1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi phương diện. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo ra bước chuyển biến to lớn cho đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Đặc biệt, nó tạo ra sự độc lập và tự chủ tương đối cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có báo chí. Từ xuất phát điểm đơn thuần chỉ là cơ quan ngôn luận của một đơn vị, tổ chức nhà nước dưới thời bao cấp, khi bước vào thời kỳ đổi mới, các cơ quan báo chí cũng buộc phải có những bước chuyển mình theo hướng tự vận động để tồn tại và phát triển.
Sự mở rộng về loại hình sản phẩm, qui mô sản xuất, phương thức hoạt động được đặt ra dưới sức ép của bài toán kinh tế. Trong đó, quảng cáo (QC) dần trở thành một nguồn thu chủ đạo của nhiều cơ quan báo chí. Dù còn nhiều ý kiến trái ngược về vấn đề này, song một thực tế diễn ra trong những năm vừa qua là nếu không tạo ra được sự tự chủ về kinh tế thì các cơ quan báo chí sẽ khó có thể đảm nhiệm tốt vai trò và chức năng xã hội của mình. Bởi vậy, tự chủ về tài chính, tạo ra hiệu quả kinh tế cao trở thành yếu tố sống còn đối với các cơ quan báo chí hiện nay. Nhất là, nước ta đang trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa báo chí một cách mạnh mẽ.
1.2. Thực tế cho thấy, QC trên báo chí thế giới hiện nay đã trở thành một thị trường hàng trăm tỷ đô la, trong đó Mỹ chiếm 36%, Tây Âu 30%. Châu Á là thị trường đang nổi lên với mức tăng nhanh ổn định, chiếm 25% [14]. Ở Việt Nam, QC có lịch sử phát triển hơn 100 năm. Trước đây, QC trên báo chí nói chung còn rất thưa thớt. Nhưng với thời gian, mọi sự đã thay đổi. Sau một thời gian dài bị gián đoạn, 15 năm trở lại đây, QC thực sự xuất hiện rầm rộ cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế “mở cửa”.
Hiện nay, chúng ta có 687 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh – truyền hình, 88 tờ báo điện tử [24]. Và trong sự phát triển chung đó, QC đóng vai trò ngày càng quan trọng, kể cả đối với các tờ báo, tạp chí chuyên ngành của Đảng, Nhà nước. Nhiều tờ báo, mặc dù nhận được nguồn ngân sách hạn chế song vẫn có thể “sống” được nhờ QC. Ảnh hưởng to lớn và sự chi phối mạnh mẽ của QC đối với nền báo chí hiện đại trong nước ngày càng bộc lộ rõ. Cùng với việc tăng số lượng phát hành, các tờ báo đều chú trọng đến khâu QC để tăng thu nhập. QC, đặc biệt là QC thương mại trở thành nguồn thu chủ yếu của phần lớn các cơ quan báo chí. Có thể nói, QC là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành nền kinh tế báo chí hiện nay.
1.3. Tuy nhiên, nói tới kinh tế báo chí là nói tới vấn đề có tính hai mặt. Một mặt, nó có thể trở thành động lực cho sự phát triển của báo chí nhưng mặt khác nó cũng dẫn đến nguy cơ thương mại hóa đơn thuần, làm mất đi ý nghĩa đặc biệt của báo chí đối với mọi mặt đời sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực, QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) cũng đã bộc lộ những mặt tiêu cực, những sai phạm về định hướng, vi phạm thuần phong mĩ tục, bản sắc văn hóa dân tộc, những hạn chế về hình thức Nếu không có định hướng đúng, hoạt động QC trên báo chí sẽ nảy sinh thêm những vấn đề phức tạp.
Mặt khác, công chúng xã hội chính là đối tượng phát sinh nhu cầu đồng thời là đối tượng tiếp nhận QC. Doanh nghiệp lựa chọn phương tiện nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Truyền thông đăng tải QC tức là trở thành cầu nối và đối tác gần gũi giữa doanh nghiệp với công chúng. Những tiêu cực của QC báo chí tạo ra ảnh hưởng lớn tới các yếu tố về tâm lí - đạo đức - lối sống, kinh tế - chính trị - xã hội đối với công chúng.
Vậy, quan điểm và thái độ của công chúng đối với QC trên các PTTTĐC như thế nào? Những ảnh hưởng tiêu cực của QC và nguyên nhân của nó? Làm thế nào để quản lý QC trên báo chí đúng định hướng và có hiệu quả?. Đó chính là những câu hỏi bức xúc trong tình hình hiện nay. Và đó cũng là lí do tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động tiêu cực của QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng” để nghiên cứu, với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên.
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động tiêu cực của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................
2
MỞ ĐẦU....................................................................................................
3
Chương 1: QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC..............................................
13
1.1. Cơ sở lý luận của quảng cáo báo chí...................................................
13
1.2. Lý thuyết tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông.............................
19
1.3. Quảng cáo trên các PTTTĐC ở Việt Nam hiện nay............................
21
Chương 2: TIẾP CẬN QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC CỦA
CÔNG CHÚNG.............................................................................................
28
2.1. Mục đích và mức độ tiếp cận QC của công chúng..............................
28
2.2. Thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng..............................
33
Chương 3: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ TÂM LÝ - ĐẠO ĐỨC
- LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÚNG..................................................................
40
3.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý...................................................
40
3.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố đạo đức ................................................
46
3.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố lối sống ................................................
51
Chương 4: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG..............................................................................
57
4.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố kinh tế ..................................................
57
4.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố chính trị ...............................................
60
4.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố xã hội ...................................................
65
KẾT LUẬN................................................................................................
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................
78
PHỤ LỤC...................................................................................................
82
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTTTĐC:
Phương tiện truyền thông đại chúng
PVS:
Phỏng vấn sâu
QC:
Quảng cáo
TLN:
Thảo luận nhóm
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi phương diện. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo ra bước chuyển biến to lớn cho đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Đặc biệt, nó tạo ra sự độc lập và tự chủ tương đối cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có báo chí. Từ xuất phát điểm đơn thuần chỉ là cơ quan ngôn luận của một đơn vị, tổ chức nhà nước dưới thời bao cấp, khi bước vào thời kỳ đổi mới, các cơ quan báo chí cũng buộc phải có những bước chuyển mình theo hướng tự vận động để tồn tại và phát triển.
Sự mở rộng về loại hình sản phẩm, qui mô sản xuất, phương thức hoạt động được đặt ra dưới sức ép của bài toán kinh tế. Trong đó, quảng cáo (QC) dần trở thành một nguồn thu chủ đạo của nhiều cơ quan báo chí. Dù còn nhiều ý kiến trái ngược về vấn đề này, song một thực tế diễn ra trong những năm vừa qua là nếu không tạo ra được sự tự chủ về kinh tế thì các cơ quan báo chí sẽ khó có thể đảm nhiệm tốt vai trò và chức năng xã hội của mình. Bởi vậy, tự chủ về tài chính, tạo ra hiệu quả kinh tế cao trở thành yếu tố sống còn đối với các cơ quan báo chí hiện nay. Nhất là, nước ta đang trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa báo chí một cách mạnh mẽ.
1.2. Thực tế cho thấy, QC trên báo chí thế giới hiện nay đã trở thành một thị trường hàng trăm tỷ đô la, trong đó Mỹ chiếm 36%, Tây Âu 30%. Châu Á là thị trường đang nổi lên với mức tăng nhanh ổn định, chiếm 25% [14]. Ở Việt Nam, QC có lịch sử phát triển hơn 100 năm. Trước đây, QC trên báo chí nói chung còn rất thưa thớt. Nhưng với thời gian, mọi sự đã thay đổi. Sau một thời gian dài bị gián đoạn, 15 năm trở lại đây, QC thực sự xuất hiện rầm rộ cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế “mở cửa”.
Hiện nay, chúng ta có 687 cơ quan báo chí, 67 đài phát thanh – truyền hình, 88 tờ báo điện tử [24]. Và trong sự phát triển chung đó, QC đóng vai trò ngày càng quan trọng, kể cả đối với các tờ báo, tạp chí chuyên ngành của Đảng, Nhà nước. Nhiều tờ báo, mặc dù nhận được nguồn ngân sách hạn chế song vẫn có thể “sống” được nhờ QC. Ảnh hưởng to lớn và sự chi phối mạnh mẽ của QC đối với nền báo chí hiện đại trong nước ngày càng bộc lộ rõ. Cùng với việc tăng số lượng phát hành, các tờ báo đều chú trọng đến khâu QC để tăng thu nhập. QC, đặc biệt là QC thương mại trở thành nguồn thu chủ yếu của phần lớn các cơ quan báo chí. Có thể nói, QC là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành nền kinh tế báo chí hiện nay.
1.3. Tuy nhiên, nói tới kinh tế báo chí là nói tới vấn đề có tính hai mặt. Một mặt, nó có thể trở thành động lực cho sự phát triển của báo chí nhưng mặt khác nó cũng dẫn đến nguy cơ thương mại hóa đơn thuần, làm mất đi ý nghĩa đặc biệt của báo chí đối với mọi mặt đời sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực, QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) cũng đã bộc lộ những mặt tiêu cực, những sai phạm về định hướng, vi phạm thuần phong mĩ tục, bản sắc văn hóa dân tộc, những hạn chế về hình thức… Nếu không có định hướng đúng, hoạt động QC trên báo chí sẽ nảy sinh thêm những vấn đề phức tạp.
Mặt khác, công chúng xã hội chính là đối tượng phát sinh nhu cầu đồng thời là đối tượng tiếp nhận QC. Doanh nghiệp lựa chọn phương tiện nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Truyền thông đăng tải QC tức là trở thành cầu nối và đối tác gần gũi giữa doanh nghiệp với công chúng. Những tiêu cực của QC báo chí tạo ra ảnh hưởng lớn tới các yếu tố về tâm lí - đạo đức - lối sống, kinh tế - chính trị - xã hội đối với công chúng.
Vậy, quan điểm và thái độ của công chúng đối với QC trên các PTTTĐC như thế nào? Những ảnh hưởng tiêu cực của QC và nguyên nhân của nó? Làm thế nào để quản lý QC trên báo chí đúng định hướng và có hiệu quả?... Đó chính là những câu hỏi bức xúc trong tình hình hiện nay. Và đó cũng là lí do tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động tiêu cực của QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng” để nghiên cứu, với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay, QC được nghiên cứu chủ yếu trên hai lĩnh vực kinh tế và khoa học truyền thông.
Lĩnh vực kinh tế nghiên cứu QC nhằm phân tích các quá trình, nội dung, hình thức, chiến lược, nghệ thuật, hiệu quả QC với mục tiêu thu hút công chúng để tăng lợi nhuận kinh doanh. Liên quan đến lĩnh vực này, một số sách về QC của tác giả trong nước và sách dịch được xuất bản gần đây có thể kể đến là:
Công nghệ QC của Otto Kleppner, 1992, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
Nghệ thuật QC của Armand Dayan, 1998, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Sách lược trong nghệ thuật QC của Bạch Tri Dũng, 1998, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiệp vụ QC và tiếp thị của Lê Hoàng Quân (biên soạn), 1999, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
Lên một kế hoạch QC của Jay Conrad Levinson, 2003, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
QC và ngôn ngữ QC của Nguyễn Kiên Trường, 2004, NXB Khoa học Xã hội.
Ngôn ngữ QC dưới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp của Mai Xuân Huy, 2005, NXB Khoa học xã hội.
Nghệ thuật QC của Nguyễn Văn Hà, 2006, NXB Lao động – Xã hội.
Nghiên cứu QC dưới giác độ là đối tượng của khoa học truyền thông có thể kể đến công trình QC truyền hình trong kinh tế thị trường – Phân tích và đánh giá của Đào Hữu Dũng, 2003, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên các nhận định và đánh giá cả nghiên cứu này lại dựa hầu hết vào các tài liệu của nước ngoài.
Những nghiên cứu thực sự về QC dưới giác độ của khoa học truyền thông chủ yếu tập trung ở các luận văn cao học, khóa luận báo chí như:
Khóa luận Nghiên cứu về QC truyền hình của Đào Anh Tuấn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 1997.
Khóa luận QC báo in – đặc trưng và những dạng thức cơ bản của Trần Hoàng Long, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 1998.
Khóa luận QC trên báo – những vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Quỳnh Vân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 1998.
Luận văn cao học QC trên báo in và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Qua khảo sát một số báo, tạp chí của Trung ương và Hà Nội), Nguyễn Quang Hoà, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2001.
Khóa luận Thực trạng QC trên một số báo in Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát báo Lao động, Văn hóa, Tuổi trẻ TPHCM năm 2001) của Nguyễn Hoàng Yến, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2002.
Khóa luận QC truyền hình Việt Nam – Thực trạng và phương hướng phát triển của Lương Khánh Ngọc, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2003.
Những thống kê trên cho thấy QC trên các phương tiện truyền thông đại chúng thực sự là một đề tài hấp dẫn được nhiều tác giả lựa chọn để nghiên cứu. Tuy nhiên, tất cả các công trình đều đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát chung, thiếu những nghiên cứu độc lập về tác động của QC, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng công chúng. Luận văn cao học QC trên báo in và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Qua khảo sát một số báo, tạp chí của Trung ương và Hà Nội) của Nguyễn Quang Hoà đã bước đầu đề cập tới tác động của QC trong đối với đời sống xã hội song cũng mới dừng lại ở mức khái quát, chưa có các số liệu khảo sát và đi sâu phân tích về tác động tiêu cực đối với đối tượng công chúng.
Một số bài viết trên các báo – tạp chí – internet nhấn mạnh vào ảnh hưởng tiêu cực của QC trên báo chí song chúng đều có nhược điểm cơ bản là mang tính chủ quan, dưới góc nhìn của nhà báo, không có các số liệu để chứng minh hoặc tiếp cận dưới góc nhìn của công chúng.
Kế thừa các kết quả, đồng thời khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để tiến hành đề tài Tác động tiêu cực của QC trên các PTTTĐC này.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích và xác định các yếu tố tiêu cực nảy sinh từ QC báo chí cũng như mức độ của sự ảnh hưởng của chúng đối với công chúng, đóng góp luận cứ cho các cơ quan thông tin đại chúng, các cấp quản lý trong việc định hướng hoạt động QC báo chí, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng và uy tín, đồng thời phát huy hiệu quả kinh tế cao nhất của sản phẩm báo chí.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về QC và công chúng tiếp nhận QC trên các PTTTĐC.
- Tìm hiểu hoạt động QC của các cơ quan báo chí. Nhận định về những đóng góp của QC đối với các cơ quan TTĐC nói riêng và đời sống xã hội nói chung.
- Phân tích thực trạng tiếp cận QC báo chí của công chúng.
- Chỉ ra những tiêu cực do hoạt động QC làm nảy sinh cho các nhóm công chúng báo chí.
- Trên cơ sở các kết luận khách quan, đưa ra các nguyên nhân, khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của QC báo chí.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những tác động tiêu cực của QC trên các PTTTĐC đối với cá nhân công chúng tiếp nhận.
Khách thể nghiên cứu
Các nhóm công chúng tiếp nhận sản phẩm QC báo chí được phân theo 3 nhóm cơ cấu chính: giới tính, độ tuổi và nơi cư trú.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian:
Quá trình khảo sát công chúng được tiến hành ở 02 môi trường cư trú là Hà Nội – đại diện khu vực đô thị và Hải Dương – đại diện khu vực nông thôn. Cụ thể: Cụm dân cư số 3- phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội và Thôn Cát Khê – xã Hiệp Cát – huyện Nam Sách – tỉnh Hải Dương.
Phạm vi thời gian: Tháng 1 - 6/ 2008.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
5.1.1. Phương pháp luận chung: Vận dụng những nguyên tắc và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; trên cơ sở hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà nước.
5.1.2. Phương pháp luận chuyên biệt: Sử dụng các lý thuyết: Truyền thông đại chúng, lý thuyết về QC và lý thuyết tâm lý báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội nhân văn như phân tích – tổng hợp; quy nạp – diễn dịch.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Nghiên cứu tài liệu
- Các công trình khoa học, sách, bài viết, bài báo, các trang thông tin điện tử về các nội dung như: QC; phương thức tiếp cận các PTTTĐC của công chúng; tác động của các PTTTĐC đối với công chúng v.v..
- Các văn bản pháp lý liên quan đến QC và hoạt động truyền thông trên các PTTTĐC.
Phỏng vấn Anket:
Căn cứ điều kiện nhân lực, thời gian, tài chính v.v.., cỡ mẫu phỏng vấn anket được xác định là 300, chia đều theo 03 nhóm cơ cấu: giới tính, độ tuổi và nơi cư trú. Cụ thể:
- 150 phiếu cho mỗi nhóm giới tính: Nam, Nữ
(nam: 35-60/ nữ 35-55), Người cao tuổi (nam: trên 60/ nữ: trên 55).
- 150 phiếu cho mỗi khu vực cư trú: Thành thị, Nông thôn.
Phỏng vấn sâu (PVS): Thực hiện 12 PVS đối với công chúng, chia theo 03 nhóm cơ cấu: giới tính, độ tuổi và nơi cư trú. Cụ thể:
- 06 PVS cho mỗi nhóm giới tính: Nam, Nữ.
- 04 PVS mỗi nhóm độ tuổi: Thanh niên, Trung niên, Người cao tuổi.
- 06 PVS mỗi khu vực cư trú: Thành thị, Nông thôn.
Thảo luận nhóm (TLN):
Trong nỗ lực đánh giá toàn diện ảnh hưởng tiêu cực của QC đối với các nhóm công chúng, chúng tôi tiến hành tổ chức 02 TLN với đối tượng là thiếu niên - nhi đồng, đại diện cho 2 khu vực thành thị và nông thôn. Cụ thể:
- TLN 1 – tại khu vực đô thị: gồm 05 em, trong đó: 02 nữ/ 03 nam; 02 em học lớp một/ 01 lớp ba/ 01 lớp bốn/ 01 lớp năm.
- TLN 2 – tại khu vực nông thôn: gồm 04 em, trong đó: 02 nữ/ 02 nam; 02 lớp bốn/ 02 lớp năm.
6. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
6.1. Khung lý thuyết
Môi trường kinh tế - xã hội
Tâm lý – Đạo đức - Lối sống
Hoạt động
quảng cáo
trên các PTTTĐC
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA
QUẢNG CÁO
BÁO CHÍ
ĐẾN
- Mục đích
- Mức độ
- Thái độ
- Thị hiếu
tiếp cận QC của công chúng
Kinh tế -
Chính trị - Xã hội
Đặc điểm
nhân khẩu học
của công chúng
Quy định pháp lý về báo chí và quảng cáo
Thao tác biến số:
* Biến độc lập:
- Hoạt động QC trên các PTTTĐC: Tần suất xuất hiện các QC; nội dung thông tin; hình thức thông tin.
- Đặc điểm nhân khẩu học của công chúng: Ngoài 03 chỉ báo chính là giới tính, độ tuổi và khu vực cư trú, các đặc điểm nhân khẩu còn bao gồm: trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập hàng tháng.
* Biến trung gian: Bao gồm 04 biến số là mục đích, mức độ tiếp cận QC
của công chúng, thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng đối với các thông điệp QC.
* Biến phụ thuộc:
Bao gồm 02 nhóm biến số chính là tác động tiêu cực đối với tâm lý – đạo đức – lối sống và tác động tiêu cực đối với kinh tế - chính trị - xã hội của cá nhân công chúng.
* Biến can thiệp:
Liên quan đến tác động của QC, hai nhóm biến số can thiệp được xác định là môi trường kinh tế - xã hội nói chung và quy định pháp lý về báo chí và QC.
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Công chúng ngày nay tiếp cận với QC trên các PTTTĐC một cách chủ động mà không có sự phân biệt về giới tính, độ tuổi và khu vực cư trú.
- Các yếu tố tâm lý, đạo đức, lối sống của công chúng thay đổi theo mức độ tiếp cận với QC trên các PTTTĐC.
- Vấn đề chi tiêu tài chính của cá nhân có xu hướng thiệt hại ngày càng tăng do ảnh hưởng của QC báo chí.
- Các yếu tố chính trị, xã hội có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về QC báo chí.
- Với tính chất là một công trình khoa học độc lập, trên cơ sở các vấn đề nảy sinh từ QC báo chí, đề tài đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế tiêu cực, góp phần đưa QC báo chí trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế báo chí nói riêng, nâng cao uy tín và vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng nói chung.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cái nhìn khái quát và toàn cảnh về hoạt động QC báo chí hiện nay.
- Chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của QC trên báo chí và những hệ lụy mà nó mang lại.
- Kết quả của nghiên cứu được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và học tập, cũng như gợi mở những khả năng nghiên cứu tiếp theo với cấp độ và quy mô lớn hơn.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, mục lục, phụ lục, đề tài gồm 4 chương, 11 tiết, 81 trang.
Chương 1
NHẬN DIỆN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC
Cơ sở lý luận của quảng cáo báo chí
1.1.1. Quảng cáo
trên thế giới, QC đã có từ rất lâu nhưng chỉ ở hình thức sơ khai, đơn giản. Theo Từ Điển Bách Khoa Vương Quốc Anh (Encyclopedia Britanica), 1000 năm trước Công Nguyên, ở vùng đồng bằng Mesopotamia, khu vực Lưỡng Hà, đã có bảng QC bằng đất nung đặt tiền thưởng cho ai tìm được một nô lệ bỏ trốn. Ở Á Châu, Trung Hoa dường như đã biết đến QC từ thời Tây Chu (thế kỷ 11 đến năm 771 trước Công Nguyên) qua những hội chợ đầu tiên (Hong Cheng, trong Jones, J.Ph, 2000). Hàn Phi Tử (280-233 trước Công Nguyên) đã nói đến lá tửu kỳ chiêu khách của một anh hàng rượu nước Tống đời Xuân Thu Chiến Quốc. Người Pháp thì tin rằng nhà triết học kiêm luận thuyết gia Michel de Montaigne là cha đẻ của ngành QC ở Pháp vì ông đã đề cập đến nó trong tập luận thuyết "Essaies" (1580) của ông. Dù sao, mãi 40 năm sau, QC mới lên khuôn trên tờ La Gazette (1631) của nhà báo Théophraste Renaudot. Còn ở Anh, QC đã xuất hiện lần đầu tiên ngày 26/05/1657, thông báo cho mọi người hiệu quả của cà phê mà thời ấy người ta tin là linh dược trị bá chứng.
Vậy quảng cáo là gì?
Từ QC có nguồn gốc từ tiếng Latinh Advertere, tiếng Anh là Advertisement, có nghĩa là hướng ý nghĩ vào một cái gì đó, là phương pháp truyền tin đến nhiều người thông qua nhiều phương tiện khác nhau.
Trong Ngôn ngữ QC dưới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp của Mai Xuân Huy, 2005, NXB Khoa học xã hội, tác giả đã đưa ra một số định nghĩa về QC:
- Một số định nghĩa tiêu biểu về QC trong các sách và giáo trình chuyên ngành về marketing và QC học:
QC là một loại thông tin phải trả tiền, có tính đơn phương, không dành cho riêng ai, có vận dụng mọi biện pháp và thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một mục đích, một ứng cử viên, một tổ chức nào đó... được nêu danh trong QC (A. Dayan, 1995).
QC là sự truyền đạt thông tin phi cá nhân, thường phải trả tiền và về bản chất thường có tính thuyết phục, về sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) hoặc các tư tưởng, bởi các nhà bảo trợ xác định, thông qua các phương tiện khác nhau (B. Arens, 1992).
QC là hành động mà người QC thông qua việc tuyên truyền những tin tức về sản phẩm, dịch vụ hoặc những ý tưởng nào đó nhằm đạt được những hành vi có lợi cho người QC. Đây là kiểu tuyên truyền phải trả lệ phí (Phàn Trí Dục, 1995).
- Trong một số từ điển ngôn ngữ có uy tín, QC với nghĩa động từ (tiếng Anh: advertise; tiếng Pháp: publicité) được định nghĩa như sau:
QC:
1. Làm cho cái gì được biết đến một cách rộng rãi và công khai.
2. Ca ngợi cái gì đó một cách công khai nhằm khuyến khích mọi người mua hoặc sử dụng nó.
3. Việc đăng một thông báo trên báo chí để cho biết rằng mình đang cần gì (mua, bán, thuê v.v...)
(Oxford Advanced Learner Dictionary, Oxford University Press, 1992)
QC là hoạt động nhằm mục đích làm cho người ta biết đến một nhãn hiệu, nhằm kích thích công chúng mua một sản phẩm, dùng một dịch vụ v.v... (Petit Larouse, Illustré, 1993).
QC là trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng, 2000).
Ta có thể mượn lời của Hiệp Hội Tiếp Thị Hoa Kỳ AMA (American Marketing Association) [10] để định nghĩa QC như sau:
1. QC là một hoạt động tốn tiền (paid form)
2. Dựa vào môi thể, không dựa vào con người (non personal)
3. Để loan báo, chào mời về một ý kiến, sản phẩm hay dịch vụ (goods / servives)
4. Do một người cậy QC có danh tánh rõ ràng (identified sponsor)
Ưu thế và hạn chế của QC:
Ưu thế
Hạn chế
QC là phương tiện truyền dẫn giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Qua hoạt động đó, QC trở thành công cụ quan trọng trong việc mở mang thị trường, thúc đẩy sự phát triển của sản suất hàng hóa. Cũng có thể nói QC đó