Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển
kinh tế xã hội (KTXH) ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Qua 25 năm thu hút
và sử dụng FDI, Việt Nam vẫn đang nổi lên không ít bất cập, nhiều kỳ vọng chưa đạt được như
mong muốn, mức độ “tràn” của FDI tới các doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn còn ở mức độ
khiêm tốn và các DN Dệt may c ũng không phải là ngoại lệ.
Ngành Dệt may trong những năm đổi mới đ ã có nh ững bước phát triển khá ngoạn mục, và
là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, các DN Dệt may
đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới trong phát triển. Sản phẩm dệt may, mặc
dù đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện cả về chất lượng và mẫu mã, xong vẫn còn nhiều
yếu kém, thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp. So với yêu cầu ngày càng “khắt khe-chuẩn
mực” của thị trường và khách hàng, đòi h ỏi các DN Dệt may Việt Nam phải tiếp tục HĐH
công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (NNL), cải tiến mẫu mốt,
tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn quốc tế,.từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN
trong nước. Sự có mặt của FDI sẽ tạo áp lực cạnh tranh đối với các DN trong nước, buộc các
DN trong nước phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), thúc đẩy quá trình phổ biến
và chuyển giao công nghệ (CGCN) tiên tiến, qua đó thúc đẩy nâng cao trình độ mọi mặt của
lực lượng lao động trong nước. Đồng thời, sự có mặt của FDI đ ã thúc đ ẩy liên kết giữa các DN
FDI với các nhà cung ứng trong nước. Đây chính là tác động tràn của FDI, góp phần làm tăng
trưởng năng suất và hiệu quả của các DN Dệt may nói riêng, cuối cùng là đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế nói chung.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tác động cũng như vai trò của FDI đối với một
nền kinh tế và thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng các tác động này. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra FDI có tác động tràn dương, có tác động tràn âm, có tác động tràn không
đáng kể hoặc có tác động tràn hỗn hợp.
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về tác động tràn của FDI tới các DN trong nước. Nhưng
cho đến nay, chưa có nghiên cứu về tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam.
Góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Tác động tràn của đầu tư trực tiếp
nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam” để nghiên cứu
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển
kinh tế xã hội (KTXH) ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Qua 25 năm thu hút
và sử dụng FDI, Việt Nam vẫn đang nổi lên không ít bất cập, nhiều kỳ vọng chưa đạt được như
mong muốn, mức độ “tràn” của FDI tới các doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn còn ở mức độ
khiêm tốn và các DN Dệt may cũng không phải là ngoại lệ.
Ngành Dệt may trong những năm đổi mới đã có những bước phát triển khá ngoạn mục, và
là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, các DN Dệt may
đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới trong phát triển. Sản phẩm dệt may, mặc
dù đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện cả về chất lượng và mẫu mã, xong vẫn còn nhiều
yếu kém, thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp. So với yêu cầu ngày càng “khắt khe-chuẩn
mực” của thị trường và khách hàng, đòi hỏi các DN Dệt may Việt Nam phải tiếp tục HĐH
công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (NNL), cải tiến mẫu mốt,
tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn quốc tế,...từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN
trong nước. Sự có mặt của FDI sẽ tạo áp lực cạnh tranh đối với các DN trong nước, buộc các
DN trong nước phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), thúc đẩy quá trình phổ biến
và chuyển giao công nghệ (CGCN) tiên tiến, qua đó thúc đẩy nâng cao trình độ mọi mặt của
lực lượng lao động trong nước. Đồng thời, sự có mặt của FDI đã thúc đẩy liên kết giữa các DN
FDI với các nhà cung ứng trong nước. Đây chính là tác động tràn của FDI, góp phần làm tăng
trưởng năng suất và hiệu quả của các DN Dệt may nói riêng, cuối cùng là đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế nói chung.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tác động cũng như vai trò của FDI đối với một
nền kinh tế và thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng các tác động này. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra FDI có tác động tràn dương, có tác động tràn âm, có tác động tràn không
đáng kể hoặc có tác động tràn hỗn hợp.
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về tác động tràn của FDI tới các DN trong nước. Nhưng
cho đến nay, chưa có nghiên cứu về tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam.
Góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Tác động tràn của đầu tư trực tiếp
nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về FDI và tác động tràn của FDI tới các DN nội địa, chỉ ra một
số kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI tới các DN nội địa.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam. Từ đó
chỉ ra những kết quả, hạn chế và một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới tác động tràn của FDI
tới các DN Dệt may Việt Nam.
- Đưa ra một số quan điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tác động
tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu của nước ngoài
Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu tác động tràn của FDI tới các DN nội địa. Sgard
(2001) chỉ ra FDI có tác động tràn dương lên TFP. Haddad và Harrison (1993) kết luận, DN có
2tỷ lệ FDI lớn lại tạo ra năng suất lao động (NSLĐ) thấp hơn so với các DN có tỷ lệ FDI thấp. Bằng
việc sử dụng dữ liệu mảng, Bengoa và Sancher-Robles (2003) chỉ ra rằng, tác động tràn của
FDI đến tăng trưởng kinh tế là dương khi nước nhận đầu tư có NNL chất lượng tốt, sự ổn định
về kinh tế và tự do hoá thị trường. Theo Laura Alfaro (2003), FDI có tác động tràn tích cực tới
NSLĐ của DN chế biến, và có tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp và khai khoáng. Javorcik
(2004) sử dụng phương pháp bán tham số và khắc phục biến nội sinh trong bộ dữ liệu mảng của
DN, đã chỉ ra tác động tràn dương của DN FDI tới tác nguồn trung gian của DN nội địa ở
Lithuania, từ đó làm tăng NSLĐ cũng như nguồn cung của các DN nội địa.
Bwalya (2005) sử dụng phương pháp ước lượng GMM ở Zambia từ năm 1993-1995 và
đưa ra 3 kết quả chính: (i) tác động tràn âm của DN FDI thông qua liên kết ngang tới các DN
nội địa; (ii) DN nội địa có thể thu được lợi ích từ sự tham gia của các DN FDI; và (iii) Trường
hợp có sự hỗ trợ của các DN FDI, các DN nội địa sẽ tăng được năng suất và có sự chuyển dịch
đầu tư theo vùng. Sử dụng số liệu cấp DN trong ngành chế tạo của Lithuania, Smarzynska
(2002) đã khẳng định, việc tăng thêm 10% sự tham gia của DN FDI vào những ngành ở giai
đoạn sau của chuỗi sản xuất sẽ gắn liền với sự gia tăng 0,38% sản lượng của các DN nội địa ở
các khâu đầu của chuỗi sản xuất. Năng suất lớn hơn gắn với các DN FDI theo định hướng thị
trường nội địa nhiều hơn so với các DN FDI định hướng xuất khẩu. Tác giả cũng chỉ ra rằng,
không có sự khác biệt giữa tác động của các DN sở hữu 100% VNN với các doanh nghiệp liên
doanh (DNLD) hay DN có sở hữu nước ngoài. Những kết quả này phù hợp với việc tồn tại tác
động tràn tri thức từ các DN FDI tới các nhà cung cấp bản địa, tuy nhiên nó cũng có thể là do việc
gia tăng sức cạnh tranh ở những ngành thuộc giai đoạn đầu của chuỗi sản xuất.
3.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu tác động tràn của FDI tới các DN nội địa. Lê Thanh
Thủy (2007) xác định mức độ tác động tràn của FDI lên NSLĐ trong các DN Việt Nam và đã
phát hiện ra rằng, khoảng cách về công nghệ là một trong những yếu tố có tính quyết định
quan trọng nhất của tác động tràn từ FDI. Sự thay đổi năng lực hấp thụ của các DN Việt Nam
đối với FDI, chỉ những DN có công nghệ tiên tiến mới có khả năng hấp thụ CGCN tiên tiến từ
các MNCs. Lê Quốc Hội và Richard Pomfret (2008) đã phát hiện, FDI có ảnh hưởng trái chiều
của tác động tràn công nghệ theo chiều ngang. Tác động này xảy ra khi các DN tư nhân, DN
nội địa có chỉ số nghiên cứu và phát triển (R&D) thấp. Lê Quốc Hội (2008) đã khai thác số
liệu ở quy mô DN giai đoạn 2000-2004 và sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas đã tìm ra bằng
chứng về mối liên kết ngược giữa các DN FDI với các DN trong nước. Nguyễn Khắc Minh
(2008) sử dụng phương pháp bán tham số, ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên với dữ
liệu mảng cho các DN giai đoạn 2000-2005 đã chỉ ra rằng, tỷ phần vốn trong DN FDI có xu
hướng tăng với các DN nội địa, và không tìm thấy tác động tràn theo chiều ngang và theo chiều
dọc cho các DN nội địa. Đồng thời, khả năng hấp thụ vốn của các DNNN có hiệu quả kém hơn
các DN khác. Nguyễn Ngọc Anh (2008) đã chỉ ra được tác động tràn ngược dương đối với
ngành chế tạo, và tác động tràn dương theo chiều ngang đối với khu vực dịch vụ. Nguyễn Phi
Lân (2008) đã kết luận là có những bằng chứng về tác động tràn tích cực theo chiều ngang và
mối liên kết dọc ngược chiều của FDI đối với các ngành chế biến, chế tạo nội địa, trong khi tác
động tràn âm theo mối liên kết dọc xuôi chiều của FDI chỉ xảy ra đối với sản xuất nội địa.
Trên đây là một số nghiên cứu về tác động tràn của FDI đến các DN nội địa. Mặc dù có khá
nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tác động tràn của FDI, nhưng các nghiên cứu định
lượng về tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may còn khiêm tốn. Trong nghiên cứu này, để
3giải quyết vấn đề về tính nội sinh của biến đầu vào, nghiên cứu sử dụng số liệu mảng và phương
pháp ược lượng bán tham số (được Olley và Pakes, 1996 đề xuất).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may thuộc 8 vùng của Việt Nam. Số liệu
được thu thập từ các Niên giám thống kê theo năm theo các địa phương trong giai đoạn 2000-
2011, trọng tâm từ năm 2000 - 2008 (để sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu tại
bàn, logíc, phân tích, so sánh, thống kê để làm rõ nội dung nghiên cứu. Các dữ liệu sơ cấp
được thu thập dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê trong các năm từ
2000-2008. Luận án xây dựng mô hình kinh tế lượng để kiểm định tác động tràn của FDI đến
các DN Dệt may Việt Nam. Mô hình sẽ kiểm định các kênh qua đó diễn ra tác động tràn của
các DN FDI đến các DN nội địa.
6. Những điểm mới của luận án
6.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án phân biệt và làm sâu sắc thêm 8 kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI đối với
các DN nội địa nói chung và đối với các DN Dệt may nói riêng. Trong đó có: Sáu kênh truyền
dẫn tác động tràn của FDI theo chiều ngang (tác động tràn của FDI trong nội bộ ngành) là: (1)
Tạo sức ép cạnh tranh, buộc các DN trong nước phải nâng cao hiệu quả SXKD; (2) Trình diễn
và các hiệu ứng bắt chước; (3) CGCN và hoạt động R&D trong cùng một ngành; (4) Đầu tư
phát triển NNL và di chuyển lao động giữa các DN FDI và DN trong nước trong cùng một
ngành; (5) Liên kết giữa các DN FDI và các DN trong nước trong cùng ngành; (6) Học hỏi và
bắt chước kỹ năng quản lý công nghiệp. Hai kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI theo chiều
dọc (tác động tràn liên ngành của FDI) là: (1) Tràn thông qua các mối liên kết ngược; (2)
Tràn thông qua các mối liên kết xuôi.
6.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Bằng việc áp dụng mô hình kinh tế lượng theo 2 phương pháp: (i) bán tham số; (ii) ước lượng
ảnh hưởng định và ước lượng ảnh hưởng ngẫu nhiên, luận án chỉ ra bằng chứng thực nghiệm cho
thấy có tác động tràn tiêu cực của sự hiện diện của DN FDI đối với các DN trong mẫu. Điều
này thể hiện ở hệ số âm và có ý nghĩa thống kê của biến Horizontal trong mỗi DN. Kết quả này
hàm ý rằng, sự hiện diện của DN FDI đã làm giảm năng suất tăng trưởng của các DN Dệt may
trong nước do ảnh hưởng của hiệu ứng cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với từng nhóm DN có qui
mô khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể, đối với nhóm DN có quy mô siêu nhỏ
thì chịu tác động khá mạnh của hiệu ứng cạnh tranh. Với nhóm DN có quy mô nhỏ và vừa, tác
động tràn là tích cực theo chiều dọc xuôi chiều và có tác động tràn tiêu cực theo chiều ngang.
Còn với nhóm DN có quy mô lớn, thì không có tác động tràn theo chiều ngang và không có tác
động tràn theo chiều dọc. Các DN này sẽ phát triển và sản xuất theo chiều sâu, đẩy mạnh sản
xuất, nhưng chủ yếu tập trung vào cải thiện công nghệ và chất lượng sản phẩm (CLSP).
Luận án đề xuất 6 quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu
cực của FDI vào các DN Dệt may Việt Nam, trong đó nhấn mạnh 3 quan điểm đột phá, là: (i)
Phải sàng lọc các dự án FDI, lựa chọn, không thu hút FDI bằng mọi giá, phải đặt yếu tố công
nghệ lên hàng đầu và cần có sự cam kết về CGCN thích hợp với từng ngành, từng dự án; (ii)
4Ưu tiên thu hút các nhà ĐTNN thuộc các MNCs lớn của thế giới vào Việt Nam và (iii) Tăng
cường công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm tra DN FDI. Trên cơ sở đưa ra 3 quan điểm đột
phá đó, Luận án đưa ra hệ thống các giải pháp sau: (1) Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn
tích cực và (2) Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực do FDI mang lại cho
các DN Dệt may Việt Nam...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
án được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các
doanh nghiệp nội địa
Chương 2: Thực trạng tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam
Chương 3: Quan điểm, giải pháp khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn
tiêu cực từ đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
5CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA
1.1. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm: Có nhiều quan niệm về FDI, nhưng nhìn chung đều thống nhất cho rằng,
FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ ĐTNN (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vào nước tiếp nhận
một số vốn đủ lớn để thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt
được những hiệu quả KTXH; là hình thức đầu tư quốc tế mà nước tiếp nhận đầu tư không chỉ
kỳ vọng vào lượng vốn đầu tư lớn, mà còn kỳ vọng vào tác động tràn tích cực do sự xuất hiện
của FDI đó mang lại. Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế mà người chủ sở hữu vốn đồng
thời là người trực tiếp quản lý và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư. Điều đó phản ánh bản
chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư, hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp
nhận đầu tư. Đồng thời, trong quá trình tối đa hóa lợi ích hoặc lợi nhuận của nhà đầu tư, FDI
cũng có những tác động tràn tới nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.2. Đặc điểm: (1) FDI là một khoản đầu tư mang tính lâu dài và được thực hiện thông
qua nhiều hình thức đầu tư khác nhau có tính đặc thù riêng; (2) Các nhà ĐTNN trực tiếp quản
lý, điều hành, chịu trách nhiệm về các hoạt động của dự án và phân chia kết quả SXKD phù hợp
với số VĐT mà họ đã bỏ ra. Các bên tham gia vào dự án FDI phải có quốc tịch khác nhau với
nhiều ngôn ngữ được sử dụng với có sự cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau trong quá trình
thực hiện dự án FDI…; (3) FDI là hình thức kéo dài “chu kì tuổi thọ sản xuất”, “chu kì tuổi thọ
kĩ thuật” và “nội bộ hoá di chuyển kĩ thuật”, đi kèm là ba yếu tố: hoạt động XNK, CGCN và di
cư lao động quốc tế; (4) Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, sử
dụng nguyên tắc và phương châm “cùng có lợi”; (5) FDI gắn liền với hoạt động KDQT của các
MNCs và quá trình hội nhập KTQT.
1.1.3. Các hình thức FDI: (1) Căn cứ vào hình thức thâm nhập, FDI có: (i) Kênh đầu tư
mới (GI); (ii) Kênh mua lại và sáp nhập (M&A); (2) Căn cứ theo mục đích đầu tư, FDI gồm:
(i) FDI tìm kiếm tài nguyên; (ii) FDI tìm kiếm thị trường; ( iii) FDI tìm kiếm hiệu quả, và (iv)
FDI tìm kiếm tài sản chiến lược ; (3) Xét về hình thức sở hữu , FDI gồm: (i) DNLD; (ii) DN
100% vốn nước ngoài (VNN); ( iii) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở H ĐHTKD; (iv) Đầu tư theo
hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại DN; (v) Ngoài ra, trong các công trình xây
dựng còn có các hình thức khác như BOT, BTO, BT, BCC...
1.1.2. Một số lý thuyết và động cơ của FDI: Luận án đã khái quát các Lý thuyết chu kỳ sống
quốc tế của sản phẩm; Lý thuyết về quyền lực thị trường; Lý thuyết chiết trung và Lý thuyết
năng suất biên của vốn đầu tư để giải thích về động cơ ĐTRNN của các DN. Các lý thuyết này
sẽ bổ trợ cho nhau để giải thích tác động tràn của FDI đối với các DN nội địa.
1.2. Cơ sở lý luận về tác động tràn của FDI tới các DN nội địa
1.2.1. Khái niệm và các hình thức tác động tràn của FDI
1.2.1.1. Khái niệm
Tác động tràn (spillover effects - còn được gọi hiệu ứng lan tỏa) của FDI có thể hiểu là tác
động mang tính gián tiếp, xuất hiện khi sự có mặt của DN FDI mang lại các tác động đến nền
kinh tế của nước sở tại nói chung và làm cho các DN trong nước nói riêng thay đổi hành vi của
mình như thay đổi công nghệ, thay đổi CLKD. Tác động tràn có thể được coi là kết quả hoạt
động của các DN FDI diễn ra đồng thời với quá trình điều chỉnh hành vi của các DN trong nước.
61.2.1.2. Các hình thức tác động tràn từ FDI: (i) Tác động tràn theo chiều ngang (tác động
tràn trong nội bộ ngành); (ii) Tác động tràn theo chiều dọc (tác động tràn giữa các ngành).
1.2.2. Các kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI tới các DN nội địa
1.2.2.1. Tác động tràn theo chiều ngang (tác động tràn trong nội bộ ngành)
(1) Tạo sức ép cạnh tranh, buộc các DN trong nước phải nâng cao hiệu quả SXKD: Sự
hiện diện của các DN FDI đã tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và tạo áp lực cạnh tranh lớn
cho các DN trong nước, trước hết là đối với DN trong cùng nhóm ngành. Các DN FDI có thể
đem lại những những tác động bất lợi cho các DN nước chủ nhà, tạo ra tràn tiêu cực đến sản
lượng và năng suất của các DN trong nước, đặc biệt là trong ngắn hạn, nếu họ cạnh tranh với
các DN trong nước và “lấy mất” thị trường hay NNL tốt nhất của các DN trong nước, được gọi
là Hiệu ứng cạnh tranh. Từ đó, làm cho các DN trong nước sản xuất ở quy mô kém hiệu quả
hơn, dẫn đến NSLĐ thấp. Trong dài hạn, nhiều DN có thể học hỏi công nghệ từ các DN FDI để
có thể tham gia và cạnh tranh trên thị trường.
Với sự cạnh tranh từ các DN FDI, các DN trong nước buộc phải cải thiện hoặc tìm kiếm công
nghệ mới, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Như vậy, dưới sự gia tăng của cạnh
tranh và phải chống đỡ sự cạnh tranh, các DN trong nước buộc phải hoạt động hiệu quả hơn và
phải cải tiến hoặc áp dụng công nghệ mới sớm hơn.
(2) Trình diễn và các hiệu ứng bắt chước: Trình diễn (của DN FDI) và sự bắt chước (của
các DN trong nước) diễn ra khi DN trong nước học tập hoặc sao chép công nghệ tiên tiến (kỹ
năng, kỹ thuật hoặc quản lý) từ sự hiện diện của các DN FDI. Việc giới thiệu công nghệ
mới vào một thị trường mới có thể là mạo hiểm đối với các DN FDI và quá tốn kém để DN
trong nước thực hiện. Nếu công nghệ được sử dụng thành công bởi các DN FDI, các DN trong
nước sẽ được khuyến khích áp dụng nó.
Kênh tràn biểu diễn “sự bắt chước” hoặc “hiệu ứng học hỏi bằng cách quan sát” được thực
hiện thông qua FDI. Các DN trong nước có thể quan sát kỹ thuật các DN FDI và sau đó bắt
chước họ. Do tri thức vượt trội của các DN FDI và lợi thế công nghệ, tác động tràn có thể xảy ra
thông qua việc áp dụng các công nghệ mới. Tác động tràn về công nghệ có thể xảy ra thông qua
sự bắt chước, công nghệ đảo ngược và sao chép các sản phẩm DN FDI hoặc các quá trình sản
xuất, các DN trong nước có thể sao chép các sản phẩm và quy trình sản xuất. Sự bắt chước là
một cơ chế truyền dẫn chính của FDI với các DN trong nước và đặc biệt là kỹ thuật đảo ngược
để CGCN sản xuất các sản phẩm mới với các quy trình mới. Bất cứ sự nâng cấp công nghệ của
các DN trong nước phát sinh từ sự bắt chước có thể dẫn đến tác động tràn năng suất từ DN FDI
cho các DN trong nước.
(3) CGCN và hoạt động R&D trong cùng một ngành
CGCN qua FDI là giải pháp tràn công nghệ ít tốn kém, phù hợp với nguồn vốn có hạn
của các nước đang phát triển. Bên cạnh vốn, các DN FDI còn mang đến những công nghệ sản
xuất, kỹ năng, trình độ quản lý tiên tiến hơn, mà từ đó các DN trong nước có thể tiếp nhận
được qua nhiều kênh khác nhau. Vì vậy, CGCN sẽ giúp nâng cao trình độ mọi mặt của lực
lượng lao động trong nước. Các DN FDI có nhiều liên kết với các nhà cung ứng trong nước,
được thể hiện ở hai cấp độ quan hệ: DN trong nước là nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng,
nguyên liệu cho các DN FDI tức là đóng vai trò CNHT, còn các DN FDI đặt hàng DN trong
nước sản xuất linh kiện và bán sản phẩm từ đó CGCN cho DN nội địa.
Một hoạt động khác, mà có thể kích thích tác động tràn và CGCN, là việc thực hiện có hiệu
quả hoạt động R&D mà các MNCs có thể tiến hành ở nước sở tại. Các MNCs thường hoạt
7động R&D rất chuyên sâu, nhưng hầu hết tập trung ở công ty mẹ, mà điều này đã giới hạn quy
mô của tác động tràn. Trọng tâm của hoạt động R&D được thực hiện trong các liên kết nước
ngoài thường là một sự thay đổi của công nghệ mẹ, vì vậy nó phù hợp với thị trường nước
ngoài. Các tác động tràn từ R&D thường được tạo ra bên ngoài của nước sở tại và đưa vào
thông qua FDI.
(4) Đầu tư phát triển NNL và di chuyển lao động giữa các DN FDI và DN trong nước
trong cùng một ngành. Đây là kênh tràn liên quan đến khả năng của DN trong nước tuyển dụng
công nhân, trước đó làm việc cho MNCs, có kiến thức và kinh nghiệm, nắm bắt được công nghệ
và có thể áp dụng trong DN trong nước. Đây cũng là một kênh tràn quan trọng bởi sự hiện diện
của các DN FDI và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các DN trong nước. Tác động
này xuất hiện giống nhau trong cùng một ngành công nghiệp khi công nhân lành nghề và cán
bộ quản lý trong các DN FDI - những người đã được đào tạo với các kỹ năng quản lý và kỹ
thuật tiên tiến, chuyển sang làm việc cho các DN trong nước hoặc thành lập DN riêng của họ.
Các MNCs có thể cung cấp một hình thức đào tạo cho nhân viên của họ mà không thể được
nhân rộng cho các DN trong nướ