Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế
th ị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và
toàn cầu. Một trong những vấn đề có vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp mà
chúng ta đang theo đuổi đó là vấn đề nguồn lực, vấn đề vốn cho đầu tư phát triển.
Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, đầy biến động đòi hỏi phải xây dựng, phát triển
và thường xuyên được xử lý, điều chỉnh nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của nền
kinh tế, giải quyết được những thiếu hụt trong chi tiêu của Chính Phủ. Vậy thì giải
pháp nào cho huy động vốn, chúng ta phải có những phương án, quyết sách cụ thể
mang tính chiến lược trong dài hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn cũng như nâng
cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại với chức năng của mình cần phải có biện pháp
thích h ợp tập trung mọi nguồn vốn còn tạm thời nhàn rỗi trong cư dân và các tổ
chức kinh tế, nh ất là các hình thức huy động trung và dài hạn để cho vay và đ ầu
tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công
nghệ. Hệ thống ngân hàng đang phấn đấu nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược
huy động vốn trong nước và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng
nhu cầu vốn của nền kinh tế, đẩy mạnh cho vay, khắc phục tình trạng ứ đọng vốn
trong h ệ thống ngân hàng, đồng thời tập trung giảm tỷ lệ n ợ quá hạn và kiểm
soát ch ất lượng tín dụng.
Nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thạch Hà đã và đang hoàn thiện,
phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh của mình góp phần thúc đẩy phát triển nền
kinh tế. Cũng như các NHTM khác chi nhánh rất quan tâm đến hoạt động huy động
vốn từ nền kinh tế để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.Trong quá trình th ực
tập và nghiên cứu tại chi nhánh, th ấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động
đối với chi nhánh nên em chọn đề tài “Tăng cường công tác huy động vốn tại chi
nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà – Tĩnh Hà Tĩnh” làm báo cáo thực tập
của mình.
56 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
=== ===
NGUYỄN THỊ THƯƠNG
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Đề tài:
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THẠCH HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGHệ aN - 03/2012
= =
2
Trêng ®¹i häc vinh
khoa kinh tÕ
=== ===
b¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
§Ò tµi:
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THẠCH HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH
ngµnh: TµI CHÝNH NG¢N HµNG
Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Thanh Huyền
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thương
Mã số sinh viên : 0854027215
Lớp : 49B2 - TCNH
NGHÖ aN - 03/2012
= =
3
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Bố cục của đề tài 2
B. NỘI DUNG 3
Chương 1: Tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 3
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 3
1.2. Chức năng và nhiệm vụ 4
1.2.1. Chức năng 4
1.2.2. Nhiệm vụ 4
1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 4
1.4. Tình hình lao động của NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 6
1.5. Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của NHNo & PTNT Huyện
Thạch Hà
9
1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện
Thạch Hà
11
1.6.1. Công tác huy động vốn 11
1.6.2. Công tác tín dụng 14
1.6.3. Công tác kế toán tài chính, kho quỹ và dịch vụ 16
1.6.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 17
1.6.5. Công tác tổ chức điều hành 17
1.6.6. Kết quả tài chính 18
Chương 2: Tăng cường công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện
Thạch Hà
20
2.1. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện
Thạch Hà
20
2.1.1. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện
Thạch Hà
20
2.1.1.1. Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 20
4
2.1.1.2. Các hình thức huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 26
2.1.2. Đánh giá về công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Huyện
Thạch Hà
31
2.1.2.1. Những kết quả đã đạt được 31
2.1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 32
2.2. Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh
NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà
34
2.2.1. Định hướng chung 34
2.2.2. Các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh
NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà
35
2.2.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp 35
2.2.2.2. Đơn giản hóa các thủ tục trong nghiệp vụ huy động vốn của ngân
hàng
36
2.2.2.3. Có chính sách lãi suất huy động vốn phù hợp 37
2.2.2.4 Mở rộng mạng lưới huy động, đa dạng hóa các hình thức huy động
vốn
38
2.2.2.5. Tăng cường công tác MKT về huy động vốn của ngân hàng 39
2.2.2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và nhiệt tình trong công việc 41
2.2.2.7. Hoàn thiện trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ ngân hàng 41
2.3. Kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại NHNo &
PTNT Huyện Thạch Hà
42
2.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 42
2.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 43
2.3.3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam 44
2.3.4 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 45
C. KẾT LUẬN 47
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬT KÝ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
5
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
1 CP Chính phủ
2 NHTM Ngân hàng thương mại
3 NHNN Ngân hàng Nhà nước
4 NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
5 NHCT Ngân hàng công thương
6 NHNT Ngân hàng ngoại thương
7 NHĐT & PT Ngân hàng đầu tư và phát triển
8 NHCP Ngân hàng cổ phần
9 CBCNV Cán bộ công nhân viên
10 KH Khách hàng
11 PGD Phòng giao dịch
12 TCKT - XH Tổ chức kinh tế - xã hội
13 KT - XH Kinh tế - xã hội
14 KHKTCN Khoa học kỹ thuật công nghệ
15 KHCN Khoa học công nghệ
16 SXKD Sản xuất kinh doanh
17 KP, TP Kỳ phiếu, trái phiếu
18 TGTK Tiền gửi tiết kiệm
19 TG Tiền gửi
20 TCKT Tổ chức kinh tế
21 TCTD Tổ chức tín dụng
22 CSH Chủ sở hữu
23 MKT Marketing
24 VNĐ Việt Nam đồng
25 USD Đồng đô la Mỹ
26 EUR Euro
27 Trđ Triệu đồng
6
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
NỘI DUNG TRANG
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà 5
Bảng 1.1. Tình hình lao động của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch
Hà 2009 - 2011
8
Bảng 1.2. Tình hình trang bị tài sản cố định của chi nhánh NHNo & PTNT
Huyện Thạch Hà 2009 - 2011
10
Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT
Huyện Thạch Hà 2009 - 2011
13
Bảng 1.4. Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo & PTNT
Huyện Thạch Hà 2009 - 2011
15
Bảng 1.5. Kết quả kinh doanh 2009 - 2011 18
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch
Hà 2009 - 2011
21
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT
Huyện Thạch Hà 2009 - 2011
23
Bảng 2.3. Lãi suất huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện
Thạch Hà 2009 - 2011
25
Bảng 2.4. Biến động nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế
2009 - 2011
27
Bảng 2.5. Cơ cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2009 - 2011 27
Bảng 2.6. Biến động nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm 2009 - 2011 28
Bảng 2.7. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm 2009 - 2011 29
Bảng 2.8. Biến động nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
2009 - 2011
31
7
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và
toàn cầu. Một trong những vấn đề có vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp mà
chúng ta đang theo đuổi đó là vấn đề nguồn lực, vấn đề vốn cho đầu tư phát triển.
Đây là vấn đề mang tính cấp thiết, đầy biến động đòi hỏi phải xây dựng, phát triển
và thường xuyên được xử lý, điều chỉnh nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của nền
kinh tế, giải quyết được những thiếu hụt trong chi tiêu của Chính Phủ. Vậy thì giải
pháp nào cho huy động vốn, chúng ta phải có những phương án, quyết sách cụ thể
mang tính chiến lược trong dài hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn cũng như nâng
cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại với chức năng của mình cần phải có biện pháp
thích hợp tập trung mọi nguồn vốn còn tạm thời nhàn rỗi trong cư dân và các tổ
chức kinh tế, nhất là các hình thức huy động trung và dài hạn để cho vay và đầu
tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công
nghệ. Hệ thống ngân hàng đang phấn đấu nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược
huy động vốn trong nước và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng
nhu cầu vốn của nền kinh tế, đẩy mạnh cho vay, khắc phục tình trạng ứ đọng vốn
trong hệ thống ngân hàng, đồng thời tập trung giảm tỷ lệ nợ quá hạn và kiểm
soát chất lượng tín dụng.
Nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thạch Hà đã và đang hoàn thiện,
phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh của mình góp phần thúc đẩy phát triển nền
kinh tế. Cũng như các NHTM khác chi nhánh rất quan tâm đến hoạt động huy động
vốn từ nền kinh tế để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.Trong quá trình thực
tập và nghiên cứu tại chi nhánh, thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động
đối với chi nhánh nên em chọn đề tài “Tăng cường công tác huy động vốn tại chi
nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà – Tĩnh Hà Tĩnh” làm báo cáo thực tập
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng công tác huy động
vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị chủ yếu để hoàn thiện và tăng cường công
tác huy động vốn cho chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thạch Hà.
8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo &
PTNT Huyện Thạch Hà từ năm 2009 đến năm 2011 trên cơ sở nghiên cứu tổng quát
về các hoạt động cơ bản của chi nhánh. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác huy động vốn cho chi nhánh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng từ thực tiễn đến lý luận.
- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế công tác huy động vốn tại chi
nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà nhằm nắm bắt những kiến thức cơ bản liên
quan tới nghiệp vụ huy động vốn.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp cán bộ ngân hàng về các
buớc thực hiện trong quá trình huy động vốn của chi nhánh. Phỏng vấn khách hàng
(KH) để tìm hiểu thái độ của KH đối với hoạt động huy động vốn của chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Thạch Hà.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: dựa trên các số liệu thứ cấp, chỉ
tiêu tương đối, tuyệt đối qua các năm từ đó đưa ra các đánh giá.
- Một số phương pháp khác: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
kinh doanh.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì phần nội dung chính bài báo cáo thực tập
của em gồm có hai chương:
Chương 1. Tổng quan về chi nhánh NHNo &PTNT Huyện Thạch Hà
Chương 2. Tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo &PTNT
Huyện Thạch Hà
Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn
sự chỉ bảo nhiệt tình của Cô Hoàng Thị Thanh Huyền đã hướng dẫn và giúp
em hoàn thành đề tài này. Cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân
viên của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thạch Hà đã tạo mọi điều kiện
cung cấp số liệu và hướng dẫn em trong quá trình thực tập, giúp em thu thập
kinh nghiệm và hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình.
9
B. NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH
NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ – HÀ TĨNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch
Hà (gọi tắt là NHNo&PTNT Huyện Thạch Hà) ra đời năm 1965 với tên gọi lúc
mới thành lập là ngân hàng Nhà Nước huyện Thạch Hà trực thuộc ngân hàng
Nhà nước tĩnh Hà Tĩnh. Với số lượng cán bộ lúc ban đầu thành lập là 14 người,
trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ của ngân
hàng là vừa xây dựng cơ sở vật chất, cũng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng
(hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu, kế hoạch được
giao) nhằm mục tiêu phục vụ chế độ bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục
tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý cấp 1 (NHNN). Mô hình này được duy trì
từ khi thành lập cho đến năm 1988 thì kết thúc.
Năm 1988, thực hiện Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng, ngành ngân
hàng chuyển từ kế hoạch hóa sang hoạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình
quản lý Ngân hàng hai cấp. Các ngân hàng hoạt động thương mại quốc doanh lần
lược ra đời (NHCT - NHNT – NHĐT&PT- NHNo&PTNT), các NHTM hoạt động
dưới sự quản lý của NHNN. Trong bối cảnh chuyển đổi đó thì ngày 26/3/1991 chi
nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà ra đời. Là một ngân hàng thương mại quốc
doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ, ngân hàng
phục vụ mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn huyện theo các luật liên quan.Có
trụ sở nằm ngay trên tuyến đường quốc lộ 1A tại trấn Thạch Hà hiện nay, chi nhánh
NHNo & PTNT Thạch Hà đã từng bước vươn lên bắt kịp với tốc độ phát triển của
nền kinh tế toàn huyện. Tuy được thành lập muộn hơn so với những chi nhánh NH
khác nhưng với những thuận lợi sẵn có, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế của đất nước,
từng bước khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHNo & PTNT và các ngân
hàng khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Với những phương châm làm việc đúng đắn,
những kinh nghiệm từ thực tiễn của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ CBCNV chi
nhánh đã đưa chi nhánh lên một tầm cao mới, tạo được niềm tin vững chắc trong
lòng khách hàng. Chi nhánh cũng đã đạt được danh hiệu đơn vị lá cờ đầu trong một
số năm như năm 1992, 1993, 1999, 2003, 2008.
Mới những năm đầu thành lập ngân hàng hoạt động kinh doanh tại trụ sở
chính. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu khách hàng ngày
càng tăng thì năm 1993 ngân hàng mở thêm hai chi nhánh trực thuộc ngân hàng
10
Huyện Thạch Hà tại địa bàn Thạch Châu và Thạch Khê. Lúc bấy giờ hai chi nhánh
này được gọi là ngân hàng cấp ba Thạch Châu và ngân hàng cấp ba Thạch Khê
Năm 1999 để thuận lợi cho quá trình hoạt động, ngân hàng đến gần hơn nhu
cầu của khách hàng thì ngân hàng mở thêm một chi nhánh mới gọi tên là Ngân hàng
cấp ba Ba Giang đặt tại xã Thạch Việt.
Lúc bấy giờ ngân hàng phụ trách 39 xã và một thị trấn trong toàn huyện
Năm 2007 do quá trình sát nhập và phân chia địa bàn để thành lập một huyện
mới thì ngân hàng cấp ba Thạch Châu được tách ra và trở thành một chi nhánh ngân
hàng của huyện mới.
Năm 2009 để phù hợp với cơ cấu thì hai ngân hàng cấp ba Thạch Khê và Ba
Giang được đổi tên gọi là phòng giao dịch Thạch Khê và phòng giao dịch Ba Giang
Từ năm 2009 đến nay thì chi nhánh gồm có một trụ sở chính và hai phòng
giao dịch: PGD Ba Giang; PGD Thạch Khê và phụ trách 33 xã và một thị trấn
trong toàn huyện. Với đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo và hệ thống các phòng ban
có liên hệ với nhau một cách chặt chẽ, hoạt động nhịp nhàng với nhau, chi nhánh
NHNo&PTNT Thạch Hà đã dần tạo nên được một mô hình hoạt động vững chắc
và có hiệu quả.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.2.1. Chức năng
- Kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay vốn đến các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình…trong và ngoài nước.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển các nguồn vốn dài hạn, trung
hạn của các tổ chức KT- XH, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp, nông thôn.
- Phát hành các giấy nhận nợ nhằm huy động vốn để cho vay.
- Chức năng trung gian trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT- XH
của địa phương.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tổ chức và hoạt động theo luật
NHNN và luật các tổ chức tín dụng.
- Nhận các khoản tiền gửi của dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
- Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
- Tiến hành các hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ đối
với các hoạt động SXKD và dịch vụ với mục tiêu hiệu quả.
- Thực hiện các dự trữ theo tỷ lệ bắt buộc, định mức tồn quỹ về tiền mặt
và ngoại tệ. Ngân hàng có nhiệm vụ công bố, niêm yết và thực hiện đúng các
quy định về mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và phí các dịch vụ cho vay
1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ra đời và hoạt động đến nay
dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị NHNo & PTNT rất chặt chẽ, NHNo &
11
PTNT có 6 người quản lý tại các trung tâm thị trấn Thạch Hà, Thạch Khê, Ba
Giang. Trong đó bao gồm Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp huyện, một Phó Giám
đốc, một trưởng phòng kinh doanh, môt trưởng phòng kế toán, hai Giám đốc Ngân
hàng phòng giao dịch, có hơn 40 cán bộ và cấp dưới, ngoài ra để tổ chức và hoạt
động một cách chặt chẽ Ngân hàng đã hợp tác với các xã, để hỗ trợ và tạo điều kiện
cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, rộng rãi đến tận mọi nhà của người dân, từ đây
hình thành nên các tổ trưởng, tổ nhóm hoạt động ở các thôn, xã mang tính theo dõi
tuyên truyền giúp cán bộ tín dụng thu nợ, thu lãi suất, động viên khuyến khích vay
vốn và trả đúng hợp đồng cam kết. Cuối cùng là khách hàng, họ là những đối tượng
kinh doanh của ngân hàng. Điều đó chứng tỏ rằng tổ chức hoạt động của ngân hàng
đóng vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh chi nhánh.
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Thạch Hà
Qua sơ đồ trên cho ta thấy rằng bộ máy quản lý của chi nhánh là khá hợp lý.
Việc cơ cấu cán bộ quản lý, kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp làm ban tác
nghiệp cho ngân hàng đã góp phần làm gọn nhẹ bộ máy làm việc của Ngân hàng.
•) Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận – phòng ban
- Ban lãnh đạo gồm:
NHNo & PTNT Thạch Hà
Ban Giám đốc
Ngân hàng huyện Thạch Hà
Phòng kế
toán,ngân
quỹ
Phòng
kinh
doanh
Phòng
hành chính
PGD
Thạch Khê
PGD
Ba Giang
Nhân viên Ngân hàng
Khách hàng
12
+ Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi
hoạt động của NH trước giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Hà Tĩnh, chịu trách nhiệm
phân công công việc cho các phòng ban một cách hợp lý, giúp bộ máy hoạt động
nhịp nhàng, an toàn, hiệu quả.
+ Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo công tác kế hoạch, kế
toán kho quỹ, chỉ đạo công tác huy động vốn, cho vay và thu nợ trên địa bàn. Là
người được giám đốc ủy quyền khi giám đốc đi công tác, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về những việc giám đốc ủy quyền.
- Các phòng ban:
+) Phòng kế toán – ngân quỹ:
Phòng kế toán: Gồm có 1 trưởng phòng; 1 phó phòng và 6 giao dịch viên.
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý chứng từ, các bảng kê, mở tài khoản giao
dich với khách hàng, lưu hồ sơ, chuyển tiền, nhận tiền gửi, lập cân đối ngày,
tháng… các báo cáo cho các phòng ban chức năng.
Phòng ngân quỹ: Gồm 1 trưởng quỹ và 2 ngân quỹ.
Thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, chấp hành nghiêm chỉnh về an toàn và
định mức tiền quỹ theo quy định.
+) Phòng kinh doanh: Gồm có 1 trưởng phòng kinh doanh; 1 Phó phòng kinh
doanh; 2 giao dịch viên và 4 cán bộ tín dụng
Có nhiệm vụ chuyên sâu về kinh doanh, lập báo cáo chuyên đề về tín dụng,
thẩm định các dự án tín dụng, lập hồ sơ cho vay, phòng ngừa xử lý rủi ro tín dụng.
+) Phòng hành chính: Có 1 nhân viên
+) Phòng giao dịch: Có 1 Giám đốc; 1 Phó giám đốc; 2 Giao dịch viên và 4
cán bộ tín dụng.
Có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt, kiểm tra
kiểm soát, chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê, thực chi theo yêu cầu của ban
lãnh đạo.
1.4. Tình hình lao động của NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường người ta xem
con người là nhân tố quan trọng, đó là đầu não của mọi hoạt động, là nhân tố quyết
định đến sự thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp. NHNo & PTNT
cũng như một doanh nghiệp khác sẽ thành công nếu tập hợp được đội ngũ nhân viên
giỏi và làm tốt công tác tổ chức điều hành doanh nghiệp đó. NHNo & PTNT là một
13
đơn vị kinh doanh tiền tệ cho nên chịu sự chi phối tác động của các quy luật kinh tế
thị trường.
Trong những năm qua hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thạch Hà đã có sự chuyển biến tiến bộ, thể hiện sự đứng vững và phát
triển trong thời buổi hội nhập. Đồng vốn của ngân hàng đã hỗ trợ cho nhiều đơn vị
sản xuất làm ăn có hiệu quả. Có được kết quả đó là nhờ ngân hàng đã tổ chức hợp
lý và sử dụng đúng đắn yếu tố lao động. Để hiểu rõ hơn về lao động của chi nhánh
ta đi vào phân tích bảng 1.1.
Qua bảng 1.1. ta thấy tổng số cán bộ công nhân viên chi nhánh trong năm
2009 - 2010 có sự biến động không đáng kể chỉ tăng một người từ 42 đến 43 lí
do năm 2010 chuyển thêm một cán bộ vào làm tại ngân hàng trong khi đó năm
nay lại không có cán bộ nào nghỉ hưu. Trong năm 2010 - 2011 tổng số cán bộ
công nhân viên có sự biến động lớn giảm từ 43 người năm 2010 xuống 38 người
năm 2011 tức giảm 5 người. Nguyên nhân chính là năm 2011 có hai cán bộ công
nhân viên nghỉ hưu, một cán bộ chuyển về NHNo & PTNT tỉnh, hai người còn
lại chuyển vệ Ngân hàng huyện Lộc Hà. Sự biến động về số lượng lao động chỉ
phản ánh quy mô hoạt dộng của doanh nghiệp, để đánh giá chính xác về mặt chất
lượng tín dụng thì chỉ tiêu trình độ văn hóa của cán bộ có vai trò rất quan trọng.
Năm 2011 giảm 3 cán bộ có trình độ Đại học, cao đẳng so với năm 2010 (chiềm
15%). Nếu sự giảm này xuất phát từ nguyên nhân khách quan thì đây không phải
là một nhược điểm của ngân hàng, nhưng nếu do nguyên nhân chủ quan như ngân
hàng làm ăn kém hiệu quả, không khuyến người lao động làm