Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi đướng lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân. Chính sách Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phục vụ cho mục đích trên của Nhà nước ta. Vì vậy, chính sách bảo hiểm xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng và liên tục hoàn thiện kể từ khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập cho đến nay. Luật BHXH đã được quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua và Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 13/2006/L-CTN ngày 12/7/2006 công bố Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007. Như vậy sau hơn 60 năm từ khi thành lập nước, đến nay nước ta đã có khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động BHXH, tạo cơ sở mới cho việc mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, ngày một đáp ứng nhu cầu của người lao động nói riêng và của toàn dân nói chung. Tuy vậy để luật BHXH thực sự đi vào cuộc sống người lao động thì cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Luật BHXH đã có hiệu lực hơn một năm, nhưng dường như vai trò quản lý của của nhà nước đối với hoạt động BHXH mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các văn bản luật, văn bản hướng dẫn thi hành, các biện pháp quản lý cụ thể vẫn chưa thiết thực. Thậm chí các văn bản ban hành xuống vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì thế nhiều vấn đề cụ thể về BHXH chưa rõ ràng, nhiều khúc mắc, kiến nghị của người lao động chưa được giải quyết thoả đáng.
Để nâng cao hơn nữa vai trò của nhà nước trong việc quản lý hoạt động BHXH, tôi lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp: “Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”.
76 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4359 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động Bảo Hiểm XH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 2
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 3
MỞ ĐẦU 4
PHẦN 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 6
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 6
1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước 6
a. Khái niệm quản lý nhà nước 6
b. Đặc điểm quản lý nhà nước 8
c. Cơ cấu hệ thống và các yếu tố tạo nên hoạt động quản lý nhà nước 9
2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xã hội 11
a. Khái niệm về bảo hiểm xã hội 11
b. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội 12
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm xã hội 13
a. Sự phát triển của nền kinh tế 13
b. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước 14
c. Người sử dụng lao động 14
d. Nhận thức của người lao động 15
4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội. 15
a. Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH. 15
b. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội 16
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 17
1. Xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 17
2. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân 18
3. Xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 19
III. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 19
1. Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội 19
2. Tổ chức và hoàn thiện bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội 21
3. Nhà nước tổ chức quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội 21
a. Xây dựng chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. 21
b. Thực hiện áp dụng hệ thống các biện pháp nhằm quản lý hoạt động BHXH 23
4. Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH 25
5. Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội 26
IV. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 27
PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 29
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM. 29
II. XÁC ĐỊNH CÁC CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ TRONG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 32
1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội 32
2. Đối tượng quản lý trong bảo hiểm xã hội 35
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 36
1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 36
2. Thực trạng tổ chức quản lý và thực hiện chính sách của nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội trong những năm qua 40
a. Quản lý và ngày càng mở rộng đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng được quy định ở điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 41
b. Quản lý và phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội 44
3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. 51
4. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội 52
PHẦN 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 57
I. QUAN ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 57
1. Nhận thức về vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH, quản lý phát triển BHXH 58
2. Đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động BHXH, hoàn thiện mô hình tổ chức bên trong của BHXH Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới. 59
3. Quản lý chặt chẽ nhằm bảo toàn và phát triển quỹ BHXH trong khuôn khổ pháp luật và rủi ro nhỏ nhất. Đảm bảo quỹ luôn tăng trưởng và làm yên lòng người tham gia BHXH. 59
4. Thực hiện quản lý chặt chẽ các chế độ BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, triển khai kịp thời và quản lý có hiệu quả chế độ BHXH thất nghiệp, chế độ BHXH tự nguyện. 59
II. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BHXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 59
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với BHXH bắt buộc đồng thời xây dựng và hoàn thiện Luật BHXH Thất nghiệp và BHXH Tự nguyện. 59
2. Tiếp tục mở rộng và tăng cường quản lý có hiệu quả đối tượng tham gia BHXH trong thời gian tới. 60
3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý và phát triển quỹ BHXH 61
a. Hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH. 62
b. Nâng cao hiệu quả công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH 63
c. Tăng cường công tác quản lý chi BHXH 64
d. Tăng cường phát triển quỹ BHXH 64
4. Hoàn thiện tổ chưc bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH, công tác quản lý và theo dõi hoạt động BHXH ở cơ sở. 65
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và sử lý vi phạm Luật BHXH. 66
6. Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý. 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH : BẢO HIỂM XÃ HỘI
UBND : UỶ BAN NHÂN DÂN
HĐND : HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
XHCN : XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NSNN : NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
BHXHVN : BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BHYT : BẢO HIỂM Y TẾ
ASXH : AN SINH XÃ HỘI
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Đối tượng tham gia BHXH ở Việt Nam từ 2003 – 2007 42
B¶ng 2: Tỷ lệ đóng góp (%) trên tổng quỹ lương qua các thời kỳ 45
Bảng 3: Tỷ lệ chi các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH và từ Ngân sách Nhà nước 46
Bảng 4: Tình hình thu Quỹ BHXH ở Việt Nam từ năm 2004 – 2007 47
B¶ng 5: Bảng tổng hợp lãi từ đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 2000 – 2005 48
Bảng 6: Tình hình nợ đọng BHXH 49
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Sơ đồ 1: Trình tự xây dựng thể chế chính sách về BHXH 20
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức BHXH Việt Nam 31
ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TỔNG SỐ LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH QUA CÁC NĂM 43
ĐỒ THỊ BIỂU THỊ NỢ BHXH 49
MỞ ĐẦU
Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi đướng lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân. Chính sách Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phục vụ cho mục đích trên của Nhà nước ta. Vì vậy, chính sách bảo hiểm xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng và liên tục hoàn thiện kể từ khi Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập cho đến nay. Luật BHXH đã được quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua và Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 13/2006/L-CTN ngày 12/7/2006 công bố Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007. Như vậy sau hơn 60 năm từ khi thành lập nước, đến nay nước ta đã có khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động BHXH, tạo cơ sở mới cho việc mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, ngày một đáp ứng nhu cầu của người lao động nói riêng và của toàn dân nói chung. Tuy vậy để luật BHXH thực sự đi vào cuộc sống người lao động thì cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Luật BHXH đã có hiệu lực hơn một năm, nhưng dường như vai trò quản lý của của nhà nước đối với hoạt động BHXH mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các văn bản luật, văn bản hướng dẫn thi hành, các biện pháp quản lý cụ thể vẫn chưa thiết thực. Thậm chí các văn bản ban hành xuống vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì thế nhiều vấn đề cụ thể về BHXH chưa rõ ràng, nhiều khúc mắc, kiến nghị của người lao động chưa được giải quyết thoả đáng.
Để nâng cao hơn nữa vai trò của nhà nước trong việc quản lý hoạt động BHXH, tôi lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp: “Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”.
Mục tiêu đề tài: Nghiên những vấn đề lý luận có liên quan, thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH. Từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu: Là vấn đề quản lý, điều hành của Nhà nước đối với hoạt động BHXH ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Là các quan hệ xã hội xuất hiện trong lĩnh vực BHXH được luật bảo hiểm xã hội điều chỉnh; thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH ở Việt Nam trong thời gian qua.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu, tư liệu, số liệu; phân tích tổng hợp; so sánh; đồ thị; tham khảo ý kiến chuyên gia.
...
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục viết tắt đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội;
Phần 2: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam;
Phần 3: Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
PHẦN 1SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước
a. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của C.MÁC ( Các Mác – Ph. Ăng ghen, toàn tập, tập 23, trang 23): “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”.
Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau ,các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Quản lý nhà nước:
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước tập 1 (trang 407): “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.uản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
b. Đặc điểm quản lý nhà nước
Từ khái niệm trên về quản lý nhà nươc ta rút ra các đặc điểm của quản lý nhà nước như sau:
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”.
Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội.
Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đỏi hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh. Việc ổn định của các quyết định của nhà nước giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định.
c. Cơ cấu hệ thống và các yếu tố tạo nên hoạt động quản lý nhà nước
Cơ cấu, hệ thống quản lý nhà nước bao gồm các yếu tố sau đây tạo thành: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quá trình quản lý.
Chủ thể quản lý nhà nước được xác định theo vùng lãnh thổ trên cơ sở hình thành các đơn vị hành chính và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo quy định của pháp luật. Hệ thống quản lý nhà nước được xây dựng theo hệ thống chức năng chiều dọc, tạo ra cơ cấu quản lý phù hợp với chức năng quản lý của từng lĩnh vực theo các cơ quan nhà nước và theo nghành. Hệ thống quản lý nhà nước là một tập hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền. Trong các cơ quan tổ chức đó, cán bộ, công chức nhà nước được xác định cụ thể về quyền và nghĩa vụ.
Xác định đối tượng quản lý nhà nước giúp cho ta trả lời câu hỏi “quản lý ai” và suy cho cùng đối tượng quản lý nhà nước chính là con người, hay cụ thể hơn là hành vi cong người trong xã hội. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân chia đối tượng quản lý nhà nước ra nhiều loại, như các cấp độ đối tượng quản lý (con người, tập thể, toàn bộ hệ thống tổ chức).
Trong quản lý nhà nước cần làm rõ khách thể của quản lý nhà nước. Khách thể của quản lý nhà nước chính là hệ thống các hành vi, hoạt động của con người, các tổ chức con người trong cuộc sống xã hội, là hệ thống trong đó bao trùm các lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần cũng như các điều kiện sống của con người trong xã hội. Có thể chia khách thể của quản lý nhà nước theo các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...
Để xem xét được mối quan hệ giữa chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và khách thể quản lý cần xem xét mối quan hệ này trong từng lĩnh vực cụ thể.
Các yếu tố tạo nên hoạt động của quản lý nhà nước: Mục đích nhiệm vụ của quản lý nhà nước; phương pháp quản lý nhà nước và chương trình quản lý nhà nước.
Mục đích, nhiệm vụ của quản lý nhà nước là mục tiêu hướng tới của chủ thể quản lý đối với đối tượng bị quản lý.
Phương pháp quản lý nhà nước là phương thức, cách thức mà chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý (hành vi, đối tượng quản lý) nhằm đạt được những mục đích quản lý. Phương pháp quản lý nhà nước thể hiện ý chí của nhà nước, nó phản ánh thẩm quyền của các cơ quan nhà nước và được biểu hiện dưới những hình thức nhất định. Các phương pháp quản lý trong hoạt động quản lý nhà nước là: thuyết phục, cưỡng chế, hành chính, kinh tế, theo dõi, kiểm tra; ngoài ra còn những phương pháp riêng áp dụng trong quá trình thực hiện những chức năng riêng biệt hoặc những khâu những giai đoạn riêng biệt của quá trình quản lý.
Chương trình quản lý được diễn ra kế tiếp nhau theo trình tự thời gian tương ứng với việc giải quyết một số nội dung trong quản lý như: đánh giá tình hình các vấn đề cần giải quyết; chuẩn bị dự thảo quyết định; thông qua quyết định; ban hành quyết định; tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra đánh giá thực hiện các quyết định.
Tóm lại, quản lý nhà nước phụ thuộc vào các yếu tố nội tại trong nó. Muốn đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước thì cần phải phân tích cơ cấu quản lý tạo nên hoạt động quản lý và sự tác động của từng yếu tố đó đến hoạt động quản lý.
2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xã hội
a. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Cuộc sống con người là sự đấu tranh với chính bản thân mình, với xã hội xung quan nhằm đạt được một vị trí, một thế lực trong xã hội đó. Con đường chân chính để đạt mục đích đó là lao động. Trong quá trình lao động, con người không ngừng nỗ lực, phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Một trong những mục đích cuối cùng của con người là kinh tế. Đó cũng là một trong những mục tiêu của sự phát triển. Trong lao động, con người làm ra của cải cho chính bản thân mình và cho xã hội. Tuy vậy không phải bất cứ lúc nào sự nỗ lực của con người cũng được đền đáp xứng đáng. Có những sự nỗ lực đã gặp phải những khó khăn, chắc trở hoặc những rủi ro ngoài ý muốn do điều kiện tự nhiên, môi trường sống hoặc môi trường xã hội làm cho con người gặp khó khăn trong cuộc sống của mình, mà ta gọi chung là rủi ro trong lao động. Những rủi ro này có thể là: ốm đau, tai nạn, mất việc làm, già yếu, tử vong...; những rủi ro này làm cho người lao động giảm khả năng lao động dẫn đến việc làm giảm hoặc mất thu nhập, nói một cách chung nhất là gặp khó khăn về kinh tế trong cuộc sống hiện tại. Để khắc phục những rủi ro này thì chính sách bảo hiểm xã hội được coi là một chính sách mang tính chất xã hội có hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu của phần lớn người lao động và được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Vậy bảo hiểm xã hội là gì?
Theo tổ chức Lao động thế giới (ILO): “Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với tất cả các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với những khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng việc hoặc bị giảm bớt nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, gây mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và tự cấp cho các gia đình đông con”[ Công ước quốc tế 102 ].
Theo điều 3.1 Luật Bảo hiểm xã hội do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Từ các quan điểm về BHXH trên chúng ta có thể khái quát về BHXH như sau:
BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập trong các trường hợp được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia và có sự ủng hộ của Nhà nước.
Quỹ BHXH được sử dụng để trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ đồng thời góp