Hiện nay, đất nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, do
đó nhu cầu vốn cho sự phát triển ngày càng tăng. Đảng và nhà nước đã xác
định nguồn vốn trong nước là quan trọng, nguồn vốn nước ngoài là chủ yếu.
Chúng ta phải tìm cách phát huy tối đa nguồn lực, huy động sức dân vào sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước. Do vậy, công tác huy động vốn được đặt lên
hàng đầu. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của các NHTM vì NHTM là các doanh
nghiệp với chức năng chính là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử
dụng nguồn vốn này để cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
Mặt khác, đối với các NHTM nguồn vốn huy động cũng có vai trò hết
sức quan trọng. Nó là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành hoạt động
kinh doanh. Do vậy huy động vốn là điều kiện và cũng là yếu tố quyết định
đến sự tồn tại của ngân hàng.
Trong thực tiễn hoạt động của ngân hàng Công thương chi nhánh Bến
Thủy, công tác huy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đạt được một số
kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, do vậy
cần phải được nghiên cứu để nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng
nhằm phục vụ công tác CNH - HĐH.
Sau quá trình học tập tại Đại Học Vinh, em đã liên hệ thực tập tại ngân
hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của
nhà trường kết hợp với một số kiến thức lý luận cơ bản. Trong thời gian thực
tập tại ngân hàng cùng với sự chỉ bảo tận tâm của các cô, chú, các anh chị
trong cơ quan, em đ ã từng bước quen với thực tế và nhận thấy nâng cao hiệu
quả huy động vốn của các NHTM nói chung và của ngân hàng Công thương
chi nhánh Bến Thủy nói riêng là m ột vấn đề bức thiết của mỗi ngân hàng nên
em đã quyết định chọn đề tài “Tăng cường Huy động vốn tiền gửi dân cư tại
ngân hàng Công thương Bến Thủy”.
49 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường Huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng Công thương Bến Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯờNG ĐạI HọC VINH
KHOA KINH Tế
=== ===
Nguyễn Thị Hà Điệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Đề tài:
Tăng cường Huy động vốn tiền gửi dân cư
tại ngân hàng Công thương Bến Thủy
ngành: tài chính - ngân hàng
Vinh - 2012
= =
Trường đại học vinh
khoa kinh tế
=== ===
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Đề tài:
Tăng cường Huy động vốn tiền gửi dân cư
tại ngân hàng Công thương Bến Thủy
ngành: tài chính - ngân hàng
GV hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Cúc
SV thực hiện : Nguyễn Thị Hà Điệp
Lớp : 49B2 - Tài chính Ngân hàng
Mã số SV : 0854027500
Vinh - 2012
= =
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Phần I. TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH
BẾN THỦY ........................................................................................ 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương
Việt Nam và NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy .............. 2
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương
Việt Nam ........................................................................................... 2
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương
chi nhánh Bến Thủy ........................................................................... 3
1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHTMCP Công Thương chi
nhánh Bến Thủy ................................................................................. 5
1.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp ........................................................ 6
1.2.2. Phòng khách hàng cá nhân ................................................................. 7
1.2.3. Phòng kế toán giao dịch ..................................................................... 7
1.2.4. Phòng tiền tệ kho quỹ ........................................................................ 7
1.2.5. Phòng tổ chức - hành chính ................................................................ 7
1.2.6. Phòng giao dịch Trường Thi .............................................................. 8
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương
chi nhánh Bến Thủy ........................................................................... 9
1.3.1. Hoạt động huy động vốn .................................................................... 9
1.3.2. Hoạt động tín dụng .......................................................................... 10
1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán:.................................. 12
1.3.4. Công tác tiền tệ kho quỹ .................................................................. 14
1.3.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ................................................. 14
1.3.6. Công tác khác .................................................................................. 14
1.3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh: ........................................................ 15
Phần II. TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
CHI NHÁNH BẾN THỦY ................................................................ 16
2.1. Những nhân tố chi phối đến công tác huy động vốn tiền gửi
dân cư tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi
nhánh Bến Thủy ............................................................................... 16
2.1.1. Những nhân tố chung chi phối đến công tác huy động vốn tiền
gửi dân cư tại ngân hàng thương mại ............................................... 16
2.1.2. Những nhân tố chung chi phối đến công tác huy động vốn tiền
gửi dân cư tại NHCT chi nhánh Bến Thủy ....................................... 19
2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân
hàng Công thương Bến Thủy: .......................................................... 23
2.2.1. Huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư .................................................. 23
2.2.2. Hình thức huy động tiết kiệm tại ngân hàng ..................................... 24
2.2.3. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngân hàng
Công thương Bến Thủy .................................................................... 25
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân
hàng Công thương Bến Thủy ........................................................... 28
2.3.1. Một số thành công đã đạt được ........................................................ 28
2.3.2. Những mặt chưa đạt được và nguyên nhân ...................................... 29
2.4. Kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tiền
gửi dân cư tại NHCT Bến Thủy ....................................................... 31
2.4.1. Định hướng ...................................................................................... 31
2.4.2. Giải pháp ......................................................................................... 33
2.5. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Công thương Trung ương ..... 38
2.5.1. Đối với NHCT TW .......................................................................... 38
2.5.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................... 39
2.5.3. Đối với chính NHCT Bến Thủy ....................................................... 39
KẾT LUẬN .................................................................................................. 42
DANH MỤC THAM KHẢO ...................................................................... 43
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHCT : Ngân hàng Công thương
NHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phần
TCKT : Tổ chức kinh tế
TW : Trung ương
VNĐ : Việt Nam đồng
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
NHTM : Ngân hàng thương mại
TMCP : Thương mại cổ phần
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSĐB : Tài sản đảm bảo
DN : Doanh nghiệp
VN : Việt Nam
VHĐ : Vốn huy động
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương chi nhánh
Bến Thủy ..................................................................................... 6
Bảng:
Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2009-2011 ..................................... 10
Bảng 1.2. Cơ cấu dư nợ và đầu tư cho vay 2009-2011 ............................... 11
Bảng 1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Công Thương
Bến Thủy ................................................................................... 13
Bảng 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................... 15
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2009 - 2011 ................................... 23
Bảng 2.2. Biến động loại tiền huy động theo loại tiền tiết kiệm ................. 25
Bảng 2.3. Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian................................. 26
Bảng 2.4. Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kì hạn ..................................... 27
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 1 Lớp: 49B2 - TCNH
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, do
đó nhu cầu vốn cho sự phát triển ngày càng tăng. Đảng và nhà nước đã xác
định nguồn vốn trong nước là quan trọng, nguồn vốn nước ngoài là chủ yếu.
Chúng ta phải tìm cách phát huy tối đa nguồn lực, huy động sức dân vào sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước. Do vậy, công tác huy động vốn được đặt lên
hàng đầu. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của các NHTM vì NHTM là các doanh
nghiệp với chức năng chính là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử
dụng nguồn vốn này để cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
Mặt khác, đối với các NHTM nguồn vốn huy động cũng có vai trò hết
sức quan trọng. Nó là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành hoạt động
kinh doanh. Do vậy huy động vốn là điều kiện và cũng là yếu tố quyết định
đến sự tồn tại của ngân hàng.
Trong thực tiễn hoạt động của ngân hàng Công thương chi nhánh Bến
Thủy, công tác huy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đạt được một số
kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, do vậy
cần phải được nghiên cứu để nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng
nhằm phục vụ công tác CNH - HĐH.
Sau quá trình học tập tại Đại Học Vinh, em đã liên hệ thực tập tại ngân
hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của
nhà trường kết hợp với một số kiến thức lý luận cơ bản. Trong thời gian thực
tập tại ngân hàng cùng với sự chỉ bảo tận tâm của các cô, chú, các anh chị
trong cơ quan, em đã từng bước quen với thực tế và nhận thấy nâng cao hiệu
quả huy động vốn của các NHTM nói chung và của ngân hàng Công thương
chi nhánh Bến Thủy nói riêng là một vấn đề bức thiết của mỗi ngân hàng nên
em đã quyết định chọn đề tài “Tăng cường Huy động vốn tiền gửi dân cư tại
ngân hàng Công thương Bến Thủy”.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc và các cô chú, anh
chị trong ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy, các thầy cô trong ngành
Tài Chính - Ngân Hàng và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn
Thị Thu Cúc đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 2 Lớp: 49B2 - TCNH
Phần I
TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG
CHI NHÁNH BẾN THỦY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt
Nam và NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ( Vietinbank) với tên gọi
ban đầu là ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam được thành lập
vào ngày 26/03/1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam theo quyết định của
hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ), có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu
và có tài sản riêng được tổ chức và hoạt động theo những qui định mà NHNN
phê chuẩn.
Là NHTM lớn giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng ở
Việt Nam, có tổng tài sản lớn, chiếm thị phần cao trong lĩnh vực tài chính, là
ngân hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, hoạt động đa
năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế. Hệ thống
mạng lưới của Vietinbank phân bổ khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước
gồm: 157 Sở giao dịch, chi nhánh, gần 1000 phòng giao dịch, 02 văn phòng
đại diện ở nước ngoài. NHTMCP Công Thương có 4 công ty hoạch toán độc
lập là công ty cho thuê tài chính, công ty TNHH Chứng khoán, công ty quản
lý Nợ và Tài sản, công ty TNHH bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là trung tâm
công nghệ thông tin, trung tâm thẻ và trường đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực. NHTMCP Công Thương Việt Nam là sáng lập viên và đối tác liên doanh
của Ngân hàng INDOVINA và là công ty chuyển mạch tài chính Việt Nam
(Banknet). Hiện nay, ngân hàng có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng, các
định chế tài chính trên toàn thế giới và là thành viên của hiệp hội tổ chức ngân
hàng Việt Nam, hiệp hội các ngân hàng Châu Á, hiệp hội tài chính viễn thông
liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và là tổ chức phát hành thanh toán thẻ
VISA, MASTER Quốc tế.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 3 Lớp: 49B2 - TCNH
NHTMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng tiên phong trong việc
ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Để có thể
đứng vững và phát triển NHTMCP Công Thương Việt Nam không ngừng
nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm
mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng, NHTMCP Công
Thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ
ISO 9001-2000. Năm 2009 là năm đầu tiên Vietinbank hoạt động theo mô
hình ngân hàng cổ phần và đã có nhiều đổi mới tích cực mang tính đột phá.
Hiện nay NHTMCP Công Thương Việt Nam hoạt động kinh doanh
với những nghiệp vụ sau:
- Huy động vốn.
- Cho vay đầu tư.
- Bảo lãnh.
- Thanh toán và tài trợ thương mại.
- Nghiệp vụ ngân quỹ.
- Thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Hoạt động khác.
+ Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
+ Tư vấn tài chính.
+ Cho thuê tài chính.
+ Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư
vấn, lưu ký chứng khoán.
+ Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương chi
nhánh Bến Thủy
Ngân hàng Công thương Bến Thủy được tách ra từ ngân hàng Công
thương Nghệ An từ ngày 01/01/1995, là ngân hàng trực thuộc ngân hàng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 4 Lớp: 49B2 - TCNH
Công thương Việt Nam có trụ sở chính nằm ở quốc lộ 1A-229 đường Lê
Duẩn - Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.
Theo điều lệ của ngân hàng Công thương Việt Nam, NHCT Bến Thủy
là đại diện ủy quyền của NHCT Việt Nam có quyền tự chủ trong kinh doanh,
được kí các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hợp đồng kinh
doanh trong phạm vi được ủy quyền, có con dấu và được mở tài khoản tại
Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Công thương Bến Thủy là một trong những ngân hàng
thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung
và trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng, là ngân hàng còn non trẻ ra đời
trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Bước đầu đi vào hoạt
động kinh doanh bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng gặp rất nhiều những
khó khăn, đó là: môi trường luật pháp chưa đồng bộ, việc kinh doanh tiền tệ là
hoạt động kinh doanh đặc thù như con dao hai lưỡi trong khi cán bộ ngân
hàng chưa được trang bị những kiến thức thị trường và những kinh nghiệm
cho nên công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế, đầu tư cho vay còn bị bó
hẹp.
Mặc dù có rất nhiều khó khăn ở buổi đầu nhưng trong những năm qua
ngân hàng Công thương Bến Thủy đã vươn lên đứng vững trong thị trường
kinh doanh tiền tệ, xác lập được hướng kinh doanh vững chắc, chiếm lĩnh thị
trường đầu tư lớn trên địa bàn Nghệ An nói chung và địa bàn Thành phố Vinh
nói riêng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản. Ngân hàng Công
thương Bến Thủy đã cung cấp đầy đủ nhu cầu về vốn và các dịch vụ tiện ích
ngân hàng cho khách hàng góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa -
hiện đại hóa ở Nghệ An.
Kể từ ngày thành lập đến nay, NHTMCP Công thương chi nhánh Bến
Thủy không ngừng phát triển cả về doanh số và chất lượng hoạt động. Phạm
vi hoạt động của ngân hàng không chỉ bó hẹp trên địa bàn khu vực TP Vinh,
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 5 Lớp: 49B2 - TCNH
tỉnh Nghệ An mà còn mở rộng sang địa bàn khác và một số dự án đồng tài trợ
ở các tỉnh khác. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động đa năng,
đầu tư vốn trên tất cả các lĩnh vực và các thành phần kinh tế được nhà nước
cho phép. Với mục tiêu chiến lược: “ Xây dựng hoạt động kinh doanh có hiệu
quả, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, mở
rộng và phát triển các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, có đủ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên địa bàn”, NHCT
Bến Thủy đã đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, đổi mới tổ chức quản lý,
hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất các khách hàng của
mình. Cùng với các NHTM khác, NHCT Bến Thủy đã góp phần quan trọng
vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Vì thế uy tín của ngân hàng ngày càng
được nâng cao.
1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHTMCP Công Thương chi nhánh
Bến Thủy
Hiện nay NHTMCP Công Thương Bến Thủy thống nhất bộ máy quản
lý và tổ chức kinh doanh theo mô hình trực tuyến chức năng sắp xếp. Theo
mô hình theo đó thì giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng chức năng, các
chuyên gia, hội đồng tư vấn cho việc tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề
phức tạp, tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc. Tổ chức theo
mô hình này vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức
năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống truyền từ trên xuống.
NHTMCP Bến Thủy có một hội sở chính, 04 phòng giao dịch, 01 điểm giao
dịch và 06 quỹ tiết kiệm đặt tại các khu vực dân cư tập trung thuộc thành phố.
Các phòng ban này được chuyên môn hóa theo từng chức năng, nhiệm vụ cụ
thể. Tuy nhiên chúng vẫn là những bộ phận không thể tách rời trong ngân
hàng vì chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau dưới sự điều hành của ban
giám đốc, thực hiện các hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Chi nhánh với tổng số cán bộ gần 100 người, được sắp
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 6 Lớp: 49B2 - TCNH
xếp theo vị trí công việc chuyên môn nghiệp vụ bao gồm 1 giám đốc, 3 phó
giám đốc và hệ thống trưởng phòng, phó phòng bao gồm:
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương
chi nhánh Bến Thủy
1.1.
1.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
Khách Kế Tổ Tiền Khách GD
Hàng Toán Chức Tệ Hàng Trường
Doanh Giao Hành Kho Cá Thi
Nghiệp Dịch Chính Quỹ Nhân (PGD
loại 1)
Phòng Phòng Phòng
GD số GD số GD
06 08 Đức
( PGD ( PGD Lộc
loại 2) loại 2 ) (PGD
loại 2)
Tổ Tổ
quản thanh
lý toán
rủi điện
ro toán
Tổ Tổ Tổ Quỹ Quỹ Quỹ
tổng thanh thẻ tiết tiết tiết
hợp toán kiệm kiệm kiệm
tiền số 02 số 05 số 07
mặt
BAN GIÁM ĐỐC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 7 Lớp: 49B2 - TCNH
Là phòng thực hiện chức năng cho vay, thu nợ và huy động vốn bằng
VNĐ và ngoại tệ theo đúng cơ chế hiện hành. Thực hiện nghiệp vụ tài trợ
thương mại, chiết khấu các giấy tờ có giá. Nghiện cứu và đề xuất các biện
pháp giải quyết vướng mắc trong hoạt động kinh doanh đối với cho vay các tổ
chức kinh tế.
1.2.2. Phòng khách hàng cá nhân
Thực hiện các chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp đối với
khách hàng cá nhân.
1.2.3. Phòng kế toán giao dịch
Phòng kế toán giao dịch được chia làm 2 bộ phận là bộ phận kế toán
giao dịch và bộ phận kế toán sổ cái, hậu kiểm có chức năng chính là thực hiện
các giao dịch trực tiếp với khách hàng, đáp ứng các nhu cầu về gửi tiền tiết
kiệm, nhận tiền gửi từ nước ngoài, giải ngân các khoản vay, phát hành và
thanh toán thẻ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử,
thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, lập các báo
cáo tài chính theo tháng, quý, năm, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ
thống giao dịch trên máy.
1.2.4. Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ có nhiệm vụ thu chi, quản lý an toàn kho quỹ,
quản lý tiền mặt, kiểm đếm, kiểm soát tiền, nơi bảo quản các giấy tờ có giá,
các giấy tờ thế chấp của khách hàng theo quy định của NHNN và NHTMCP
Công Thương Việt Nam. Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm
giao dịch thu chi tiền mặt cho các DN có nguồn thu tiền mặt lớn.
1.2.5. Phòng tổ chức - hành chính
Là phòng có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại
chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và qui định của
NHTMCP Công Thương Việt Nam, nghiên cứu, đề xuất với giám đốc chi
nhánh phương án sắp xếp bộ máy tổ chức của ngân hàng đảm bảo đúng qui
chế, tuyển dụng lao động, điều động, bố trí cán bộ nhân viên vào các vị trí
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 8 Lớp: 49B2 - TCNH
phù hợp với năng lực, phẩm chất cán bộ và yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh.
Phòng bao gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận tổ chức: Có chức năng quản lý nhận sự của đơn vị như: hoán
đổi nhân công, tuyển mộ nhận lực, phân bổ và kiểm soát nhân lực, theo dõi số
lượng nhận lực ở các phòng ban.
- Bộ phận tiền lương: Có chức năng chính và chủ yếu là chi trả tiền
lương, kết hợp với bộ phận nhân lực để theo dõi và thay đổi mức lương của
cán bộ công nhân viện.
Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên cùng một địa
bàn nhỏ hẹ