Đề tài Tác động thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Thuếthu nhập cá nhân là một trong những loại thuếquan trọng nhất của Nhà nước. Một mặt, thuế thu nhập cá nhân góp phần điều tiết thu nhập của người giàu, làm giảm khoảng cách giàu nghèo đang ngày một nới rộng trong nền kinh tếthịtrường. Mặt khác, thuếthu nhập cá nhân là nguồn thu ngân sách quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, việc xem xét, nghiên cứu chính sách thuếthu nhập cá nhân, đánh giá những mặt ưu điểm và mặt nhược điểm của nó, từ đó rút ra những bài học đểxây dựng một chính sách phù hợp nhất, vừa thực hiện được các mục tiêu của quốc gia vừa không tạo gánh nặng lên người dân là rất cần thiết

pdf30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC DH IE Môn học Phân tích chính sách thuế Đề tài: TÁC ĐỘNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG HVTH: NGUYỄN ANH KHOA Lớp : NGÂN HÀNG – ĐÊM 6 – K20 TP.HCM, tháng 08 năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................01 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ...............................................02 1. Khái niệm và nguồn gốc ra đời Thuế thu nhập cá nhân ..................................................................02 2. Đặc điểm cơ bản của Thuế thu nhập cá nhân ..................................................................................02 3. Vai trò của Thuế thu nhập cá nhân ................................................................................................. 03 4. Tác động của Thuế thu nhập cá nhân lên hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................03 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM ......................07 1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam ............07 1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................................................07 1.2 Nhận định về quá trình hình thành và phát triển ............................................................................09 2. Thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay .................10 2.1 Nội dung và phạm vi tác động .......................................................................................................10 2.1.1 Khái niệm chung .........................................................................................................................10 2.1.2 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú ......................................................................................12 2.1.3 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú ...........................................................................14 2.2 Kết quả đạt được ............................................................................................................................15 2.3 Các điểm hạn chế ..........................................................................................................................17 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ...........................................................................................................................................19 1. Kiến nghị của cơ quan nhà nước trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân ......19 1.1 Về sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh .................................................................................................19 1.2 Về sửa đổi biểu thuế luỹ tiến từng phần ........................................................................................22 1.3 Về sửa đổi, bổ sung phạm vi, đối tượng chịu thuế ........................................................................23 2. Đánh giá về những kiến nghị sửa đổi, bổ sung ................................................................................23 2.1 Nên hay không nên quy định mức tuyệt đối về giảm trừ gia cảnh trong Luật? .............................24 2.2 Nên điều chỉnh rộng hơn khoảng cách giữa các bậc thuế? ............................................................25 2.3 Thời điểm có hiệu lực của Luật sửa đổi, bổ sung ..........................................................................25 KẾT LUẬN .........................................................................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................28 Lời mở đầu a. Lý do chọn đề tài Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế quan trọng nhất của Nhà nước. Một mặt, thuế thu nhập cá nhân góp phần điều tiết thu nhập của người giàu, làm giảm khoảng cách giàu nghèo đang ngày một nới rộng trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu ngân sách quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, việc xem xét, nghiên cứu chính sách thuế thu nhập cá nhân, đánh giá những mặt ưu điểm và mặt nhược điểm của nó, từ đó rút ra những bài học để xây dựng một chính sách phù hợp nhất, vừa thực hiện được các mục tiêu của quốc gia vừa không tạo gánh nặng lên người dân là rất cần thiết. b. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hướng vào phân tích, đánh giá các thành tựu và các điểm còn hạn chế của chính sách thuế thu nhập cá nhân trong thời gian qua trong việc tác động đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, đề tài góp phần xây dựng những kiến nghị, giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới. c. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và tiếp cận đề tài, phương pháp luận được sử dụng gồm: Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp logic,… d. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung đề tài gồm 3 chương: - Chương I – Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân: Phân tích một số khái niệm cơ bản về thuế thu nhập cá nhân; - Chương II - Thực trạng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam: Tập trung đánh giá quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam; phân tích những kết quả đạt được và các điểm còn hạn chế của những quy định liên quan đến lĩnh vực thuế này. - Chương III - Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân: Đưa ra các quan điểm về đề xuất bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện lĩnh vực này trong thời gian tới. 1  Chương I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN. 1. Khái niệm và nguồn gốc ra đời Thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Thuế TNCN là loại thuế phổ biến trên thế giới và đã có lịch sử hàng trăm năm. Thời kỳ mới ban hành, các nước thường đánh thuế vào đối tượng dễ đo lường được như đất đai, tài sản, hàng hoá... Thuế TNCN đầu tiên được áp dụng tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó là Vương quốc Anh vào năm 1799, Đức áp dụng năm 1808. Hoa Kỳ áp dụng loại thuế này muộn hơn nhưng cũng từ năm 1864. Các nước châu Âu còn lại và úc, Newzealand, Nhật Bản cũng áp dụng thuế TNCN vào nửa cuối thế kỷ 19. Các nước châu Á như: Thái Lan áp dụng năm 1939, Philipin năm 1945, Hàn Quốc năm 1948, Indonesia năm 1949, Trung Quốc năm 1984; Những nước Đông Âu thuộc các nền kinh tế chuyển đổi như Rumani năm 1990, Nga năm 1991, Ba Lan năm 1992... cho đến nay đã có 180 nước áp dụng thuế TNCN. Sự ra đời của thuế TNCN bắt nguồn từ hai yêu cầu cơ bản đó là để thực hiện chứ năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và nhu cầu chi tiêu của nhà nước. 2. Đặc điểm cơ bản của Thuế thu nhập cá nhân: Là một chính sách trong hệ thống thuế, thuế TNCN mang đầy đủ tính chất cơ bản của thuế nói chung. Đó là: tính quyền lực, tính cưỡng chế và tính pháp lý cao, được xá lập trên nền tảng các vấn đề kinh tế, xã hội của người làm nhiệm vụ đóng thuế và tính không hoàn trả tực tiếp. Ngoài những đăc điểm chung đó, thuế TNCN còn có một số đặc điểm riêng sau: - Do là thuế trực thu, thuế TNCN đối với cá nhân hành nghề tự do thì nộp thuế đồng nhất với người chịu thuế, người ta không thể chuyển giao gánh nặng cho người khác. - Thuế TNCN có phạm vi thu rất rộng (toàn quốc). Đối tượng chịu thuế là tất cả các cá nhân có thu nhập (bao gồm công dân trong nước và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên có phát sinh thu nhập tại Việt Nam) và hầu như tất cả các khoản thu nhập của cá nhân đều chịu thuế không kể nguồn phát sinh trong nước hay ngoài nước. Do vậy, khả năng tao ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước rất cao. - Thuế TNCN là loại thuế gắn liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Mặc dù cũng có quan điểm về hoàn thiện chính sách thuế TNCN là cần phải xây dựng một chính sách có tính trung lập không nhằm vào mục tiêu khác nhau, nhưng trên thực tế chưa quốc gia nào 2  tách rời hẳn thuế TNCN với một chính sách xã hội khác như phúc lợi công cộng chăm sóc sức khoẻ….. - Xét về mặt kỹ thuật, thuế TNCN là loại thuế phức tạp vì diện thu rất rộng, khi tính thuế phải xét đến hoàn cảnh của mỗi cá nhân và luôn kết hợp với chính sách xã hội. - Xét về gốc độ kinh tế, thuế TNCN không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, tính trung lập của thuế TNCN cao hơn so với chính sách thuế khác. Việc tăng, giảm thuế TNCN hầu như không kéo theo sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. 3. Vai trò của Thuế thu nhập cá nhân: Luật Thuế TNCN là một trong những sắc thuế quan trọng nhằm tiến tới công bằng xã hội khi nó đảm bảo cho mọi người bình đẳng về nghĩa vụ đối với đất nước và tạo điều kiện cho mọi người tự giác đóng thuế để tăng ngân sách nhà nước, củng cố an ninh - quốc phòng, tăng cường an sinh xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế... Luật thuế TNCN có những vai trò và mục tiêu sau: - Đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. - Đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng. - Đảm bảo huy động nguồn lực để Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội. - Tăng tỷ lệ đóng góp của thuế TNCN trong tổng thu ngân sách. - Tái phân phối của cải vật chất; điều tiết thu nhập tạo sự cân bằng tương đối giữa người giàu người nghèo. - Thực hiện công bằng về giữa người có thu nhập chính thức và người có thu nhập không chính thức. Việc thu được từ mảng thu nhập phi chính thức này vừa đạt được mục tiêu tăng ngân sách, vừa đạt được sự công bằng cho những công dân có mức thu nhập chính thức - vốn là đối tượng chính của luật thuế thu nhập hiện tại. - Hạn chế những hoạt động mà Nhà nước không muốn phát triển, chẳng hạn như đầu cơ vào thị trường bất động sản. - Thúc đẩy sự phát triển của một số hoạt động có đóng góp dài lâu cho sự tăng trưởng về giá trị kinh tế của quốc gia. 4. Tác động của Thuế thu nhập cá nhân lên hoạt động sản xuất kinh doanh: 3  a. Tác động lên quyết định đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp: Thuế TNCN tác động trực tiếp và gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi thuế TNCN tăng cao, các cá nhân sẽ phản ứng lại bằng cách giảm giờ làm, di chuyển đến vùng/miền có mức thuế suất thấp hoặc tìm những biện pháp khác nhằm làm giảm gánh nặng thuế. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp phải bù đắp cho nhân viên của họ bằng cách tăng mức lương trước thuế và như thế, thuế TNCN có thể được di chuyển một phần hay toàn bộ qua doanh nghiệp. Sự di chuyển gánh nặng thuế này sẽ ảnh hưởng đến mức sinh lợi trên vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vùng miền nào có thuế suất thấp thì mức sinh lợi trên vốn đầu tư của doanh nghiệp sẽ cao hơn và do đó sẽ có ưu thế hơn về thu hút doanh nhiệp đầu tư kinh doanh tại đó. Trong nghiên cứu của mình vào năm 1991, Papke đã đưa ra các bằng chứng về tầm quan trọng của mức lương trả cho người lao động đóng vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư sản xuất. Vì thuế TNCN có tác động nhất định đến mức lương trước thuế trả cho người lao động nên chênh lệch về thuế TNCN giữa các vùng/miền của Hoa Kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong một nghiên cứu khác của Coughlin, Terza và Arromdee năm 1991, các tác giả thấy rằng vùng/miền có mức lương trước thuế cao thì sẽ gây trở ngại cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment- FDI). Theo ước tính của các tác giả, thuế TNCN cao có tác động ngược chiều đáng kể đến khả năng của vùng/miền trong việc thu hút đầu tư FDI bởi vì thuế TNCN cao hơn sẽ dẫn đến mức lương trước thuế cao hơn. b. Tác động đến nguồn cung lao động: Thuế TNCN có tác động đáng kể đến nguồn cung lao động. Chúng ta có thể xem xét vấn đề này thông qua phân tích sau: Trong thị trường lao động, ta có đường cầu lao động (D1) và đường cung lao động (S1). Thị trường cân bằng ban đầu khi không có thuế với W1 tại điểm A. Bây giờ chính phủ đánh thuế tiền lương t VND/giờ (thuế TNCN). Thuế làm giảm thu nhập của người lao động t VND/giờ. Kết quả là cứ mỗi giờ lao động, chi phí lương sẽ tăng lên t VND, khi đó đường cung (S1) sẽ di chuyển đến (S2). Với đường cầu ở vị trí gốc, sự dịch chuyển này dẫn đến tiền lương cân bằng ở vị trí cao hơn W2 tại điểm B. Phạm vi ảnh hưởng của thuế được chia sẻ bởi người lao động và công ty phù hợp với độ co giãn của đường cung và đường cầu (đường nào co giãn hơn thì sẽ chịu gánh nặng thuế hơn). Tại vị trí cân bằng mới B, mức lương cân bằng mới là W2 và số giờ lao động lao động cung ứng là H2<H1 do người lao động chỉ được hưởng mức lương WL, phần còn lại là đoạn BC chính là thuế 4  TNCN phải nộp cho nhà nước. Như vậy gánh nặng thuế TNCN do người lao động chịu là W1WL và gánh nặng thuế TNCN do doanh nghiệp chịu là W1W2. WL (t) C  H1H2 (S1) W1 A  B  (S2) (D1) Giờ lao động (H) Tiền lương ( W)  W2 Như vậy ta thấy rằng, gia tăng thuế TNCN có thể sẽ gây ra giảm nguồn cung lao động và tăng gánh nặng chi phí đối với cả người lao động và doanh nghiệp. c. Tạo ra sự dịch chuyển các loại hình sản xuất kinh doanh: Sự dịch chuyển này bao gồm 2 điểm sau: - Các lĩnh vực có thuế TNCN thấp thì mức sinh lời tương đối trên cơ sở cùng mức rủi ro sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thu hút nguồn vốn từ các cá nhân di chuyển đến. Nhà nước có thể dựa trên yếu tố này đề đưa ra chính sách khuyến khích, hạn chế hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh theo những chủ trương của mình. Chẳng hạn như để khuyến khích người dân tiết kiệm nhằm tạo nguồn vốn phục vụ cho đầu tư, Nhà nước có thể không đánh thuế TNCN hoặc áp dụng với một mức thuế suất thấp, hấp dẫn hơn đối với hình thức tiển gửi tiết kiệm so với các loại hình đầu tư khác như chuyển nhượng bất động sản, đầu tư chứng khoán. Hoặc khi lĩnh vực chứng khoán, bất động sản đang bị trì trệ, Nhà nước có thể giảm thuế TNCN cho các thu nhập từ các lĩnh vực này nhằm kích thích nguồn vốn trong dân chúng di chuyển vào các lĩnh vực này. - Các loại thuế khác nhau có thể tạo nên sự chuyển dịch giữa các loại hình hoạt động kinh doanh nhằm giảm nặng gánh nặng thuế. Chẳng hạn như khi người dân phải chịu thuế TNCN cao hơn nhiều so với thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) do quy định thuế suất, các mức giảm trừ, các ưu đãi chưa hợp lý, người dân có thể thành lập doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,…), tận dụng lợi thế các loại hình doanh 5  nghiệp trên về thuế suất, các mức giảm trừ và các ưu đãi khác so với hình thức kinh doanh cá nhân, hộ gia đình nhằm mục tiêu giảm gánh nặng về thuế. 6  Chương II: THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM. 1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam: 1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, hệ thống chính sách thuế đã được hình thành từ năm 1991 và từng bước hoàn thiện qua các lần cải cách sau: - Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 50-LCT/HĐNN8 ngày 07/01/1991 về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Nghị định số 119/HĐBT ngày 17/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Thông tư số 22/TC-TCT ngày 22/4/1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Nghị quyết số 32/NQ-UBTVQH9 ngày 10/3/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Nghị định số 23/CP ngày 23/3/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành nghị quyết số 32/NQ-UBTVQH9 ngày 10/3/1993 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về việc bổ sung pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Thông tư số 29/TC-TCT ngày 01/4/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về việc bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Pháp lệnh không số ngày 19/5/1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Nghị định số 05/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Thông tư số 27/TC-TCT ngày 30/3/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 05/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; 7  - Nghị định số 30/CP ngày 05/4/1997 của Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định số 05/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Thông tư số 39/TC-TCT ngày 26/6/1997 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 5/CP ngày 20/01/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Pháp lệnh không số ngày 06/02/1997 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Pháp lệnh số 14/1999/PL-UBTVQH10 ngày 30/6/1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Thông tư số 15/2000/TT-BTC ngày 23/02/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung và sửa đổi một số điểm trong Thông tư số 39 TC/TCT ngày 26 tháng 6 năm 1997của BộTài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 05/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 và Nghị định số 30/CP ngày 5 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 10; - Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Nghị định số 147/2004/NĐ-CP, ngày 23/7/2004 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Thông tư 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; - Thông tư 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính. - Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH do Quốc hội ban hành ngày 21/07/2007 - Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế TNCN - Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn thi hành nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN. 8  - Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 84/2008/TT-BTC. 1.2 Nhận định về quá trình hình thành và phát triển: Luật Thuế TNCN 2007 ra đời là một bước ngoặt lớn đầy ý nghĩa thể hiện tư duy đổi mới trong việc quản lý pháp luật về lĩnh vực thuế này. So với pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật Thuế TNCN 2007 có những điểm mới sau: - Về đối tượng nộp thuế: Cá nhân kinh doanh đang nộp thuế thu nhập doanh n
Luận văn liên quan