Đề tài Tâm lý khách du lịch người Nhật Bản

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch là nhu cầu quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội. Về mặt kinh tế du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp – công nghiệp du lịch. Và hiện nay ngành công nghiệp này đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế của quốc gia. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đã trở thành một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta vì ngành du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong những năm qua lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với tốc độ trung bình năm là 21,9 %. Trong đó thị trường khách Nhật Bản cùng với thị trường khách Trung Quốc, Mỹ, Anh, Hàn Quốc là những thị trường khách quốc tế đến Việt Nam. Đó cũng là những thị trường khách nguồn cơ bản của vùng Đông Nam Á và trên thế giới. Nhật Bản là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Thu nhập bình quân trên đầu người là 29.400 USD/năm (năm 2004). Đây cũng là một trong những nước có dân số đông 127.417.244 người (năm 2005). Cùng với những chính sách tiên tiến về kinh tế, văn hóa và giáo dục Nhật Bản còn có chính sách khuyến khích người dân đi du lịch để phục hồi sức khỏe, nâng cao tầm hiểu biết và cũng là biện pháp để cân bằng cán cân thương mại. Khách du lịch Nhật Bản là thị trường khách có khả năng thanh toán cao, số lượng khách đi du lịch nước ngoài lớn trên 15 triệu lượt khách / năm. Trong giai đoạn 1995-1996, khách Nhật Bản trung bình chiếm khoảng 8% - 10% tổng số khách quốc tế đến với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 11,2%. Thị trường khách Nhật Bản sẽ luôn là thị trường gửi khách hàng đầu trên thế giới nên đây cũng là lợi thế cho du lịch nhiều nước trong đó có Việt Nam.

docx24 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4788 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tâm lý khách du lịch người Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ———µ––– BÁO CÁO MÔN: TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH ĐỀ TÀI: TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN GVHD:VÕ THỊ BÍCH THÙY Lớp: Thứ 4 – tiết 012 – CT202 DANH SÁCH NHÓM: Đoàn Thị Hồng Đào 11157105 Trần Linh Hạnh 11157125 Hồ Mỹ Tuyết 11157349 Võ Thị Diễm Kiều 11157168 Phạm Thị Liên 11157175 Nguyễn Thị Thùy Linh 11157179 Dương Thị Phương 11157249 Lê Thị Thủy Tiên 11157035 Đinh Đức Thảo 11157278 Hà Thị Thơm 11157030 TP.HCM, 12/2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch là nhu cầu quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội. Về mặt kinh tế du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp – công nghiệp du lịch. Và hiện nay ngành công nghiệp này đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế của quốc gia. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đã trở thành một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta vì ngành du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong những năm qua lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với tốc độ trung bình năm là 21,9 %. Trong đó thị trường khách Nhật Bản cùng với thị trường khách Trung Quốc, Mỹ, Anh, Hàn Quốc là những thị trường khách quốc tế đến Việt Nam. Đó cũng là những thị trường khách nguồn cơ bản của vùng Đông Nam Á và trên thế giới. Nhật Bản là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Thu nhập bình quân trên đầu người là 29.400 USD/năm (năm 2004). Đây cũng là một trong những nước có dân số đông 127.417.244 người (năm 2005). Cùng với những chính sách tiên tiến về kinh tế, văn hóa và giáo dục Nhật Bản còn có chính sách khuyến khích người dân đi du lịch để phục hồi sức khỏe, nâng cao tầm hiểu biết và cũng là biện pháp để cân bằng cán cân thương mại. Khách du lịch Nhật Bản là thị trường khách có khả năng thanh toán cao, số lượng khách đi du lịch nước ngoài lớn trên 15 triệu lượt khách / năm. Trong giai đoạn 1995-1996, khách Nhật Bản trung bình chiếm khoảng 8% - 10% tổng số khách quốc tế đến với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 11,2%. Thị trường khách Nhật Bản sẽ luôn là thị trường gửi khách hàng đầu trên thế giới nên đây cũng là lợi thế cho du lịch nhiều nước trong đó có Việt Nam. Nhưng lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam đang có xu hướng giảm dần. Thực trạng này đòi hỏi Đảng và Nhà Nước,Tổng Cục du lịch Việt Nam và các cơ quan chức năng có liên quan đến du lịch đưa ra các chiến lược hợp lý nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng đông hơn. Để có thể thu hút khách du lịch Nhật Bản thì trước tiên phải hiểu được tâm lí của họ do đó nhóm chọn đề tài : “Tâm lý khách du lịch người Nhật Bản”. Tâm lý khách du lịch: Khách du lịch là gì? Thuật ngữ du lịch trong tiếng anh: Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, cuộc dã ngoại ngày nay đã được quốc tế hóa là “Tourism”, còn “tourist” là người đi du lịch hay còn gọi là du khách. Chúng ta có thể hiểu khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến nơi có điều kiện để nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe, tham quan vãn cảnh, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức cái mới lạ, hoặc kết hợp việc nghỉ ngơi với việc hội hợp, kinh doanh, nghiên cứu khoa họcTại hội nghị của tổ chức Du lịch thế giới (WTO), tháng 9-1968, đã chính thức xác định: Khách du lịch là những người lưu lại một điểm tại nơi không phải là nhà mình với mục đích chính của sự di chuyển không nhằm kiếm tiền. Khách du lịch quốc tế bao gồm: những người hành trình ra nước ngoài với mục đích thăm viếng người thân, nghỉ dưỡng chữa bệnh, tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế, ngoại giao thể thao, thực hiện công vụ (kí kết hợp đồng mua bán thăm dò thị trường), những người đi trên các chuyến tàu vượt biển đại dương. Có hai loại: khách du lịch và khách tham quan. Sự khác biệt giữa khách du lịch và khách tham quan là khách tham quan không lưu lại qua đêm ở nơi đến du lịch. Tâm lý khách du lịch là gì? Tâm lý của khách du lịch ở mỗi nơi đều có những điểm khác nhau nhưng hầu hết mọi người đều có tâm lý chung là quan tâm đến nhu cầu của họ khi đi du lịch. Nhà tâm lý học Mỹ A.Maslow đã đưa ra 5 mức độ của nhu cầu, sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao: Các nhu cầu sinh lý cơ bản. Nhu cầu an toàn. Nhu cầu về quan hệ xã hội. Nhu cầu được tôn trọng. Nhu cầu tự khẳng định. (Tự thể hiện) Con người tiến hành các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, đó cũng là tâm lý chung của những người đi du lịch. Khái quát về Nhật Bản: Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: Nhật Bản nằm ở phía đông châu á, phía tây của Thái Bình Dương. Nhật Bản gồm 4 đảo chính: Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku. Có nhiều dãy đảo và có khoảng 3.900 đảo nhỏ. Honshu chiếm 60% diện tích . Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc và Đài Loan đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km2, đứng 60 trên thế giới về diện tích và chiếm chưa đầy 0.3% tổng diện tích đất trên thế giới. Hình II.1: Vị trí của Nhật Bản. Địa hình: Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương. Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe -135m. Núi non: Nhật Bản có nhiều dãy núi lớn, nổi tiếng nhất là ba dãy núi thuộc Alps Nhật Bản. Các dãy núi phần nhiều là từ đáy biển đội lên và có hình cánh cung. Núi cao trên 3000m ở Nhật Bản có đến hơn một chục ngọn. Trên Alps Nhật Bản tập trung khá nhiều đỉnh có độ cao trên 2500m. Số núi lửa đang hoạt động có khoảng gần 200. Hình II.2: Núi non của Nhật Bản. Bình nguyên: Nhật Bản có gần 60 bình nguyên nằm ở ven biển (đồng bằng ven biển), nơi có sông đổ ra. Tổng diện tích các bình nguyên bằng khoảng 20% diện tích cả nước. Các bình nguyên nhìn chung đều hẹp. Bình nguyên lớn nhất là bình nguyên Kanto. Sônghồ: Nhật Bản có nhiều con sông: có khoảng 111 con sông dài 20 -30 km và khoảng 210 con sông dài 39 km hoặc trên. Sông ngòi ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh. Lượng nước lớn vào mùa hè và mùa xuân. Khối lượng chất trầm tích vận chuyển nhiều. Bồn địa và cao nguyên: Nhật Bản có trên 60 bồn địa- những vùng đất trũng giữa các núi, có khoảng gần 40 cao nguyên và cụm cao nguyên (những cao nguyên liền kề nhau). Biển và bờ biển: Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. Phía Đông và phía Nam là Thái Bình Dương. Phía Tây Bắc là biển Nhật Bản. Phía Tây là biển Đông Hải. Phía Đông Bắc là biển Okhotsk. Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei của Nhật Bản chính là biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương. Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai. Từ phía Nam, Nhật Bản có hải lưu Kuroshio chảy qua. Từ phía Bắc xuống có hải lưu Oyashio. Nhật Bản có bờ biển dài với nhiều loại địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, SetoNaikai, Tây Kyushu nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido, Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada, và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có nhiều bãi cát và cồn cát. Khí hậu: Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt: mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7 . Mùa xuân và màu thu là 2 mùa dễ chịu nhất trong năm .Vì có mưa nhiều và có khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt. Xứ sở hoa anh đào: Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ là loài quốc hoa, tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mĩ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và ''sakura'' hầu như đồng nghĩa. Hình II.3: Hoa anh đào ở Nhật Bản. Dân số: Dân số Nhật Bản ước tính khoảng 127,4 triệu người, phần lớn là đồng nhất ngôn ngữ và văn hóa. Dân tộc người chủ yếu là dân tộc Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryukyuans. Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 vào năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Kinh tế: Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá. Công nghiệp bắt đầu phát triển sau cuộc Phục Hưng Minh Trị vào giữa thế kỉ 19 (năm 1868). Bước sang thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ rệt. Trong suốt đầu thế kỉ 20, các ngành công nghiệp được ưa chuộng và phát triển nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất xe cộ. Nhờ các ngành này mà quân đội Nhật Bản bành trướng ra ngoài. Trong số những vùng mà Nhật chiếm được, đáng chú ý nhất là Mãn Châu Lý của Trung Hoa và Triều Tiên. Mặc dù ưu thế ban đầu nghiêng về Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1945, nước này nằm trong tầm ném bom của đối phương. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá nhiều thành phố. Đáng chú ý nhất là vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki đã gây ra sức tàn phá lớn trên quy mô rộng. Sau vụ ném bom, các thành phố và nhà máy bắt đầu tái thiết lại. Vận mệnh của Nhật thay đổi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để cung cấp cho lực lượng ủng hộ Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặt biệt trong các lĩnh vực như sắt thép và đóng tàu, tăng nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất nước, đến khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng. Sau sự bùng nổ kinh tế, các hãng điện tử hàng đầu thế giới đã xuất hiện như Sony, Panasonic hay Honda. Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển chưa được bao lâu thì bỗng nhiên suy thoái. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty bị phá sản - hơn 17.000 công ty. Đây cũng là điều dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng. So với các nước phương Tây thì tỉ lệ thất nghiệp của Nhật ít hơn nhiều, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì con số đó lại cao - 5,2% vào năm 2003. Trong số những người bị thất nghiệp, rất nhiều người đã phải ngủ ngoài đường vì không có nhà, hay thậm chí là tự tử. Trước tình hình đó, Nhật Bản đang cố khắc phục để xây dựng lại nền kinh tế tốt hơn. Khi Nhật Bản bị bể bóng đầu tư cổ phiếu và địa ốc năm 1989 rồi kinh tế sa sút từ năm 1991 thì trong 22 năm liên tục, GDP của Nhật Bản không tăng, kinh tế suy giảm 7 lần và 15 vị Thủ tướng đã thay nhau cầm quyền mà không có giải pháp thích hợp. Suốt 13 năm qua, lãi suất tại Nhật nằm ở số không, kinh tế giảm phát, hàng hóa xuống giá nhưng bán không chạy, gánh công trái đã lên tới 240% tổng sản lượng. Sau thời gian trì trệ, thì vào năm 2013 kinh tế tại các khu vực trên đất nước Nhật Bản đang trên đà phục hồi với tốc độ vừa phải với hai nhân tố quan trọng là xuất khẩu và tiêu dùng trong nước đều tăng nhờ thực hiện chính sách kinh tế Abenomics do Thủ tướng Shinzo Abe đề xướng. Chính sách kinh tế Abenomics hướng đén 3 mục tiêu lớn: thứ nhất là tăng chi để nâng mức đầu tư trong các dự án xây dựng, thứ hai là bơm thêm tiền vào kinh tế để đẩy lui nạn giảm phát và đạt mức tăng trưởng cao hơn, thứ ba là cải tổ cơ chế kinh tế và cả xã hội để kéo đất nước ra khỏi 20 năm trì trệ. Động lượng thứ hai là bơm tiền như vậy thì sẽ làm đồng Yên mất giá và thực tế thì đồng Yên đã sụt 30% so với USD và 37% so với đồng Euro. Đó là chủ trương “Enyasu”, tức là “Đồng Yên rẻ” Về triển vọng kinh tế, BOJ vẫn thể hiện sự lạc quan với dự đoán gần đây nhất là nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trung bình ở mức 2,7 % trong năm tài khóa kéo dài tới tháng 3-2014, với tỷ lệ lạm phát ở mức 0,7%. Chính trị: Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, trong trường hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò quan trọng với chính phủ và hai viện quốc hội gồm thượng viện và hạ viện. Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag. Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp. Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay. Quan hệ quốc tế: Nhật Bản hiện là thành viên của Liên Hiệp Quốc và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an; một trong những thành viên “G4” tìm sự chấp thuận cho vị trí thành viên thường trực. Hiện Nhật Bản là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế gồm G8, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và là một nước hào phóng trong công tác cứu trợ và nỗ lực phát triển các dự án quốc tế chiếm khoảng 0,19% tổng thu nhập quốc dân (GNI) năm 2004. Tôn giáo: Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo. Ở đây cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Hình II.4: Đại tượng phật Ushiku. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hành theo nghi lễ của đạo phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba đạo, do đó vào năm 1995 theo thống kê của cuốn niên giám về tôn giáo của hiệp hội văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120triệu. Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, với khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng không tuân theo các qui định của đạo phật một cách nghiêm ngặt. Đạo cơ đốc cũng khá thịnh hành với khoảng 1,7 triệu giáo dân. Đạo cơ đốc được đưa vào Nhật năm 1549 phát triển nhanh chóng vào nửa sau của thế kỷ đó, khi trong nước có nhiều xung đột, không ổn định và được chào đón bởi những người đang cần một biểu tượng tinh thần mới, cũng như những người hi vọng làm giàu trong buôn bán hay hy vọng tiếp thu kỹ nghệ mới đặc biệt là kỹ nghệ sản xuất vũ khí của tây phương. Tín đồ cơ đốc giáo hiện nay bao gồm có tín đồ tin lành và thiên chúa, nhưng tín đồ tin lành đông hơn.Các tín đồ tin lành đã kỷ nịêm 100 năm ngày tôn giáo của họ trên đất Nhật vào năm 1959. Trong số các tôn giáo khác, đạo Hồi có khoảng 155.000 tín đồ, bao gồm cả những người nước ngoài cư trú tạm thời trên đất Nhật. Đạo gốc của Nhật bản là Shinto (Thần đạo).Thần đạo có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ.Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng.Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng, thần đạo đã sản sinh ra những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Ngoài ra, người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất chúng của nhân dân qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng hương hồn tổ tiên theo lễ nghi của đạo thần. Giáo dục: Về mặt giáo dục, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng không và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại. Trong thời kỳ phong kiến, ở các thị trấn và các làng của Nhật Bản đã có các trường học được gọi là terakoya do nhà chùa và các cơ sở khác tổ chức. Vào cuối thời kỳ của chế độ phong kiến (cuối thế kỷ XIX), tỷ lệ số người biết chữ đạt khoảng 40% – một con số khá cao làm cho những người phương Tây tới Nhật Bản phải ngạc nhiên. Đây là điểm khởi nguồn của hệ thống giáo dục hậu Minh Trị. Tuy nhiên, cho tới Chiến tranh thế giới thứ hai, giáo dục bậc đại học ở Nhật Bản vẫn còn tồn tại như là công cụ đào tạo một số nhỏ sinh viên để họ trở thành viên chức cấp cao của chính phủ trung ương và sự phân biệt về giới ở thời kỳ này còn rất nặng nề. Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học. Đã có những động thái nhằm hiện đại hoá chương trình giảng dạy.Tỷ lệ thanh niên cả nam lẫn nữ tiếp tục học lên trung học phổ thông và bậc đại học sau khi đã kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc đã gia tăng. Trình độ chung của giáo dục đã được cải thiện, nhưng đồng thời, một số tác động tiêu cực đã nảy sinh do việc gia tăng số học sinh hoặc do chế độ nghiêm ngặt của hệ thống giáo dục. Trong số các vấn đề phát sinh, nghiêm trọng nhất có lẽ là vấn đề thi cử.Trong xã hội hậu Minh Trị, sự phân biệt giai cấp còn nặng nề hơn ngày nay rất nhiều, giáo dục được xem là con đường duy nhất dẫn đến cơ hội bình đẳng.Trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ này đã gia tăng, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt để giành được chỗ học trong các trường nổi tiếng.Khi đi xin việc làm, người ta thường có khuynh hướng chỉ đánh giá ứng viên xin việc qua cái mác trường đại học người đó đã tốt nghiệp.Nếu một ứng viên tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng với một thành tích chẳng mấy gì tốt đẹp cho lắm, người đó vẫn có thể dễ dàng xin việc hơn một sinh viên tốt nghiệp một trường đại học ít tiếng tăm, cho dù với một thành tích xuất sắc cỡ nào đi nữa. Chính vì vậy, để xin được việc làm tốt ở một hãng lớn, các phụ huynh phải lo cho con em mình vào học ở một trường trung học nổi tiếng. Cứ thế, sự cạnh tranh thi cử lan dần xuống tới tiểu học. Nhiều học sinh đã theo học tại các trường được gọi là trường dự bị hay trường luyện thi, hoặc theo học những giờ luyện thi do các giáo viên tư nhân dạy. Việc học thêm này được tiến hành sau hoặc ngoài giờ học chính khoá làm cho đa số các học sinh có rất ít thời gian để hoạt động vui chơi giải trí.Đây là một mô hình đặc trưng ở Nhật Bản hiện nay. Theo điều tra của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản thì có 37% học sinh tiểu học, 76% học sinh trung học cơ sở và 37% học sinh trung học phổ thông học tại các trường luyện thi. Trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ rất quan trọng đối với trẻ em.Thông thường, phụ nữ Nhật Bản có xu hướng trở thành các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi lập gia đình, trong đó dạy dỗ và chăm sóc con cái là một t