Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên "bản sắc" của hai hệ thống pháp luật này.
Ở dòng họ Civil law pháp luật thành văn được coi trọng và có trình độ hệ thống hoá, pháp điển hoá cao. Vào thế kỉ XIX, sau khi các bộ luật cơ bản của Pháp lần lượt ra đời, với ảnh hưởng lớn của các bộ luật này, nhất là Bộ luật dân sự Napoleon, trường phái pháp luật thực chứng ra đời. Trường phái pháp luật thực chứng coi pháp luật thành văn hầu như là nguồn duy nhất của pháp luật, họ coi các bộ luật như là “sự hoàn hảo của lí trí”. Ngày nay không ai còn ảo tưởng về vai trò tuyệt đối của pháp luật thành văn, tuy nhiên theo tư tưởng truyền thống, pháp luật thành văn vẫn được coi là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật. Nguồn pháp luật thành văn trong dòng họ Civil law bao gồm các loại văn bản sau đây:
• Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất do nghị viện ban hành với điều kiện có từ 2/3 trở lên số nghị sĩ ở cả hai việc bỏ phiếu thuận. Ở một số nước sau khi hai viện thông qua còn phải lấy trưng cầu dân ý, hiến pháp chỉ được thông qua khi được đa số cử tri bỏ phiếu thuận (ví dụ: Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp). Để bảo vệ hiến pháp phần lớn các nước châu Âu đều thành lập Toà án hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến.
• Các công ước quốc tế
Các công ước quốc tế thông thường được kí kết khi không trái với hiến pháp quốc gia, trong trường hợp cần thiết thì phải sửa đổi hiến pháp trước khi kí kết điều ước quốc tế. Một số quốc gia như Pháp và Hà Lan quy định các công ước quốc tế có hiệu lực cao hơn nội luật. Nhìn chung, các nước lục địa châu Âu đều có quan điểm tương đối thống nhất là công ước quốc tế có hiệu lực dưới hiến pháp nhưng trên các đạo luật quốc gia.
• Bộ luật
Lúc mới ra đời bộ luật có nghĩa là tuyển tập những luật khác nhau. Các Bộ luật Pheodosia và Bộ luật Justianus nổi tiếng thời kì cổ đại đều như vậy. Vào thời kì phong kiến, các bộ luật không còn là tuyển tập các luật mà là một văn bản luật tổng hợp trình bày có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các loại quan hệ xã hội khác nhau bao gồm cả hình sự, dân sự, hành chính, thương mại, đất đai, hôn nhân gia đình như Bộ luật 1683 của Đan Mạch, Bộ luật 1687 của Na Uy, Bộ luật 734 của Thuỵ Điển và Phần Lan, Bộ luật 1794 của Phổ, Bộ luật 1832 của Nga. Hiện nay, thuật ngữ bộ luật được sử dụng rộng rãi để chỉ các văn bản luật tổng hợp và trình bày có hệ thống các quy phạm điều chỉnh một lĩnh vực các quan hệ xã hội nhất định.
4 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ Civil law, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 15: Tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ Civil law.
BÀI LÀM
Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên "bản sắc" của hai hệ thống pháp luật này.
Ở dòng họ Civil law pháp luật thành văn được coi trọng và có trình độ hệ thống hoá, pháp điển hoá cao. Vào thế kỉ XIX, sau khi các bộ luật cơ bản của Pháp lần lượt ra đời, với ảnh hưởng lớn của các bộ luật này, nhất là Bộ luật dân sự Napoleon, trường phái pháp luật thực chứng ra đời. Trường phái pháp luật thực chứng coi pháp luật thành văn hầu như là nguồn duy nhất của pháp luật, họ coi các bộ luật như là “sự hoàn hảo của lí trí”. Ngày nay không ai còn ảo tưởng về vai trò tuyệt đối của pháp luật thành văn, tuy nhiên theo tư tưởng truyền thống, pháp luật thành văn vẫn được coi là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật. Nguồn pháp luật thành văn trong dòng họ Civil law bao gồm các loại văn bản sau đây:
Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất do nghị viện ban hành với điều kiện có từ 2/3 trở lên số nghị sĩ ở cả hai việc bỏ phiếu thuận. Ở một số nước sau khi hai viện thông qua còn phải lấy trưng cầu dân ý, hiến pháp chỉ được thông qua khi được đa số cử tri bỏ phiếu thuận (ví dụ: Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp). Để bảo vệ hiến pháp phần lớn các nước châu Âu đều thành lập Toà án hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến.
Các công ước quốc tế
Các công ước quốc tế thông thường được kí kết khi không trái với hiến pháp quốc gia, trong trường hợp cần thiết thì phải sửa đổi hiến pháp trước khi kí kết điều ước quốc tế. Một số quốc gia như Pháp và Hà Lan quy định các công ước quốc tế có hiệu lực cao hơn nội luật. Nhìn chung, các nước lục địa châu Âu đều có quan điểm tương đối thống nhất là công ước quốc tế có hiệu lực dưới hiến pháp nhưng trên các đạo luật quốc gia.
Bộ luật
Lúc mới ra đời bộ luật có nghĩa là tuyển tập những luật khác nhau. Các Bộ luật Pheodosia và Bộ luật Justianus nổi tiếng thời kì cổ đại đều như vậy. Vào thời kì phong kiến, các bộ luật không còn là tuyển tập các luật mà là một văn bản luật tổng hợp trình bày có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các loại quan hệ xã hội khác nhau bao gồm cả hình sự, dân sự, hành chính, thương mại, đất đai, hôn nhân gia đình … như Bộ luật 1683 của Đan Mạch, Bộ luật 1687 của Na Uy, Bộ luật 734 của Thuỵ Điển và Phần Lan, Bộ luật 1794 của Phổ, Bộ luật 1832 của Nga. Hiện nay, thuật ngữ bộ luật được sử dụng rộng rãi để chỉ các văn bản luật tổng hợp và trình bày có hệ thống các quy phạm điều chỉnh một lĩnh vực các quan hệ xã hội nhất định.
Luật
Luật là những văn bản quy phạm pháp luật do nghị viện ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định và phải được đa số nghị sĩ ở cả hai viện bỏ phiếu thuận.
Luật bao gồm nhiều loại: luật tổ chức, luật tài chính, luật thông quan bằng hình thức trưng cầu ý dân, luật thông thường.
Đối tượng điều chỉnh của luật cũng có thể có giới hạn hoặc không giới hạn. Đối tượng điều chỉnh của luật có thể vô hạn như ở Anh, Mỹ, Italia, các nước XHCN, Pháp dưới nền cộng hoà thứ III, thứ IV. Đối tượng điều chỉnh của luật cũng có thể có giới hạn như ở Pháp dưới nền cộng hoà thứ V (từ năm 1958 đến nay). Trong trường hợp giới hạn, ta thấy có sự phân chia giữa thẩm quyền lập pháp của nghị viện và thẩm quyền lập quy của chính phủ.
Luật ở các nước lục địa châu Âu thông thường có hiệu lực kể từ khi người đứng đầu nhà nước kí lệnh công bố cho đến khi bị bãi bỏ. Ở Pháp luật có hiệu lực sau một ngày sau khi công báo công bố luật được chuyển đến thủ phủ của tỉnh trừ trường hợp bản thân luật có quy định khác về thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Để đảm bảo an toàn pháp lí cho công dân, luật cũng như các văn bản pháp luật khác đều không có hiệu lực hồi tố trừ khi việc áp dụng văn bản pháp luật mới có lợi cho đương sự.
Sắc lệnh do tổng thống ban hành (ở Pháp từ năm 1958 Thủ tướng cũng có thể ban hành) có hiệu lực thấp hơn luật, tuy nhiên có những sắc lệnh được ban hành thuộc lĩnh vực luật theo sự uỷ quyền của nghị viện thì có hiệu lực như luật gọi là sắc lệnh - luật.
Nghị định do Chính phủ ban hành trong lĩnh vực lập quy và có hiệu lực thấp hơn luật và sắc lệnh. Tuy nhiên, cũng có những nghị định do nghị viện uỷ quyền ban hành trong lĩnh vực luật, khi chưa được nghị viện phê chuẩn nó có hiệu lực như nghị định thông thường nhưng sau khi được nghị viện phê chuẩn nó sẽ có hiệu lực như luật.
Quyết định do tổng thống ban hành để thực hiện thẩm quyền đặc biệt theo quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 1958 của cộng hoà Pháp. Những quyết định này không cần các bộ trưởng liên quan tiếp kí.
Quyết định do các bộ trưởng, thị trưởng ban hành.
Các chỉ thị của cấp trên đối với cấp dưới.
Các thông tư của cấp trên đối với cấp dưới và phần lớn các thông tư mang tính bắt buộc thực hiện.
Nói chung, luật thành văn có một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống nguồn luật ở các nước thuộc dòng Civil law. Cũng chính vì vậy mà quá trình tập hợp hoá pháp luật, pháp điển hoá pháp luật ở các nước thuộc dòng họ pháp luật Civil law rất được coi trọng và phát triển rất cao, tạo ra các bộ Luật điều chỉnh được hầu hết các quan hệ xã hội đã, đang hoặc sẽ tồn tại trong xã hội, làm pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu giúp nhà nước quản lí xã hội.