Môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Mục đích của môn Hóa học là giúp cho chúng em hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh; nâng cao cho chúng em những tri thức, hiểu biết về thế giới, về con ng¬ười thông qua các bài học, các giờ thực hành.
Học Hoá để hiểu, để giải thích đư¬ợc các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học.
Hoá học là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo r¬a những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con ng¬ười. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con ng¬ười,.
Để đạt đư¬ợc mục đích của môn Hoá học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ những kiến thức từ trên lớp, từ sách giáo khoa, từ các thầy cô, chúng em còn tự mình sưu tầm và tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Vận dụng những kiến thức đã học được để giải thích những hiện tượng đó, nhờ vậy mà chúng em được củng cố kiến thức sâu sắc hơn.
Và cũng nhờ đó mà chúng em thấy học môn Hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn chúng em hơn.
40 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng sự hứng thú học môn hóa học bằng cách thực hiện các thí nghiệm vui và có liên quan trong cuộc sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Người thực hiện đề tài:
1. Nguyễn Thị Thu Sương
2. Phùng Thủy Kiều Giang
GV hướng dẫn: Bùi Xuân Đông
TÊN ĐỀ TÀI:
“TĂNG SỰ HỨNG THÚ HỌC MÔN HÓA HỌC BẰNG CÁCH THỰC HIỆN CÁC THÍ NGHIỆM VUI VÀ CÓ LIÊN QUAN TRONG CUỘC SỐNG”
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Mục đích của môn Hóa học là giúp cho chúng em hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh; nâng cao cho chúng em những tri thức, hiểu biết về thế giới, về con người thông qua các bài học, các giờ thực hành...
Học Hoá để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học...
Hoá học là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người,...
Để đạt được mục đích của môn Hoá học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ những kiến thức từ trên lớp, từ sách giáo khoa, từ các thầy cô, chúng em còn tự mình sưu tầm và tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Vận dụng những kiến thức đã học được để giải thích những hiện tượng đó, nhờ vậy mà chúng em được củng cố kiến thức sâu sắc hơn.
Và cũng nhờ đó mà chúng em thấy học môn Hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn chúng em hơn.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Môn Hoá học là một trong những môn học khó, có nhiều vấn đề dễ làm cho chúng em thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có một số bạn không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học.
Có những vấn đề hoá học có thể giúp chúng em giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho việc học môn Hoá học không còn khô khan, phức tạp.
Trong phạm vi đề tài, chúng em kkông có tham vọng giải quyết hết những vấn đề trong thực tiễn có thể để “Tăng sự hứng thú học môn Hóa học bằng cách thực hiện các thí nghiệm vui và có liên quan trong cuộc sống” mà chỉ nêu lên một số ví dụ minh hoạ, với mong muốn đóng góp vào phương pháp học môn Hoá học đạt hiệu quả cao hơn.
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu: Các thí nghiệm hóa học.
2. Phạm vi nghiên cứu: Một số hiện tượng thực tiễn xảy ra trong cuộc sống thường ngày, có liên quan đến các bài học và có thể làm thí nghiệm kiểm chứng.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng em thấy rằng: “Tăng sự hứng thú học môn Hóa học bằng cách thực hiện các thí nghiệm vui và có liên quan trong cuộc sống” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê học Hóa học; chúng em hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của môn Hoá học.
I/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Chúng em đã thực hiện đề tài: “Tăng sự hứng thú học môn Hóa học bằng cách thực hiện các thí nghiệm vui và có liên quan trong cuộc sống” bằng cách:
1. Tìm hiểu các thí nghiệm vui, các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày có liên quan đến mỗi bài học. Cách tìm hiểu này có thể tạo cho chúng em căn cứ vào những kiến thức đã học để tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà.
2. Tìm hiểu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua những phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Mặc dù, đó là những vấn đề rất phổ thông. Những vấn đề mang tính cập nhật sẽ làm cho chúng em hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học.
3. Tìm hiểu các thí nghiệm vui, các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Bằng cách này có thể giúp cho chúng em trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hoá đó, chúng em phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được yêu cầu của bài toán và giải quyết như thế nào?
4. Tìm hiểu các thí nghiệm vui, các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá.
5. Tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở gia đình sau khi đã học bài trên lớp. Nhờ đó chúng em có thể căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm. Giúp cho chúng em phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
II/ MỘT SỐ “THÍ NGHIỆM VUI VÀ CÓ LIÊN QUAN TRONG CUỘC SỐNG” MINH HỌA:
“Không thể bóc được quả trứng nếu không đập vỡ vỏ” – Ý kiến đó đúng hay sai?
a) Hóa chất: dung dịch HCl, trứng gà.
b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh 500ml
c) Cách tiến hành:
Cho vào cốc thủy tinh khoảng 300ml dung dịch HCl, sau đó cho tiếp quả trứng đã luộc chín vào cốc.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng: Có bọt khí xuất hiện, vỏ quả trứng bị hòa tan dần.
Hình ảnh minh họa TNo: Bóc trứng không đập vỡ vỏ
e) Kết quả: Thành công, quả trứng đã được bóc vỏ hoàn toàn mà không phải đập vở vở quả trứng.
f) Giải thích:
Vì thành phần chính của vỏ quả trứng chủ yếu là CaCO3 nên khi cho quả trứng vào dung dịch HCl, sẽ xảy ra phản ứng trao đổi ion:
g) Áp dụng: Đây là vấn đề có thể được giải thích sau khi chúng em học bài Cl2 và hợp chất của Clo (Lớp 10); bài Phản ứng trao đổi ion (Lớp 11) – để xác định bản chất của phản ứng.
Làm thế nào để quả trứng đã luộc chín và bóc sạch vỏ lọt được vào bình thủy tinh có cổ hẹp mà không dùng tay hoặc một vật nào khác ấn vào?
a) Hóa chất: CaCO3, HCl, NaOH đ, quỳ tím ẩm, quả trứng đã luộc chín và đã bóc vỏ.
b) Dụng cụ: Dụng cụ điều chế chất khí, chai thủy tinh cổ hẹp.
c) Cách tiến hành:
Điều chế khí CO2: Cho CaCO3 vào bình thủy tinh và dung dịch HCl vào phễu nhỏ giọt. Lắp bộ dụng cụ vào giá đỡ. Mở van từ từ để dung dịch HCl nhỏ xuống phản ứng với muối cacbonat.
Thu khí CO2: Theo phương pháp đẩy không khí. Có để mẫu giấy quỳ ẩm trên thành ống chai để kiểm tra xem khí đã đầy CO2 chưa.
Để quả trứng trên miệng chai, cho vào chai một ít dung dịch NaOH. Lắc nhẹ chai.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra. Quan sát hiện tượng và xem kết quả.
d) Hiện tượng:
Khi cho dung dịch HCl vào bình chứa CaCO3 thì thấy có bọt khí xuất hiện.
Khi đưa quả trứng trên miệng chai, cho vào chai một ít dung dịch NaOH thì thấy quả trứng dần bị hút vào trong bình, tuy nhiên chỉ bị hút vào một nửa.
d) Kết quả: Thành công 50%, quả trứng đã bị lọt vào cổ chai mà không cần dùng tay tác động vào.
Hình ảnh minh họa TNo: “Nuốt trứng vào chai”
e) Giải thích: Khi nạp khí CO2 vào đầy chai và cho vào một ít dung dịch NaOH đặc, thì một phần khí CO2 bị dung dịch kiềm hấp thụ nên áp suất trong bình trở nên thấp hơn áp suất khí quyển và không khí ở ngoài đã ép quả trứng lọt qua cổ chai.
CO2 + 2NaOH è Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH è NaHCO3
f) Áp dụng: Đây là thí nghiệm hóa học vui, giúp chúng em củng cố kiến thức hơn trong phần tính chất và điều chế CO2 (lớp 11) hoặc dung dịch kiềm (lớp 12).
Làm thế nào để chuyển trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta?
a) Hóa chất: dung dịch HCl, trứng gà.
b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh 500ml
c) Cách tiến hành:
Cho vào cốc thủy tinh khoảng 300ml dung dịch HCl, cho tiếp quả trứng vào.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra. Quan sát hiện tượng và xem kết quả.
d) Hiện tượng: Có bọt khí xuất hiện, vỏ quả trứng bị hòa tan dần nên màu vỏ quả trứng chuyển từ màu da cam sang màu trắng.
Hình ảnh minh họa TNo: Chuyển trứng gà Trung Quốc thành trứng gà Việt Nam
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích: Vì vỏ trứng gà có thành phần chính là CaCO3 nên khi tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định với dung dịch HCl sẽ bị hòa tan dần và lớp vỏ ngoài chuyển từ màu da cam thành màu trắng.
g) Áp dụng:
Đây là vấn đề có thể được giải thích sau khi chúng em học bài Cl2 và hợp chất của Clo (Lớp 10); bài Phản ứng trao đổi ion (Lớp 11) – để xác định bản chất của phản ứng.
Đây cũng là vấn đề mang tính thời sự, có nhiều người dân đã cố tình chuyển từ trứng gà Trung Quốc thành trứng gà Việt Nam để bán kiếm lời.
Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại?
a) Hóa chất: Lòng trắng trứng
b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đèn cồn.
c) Cách tiến hành:
Cho lòng trắng trứng vào cốc thủy tinh.
Đun cốc thủy tinh trên ngọn lửa đèn cồn.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng: Lòng trắng trứng đã đông tụ lại khi đun nóng.
e) Kết quả: Thành công.
Hình ảnh minh họa TNo: Rán lòng trắng trứng
f) Giải thích: Thành phần chính trong lòng trắng trứng là protein mà protein sẽ bị đông tụ khi có nhiệt độ.
g) Áp dụng: Đây là vấn đề hiện tượng thực tế, có thể được giải thích sau khi chúng em học bài Protit – Protein (lớp 9 hoặc lớp 12).
Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên?
a) Hóa chất: Nước, gạch cua.
b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đèn cồn.
c) Cách tiến hành:
Cho nước và gạch cua vào cốc thủy tinh.
Đun cốc thủy tinh trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nước sôi.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Quan sát hiện tượng và xem kết quả.
d) Hiện tượng: Gạch cua đã đông tụ lại và nổi lên khi đun nóng.
e) Kết quả: Thành công.
Hình ảnh minh họa TNo: Nấu gạch cua
f) Giải thích: Thành phần chính trong gạch cua là protein mà protein sẽ bị đông tụ khi có nhiệt độ.
g) Áp dụng: Đây là vấn đề hiện tượng thực tế, có thể được giải thích sau khi chúng em học bài Protit – Protein (Lớp 12).
Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?
a) Hóa chất: Quả chanh, sữa.
b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh 500ml
c) Cách tiến hành:
Cho vào cốc thủy tinh khoảng 300ml dung dịch sữa.
Cho tiếp vào một vài giọi chanh.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Quan sát hiện tượng và xem kết quả.
d) Hiện tượng: Sau một thời gian, ta thấy sữa bị đông tụ lại và có kết tủa trắng.
e) Kết quả: Thành công.
Hình ảnh minh họa TNo: Vắt chanh vào dung dịch sữa
f) Giải thích: Trong sữa có thành phần chính là protein (gọi là Cazein). Khi vắt chanh vào sữa làm tăng độ chua, làm cho dung dịch sữa có môi trường axit. Mà protein sẽ bị đông tụ trong môi trường axit hoặc bazo nên sẽ có kết tủa xuất hiện.
g) Áp dụng: Đây là vấn đề hiện tượng thực tế, có thể được giải thích sau khi chúng em học bài Protit – Protein (lớp 12)
Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn (NaCl)?
a) Hóa chất: Nước, rau muống, muối ăn.
b) Dụng cụ: Bếp nấu, cồn, nồi nấu.
c) Cách tiến hành: Làm 2 trường hợp để so sánh.
TH 1: Luộc rau nhưng không cho muối ăn vào trước.
TH 2: Luộc rau khi đã cho muối ăn vào.
d) Hiện tượng: khi cho muối ăn vào rau muống xanh hơn rất nhiều, chín nhanh hơn.
d) Kết quả: Thành công
Hình ảnh minh họa TNo: Luộc rau thì nên bỏ một ít muối
e) Giải thích: Nhiệt độ sôi của nước là 100oC và nhiệt độ sôi của nước muối lớn hơn 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau sẽ chính nhanh hơn; thời gian luộc rau không lâu nên rau mất ít vitamin, rau muống sẽ mềm và xanh hơn.
f) Áp dụng: Đây là vấn đề thực tế, giải thích được hiện tượng này sẽ giúp cho chúng em hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học.
Vì sao nước luộc rau muống đang có màu xanh, khi vắt chanh vào thì chuyển sang không màu?
a) Hóa chất: Nước luộc rau muống, chanh.
b) Dụng cụ: Chậu thủy tinh.
c) Cách tiến hành:
Cho nước luộc rau muống vào chậu thủy tinh, rồi vắt vài giọt chanh vào.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Quan sát hiện tượng và xem kết quả.
d) Hiện tượng: Nước rau muống đang từ màu xanh chuyển thành không màu.
d) Kết quả: Thành công.
Hình ảnh minh họa TNo: Nước luộc rau muống chuyển màu.
e) Giải thích:
Trong rau muống có chất chỉ thị màu (màu sắc của chất chỉ thị sẽ thay đổi theo môi trường của dung dịch), khi luộc rau thì các chất chỉ thị màu đó được hòa tan vào trong nước và nước luộc rau muống lúc này có môi trường trung tính nên sẽ có màu xanh.
Vắt chanh (có 7% axit citric) vào nước luộc rau muống sẽ làm thay đổi môi trường của dung dịch (giá trị pH giảm), do đó sẽ làm thay đổi màu nước luộc rau muống (Chuyển từ màu xanh thành không màu)
f) Áp dụng: Đây là vấn đề thực tế, giải thích được hiện tượng này sẽ giúp cho chúng em hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học.
Cách lấy dấu vân tay của tội phạm lưu trên các vật ở hiện trường như thế nào?
a) Hóa chất: Cồn Iod, giấy có dấu tay.
b) Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá lắp thí nghiệm.
c) Cách tiến hành:
Lấy một tờ giấy sạch, ấn một ngón tay vào mặt giấy rồi nhấc ra sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt trên miệng ống nghiệm có đựng cồn Iod (I2), dùng đèn cồn để đun nóng phần đáy ống nghiệm.
Đợi cho khí màu tím thoát ra (I2) từ ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng xảy ra.
Chú ý: Hơi Iod (I2) rất độc không được ngửi.
d) Kết quả: Không thành công.
e) Giải thích:
* Lý thuyết: Do đầu ngón tay có chất béo, dầu khoáng, mồ hôi nên khi ấn tay vào tờ giấy sẽ lưu lại một phần trên giấy mặc dù mắt thường không nhìn thấy. Các chất này khi gặp hơi Iod (I2) cho màu nâu.
* Thực tế: Có thể cồn Iod không đảm bảo chất lượng.
f) Áp dụng: Đây là vấn đề có thể giải thích được hiện tượng sau khi học bài về chất béo (Lớp 12).
Vì sao tay một người dính cồn Iod (I2) cầm bánh mì thì có chấm xanh trên bánh?
a) Hóa chất: Bánh mì, cồn Iod, chuối xanh.
b) Dụng cụ:
c) Cách tiến hành:
Nhỏ dung dịch Iod (I2) vào mẫu bánh mì, miếng chuối xanh.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Quan sát hiện tượng và xem kết quả.
d) Hiện tượng: Trên bánh mì, miếng chuối xanh có màu xanh xuất hiện.
d) Kết quả: Thành công.
e) Giải thích: Do khi Iod (I2) gặp tinh bột tạo ra phức hợp màu xanh dương.
f) Áp dụng: Đây là vấn đề có thể giải thích sau khi học bài: Iod (Lớp 10) và và bài: Tinh bột (Lớp 12).
Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?
a) Hóa chất: dấm ăn (CH3COOH 5%).
b) Dụng cụ: Phích nước hay ấm nước có đóng cặn.
c) Cách tiến hành: Cho vào ấm nước một lượng dấm, đun sôi rồi để nguội qua đêm.
d) Hiện tượng: Trong ấm xuất hiện một lớp cháo đặc. Chúng ta chỉ cần hớt ra và lau mạnh là sạch.
d) Kết quả: Thành công, tẩy được lớp cặn dưới đáy ấm.
e) Giải thích:
Nước trong tự nhiên là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học:
Ca(HCO3)2 → 2CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 → 2MgCO3↓ + CO2 + H2O
CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn ở đáy ấm nước, đáy nồi. Khi sử dụng dấm ăn cho vào ấm nước, để một thời gian sẽ xảy phản ứng hòa tan kết tủa:
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
MgCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + CO2 + H2O
f) Áp dụng: Đây là vấn đề có thể giải thích được sau khi học bài nước cứng (lớp12).
Vì sao phèn chua có thể làm trong nước?
a) Hóa chất: Nước đục, phèn nhôm.
b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh 1000ml.
c) Cách tiến hành:
Hoà tan phèn nhôm.
Cho nước đục vào cốc thủy tinh. Cho tiếp phèn nhôm vào cốc.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng: Trong nước có xuất hiện kết tủa keo, các chất bẩn bám vào kết tủa keo đó và dần dần lắng xuống. Sau một thời gian ta thấy nước trở nên trong hơn.
e) Kết quả: Thành công.
Hình ảnh minh họa TNo: Phèn chua làm trong nước
f) Giải thích:
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước:
[K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O]
Phèn chua không độc, có vị chua chát, ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước:
Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã kết dính với các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.
g) Áp dụng: Đây là vấn đề thực tế xảy ra trong đời sống. Chúng em có thể giải thích được hiện tượng sau khi học bài về hợp chất quan trọng của Nhôm (Lớp 12).
Vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển?
a) Hóa chất: Zn, thép, nước muối
b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh, Ampe kế (hoặc Vôn kế), dây dẫn điện,...
c) Cách tiến hành:
Cho nước muối vào cốc thủy tinh.
Cho mẫu Zn và thép vào cốc thủy tinh (Đầu tiên, để 2 mẫu tiếp xúc trực tiếp với nhau. Sau đó, để 2 mẫu tiếp xúc gián tiếp qua dây dẫn)
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra.
Quan sát hiện tượng và xem kết quả.
d) Hiện tượng: Có hiện tượng sủi bọt khí ở mẫu thép, kim Ampe kế bị lệch và mẫu kẽm bị ăn mòn.
Hình ảnh minh họa TNo: Ăn mòn điện hóa
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích:
Khi nhúng thanh kẽm và thanh thép vào dung dịch nước muối, cho 2 thanh kẽm và thanh thép tiếp xúc với nhau (trực tiếp hoặc gián tiêp) thì cặp pin điện hóa (Zn – Fe) sẽ hoạt động. Với thanh Kẽm là cực âm, thanh thép là cực dương và nước biển là dung dịch điện li.
Tại cực (-): Xảy ra quá trình oxy hóa của Kẽm
Zn è Zn2+ + 2e
Các e sẽ di chuyển từ cực âm qua cực dương nên xuất hiện dòng điện.
Tại cực (+): Xảy ra quá trình khử của các ion H+ trong dung dịch sẽ đến cực (+)
2H+ + 2e è H2
Do đó, tại cực (+) có khí H2 thoát ra, có xuất hiện dòng điện nên kim Ampe kế bị lệch và tại cực (-) thì thanh kẽm bị ăn mòn dần.
f) Áp dụng: Đây là vấn đề có thể giải thích được sau khi học bài: Sự ăn mòn kim loại (Lớp 12). Ngoài ra, chúng em cũng có thể tự mình giải thích được vì sao lại có hiện tượng “gỉ” của thép khi để trong không khí ẩm.
Đốt cháy bằng nước – Hoặc tạo khói màu bằng nước.
a) Hóa chất: Al bột, I2 bột, nước.
b) Dụng cụ: Đũa thủy tinh, lưới amiang,...
c) Cách tiến hành:
Trộn đều hỗn hợp Al và I2 ở dạng bột với nhau trên lưới amiang.
Cho một ít nước vào hỗn hợp.
Đợi 1 thời gian, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Quan sát hiện tượng.
* Chú ý: Trong khi chuẩn bị thí nghiệm, nên lấy lượng I2 bột ít hơn lượng Al bột và trộn cẩn thận hỗn hợp để cho I2 (h) được tạo ít chừng nào thì tốt chừng ấy.
d) Hiện tượng: Xuất hiện khói màu tím.
Hình ảnh minh họa TNo: Làm xuất hiện khói nhiều màu
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích:
Ở điều kiện thường, bột nhôm và iod vẫn phản ứng với nhau. Tuy nhiên, do bột nhôm và iod đều là chất rắn nên diện tích tiếp xúc ít làm cho tốc độ phản ứng xảy ra chậm.
Khi nhỏ vài giọt nước vào. Nước đóng vai trò là chất xúc tác, giúp phân tán các phân tử iod tạo điều kiện tốt hơn cho sự tiếp xúc gữa nhôm và iod.
2Al + 3I2 è 2AlI3 (rH < 0)
Phản ứng xảy ra sinh ra nhiệt lớn, lượng nhiệt này làm iod bị nung nóng sẽ có hiện tượng thăng hoa (chuyển sang trạng thái hơi) tạo điều kiện cho phản ứng tốt hơn.
Hỗn hợp bốc cháy có khói màu tím của hơi iod, màu vàng của AlI3 và màu trắng của hơi nước.
g) Áp dụng: Đây là thí nghiệm hóa học vui, giúp chúng em củng cố kiến thức hơn trong phần tính chất của Iod (Lớp 10) hoặc của Nhôm (Lớp 12). Tuy nhiên, khi làm thí nghiệm này cũng rất cần chú ý đến vấn đề hơi của I2 thoát ra.
Chiếc khăn mùi soa không cháy khi đốt, dù có ngọn lửa.
a) Hóa chất: Nước, axeton, khăn mùi soa
b) Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp đốt, cốc thủy tinh.
c) Cách tiến hành:
Nhúng ướt khăn mùi xoa bằng nước. Sau đó, cho khăn mùi xoa đó vào cốc thủy tinh có chứa axeton. Đưa khăn mùi xoa đó qua ngọn lửa đèn cồn.
Quan sát hiện tượng.
d) Hiện tượng: Xuất hiện ngọn lửa. Sau một thời gian, ngọn lửa yếu dần và tắt nhưng chiếc khăn không hề bị cháy, còn nguyên.
Hình ảnh minh họa TNo: Chiếc khăn mùi xoa không cháy
e) Kết quả: Thành công.
f) Giải thích:
Khi tẩm axeton vào khăn thì trước đó chiếc khăn đã được tẩm nước. Axeton là chất dễ bay hơi và nhẹ hơn nước nên nó chỉ bám vào phía ngoài của chiếc khăn ướt.
Khi đốt chiếc khăn, thực ra ta chỉ đốt phần hơi và phần axeton bám ngoài chiếc khăn ướt, do đó chiếc khăn sẽ không bị ảnh hưởng.
g) Áp dụng: Đây là thí nghiệm hóa học vui, giúp chúng em củng cố kiến thức hơn trong bài Andehit (Lớp 11) và thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng.
Châm lửa không cần diêm
a) Hóa chất: KMnO4, H2SO4 đặc, Glyxerol
b) Dụng cụ: Đèn cồn, đũa thủy tinh, chén sứ