Đề tài Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay
Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật không có nghĩa là tuyệt đối hoá quyền lực, bót nghẹt tính chủ động, sáng tạo, mà là đổi mới, làm cho hợp lý hơn, từ đó tăng hơn sức mạnh, hiệu lực quản lý của bộ máy, nhân sự, hiệu quả quản lý cao hơn, đúng định hướng và mục tiêu quản lý đã trù định trước. Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực hải quan không nằm ngoài ý nghĩa trên, song trên thực tế vẫn còn tồn tại không ít vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Hiện nay, vấn đề tăng cường quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan là vấn đề hết sức cấp bách, đặc biệt cần phải được quan tâm, coi trọng, đó là vì: - Hiện nay, Đảng ta chủ trương chính sách “độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”; chủ động hội nhập để phát triển kinh tế, nhưng phải bảo vệ được lợi ích dân tộc, độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia và an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường; bảo vệ và phát triển, giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam, giao lưu, hội nhập với các nền văn hoá thế giới. - Đời sống kinh tế, văn hoá-xã hội trên toàn cầu, ở từng khu vực “từng ngày, từng giờ” thay đổi phức tạp, đòi hỏi các quốc gia phải có sự hợp tác, thống nhất tiêu chuẩn pháp lý về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; phòng, chống các hoạt động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, “rửa tiền”, buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia ; giảm thiểu các biện pháp kiểm soát bằng phi quan thuế, tiến tới thống nhất biểu thuế quan chung. - Xuyên suốt hơn 15 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”[20, tr.131-132]; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước thông qua các biện pháp “tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu gây phiền hà. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, ; kiểm tra, kiểm soát, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, chống buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại”[20, tr.101-102]. - Cải cách nền hành chính nhà nước là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, trong đó đòi hỏi phải cải cách, đổi mới cả thể chế, bộ máy, các biện pháp đảm bảo thực hiện. Xây dựng một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, đơn giản, giảm thiểu phiền hà, tiêu cực, tham nhũng; một nền “hành chính công” phải lấy mục tiêu, mục đích “phục vụ” là chủ yếu. - Hơn 15 năm qua, hệ thống pháp luật lĩnh vực hải quan mặc dù đã được phát triển, củng cố, đổi mới; nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, bổ sung, sửa đổi. Song, bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại, như: hệ thống pháp luật đồ sộ, tính ổn định kém, bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, ban hành chậm trễ; thiếu tính đồng bộ giữa pháp luật thủ tục và luật nội dung; hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và rà soát, hệ thống hoá pháp luật chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, còn mang nặng tính tạm thời, đối phó tình thế là chủ yếu Việc tổ chức thực hiện và đảm bảo thực hiện pháp luật bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít khiếm khuyết, yếu kém, chưa đạt yêu cầu, mục tiêu, mục đích, hiệu quả quản lý đặt ra. Xuất phát từ những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: " Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay " là rất cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MODAU.DOC
- BIA.DOC
- DMTLTK.DOC
- DMTVIE~1.DOC
- MUCLUC.DOC