Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định tùy thược vào quy mô, lĩnh vực doanh nghiệp đó hoạt động. Lượng vốn này bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn chuyên dụng khác. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chấp hành pháp luật của Nhà nước.
Khi nền kinh tế hàng hóa còn chưa phát huy hết chức năng của nó, sản xuất kinh doanh còn manh mún thì vốn đã nắm giữ vai trò quyết định đTôi lại sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay khi nền kinh tế hàng hóa đã thực sự hoàn thiện thì vai trò của vốn vẫn không có sự thay đổi, nó cũng có yếu tố con người và khoa học công nghệ góp phần vào sự tồn tại của doanh nghiệp và đất nước.
Có thể nói rằng vốn là yếu tố quan trọng và quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Nhưng điều mà các nhà quản lý và thực sự quan tâm đó là làm sao có đủ vốn để sản xuất kinh doanh.
Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Công ty TNHH Kraze Vina cần một lượng vốn rất lớn để sản xuất kinh doanh và phát triển. Với tầm quan trọng của vốn, trong thời gian thực tập tại công ty Tôi chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn tại công ty TNHH Kraze Vina”.
Bố cục đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của doanh nghiệp
Chương II: Tăng cường huy động vốn của Công ty TNHH Kraze Vina
Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty TNHH Kraze Vina
70 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2994 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường huy động vốn tại công ty TNHH Kraze Vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………… 3
LÝ DO CHON ĐỀ TÀI …………………………………………………………. 4
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP……………………………………………………………. 5
1.1. Khái quát về doanh nghiệp……………………………………………………. 5
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp…………………………………………………….. 5
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp ……………………………………………………... 10
1.2. Huy động vốn trong doanh nghiệp…………………………………………….. 10
1.2.1. Khái quát về vốn của doanh nghiệp…………………………………………. 10
1.2.2. Huy động vốn………………………………………………………………… 17
1.2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu…………………………………………………. 18
1.2.2.2. Huy động vốn nợ …………………………………………………………... 22
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của doanh nghiệp…………………………... 25
1.3. Nhân tố ảnh hưởng……………………………………………………………... 27
1.3.1. Nhân tố chủ quan…………………………………………………………….. 27
1.3.2. Nhân tố khách quan………………………………………………………….. 28
CHƯƠNG II: TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH
KRAZE VINA……………………………………………………………………… 29
2.1. Khái quát về công ty Kraze Vina………………………………………………. 29
2.1.1. Hình thành phát triển………………………………………………………… 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ………………………………………………………………. 29
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ……………………………………………… 32
2.2. Thực trạng huy động vốn của công ty TNHH Kraze Vina………………………….. 322.2.1. Tình hình kinh doanh……………………………………………………….. 32
2.2.2. Những hình thức huy động vốn mà công ty đã sử dụng…………………….. 36
2.2.3. Thực trạng tình hình sử dụng vốn cố định…………………………………... 41
2.2.4. Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động…………………………………. 422.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại công ty TNHH Kraze Vina………………… 47
2.3.1. Kết quả đạt được………………………………………………………………47
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ……………………………………………………. 48
2.3.2.1. Hạn chế……………………………………………………………………. 48
2.3.2.2. Nguyên nhân……………………………………………………………….. 49
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY
TNHH KRAZE VINA………………………………………………………………….. 50
3.1. Định hướng phát triển của công ty……………………………………………... 50
3.1.1. Định hướng của ngành………………………………………………………... 50
3.1.2. Định hướng phát triển của doanh nghiệp……………………………………. 58
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại công ty TNHH Kraze Vina ……………… 583.2.1. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn…………………………………. 583.2.2. Kiến nghị đến cơ quan chức năng……………………………………………. 66
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………… 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………... 68
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Lê Đức Tố, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn thầy về những nhận xét quý báu, đóng góp đối với bản chuyên đề tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định tùy thược vào quy mô, lĩnh vực doanh nghiệp đó hoạt động. Lượng vốn này bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn chuyên dụng khác. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chấp hành pháp luật của Nhà nước.
Khi nền kinh tế hàng hóa còn chưa phát huy hết chức năng của nó, sản xuất kinh doanh còn manh mún thì vốn đã nắm giữ vai trò quyết định đTôi lại sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay khi nền kinh tế hàng hóa đã thực sự hoàn thiện thì vai trò của vốn vẫn không có sự thay đổi, nó cũng có yếu tố con người và khoa học công nghệ góp phần vào sự tồn tại của doanh nghiệp và đất nước.
Có thể nói rằng vốn là yếu tố quan trọng và quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Nhưng điều mà các nhà quản lý và thực sự quan tâm đó là làm sao có đủ vốn để sản xuất kinh doanh.
Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Công ty TNHH Kraze Vina cần một lượng vốn rất lớn để sản xuất kinh doanh và phát triển. Với tầm quan trọng của vốn, trong thời gian thực tập tại công ty Tôi chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn tại công ty TNHH Kraze Vina”.
Bố cục đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của doanh nghiệp
Chương II: Tăng cường huy động vốn của Công ty TNHH Kraze Vina
Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty TNHH Kraze Vina
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Doanh nghiệp như một cái áo khoác (phương tiện) để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn kinh doanh, thương nhân phải chọn lấy cho mình một trong số những loại hình mà pháp luật quy định.
Về góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp như sau: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh." Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,...
Như vậy, thuật ngữ “doanh nghiệp” được dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độc lập được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụ thể với tên gọi khách nhau. Những chủ thể này có những đặc trưng pháp lý và trong việc thành lập và hoạt động, nó phải thỏa mãn những điều kiện pháp luật quy định.
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp theo những tiêu chí khác nhau
Căn cứ vào nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp (theo hình thức sở hữu tài sản)
Theo tiêu chí này, doanh nghiệp ở nước ta được chia thành những loại doanh nghiệp. Trong mỗi loại doanh nghiệp có những mô hình hoạt động cụ thể.
Công ty
Công ty cổ phần
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty TNHH một thành viên
Công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, được tổ chức và hoạt động dưới 3 hình thức:
Công ty nhà nước
Công ty nhà nước độc lập
Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty do Nhà nước quyết định thành lập và đầu tư; Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, thường gọi là công ty mẹ - con; Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước)
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần nhà nước (100% vốn nhà nước)
Doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước (Trên 50% vốn cổ phần)
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên (100% vốn nhà nước)
Doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước (Trên 50% vốn điều lệ)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (doanh nghiệp đoàn thể)
Những doanh nghiệp đoàn thể ra đời từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước, khi Việt Nam bắt đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế, trong một thời kỳ dài sử dụng quy chế pháp lý của doanh nghiệp nhà nước. Điều này, các doanh nghiệp này phải chuyển đổi sang hoạt động theo quy chế pháp lý chung.
Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.
Căn cứ vào chế độ trách nhiệm
Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành có chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp dan đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn
Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP.
Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi sốp vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.[5]
Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty.
Căn cứ vào tư cách pháp nhân
Ngoài ra còn có các thuật ngữ sau:
Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nó gồm có các hình thức sau: công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế...
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
1.2. Huy động vốn trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái quát về vốn của doanh nghiệp
a. Khái niệm vốn
Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích là sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằm mục đích là tối đa hoá lợi nhuận . Nhưng để tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải có vốn.
"Vốn kinh doanh là giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền".
Dưới giác độ vật chất mà xTôi xét thì phân thành hai loại vốn là: vốn thực( công cụ lao động, đối tượng lao động) và vốn tài chính (tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán và các giấy tờ có giá trị như tiền). Theo hình thái biểu hiện chia ra: vốn hữu hình (công cụ lao động, đối tượng lao động, tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán....) và vốn vô hình (lợi thế trong kinh doanh, bằng phát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp...). Căn cứ vào phương thức luân chuyển chia ra: vốn cố định và vốn lưu động.
Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, gồm hai nguồn cơ bản đó là: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc cổ đông trong công ty cổ phần. Nguồn vốn bao gồm: tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, tín dụng thương mại.
Vốn là một phạm trù kinh tể trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sản xuất hàng hoá.
b. Đặc điểm
Như đã biết vốn sản xuất kinh doanh là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền (công cụ sản xuất, đối tượng lao động, tiền mặt, các chứng từ có giá trị khác....) gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
-Vốn là phương tiện để đạt mục đích phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
- Vốn có giá trị và giá trị sử dụng: tức là vốn có thể được mua, được bán, được trao đổi trên thi trường cũng như có thể được sử dụng vào một khâu hay toàn bộ qúa trình tái sản xuất. Như vậy vốn cũng là một loại hàng hoá.
- Vốn có khả năng sinh lời: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả sẽ làm cho đồng vốn của doanh nghiêp sinh sôi nảy nở.
- Khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, vốn luôn luôn biến động và chuyển hoá hình thái vật chất theo thời gian và không gian. Toàn bộ sự vận động của vốn khi tham gia quá trình sản xuất được thể hiện ở sơ đồ sau:
TLSX
T-H -SX- H' - T'
SLĐ
Sự vận động của vốn trong doanh nghiệp thương mại có thể chỉ là: T-H- T' Và trong doanh nghiệp ngân hàng là: T-T'.
Qua sơ đồ ta thấy: quá trình vận động của vốn trải qua ba giai đoạn chủ yếu sau đây:
Giai đoạn một: vốn hoạt động trong phạm vi lưu thông, lúc đầu là vốn tiền tệ(T) tích luỹ được đTôi ra thị trường(đó là thị trường các yếu tố đầu vào) mua hàng hoá bao gồm TLSX và sức lao động. Trong giai đoạn này vốn thay đổi từ hình thái vốn tiền sang vốn sản xuất.
TLSX
T-H
SLĐ
Giai đoạn hai: Vốn rời khỏi lĩnh vực lưu thông bước vào hoạt động trong khâu sản xuất. Ở đây các yếu tố sản xuất hay còn gọi là các yếu tố hàng hoá dịch vụ được sản xuất ra trong đó có phần giá tri mới (do giá trị sức lao động con người tạo ra )
TLSX
H'
SLĐ
Giai đoạn ba: Sau giai đoạn sản xuất tạo ra H' thì vốn lại trở lại hoạt động trên lĩnh vực lưu thông dưới hình thái hàng hoá. Kết thúc giai đoạn này (hàng hoá được tiêu thụ ) thì vốn dưới hình thái hàng hoá chuyển thành hình thái vốn tiền tệ ban đầu nhưng về mặt số lượng có thể là khác nhau.
H' T' ( T' ( T )
Từ sự phân tích sự vận động của vốn thông qua "vòng tuần hoàn vốn" ta thấy rằng: tiền có khả năng chuyển hoá thành vốn chỉ khi tiền được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời mới được gọi là vốn. Với tư cách đầu tư thì mục đích cuối cùng là tạo được T' phải lớn hơn T.
c. Vai trò của vốn kinh doanh
Nhu cầu về vốn xét trên giác độ mỗi doanh nghiệp là điều kiệ để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm , tăng việc làm và thu nhập cho người lao động , đóng góp cho xã hội.....Như vậy:
Vốn kinh doanh là công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh phản ánh các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư.
Vốn kinh doanh cho phép khả năng lựa chọn của doanh nghiệp trong sự phân tích nhu cầu thị trường là: quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
d. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh
Có nhiều cách phân loại xong nếu căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp, vào mục đích sử dụng số tiền vốn mà doanh nghiệp có thì được chia làm hai loại đó là vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ). Sự khác nhau cơ bản đó là: nếu như VCĐ tham gia vào quá trình sản xuất như tư liệu lao động thì VLĐ là đối tượng lao động. Nếu như vốn lao động tạo ra thực thể của sản phẩm hàng hoá thì VCĐ là phương thức để dịch chuyển VLĐ thành sản phẩm hàng hoá.
Mặt khác nếu như VLĐ được kết chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm hàng hoá và thu hồi được ngay sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá còn vốn cố định tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh và kết chuyển vào giá trị sản phẩm hàng hoá dưới hình thức khấu hao.
Vốn cố định.
Khái niệm: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư, ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Theo qui định của nhà nước chỉ các tư liệu sản xuất có đủ hai điều kiện: có giá trị lớn (trên năm triệu đồng) và thời gian sử dụng ít nhất là một năm.
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó quyết định đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, quyết định việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quyết định việc sử dụng các thành tựu công nghệ mới, là nhân tố quan trọng bảo đảm tái sản xuất mở rộng và việc không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân.Vì vậy việc sử dụng vốn cố định là một vấn đề quan trọng cả về mặt hiện vật và giá trị.
Về mặt hiện vật VCĐ bao gồm toàn bộ những TSCĐ đang phát huy tác dụng trong quá trình sản xuất: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải....Vốn cố định tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Sau mỗi chu kỳ sản xuất thì hình thái hiện vật của VCĐ không thay đổi nhưng giá trị của nó giảm dần và chuyển vào giá trị sản phẩm hàng hoá dưới hình thức khấu hao.
Cơ cấu của vốn cố định:
Là tỷ trọng của từng loại VCĐ so với tổng toàn bộ VCĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ lệ trong cơ cấu vốn là một chỉ tiêu động mang tính biện chứng và phụ thuộc nhiều nhân tố như: khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư, phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất .... Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động và sử dụng vốn. Khi nghiên cứu vốn cố định phải nghiên cứu trên hai góc độ là: nội dung kế hoạch và quan hệ mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn đề đặt ra là pải xây dựng được một cơ cấu hợp lý phhù hợp với đặc điểm kin tế kỹ thuật của doanh nghiệp và với trình độ phát triển khoa học -kỹ thuật.
Có nhiều cách phân loại, xong chúng ta có thể dựa vào tính chất cụ thể của nó để phân loại:
-Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh gồm:
+Nhà cửa, vật kiến trúc
+Máy móc, thiết bị .
+Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
+Thiết bị ,dụng cụ quản lý.
+Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm.
+Các tài sản cố định khác.
Còn các tài sản cố định vô hình gồm có: bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả, lợi thế vị trí....
-Tài sản cố định doanh nghiệp dùng chi mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng(cũng được phân loại như trên).