiện diện của chế độ sở hữu tập trung cao. Đây là một
trong những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và chƣa có nhiều bằng chứng thực nghiệm
rõ ràng.
Những tranh luận này đã thôi thúc nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm kiểm
định thực nghiệm về tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính
thanh khoản trên một thị trƣờng chứng khoán tồn tại chế độ sở hữu tập trung cao nhƣ
Việt Nam. Đó là lý do nhóm thực hiện bài nghiên cứu: “Tác động của quản trị
doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trƣờng chứng
khoán sở hữu tập trung cao tại Việt Nam”. Bài nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích tác
động đồng thời của hai yếu tố quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên tính
thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, góp phần vào lý thuyết cũng nhƣ
bằng chứng thực nghiệm cho những nghiên cứu về tính thanh khoản của thị trƣờng ở
nƣớc ta.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán, đặc
biệt là ở thị trƣờng có chế độ tập trung sở hữu cao nhƣ Việt Nam, nhóm thực hiện bài
nghiên cứu với mục tiêu chính là kiểm định tác động của quản trị doanh nghiệp và
quản lý thu nhập lên tính thanh khoản trên thị trƣờng chứng khoán tồn tại chế độ sở
hữu tập trung cao, cụ thể là trên thị trƣờng Việt Nam.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, nhóm thực hiện phân tích và các kiểm định thực nghiệm
nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Cơ chế quản trị doanh nghiệp có tác động nhƣ thế nào lên tính thanh khoản của thị
trƣờng chứng khoán có chế độ sở hữu tập trung cao?
Mức độ quản lý thu nhập có tác động nhƣ thế nào lên tính thanh khoản của thị
trƣờng chứng khoán có chế độ sở hữu tập trung cao?
3
Kết quả có gì khác biệt khi xem xét tác động đồng thời hai yếu tố này lên tính
thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam?
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng, cụ thể nhóm nghiên
cứu sử dụng mô hình Fixed Effect Model cho Cross-Section và GLS – Cross Section
Whites để hồi quy dữ liệu nhằm xác định tác động của quản trị doanh nghiệp và quản
lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam. Kiểm định
t-test và ANOVA đƣợc sử dụng đồng thời để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.
Dữ liệu của bài nghiên cứu đƣợc thu thập từ các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HOSE. Vì số liệu trên thị trƣờng là không sẵn
có và những khó khăn trong quá trình tính toán thu thập số liệu, chúng tôi chỉ chọn
những công ty có tỷ số free – float1 đƣợc công bố trên thị trƣờng. Do đó từ hơn 300
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, 206 công ty đƣợc chọn vào mẫu trong
khoảng thời gian 10 quý từ quý 3/2011 đến quý 4/2013.
Số liệu trong bài nghiên cứu đƣợc lấy từ báo báo thƣờng niên, báo cáo tài chính quý
tại các website www.cophieu68.vn, www.cafef.vn và www.hsx.vn. Riêng dữ liệu giá
chào bán, giá hỏi mua, nhóm đƣợc công ty Vietstock cung cấp.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa lý luận
Bài nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị doanh
nghiệp cũng nhƣ quản lý thu thập lên tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán,
đóng góp thêm vào những lý thuyết còn đang đƣợc tranh luận. Đặc biệt, việc phân tích
tác động kết hợp của cơ chế quản trị doanh nghiệp (đại diện bởi sự độc lập của HĐQT
và Giám đốc điều hành kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT) và mức độ quản lý thu nhập
trong môi trƣờng doanh nghiệp tồn tại chế độ sở hữu tập trung cao có ý nghĩa trong
việc nghiên cứu những yếu tố tác động đến tính thanh khoản của thị trƣờng chứng
1
Tỷ số free-float đƣợc gọi là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhƣợng, tính bằng tỷ lệ khối lƣợng cổ phiếu tự do
chuyển nhƣợng so với khối lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành trên thị trƣờng. Tỷ số này đƣợc Sở giao dịch chứng
khoán công bố trên thị trƣờng hằng năm.
4
khoán, nhóm nghiên cứu hy vọng kết quả của bài nghiên cứu có thể góp thêm lý luận
và tài liệu tham khảo về lĩnh vực này ở Việt Nam.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán là một trong những vấn đề đƣợc các nhà
nghiên cứu và các nhà quản trị quan tâm, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng kết quả của
bài nghiên cứu này sẽ một lần nữa đƣa ra bằng chứng của về tác động của quản trị
doanh nghiệp cũng nhƣ quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trƣờng. Thông
qua đó, nhà tạo lập thị trƣờng nói chung và ban quản trị của các doanh nghiệp nói
riêng có thêm hƣớng đi mới trong việc nâng cao tính thanh khoản của từng cổ phiếu
cũng nhƣ toàn bộ thị trƣờng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tác động động thời của cả
hai yếu tố này lên tính thanh khoản góp phần không nhỏ vào công tác quản lý doanh
nghiệp, xây dựng cơ cấu quản lý doanh nghiệp hợp lý và hiệu quả, nâng cao nhận thức
về doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tƣ cũng nhƣ khách hàng.
1.4.3. Bố cục bài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu đề tài sẽ làm rõ tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu và các
câu hỏi nghiên cứu, phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu, cũng nhƣ giới thiệu sơ lƣợc
bố cục bài nghiên cứu.
Chương 2: Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tác động của quản trị doanh
nghiệp và quản lý thu nhập lên tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, chƣơng
này trình bày, tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu trên thế giới. Từ đó, nhóm
rút ra cơ sở lý luận cho nghiên cứu tại Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, chƣơng này trình bày thống kê mô tả bộ dữ liệu
trong bài phân tích; mô tả biến độc lập, biến phụ thuộc trong mô hình; trình bày những
đặc điểm của lý thuyết kiểm định và mô hình thực nghiệm.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận chƣơng này trình bày kết quả thực
nghiệm ở Việt Nam về tác động của quản trị doanh nghiệp và quản lý thu nhập lên
tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán sở hữu tập trung cao, cụ thể là ở thị
trƣờng Việt Nam. Đồng thời, nhóm cũng sẽ phân tích kết quả kiểm định.
5
Chương 5: Kết luận, phần cuối nhóm nghiên cứu sẽ thảo luận, giải thích về kết quả
của bài nghiên cứu. Từ đó, phân tích những hạn chế và đề xuất những hƣớng nghiên
cứu sau này.
6
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
2.1. Cơ sở lý thuyết và phát triển giả thiết
2.1.1. Bất cân xứng thông tin và tính thanh khoản
Trong lĩnh vực phân tích cũng nhƣ đầu tƣ trên thị trƣờng tài chính hiện nay, tính thanh
khoản của chứng khoán nói riêng và toàn bộ thị trƣờng nói chung là một trong những
vấn đề đƣợc nhiều chủ thể tham gia thị trƣờng quan tâm và các nhà khoa học đào sâu
nghiên cứu. Thanh khoản thị trƣờng có liên quan đến chiều rộng, chiều sâu, sự trực
tiếp và tính bền lâu (Harris, 1991) và thƣờng đƣợc xem là một trong những nhân tố
tác động đến hiệu quả hoạt động của thị trƣờng.
Những nghiên cứu trƣớc đây nghiên cứu về các yếu tố tác động lên tính thanh khoản
khá phong phú. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã phân tích tác động của bất cân xứng
thông tin lên thanh khoản và về vai trò của việc công bố thông tin của doanh nghiệp
cũng nhƣ chất lƣợng của thông tin đƣợc công bố ra thị trƣờng (bao gồm cả công bố
liên quan đến kế toán) trong việc giảm bất cân xứng thông tin, qua đó cải thiện tính
thanh khoản thị trƣờng. Ví dụ, Diamond (1985) chỉ ra rằng mức độ công bố thông tin
cao hơn có xu hƣớng làm giảm động cơ thu thập thêm thông tin riêng của các nhà đầu
tƣ. Trong một bối cảnh nhƣ vậy, ngƣời tạo lập thị trƣờng (market maker) cũng nhƣ
ngƣời giao dịch kém hiểu biết đối mặt với vấn đề lựa chọn đối ngh