Đề tài Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay

Nhà nước ta là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Tính ưu việt của Nhà nước ta không chỉ được xác định bản chất giai cấp tiền phong, cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn phụ thuộc vào phương thức quản lý khoa học và hiện đại, được coi là biện pháp đảm bảo vững chắc lâu dài cho Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.". Như vậy, khi thực hiện quản lý bất kỳ lĩnh vực xã hội cụ thể nào Nhà nước đều phải dùng pháp luật như một công cụ phổ biến và hữu hiệu nhất. Còn đối với nhân dân "pháp luật luôn luôn là chốn nương thân của mình". Trong quản lý lĩnh vực giao thông nói chung và giao thông đường bộ (GTĐB) nói riêng cũng như việc "thụ hưởng" dịch vụ công cộng thiết yếu này lại càng phải tuân thủ theo nguyên tắc pháp trị do Hiến pháp quy định. Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Nó phản ánh trình độ phát triển xã hội thể hiện ở mức độ đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã hội, đi lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư. Trong đó, GTĐB luôn là mảng quan trọng nhất, xét trên tất cả mọi phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Giao thông là mạch máu của mọi việc. Giao thông tắc thì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng”. Hiện nay, GTĐB chiếm tỷ trọng lưu thông hàng hoá, phương tiện, đối tượng tham gia giao thông lớn nhất; chi phí cho GTĐB cũng là chi phí lớn nhất, lâu dài và ổn định nhất; nhu cầu phát triển GTĐB cũng to lớn. GTĐB có ở trên mọi địa hình, khu vực. và liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân; chủ thể tham gia giao thông đông đảo nhất. Sự diễn giải khái quát trên cho thấy vị trí, tầm quan trọng và nhu cầu ngày càng lớn của GTĐB ở nước ta. Đúng như các nhà nghiên cứu về hành chính công đã khẳng định: Quản lý xã hội là một chức năng trong các chức năng cơ bản của Chính phủ (chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật) và cần được coi vấn đề tổ chức, quản lý GTĐB như một dịch vụ công của Chính phủ. Đồng thời, mục đích được coi là nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý của Chính phủ là đáp ứng nhu cầu giao thông và đảm bảo trật tự an toàn cho người và phương tiện khi tham gia GTĐB. Có thể nói rằng, chưa bao giờ hệ thống GTĐB ở nước ta phát triển như hiện nay. Đó là nhờ sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, do hoạt động quản lý của Nhà nước ta và do sự đóng góp sức người sức của của nhân dân ta. Vậy, tại sao phải tăng cường quản lý nhà nước (QLNN) bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta hiện nay? Ngoài những lý do mang tính lý luận về những nguyên lý QLNN bằng pháp luật kể trên còn có những lý do đòi hỏi phải tổng kết đánh giá thực tiễn QLNN trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Thực tế được mọi người thừa nhận rằng: GTĐB luôn chứa đựng “nguồn nguy hiểm cao độ” hay phát sinh những rủi ro bất lợi cho xã hội như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, dễ xảy ra tai nạn GTĐB. So với các nước trên thế giới và khu vực, GTĐB ở nước ta luôn xảy ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, sự gia tăng các phương tiện GTĐB, ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người tham GTĐB còn hạn chế. Hậu quả là số người chết mỗi ngày trong cả nước lên đến trên 30 người. Ngoài ra, số người bị thương, tổn thất về tài sản là rất lớn. Rõ ràng tình trạng vi phạm pháp luật GTĐB xảy ra khá phổ biến, việc xử lý vi phạm pháp luật GTĐB chưa nghiêm minh, triệt để, chưa kịp thời. Hơn nữa, sự phân cấp QLNN trong lĩnh vực GTĐB chưa rõ ràng; thiếu chiến lược phát triển GTĐB lâu dài, bền vững; bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức đảm nhiệm chức năng QLNN trong lĩnh vực GTĐB còn nhiều hạn chế, bất cập. Đặc biệt pháp luật GTĐB chưa thực sự tỏ rõ là công cụ hữu hiệu để QLNN trong lĩnh vực GTĐB. Pháp luật GTĐB nước ta chắc chắn còn phải tiếp tục hoàn thiện để theo kịp những thay đổi và phát triển của GTĐB. Với những lý do trên, trên phương diện lý luận chung về Nhà nước và pháp luật tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý nh nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học Luật.

doc111 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5923 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan.doc
  • docmục lục.doc