Đề tài Tác động tiêu cực của dự án khai thác quặng bô - Xít ở Tây Nguyên

Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng bô-xít lớn của thế giới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc khai thác bô-xít mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực? Việc khai thác và chế biến bôxít ở khu vực Tây Nguyên đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chính khách, giới khoa học và cả cộng đồng trong nhiều năm qua.

ppt24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4731 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động tiêu cực của dự án khai thác quặng bô - Xít ở Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN KHAI THÁC QUẶNG BÔ-XÍT Ở TÂY NGUYÊN Giáo viên hướng dẫn: Trần Hữu Tuấn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Đức Võ Hữu Đàn Nguyễn Thị Anh Thơ Đinh Nữ Hà Phương Hoàng Thị Hằng 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * NỘI DUNG TRÌNH BÀY PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Giới thiệu khái quát về dự án II. Các tác động tiêu cực của dự án 1. Kinh tế 2. Văn hóa – xã hội 3. Môi trường 4. An ninh quốc phòng PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng bô-xít lớn của thế giới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc khai thác bô-xít mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực? Việc khai thác và chế biến bôxít ở khu vực Tây Nguyên đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chính khách, giới khoa học và cả cộng đồng trong nhiều năm qua.  11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 2. Đối tượng nghiên cứu: Tác động tiêu cực của dự án khai thác quặng Bôxít ở Tây Nguyên. 3. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: ở khu vực Tây Nguyên Thời gian: từ lúc triển khai dự án tới nay ( 2008-2012) 3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Giới thiệu khái quát về dự án Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về quặng bô-xít dùng để sản xuất nhôm với trữ lượng khoảng trên 5,4 tỷ tấn nguyên khai, tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên. Theo Quy hoạch giai đoạn 2007-2015,Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ tập trung khai thác hai dự án lớn có tổng cộng 13 mỏ bô-xít. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * Dự án Tân Rai (Lâm Đồng) được khởi công vào năm 2008 công suất thiết kế 650.000 tấn alumin một năm. Dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) với công suất 650.000 tấn alumin mỗi năm được khởi công từ tháng 2/2010. Tổng vốn đầu tư mỗi dự án khoảng 12.000 tỷ đồng. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * II. Các tác động tiêu cực của dự án 1. TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ Một số ý kiến cho rằng việc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên không có lợi bằng, nếu dùng cùng đất đó để trồng cây công nghiệp (cây cao su, cây cà phê, trà,...). Theo lời TS. Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, thì "dự án bô-xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường cả trước mắt và lâu dài". Chi phí vận chuyển lớn do đoạn đường từ nơi sản xuất tới cảng quá dài 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 2. TÁC ĐỘNG TỚI VĂN HÓA-XÃ HỘI Dự án Tác động toàn diện và sâu sắc đến đời sống xã hội theo chiều hướng khó khăn. Việc lấy đất khai khoáng và thành lập các cụm công nghiệp, giao thông và những cơ sở hạ tầng liên quan khác sẽ tạo nên một cuộc quy hoạch dân cư mới, xáo trộn nếp sống, sinh hoạt xã hội của cộng đồng. Nghèo đói sẽ có nguy cơ trở lại khi cơ hội tìm việc làm của những người nông dân dân tộc thiểu số học vấn thấp, tay nghề không có, mất đất, thất nghiệp khi cụm công nghiệp khai khoáng Alumin hình thành. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * Việc xây dựng, khai thác bô-xit sẽ tạo nên những tác động nhất định đến các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và M’nông nói riêng. Khi các cụm công nghiệp và cụm dân cư mới hình thành sẽ diễn ra sự giao thoa văn hóa của các tộc người thiểu số và đa số, thậm chí trong nước và nước ngoài; giữa các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại; giữa văn minh công nghiệp và văn minh nông nghiệp. Chúng ta cũng dễ dàng nhận ra nội lực từ phía các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ không thể mạnh mẽ để “chống đỡ” những tác động mạnh của văn minh công nghiệp và giá trị văn hóa hiện đại tác động vào các điểm dân cư ở các khu công nghiệp và vùng ven. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể (nhà cửa, trang phục, lễ hội, tín ngưỡng, ngôn ngữ, luật tục…) của các dân tộc sẽ đứng trước nguy cơ mai một, lai tạp. Tác động đến sinh kế của cộng đồng các dân tộc TN. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * Vấn đề phân bố dân cư cũng sẽ bị biến động không nhỏ, tác động đến đời sống của đồng bào các dân tộc. Trong và sau chiến tranh một bộ phận đồng bào Tây Nguyên trong đó có đồng bào M’nông ở Đăk Nông không được “an cư” thì nay việc khai thác bô-xit lại bị xáo trộn trên một quy mô không nhỏ, tác động lớn đến tình hình xã hội và đời sống, tâm lý… Nhiều quốc gia trên thế giới đã phải trả giá đắt cho nhận thức và sự nôn nóng phát triển làm mất đi những giá trị văn hóa dân tộc, quốc gia. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 3. TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG 3.1. Nguồn nước Nguồn nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở vùng tây nguyên vì quá trình khai thác quặng bô-xit sẽ cần tốn một lượng nước rất lớn nên trình trạng thiếu nước ngọt sẽ xảy ra,do đó sẽ không đủ nước tưới tiêu để các cây công nghiệp dài ngày có thể phát triển. Nguồn nước sẽ bị ô nhiễm trầm trọng do tác động của chất độc hại là bùn đỏ gây ra,các vùng hạ lưu như các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai,TP HCM … cũng sẽ bị ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * Nước nhiễm xút từ công trình bôxit Tân Rai chảy ra môi trường 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * Nước nhiễm hóa chất từ dự án bôxit Tân Rai chảy ra môi trường với bọt trắng xóa 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 3.2. Hệ sinh thái Hệ sinh thái của vùng có nguy cơ bị suy thoái,do khâu khai thác lộ thiên của dự án này là một trong những công nghệ tàn phá môi trường mạnh nhất, đặc biệt tác động đến thảm động thực vật, gây xói mòn và trình trạng di cư của các loài động vật,đặt biệt quý hiếm có thể diễn ra. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 3.3. Khí hậu Các vùng Tây Nguyên, Nam Trung bộ và cả Campuchia khí hậu sẽ thay đổi khi dự án được đưa vào khai thác lâu dài. Tình trạng biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, lũ quét, xói mòn đất sẽ thường xuyên xảy ra. Sẽ gia tăng tình trạng hiệu ứng nhà kính do tác hại của chất thải sản xuất gây ra. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 3.4. Đất đai Gây ô nhiễm và xói mòn đất. Độ màu mỡ và phì nhiêu của đất sẽ bị giảm sút, đặt biệt là loại đất bazan của các cây công nghiệp dài ngày. Diện tích đất trồng trọt sẽ bị thu hẹp… 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 3.5. Đối với nguồn điện năng Việc khai thác bô-xít tiêu hao rất lớn điện năng, gây trầm trọng thêm sự thiếu điện hiện nay, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và các ngành kinh tế khác. Dự tính khi hoạt động, dự án này sẽ dùng "trọn gói" nhà máy thủy điện Đồng Nai. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 3.6. Thảm họa bùn đỏ Với lượng nhôm sản xuất hàng năm, từ năm 2015 mỗi năm cụm dự án này thải ra 10 triệu tấn bùn đỏ và hết đời của dự án này là thải ra 1,5 tỷ tấn, đó như những quả bom bùn treo trên cao, thượng nguồn đồng bằng Nam bộ và Nam Trung bộ, mặt khác Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, thường xuyên có những trận mưa rất lớn, nước vẫn có thể tràn qua đập, cuốn theo nó những chất thải độc hại xuống những vùng đất, sông, suối ở hạ du, gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * Hồ chứa bùn đỏ của Nhà máy alumin Tân Rai 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * Thảm họa bùn đỏ ở Hungary 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 4. TÁC ĐỘNG TỚI AN NINH QUỐC PHÒNG Dự án bô xít được triển khai tại Tây Nguyên, nơi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương có vai trò quan trọng chiến lược đối với Việt Nam. Người Pháp từng nói, ai chiếm giữ được Tây Nguyên, người đó có thể làm chủ và khống chế được Đông Dương. Do đó, việc 2 dự án sử dụng nhiều nhà thầu và nhân công lao động nước ngoài tại khu vực Tây Nguyên là không an toàn. Mặc dù được các cấp lãnh đạo cũng như chủ đầu tư đảm bảo về tính an toàn, hiệu quả của dự án song nhiều người vẫn cho rằng, Việt Nam chưa nên khai thác bô-xít tại thời điểm này mà hãy đợi đến 20 năm sau. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Bô-xít là một trong nhiều khoáng sản có thể khai thác ở Việt Nam, là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, tương tự như nông sản, lâm sản, thủy sản, và nước. Tài nguyên thiên nhiên cần phải được khai thác nếu việc khai thác mang lại phúc lợi tối đa cho người dân, có ảnh hưởng tối thiểu đến đời sống của dân cư và môi trường trong vùng khai thác, và góp phần tích cực vào công cuộc phát triển chung của đất nước.  Tuy nhiên qua nhìn nhận thấy được việc hoạt động dự án khai thác bôxit ở tây nguyên gấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái toàn vùng rộng lớn, gây thảm họa môi trường, hủy diệt văn hóa, xã hội, thổ nhưỡng, gây phương hại cho an ninh của đất nước. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * 2. Kiến nghị Tạm ngưng việc xây cất cả hai nhà máy alumina Tân Rai ở Lâm Ðồng và nhà máy alumina Nhân Cơ ở Ðắk Nông. Thiết lập kế hoạch và đồ án chi tiết, nghiên cứu khả thi, và lượng định ảnh hưởng đối với môi trường, văn hóa, xã hội, và an ninh cho từng dự án. Biện pháp ngăn chận hoặc giảm thiểu thiệt hại của từng dự án phải được công bố rộng rãi Kế hoạch và dự án khai thác bô-xít chỉ được tiến hành nếu việc khai thác mang lại phúc lợi tối đa cho người dân, có ảnh hưởng tối thiểu đối với đời sống của dân cư và môi trường trong vùng khai thác, và góp phần tích cực vào công cuộc phát triển chung của đất nước, và nhất là phải được đại đa số người dân tán đồng. 11/19/2012 KINH TẾ TÀI NGUYÊN * GVHD: Trần Hữu Tuấn NHÓM 10
Luận văn liên quan