Đề tài Tác động của việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tới ngành thép Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu hướng toàn cầu. Liên minh kinh tế, liên hết kinh tế không chỉ diễn ra ở một khu vực kinh tế, mà nó sảy ra trên toàn cầu. WTO là một tổ chức như thế. Hội nhập không phải chỉ là câu chuyện ra nhập để cùng quan hệ cùng trao đổi, đó là câu chuyện hội về hội nhập như thế nào, ảnh hưởng của hội nhập đến nền kinh tế, cơ hội và thách thức mà chúng ta gặp phải. Một năm qua, Việt Nam hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, vậy cài mà chúng ta được là gì, cái chúng ta mất là gì? Đây không phải là vấn đề chỉ nhà nước mới quan tâm mà tất cả các doanh nghiệp trong nước đều quan tâm, tất cả các ngành, tất cả các lĩnh vực kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8.5%/năm, kinh tế Việt Nam đang có một sự khởi đầu tốt cho công cuộc hội nhập hay không? Thực tế tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đang phải đối mặt với một tỷ lệ lạm phát đạt kỉ lục 12,6% , vậy phản ứng của Việt Nam trước tác động của hội nhập chưa tốt. Vấn đề đặt ra làm thế nào để tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng bền vững. Có vậy mới mong Việt Nam phát triển cùng xu thế hội nhập như Trung Quốc, năm con rồng Châu á. Muốn vậy, bản thân từng ngành kinh tế phải chủ động trước cơ hội và thác thức thị trường đem lại bên cạnh sự hỗ trợ của các chính sách nhà nước. Bài viết này chọn đề tài "Tác động của việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tới ngành thép Việt Nam" để xem xét đánh giá một khía cạnh nào đó của việc Việt Nam gia nhập WTO tới nền kinh tế nói chung, và ngành thép nói riêng. Có thể nói, năm qua cũng là một năm hết sức thăng trầm của ngành thép Việt Nam, với không ít các cơn sốt giá khiến cho các nhà thầu, chủ xây dựng phải lao đao. Vậy nguyên nhân là do đâu. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kéo theo cạnh tranh gay gắt như hiện nay, liệu ngành thép Việt Nam có đứng vững hay không?