Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho dù cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào con người cũng phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ này được hình thành nhờ các mối quan hệ giao tiếp, hay nói cách khác, giao tiếp là điều kiện tất yếu, không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi người.
Sống trong một xã hội, con người không chỉ có quan hệ với sự vật, hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, đó là quan hệ giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp được xem là nhu cầu bẩm sinh của con người, con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu quan hệ giao tiếp với mọi người, với xã hội. Thông qua giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự so sánh và đối chiếu với người khác, với chuẩn mực tồn tại mà còn để con người hình thành và phát triển nhân cách bản thân mình. Chính vì vậy mà có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp.
Hiện nay, giao tiếp nói chung và giao tiếp cho nhân viên nói riêng đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp. Một doanh nhân thành công khi chiếm được sự đồng tình của khách hàng. Một nhà quản lí hiệu quả khi biết lắng nghe nhân viên nói và nói nhân viên nghe. Kỹ năng giao tiếp thì chính là hành trang không thể thiếu của mỗi người thành công.
Một kỹ sư cơ khí giỏi có thể sẽ mãi là kỹ sư nếu không trình bày rõ ràng những phương án sản xuất mới của mình. Một nhà kinh tế học sẽ không được trọng dụng nếu không làm người khác hiểu được những chiến lược kinh doanh mới. Và hơn thế nữa, người quản lý càng cần có kỹ năng giao tiếp để thông tin giữa nhân viên và cấp quản lý được trao đổi một cách hiệu quả. Người ta có thể dễ dàng tìm được một bảng điểm, một học bạ đầy ắp điểm giỏi ở rất nhiều trường đại học trên toàn quốc, nhưng làm sao biết được đằng sau những dấu son trên tờ giấy học bạ ấy là con người như thế nào.
Giao tiếp có ý nghĩa rất quan trọng đối với họat động của doanh nghiệp. Thiếu giao tiếp hay giao tiếp không hiệu quả dẫn đến tình trạng quản lý kinh doanh yếu kém, không hiểu khách hàng, không nắm bắt được những nhu cầu, thị hiếu và xu hướng của thị trường, kém sự phối hợp trong hoạt động dẫn đến kết quả cuối cùng là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp.
Trên thực tế, không ít những người với khả năng giao tiếp giỏi, họ đã thành công, vững bước trên con đường sự nghiệp. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cần phải trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp ngày càng là bí kíp không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại.
49 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4295 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường kỹ năng giao tiếp cho nhân viên trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn và sự kính trọng sâu sắc đối với Thầy Lê Tiến Đạt, người đã tận tình hướng dẫn chúng em từ việc chọn đề tài nghiên cứu khoa học đến việc hoàn thành bài nghiên cứu này. Thầy đã hướng chúng em vào những đề tài hết sức thiết thực và bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập, và làm nghiên cứu. Có những lúc gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu, thầy là người đã hướng dẫn, tháo gỡ cho chúng em những khó khăn đó.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị nhân viên, quản lí trong công ty TNHH Winmark Việt Nam đã cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, hoàn thành bài nghiên cứu bằng tất cả sự nhiệt tình và nỗ lực của các thành viên trong nhóm, song những nội dung mà chúng tôi trình bày trong đề tài này có thể còn chưa đầy đủ, thậm chí còn chưa thật chính xác về một vấn đề phức tạp. Bởi vậy, một lần nữa, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hà Nội, tháng 3 năm 2011.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Hải
Trần Thị Tình
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tôi xin cam đoan, những nội dung và số liệu trong bài NCKH này là do chúng tôi tìm hiểu, tham khảo, nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
Sinh viên thực hiện NCKH
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Hải
Trần Thị Tình
SƠ LƯỢC CÁC CHƯƠNG TRONG ĐỀ TÀI “ TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP”
Chương 1: Nêu tính cấp thiết của đề tài. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Trình bày các mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa của nghiên cứu. Đồng thời đưa ra các câu hỏi và trình bày kết cấu của bài NCKH.
Chương 2: Trình bày cụ thể, rõ ràng các nội dung, khía cạnh về lý luận của đề tài nghiên cứu. Đưa ra tổng quan tình hình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới.
Chương 3: Thu thập số liệu và phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Chương 4: Đưa ra các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu. Đồng thời nêu các dự báo triển vọng và các đề xuất kiến nghị về vấn đề nghiên cứu.
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
SƠ LƯỢC CÁC CHƯƠNG TRONG ĐỀ TÀI 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. 8
Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài. 8
Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 9
Các mục tiêu nghiên cứu 9
Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu 10
Phạm vi nghiên cứu 10
Ý nghĩa của nghiên cứu 10
Kết cấu báo cáo của nghiên cứu 11
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp. 12
Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 12
Giao tiếp là gì? 12
Kỹ năng giao tiếp là gì? 13
Vai trò của giao tiếp 13
Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 13
Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới 14
Những nghiên cứu có liên quan 15
Mô hình nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài. 15
Cấu trúc của giao tiếp 15
Giao tiếp của nhân viên doanh nghiệp xoay quanh các mối quan hệ. 15
Các phương tiện giao tiếp 16
Các kỹ năng giao tiếp cơ bản của nhân viên trong doanh nghiệp 17
Loại hình giao tiếp 20
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thưc trạng tăng cường kỹ năng giao tiêp của nhân viên trong doanh nghiệp. 22
Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề. 22
Phương pháp thu thập số liệu 22
Phương pháp phân tích dữ liệu. 23
Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu. 24
Nhân tố vĩ mô 24
Nhân tố ngành. 25
Kết quả trắc nghiệm mô hình nghiên cứu 28
Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp. 29
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp của các nhân viên trong doanh nghiệp. 36
Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu. 36
Những ưu điểm trong quá trình giao tiếp của nhân viên và nguyên nhân. 36
Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân. 37
Các thảo luận về những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu 37
Các dự báo triển vọng về các vấn đề nghiên cứu 38
Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu 39
4.4.1 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho nhân viên các doanh nghiệp. 39
Một số kiến nghị với Nhà nước 44
4.5. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
CÁC PHỤ LỤC 47
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Kết quả trắc nghiệm mô hình nghiên cứu.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình vẽ 2.1. Quá trình giao tiếp.
Hình vẽ 2.2. Nghe và lắng nghe.
Biểu đồ 3.1. Sự lựa chọn của các nhân viên về khả năng giao tiếp quyết định bao nhiêu phần trăm thành công.
Biểu đồ 3.2. Sự lựa chọn của nhân viên về cách tư duy giúp thành công hơn trong giao tiếp.
Biểu đồ 3.3. Sự lựa chọn của các nhân viên về yếu tố cần có đầu tiên khi giao tiếp với khách hàng.
Biểu đồ 3.4. Ý kiến của nhân viên được điều tra về kỹ năng cần có nhất của một nhân viên bán hàng.
Biểu đồ 3.5. Thực trạng về những yếu điểm của nhân viên.
Biểu đồ 3.6. Thực trạng khả năng giao tiếp của nhân viên.
Biểu đồ 3.7. Mức độ nỗ lực của nhân viên muốn kỹ năng giao tiếp của mình được tốt hơn.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
NCKH: Nghiên cứu khoa học.
DN: Doanh nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho dù cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào con người cũng phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ này được hình thành nhờ các mối quan hệ giao tiếp, hay nói cách khác, giao tiếp là điều kiện tất yếu, không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi người.
Sống trong một xã hội, con người không chỉ có quan hệ với sự vật, hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, đó là quan hệ giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp được xem là nhu cầu bẩm sinh của con người, con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu quan hệ giao tiếp với mọi người, với xã hội. Thông qua giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự so sánh và đối chiếu với người khác, với chuẩn mực tồn tại mà còn để con người hình thành và phát triển nhân cách bản thân mình. Chính vì vậy mà có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp.
Hiện nay, giao tiếp nói chung và giao tiếp cho nhân viên nói riêng đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp. Một doanh nhân thành công khi chiếm được sự đồng tình của khách hàng. Một nhà quản lí hiệu quả khi biết lắng nghe nhân viên nói và nói nhân viên nghe. Kỹ năng giao tiếp thì chính là hành trang không thể thiếu của mỗi người thành công.
Một kỹ sư cơ khí giỏi có thể sẽ mãi là kỹ sư nếu không trình bày rõ ràng những phương án sản xuất mới của mình. Một nhà kinh tế học sẽ không được trọng dụng nếu không làm người khác hiểu được những chiến lược kinh doanh mới. Và hơn thế nữa, người quản lý càng cần có kỹ năng giao tiếp để thông tin giữa nhân viên và cấp quản lý được trao đổi một cách hiệu quả. Người ta có thể dễ dàng tìm được một bảng điểm, một học bạ đầy ắp điểm giỏi ở rất nhiều trường đại học trên toàn quốc, nhưng làm sao biết được đằng sau những dấu son trên tờ giấy học bạ ấy là con người như thế nào.
Giao tiếp có ý nghĩa rất quan trọng đối với họat động của doanh nghiệp. Thiếu giao tiếp hay giao tiếp không hiệu quả dẫn đến tình trạng quản lý kinh doanh yếu kém, không hiểu khách hàng, không nắm bắt được những nhu cầu, thị hiếu và xu hướng của thị trường, kém sự phối hợp trong hoạt động… dẫn đến kết quả cuối cùng là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp.
Trên thực tế, không ít những người với khả năng giao tiếp giỏi, họ đã thành công, vững bước trên con đường sự nghiệp. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cần phải trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp ngày càng là bí kíp không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại.
Xuất phát từ thực tế và từ những đòi hỏi của các doanh nghiệp, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Tăng cường kỹ năng giao tiếp cho nhân viên trong các doanh nghiệp”.
Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Về lý luận:
Trình bày khái niệm, định nghĩa cơ bản về giao tiếp và các khái niệm liên quan đến giao tiếp như:
Giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp?
Vai trò, hay tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh?...
Một số lý thuyết về giao tiếp
Tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới
Một số bài nghiên cứu cũng liên quan đến vấn đề giao tiếp
Nội dung khi nghiên cứu về vấn đề nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Về thực tiễn:
Điều tra, nghiên cứu, đánh giá sơ bộ về khả năng giao tiếp của các nhân viên trong một doanh nghiệp cụ thể - công ty TNHH Winmark Việt Nam.
Thu thập số liệu, phân tích dữ liệu, phân tích các nhân tố ảnh dưởng đến vấn đề nghiên cứu – kỹ năng giao tiếp của nhân viên của doanh nghiệp.
Giải pháp:
Đưa ra kết luận chung về vấn đề nghiên cứu;
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên của các doanh nghiệp;
Một số kiến nghị với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp trong công việc.
Các mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng về kỹ năng giao tiếp của nhân viên trong các doanh nghiệp ở Hà Nội để thấy được những mặt mạnh mặt yếu nhằm pháp huy những điểm tích cực và đưa ra những biện pháp cho những vấn đề còn tồn tại. Qua đó giúp chô nhân viên có thêm kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp, pháp huy hết tiềm lực của bản thân, để thành công trong công việc.
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các tài liệu, định nghĩa, khái niệm cơ bản về giao tiếp
Hệ thống háo các chỉ tiêu đánh giá mức độ khả năng giao tiếp của các nhân viên trong doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng khả năng giao tiềp của nhân viên trong các doanh nghiệp.
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của các nhân viên trong doanh nghiệp.
Đưa ra những biệnn pháp và phương hướng giải quyết nhằm nâng cao kỷ năng giao tiếp của nhân viên trong các doanh nghiệp.
Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu.
Kỹ năng giao tiếp cho nhân viên có vai trò như thế nào đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên?
Làm thế nào để nâng cao được kỹ năng giao tiếp cho nhân viên trong các doanh nghiệp?
Nêu những giải pháp hoặc kiến nghị để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho nhân viên?...
Phạm vi nghiên cứu.
Thời gian: nghiên cứu thục trạng kỹ năng giao tiếp của nhân viên từ năm 2006 đến 2009. Và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ky năng giao tiep cho nhân viên từ 2011 đến 2015.
Không gian: nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên trên địa bàn Hà Nội.
Nội dung: nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lý luận,thực tiễn nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi bổ sung và hoàn thiện thêm một phần nào đó cho sự thành công của các công trình nghiên cứu khoa học khác có cùng đề tài hoặc có đề tài liên quan. Bài nghiên cứu có thể xem như một tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã phần nào giúp cho các doanh nghiệp nhận thấy được vai trò của kĩ năng giao tiếp đối với sự thành công của doanh nghiệp.Từ đó hoạch định các chính sách, biện pháp phù hợp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất,mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp mình.
Qua đề tài nghiên cứu này,các nhà hoạch định chính sách cũng phần nào thấy được tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Để từ đó có những kế hoạch đào tạo bài bản các kĩ năng mềm nói chung và kĩ năng giao tiếp nói riêng cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chuẩn bị hành trang tiếp bước sau ngưỡng cửa đại học.
Kết cấu báo cáo nghiên cứu.
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thưc trạng nâng cao kỹ năng giao tiêp của nhân viên trong doanh nghiệp.
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của các nhân viên trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản.
Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Trong một xã hội, không ai có thể sống và tồn tại một mình. Trong quá trình sống, giữa chúng ta và những người xung quanh luôn tồn tại những mối quan hệ. Bên cạnh mối quan hệ có sẵn ngay từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời – quan hệ huyết thống, quan hệ họ hàng; đa số những quan hệ còn lại được hình thành và phát triển trong quá trình chúng ta sống, học tập và làm việc, thông qua hình thức gặp gỡ, trao đổi… mà ta vẫn thường gọi đó là giao tiếp.
2.1.1. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là cách ta trao đổi tin tức và thông điệp cho nhau. Đó là những gì ta nói và cách mà ta nói, thông qua từ ngữ, âm sắc, giọng điệu, tiếng hát, điệu bộ, hiệu lệnh, tư thế, phục trang, sự biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, hành động,… và thậm chí bằng cách im lặng.
Sơ đồ 2.1. Quá trình giao tiếp.
Ví dụ: giám đốc gặp gỡ đối tác, trưởng phòng trò chuyện với nhân viên,…
2.1.2. Kỹ năng giao tiếp là gì?
Để hiểu được khái niệm này, trước tiên ta tìm hiểu, thế nào là “kỹ năng”?
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng bao gồm: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là kỹ năng mà chúng ta có được do được đào tạo từ nhà trường hoặc tự học, đây là kỹ năng có tính nền tảng. Kỹ năng mềm là loại kỹ năng chúng ta có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp là một loại kỹ năng mềm, thể hiện năng lực của từng cá nhân trong hoạt động giao tiếp.
2.1.3. Vai trò của giao tiếp khi hoạt động trong các doanh nghiệp.
Giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, đối với bất kì ai và bất kì trong hoàn cảnh nào. Trong kinh doanh, giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng, nhiều khi mang tính quyết định sự thành công của một dự án, kế hoạch mang tính chiến lược của doanh nghiệp… Giao tiếp là một nhân tố tạo nên sự thành công của mỗi con người.
Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Đề cập đến vấn đề giao tiếp:
Trên thế giới:
Nhà tâm lý học người mỹ Ocgood C.E cho rằng: giao tiếp bao gồm các hoạt động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Theo ông, giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên ông chưa đưa ra được nội hàm cụ thể của liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau. Để làm rõ 2 mặt đó: Nhà tâm lý học người Anh M.Argyle: đã mô tả quá trình ảnh hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp thông tin mà nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống với việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch không gian. Đồng thời, nhà tâm lý học Mỹ T.Sibutanhi cũng làm rõ khái niệm liên lạc như là một hoạt động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau và sự thích ứng hành vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp hay như là sự trao đổi hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động. Ông viết: “Liên lạc trước hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự thích ứng hành vi lẫn nhau của con người. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc khi con người sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”.Nghiên cứu người Ba Lan Sepanski đưa ra sự phân biệt giữa tiếp xúc xã hội và tiếp xúc tâm lý (không được phép đồng nhất giữa liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau). Đồng quan điểm với ông có một số nhà nghiên cứu khác như P.M.Blau, X.R.Scott…Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ cũng rất quan tâm tập trung vào nghiên cứu hiện tượng giao tiếp. Có một số khái niệm được đưa ra như giao tiếp là sự liên hệ và đối xử lẫn nhau (Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang 523 của Nxb Matxcơva); giao tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc (L.X.Vgôtxki)…
Trường phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đưa ra một số khái niệm về giao tiếp như là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con ngư¬ời, ngang với lao động và nhận thức (B.G.Ananhev); giao tiếp và lao động là hai dạng cơ bản của hoạt động của con người (A.N.Lêônchep); và giao tiếp là một hình thức tồn tại song song cùng hoạt động (B.Ph.Lomov)…
Nhà tâm lý học nổi tiếng Fischer cũng đưa ra khái niệm về giao tiếp của mình: Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các dạng thức ứng xử rất khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy, không có sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là một tổng thể toàn vẹn…
Abraham Linconl đưa ra 7 bí quyết để việc giao tiếp có hiệu quả.
Ở Việt Nam:
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng: Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính: Giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác.Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện: Giao tiếp là quá trình truyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm cho một người hay một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác). Thông tin hay thông điệp được nguồn phát mà người nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận dụng một mã chung.Theo “Tâm lý học đại cương” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên): Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích nhận thức, thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau…
Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam, trước đây đã có rất nhiều lý thuyết về giao tiếp khác nhau. Mỗi tác giả tuỳ theo phương diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theo cách riêng và làm nổi bật khía cạnh nào đó. Tuy vậy, số đông các tác giả đều hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm…Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người.2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới.
Theo tìm hiểu cho thấy, với đề tài về kỹ năng giao tiếp, cả Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học, doanh nhân nghiên cứu. Họ đưa ra khái niệm, các lý thuyết về giao tiếp, các nội dung xung quanh về kỹ năng giao tiếp của con người cả trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, đề cập đến tình hình giao tiếp, thực trạng về kỹ năng giao tiếp và giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên một doanh nghiệp cụ thể và toàn bộ các doanh nghiệp nói chung thì có thể nói đề tài của nhóm chúng tôi là một đề tài mới. Đề tài của nhóm chúng tôi là sự kế thừa, bổ sung và hoàn thiện thêm những đề tài đi trước.
2.4. Những nghiên cứu có liên quan
Qua quá trình tìm hiểu, ta thấy những nghiên cứu có liên quan, một phần hoặc gián tiếp, ví dụ như những đề tài về vấn đề:
Cách ứng xử của con người.
Đối nhân xử thế của con người ở nơi làm việc.
Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Kỹ năng mềm.
…….
2.5. Mô hình nội dung vấn đề nghiên cứu
2.5.1 Cấu trúc của giao tiếp
Giao tiếp bao gồm ba mặt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: truyền thông, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau.
Truyền thông trong giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa những người giao tiếp với nhau.
Nhận thức trong giao tiếp là quá trình các chủ thể giao tiếp tìm hiểu đặc điểm của nhau và của chính bản thân mình. Kết quả của quá trình này là hình ảnh về đối tượng giao tiếp và về bản thân, là những đánh giá, nhận xét về nhau được rút ra thông qua giao tiếp. Trong quá trình này, ấn tượng ban đầu có vai trò nổi bật.
Trong giao tiếp, các chủ