Đề tài Tác động ngoại vi tiêu cực và chế độ phạt tiền cố định

Yếu tố ngoại vi là sự hoạt động của một chủ thể nào đó gây tác động (xấu hoặc tốt) đến các đối tượng không được đền bù hay không phải đền bù, chủ thể không chịu bất cứ trách nhiệm kinh tế nào về sự tác động của họ, cũng như họ không đòi hỏi một sự đền bù nào.

ppt18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5603 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động ngoại vi tiêu cực và chế độ phạt tiền cố định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH Mở TP HCM Môn Kinh Tế Công Cộng ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG NGOẠI VI TIÊU CỰC VÀ CHẾ ĐỘ PHẠT TIỀN CỐ ĐỊNH GVHD: Th.s TRẦN THU VÂN. Nhóm thực hiện: Trần Thị Thanh Hiền 40662087 Phạm Thị Hồng Phượng 40662193 Đinh thị Cẩm Thúy 40662229 Phạm Thị Lệ Vy 40662296 Nguyễn Thị Thuận 40604102 Trần Thế Anh 40662045 Yếu Tố Ngoại Vi Yếu tố ngoại vi là sự hoạt động của một chủ thể nào đó gây tác động (xấu hoặc tốt) đến các đối tượng không được đền bù hay không phải đền bù, chủ thể không chịu bất cứ trách nhiệm kinh tế nào về sự tác động của họ, cũng như họ không đòi hỏi một sự đền bù nào. Yếu tố ngoại vi Vậy yếu tố ngoại vi là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất - sản xuất, sản xuất - tiêu dùng và tiêu dùng – tiêu dùng. Ví Dụ: Một người hút thuốc ở trong thang máy, hay công sở. Chủ thể là người hút thuốc tác động xấu đến những người xung quanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe những người xung quanh, nhưng bản thân chủ thể không chịu trách nhiệm kinh tế gì. Phân loại yếu tố ngoại vi Dựa trên tính hiệu quả của sự tác động người ta chia thành 2 loại: - Yếu tố ngoại vi tích cực: là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến các đối tượng chịu tác động. VD: Người trồng rừng có tác động tốt đến mọi người nhờ việc tạo ra không khí trong lành, chống lũ và cung cấp nguồn gỗ cho sản xuất. Phân loại yếu tố ngoại vi - Yếu tố ngoại vi tiêu cực: Là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động. VD: + Những người buôn bán hàng lậu gây ra tác động xấu đến chính phủ là sự tổn thất trong doanh thu từ thuế của chính phủ. + Hay việc xả rác thải công nghiệp của nhà máy ra môi trường công cộng như sông, bãi đất… làm tổn hại đến sức khoẻ của những người dân sống gần đó. Ví dụ về ngoại tác tiêu cực Ví dụ: công ty Vedan trong quá trình sản xuất đã làm ô nhiễm trầm trọng sông Thị Vải. Nước sông từ trong dần dần chuyển sang màu đen xì và có mùi hôi thối, khiến cho người dân khó chịu và thậm chí không thể ăn nổi cơm mỗi khi mùi hôi bốc lên. Ngoài ra, công ty còn gây tổn hại trực tiếp đến người nuôi trồng thủy sản, hay những người sống bằng nghề đánh bắt quanh năm sống trên nước nay cũng bị mất nguồn thu chủ yếu. Rác thải có tác động tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân nơi đây. Ví dụ về ngoại tác tiêu cực Để tối đa hóa lợi nhuận, công ty hay doanh nghiệp phải có chi phí sản xuất và chi phí khác thấp nhưng chi phí để bảo vệ môi trường thì cao. Do đó, vì mục đích chính của họ mà cắt giảm bớt chi phí, đầu tư ít hoặc không đầu tư vào khâu xử lý rác thải. Môi trường bị ô nhiễm gây ra nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế của công ty nói riêng và nền kinh tế của cả nước nói chung. Sự tác động của yếu tố ngoại vi Dưới sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực sản lượng của nền kinh tế thường được sản xuất ở mức thái quá. Vd: xem xét ngành sản xuất xi măng sau. Ta gọi :PE: giá xi măng trên thị trường. E : Điểm cân bằng thị trường. QE: sản lượng được sản xuất trên thị trường MC: chi phí biên để sản xuất 1 tấn xi măng của ngành. MEC: Chi phí biên ngoại ứng. MSC: Chi phí xã hội để sản xuất 1 tấn xi măng . Hình mô tả E’ E A QE’ QE Q PA PE’ P, MB, MC MSC=MC’=MC+f MC MEC=f(Q) D≡MB ≡MSB B f PE Sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực Việc sản xuất xi măng đã gây ra 1 ngoại ứng tiêu cực là ô nhiễm môi trường. Giả sử việc ô nhiễm môi trường sẽ thay đổi phụ thuộc vào sản lượng xi măng sản xuất ra. Dự kiến chi phí để khắc phục sự ô nhiễm còn gọi là chi phí biên ngoại ứng là MEC. MSC = MC + MEC. Khi có sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực dẫn đến: Ngoại Vi Tiêu Cực Hiệu quả thị trường(E) đạt được vượt quá hiệu quả xã hội(E’) mong muốn do chi phí thị trường (MC) duy trì khác với chi phí biên xã hội (MSC) đòi hỏi có ngoại ứng tiêu cực cần có chi phí biên ngoại ứng MEC. Sản lượng thị trường duy trì lớn hơn sản lượng hiệu quả. Cần phải đảm bảo hiệu quả chung cho xã hội chứ không chỉ nhằm đảm bảo hiệu quả riêng biệt cho thị trường. Do vậy hiện nay nếu chưa có biện pháp thích hợp thì thị trường có khuynh hướng sản xuất và tiêu dùng vượt qúa mức hiệu quả chung xã hội mong muốn. Điều đó gây ra tổn thất kinh tế do sản xuất tiêu dùng vượt mức hiệu quả xã hội mong muốn tương ứng là: dt E’BE. Hình mô tả E’ E A QE’ QE Q PA PE’ P, MB, MC MSC=MC’=MC+f MC MEC=f(Q) D≡MB ≡MSB B f PE Biện Pháp Khắc Phục Của Chính Phủ Chính phủ thường can thiệp vào nền kinh tế nhằm khắc phục yếu tố ngoại vi bằng các hệ thồng biện pháp cụ thể, song đối với yếu tố ngoại vi tiêu cực để khắc phục chính phủ thường dùng biện pháp phạt tiền. Phạt tiền: Phạt tiền là một biện pháp kinh tế được chính phủ áp dụng đối với các chủ thể gây ra tác động ngoại vi tiêu cực. Cóhai chế độ phạt tiền được áp dụng Biện Pháp Khắc Phục Của Chính Phủ Chế độ tiền phạt cố định: Là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng. Khoản tiền phạt này bằng chênh lệch giữa chi phí xã hội và chi phí tư nhân biên và đúng bằng chi phí biên ngoại ứng tại mỗi đơn vị sản lượng. Biện Pháp Khắc Phục Của Chính Phủ Tiền phạt f = MSC – MC = MEC Chế độ phạt tiền này thường được chính phủ áp dụng với trường hợp tác động ngoại vi tiêu cực không được gọi là nghiêm trọng và mức độ tiêu cực thường tỉ lệ thuận với sản lượng, còn chi phí biên được coi là như nhau với mỗi đơn vị. số tiền phạt mà doanh nghiệp gây ra ngoại ứng tiêu cực phải trả tiền là: dt PAPE’E’A = f* QE’= MEC* QE’ Hình mô tả E’ E A QE’ QE Q PA PE’ P, MB, MC MSC=MC’=MC+f MC MEC=f(Q) D≡MB ≡MSB B f PE Biện Pháp Khắc Phục Của Chính Phủ Vệc hạn chế tác động tiêu cực có thể được tiến hành bằng cách cải thiện điều kiện hoạt đọng sản xuất, xử lý nước thải, khói thải, sử dụng những phương tiện, thiết bị chống lại tác động tiêu cực… hoặc có thể tiến hành cải tiến quy trình kĩ thuật, hiện đại hoá thiết bị thay đổi yêu cầu đầu vào. Trong nhiều trường hợp chính phủ còn áp dụng chế độ tiền phạt cố định cho từng đơn vị sản lượng đầu vào thay vì áp dụng trong các trường hợp sử dụng máy móc thiết bị, dây chuyền công nghiệp lạc hậu, sử dụng những nguyên nhiên vật liệu không đúng tiêu chuẩn cho phép, sử dụng các chất phụ gia, chất màu… có độc tố. Biện Pháp Khắc Phục Của Chính Phủ VD: Công ty Vedan đối với hành vi xả thải ra sông Thị Vải thì chính phủ nên bắt phạt tiền và buộc phải bồi thường cho người dân. Giám sát và kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy Bên cạnh đó, công ty phải tháo dỡ hệ thống xả thải sai quy định và cải tạo, lắp đặt mới hệ thống xử lý nước thải, dần dần cả thiện nguồn nước của sông Thị Vải. The End Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
Luận văn liên quan