Đề tài Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững giai đoạn 2011-2020

Tăng trưởng, phát triển kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia. Giai đoạn 2001 - 2010 chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng một số bất cập chưa giải quyết được thỏa đáng. Vì vậy, chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở. Sở dĩ chiến lược hướng đến năm 2020 vì: Giai đoạn 2011 - 2020 là một giai đoạn thiết thực, khả thi, phù hợp với thực tiễn của đất nước: Đến năm 2020 nước ta hoàn thành giai đoạn 2 của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển. Lúc đó, những định hướng để phát triển kinh tế cũng không còn phù hợp. Do đó, có thể khẳng định 2020 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự khác biệt và thay đổi quan trọng khi hướng đến các giai đoạn tiếp theo.

docx28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững giai đoạn 2011-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 DANH SÁCH NHÓM Họ và tên MSSV Mai Hoàng Trí 10223981 Trần Thị Yến Nhi 10271931 Cao Minh Phức 10242731 Bùi Thị Huyền 10263901 Dư Thị Mai Sương 10268861 Võ Thị Uyên Vi 10269751 Trần Thị Phương Châu 10238171 Phạm Nguyễn Hải Duy 10176721 Phạm Thị Xuân 10084851 Phạm Thị Thanh Kiều 10230681 Vũ Ngọc Huyền Chi 10060351 Đặng Thị Thu Thủy 10083291 MỤC LỤC Mở đầu 3 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Đối tượng nghiên cứu 3 3 Phương pháp nghiên cứu 3 4 Kết quả nghiên cứu 3 5 Bố cục 4 Nội dung 5 Chương 1: Cơ sở lý luận 5 1.1 Nội dung lý thuyết 5 1.1.1 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 5 1.1.2 Lý thuyết về phát triển kinh tế 5 1.1.3 Tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế bền vững 6 1.2 Quan điểm phát triển và tăng trưởng kinh tế 6 Chương 2: Thực trạng 9 2.1 Bối cảnh nền kinh tế 9 2.2 Bối cảnh nền kinh tế quốc tế 14 2.3 Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 16 2.4 Các đột phá cần thực hiện 18 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bảo đảm thực hiện thắng lợi 24 Kết luận 26 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tăng trưởng, phát triển kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia. Giai đoạn 2001 - 2010 chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng một số bất cập chưa giải quyết được thỏa đáng. Vì vậy, chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở. Sở dĩ chiến lược hướng đến năm 2020 vì: Giai đoạn 2011 - 2020 là một giai đoạn thiết thực, khả thi, phù hợp với thực tiễn của đất nước: Đến năm 2020 nước ta hoàn thành giai đoạn 2 của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển. Lúc đó, những định hướng để phát triển kinh tế cũng không còn phù hợp. Do đó, có thể khẳng định 2020 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự khác biệt và thay đổi quan trọng khi hướng đến các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy nhóm chúng em xin chọn đề tài tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững từ năm 2011 đến năm 2020. Đối tượng nghiên cứu Kế hoạch phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, giải thích, chứng minh... Kết quả nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững 2011 – 2020 chúng em nhận thấy tình hình kinh tế ở nước ta đang có những chuyển biến tích cực, nền kinh tế đang trên đà phục hồi, tuy nhiên thực lực của nền kinh tế vẫn còn bị đánh giá “yếu”, những vấn đề “gốc” của nền kinh tế chưa được giải quyết cụ thể, bởi nước ta đang còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực lớn, và khó khăn còn nhiều hơn những năm trước. Bên cạnh đó chúng em cũng hiểu được tầm quan trọng của việc học hỏi những bài học kinh nghiệm từ các năm trước và của các quốc gia trên thế giới. Từ đó cần phải tận dụng và phát huy được những thế mạnh kinh tế, giải quyết có hiệu quả những hạn chế, bất cập, do đó những chiến lược, chính sách phát triển phù hợp là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, việc tìm hiểu giúp chúng ta có thể thấy được nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng trưởng và phát triển như thế nào. Từ đó có thể tập trung vào những ngành kinh tế đem lại tốc độ tăng trưởng cao và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Bố cục Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Thực trạng Chương 3: Giải pháp Chương 4: Kết luận Tài liệu tham khảo NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Nội dung lý thuyết 1.1.1 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng lực lượng kinh tế của năm này so với năm trước hoặc năm được chọn làm xuất phát điểm của chu kỳ nghiên cứu hoặc là sự tăng theo quy mô sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nền kinh tế trong thời kì nhất định (thường là 1 năm). Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Tốc độ tăng hàng năm phản ánh % thay đổi của sản lượng năm sau so với năm trước 𝐯= 𝐂𝐡ỉ 𝐭𝐢ê𝐮 𝐧ă𝐦 𝐭−𝐜𝐡ỉ 𝐭𝐢ê𝐮 𝐧ă𝐦 (𝐭−𝟏) 𝐂𝐡ỉ 𝐭𝐢ê𝐮 𝐧ă𝐦 (𝐭−𝟏) ×𝟏𝟎𝟎 Trong đó: V :Là tốc độ tăng của một chỉ tiêu nào đó năm t Chỉ tiêu năm t và năm (t-1) có thể là GNP hoặc GDP. 1.1.2 Lý thuyết về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế.Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thayđổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. 1.1.3 Tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế bền vững Tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế bền vững chính là sự tăng trưởng gắn liền với sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại như vấn đề mối trường, an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng,… nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển trong tương lai xa. 1.2 Quan điểm phát triển và tăng trưởng kinh tế 1.2.1 Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế trí thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. 1.2.2 Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh * Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới trong đó bao gồm: Đổi mới trong lĩnh vực chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện. Phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Coi việc thực hiện mục tiêu này là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển. 1.2.3 Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước. Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội. 1.1.4 Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phải tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Phát triển nhanh, hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Phải tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã. Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu. Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh, trở thành một động lực của nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.5 Phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Phải không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả.  Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập tự chủ của nền kinh tế. Trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG 2.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt nam Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng khoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Trong 10 năm qua, nước ta là một nước có mức độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới dù mức xuất phát điểm của nước ta là rất thấp. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt được bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD. Biểu đồ thể hiện mức GDP/ đầu người giai đoạn 2000 – 2010 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỉ trọng công nghiệp ( khu vực II) và giảm tỉ trọng nông nghiệp (Khu vực I) và tỉ trọng dịch vụ giữ ở mức ổn định. Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tiến bộ là thành tựu nổi bật nhất. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của đất nước vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động sáng tạo của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Điều này dễ nhận thấy qua năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn yếu kém. Thị trường bị chiếm lĩnh bởi các mặt hàng ngoại nhập từ Trung Quốc, Mĩ, Nhật, …. Hơn thế nữa các mặt hàng trong nước chất lượng vẫn thua kém và mẫu mã cũng chưa đa dạng. Ngoài ra việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng còn chưa cao. Tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và hiệu quả đầu tư  thấp kém không những chậm được khắc phục, mà còn có xu hướng trầm trọng hơn. Con số cụ thể tính đến năm 2011 như sau: 100 cảng biển (20 cảng quốc tế), 22 sân bay (8 sân bay quốc tế) 100 ngân hàng thương mại, hàng trăm công ty tài chính chứng khoán, 18 khu kinh tế ven biển, 27 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp (tỷ lệ lấp đầy chưa đến 50%) 650 cụm công nghiệp …Việc điều hành tỉ giá và thị trường ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến tình trạng găm giữ USD, cán cân thanh toán đã bị thâm hụt. ( khoảng 1,9 tỉ USD). Bội chi ngân sách và chính sách tiền tệ luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao. Qua cuộc khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối đầu với khủng hoảng tài chính kéo dài càng làm bộc lộ rõ những yếu kém trên. Việc chậm giải tỏa các điểm nghẽn tăng trưởng (thể chế kinh tế thị trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực) đã thực sự trở thành lực cản lớn với sự phát triển. Rõ ràng là những yếu kém nội tại của nền kinh tế cộng hưởng với những biến động bất lợi của nền kinh tế toàn cầu đã đặt ra cho VN nhiều thách thức gay gắt. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt còn bức xúc. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng. Dễ thấy qua hàng loạt các vụ việc phát hiện các công ty xả chất thải độc hại chưa qua xử lý, điển hình như vụ việc công ty Ve Dan xả chất thải ra sông thị vải. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước. Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế. Tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém, chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết có hiệu quả những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc. Quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ. Kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi. Từ thực tiễn phát triển đất nước và kết quả thực hiện Chiến lược 10 năm qua có thể rút ra các bài học chủ yếu: Một là, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Hai là, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Ba là, bảo đảm độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước. Bốn là, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.   2.2 Bối cảnh nền kinh tế quốc tế Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hoàn bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ, nạn khủng bố có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên…buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động. Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu; mặt khác, ASEAN cũng đang phải đối phó với những thách thức. Tại hội nghị cấp cao ASEAN 14 (Thái Lan, 28/2-1/3/2009), lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua Tuyên bố Cha-Am Hua Hin về lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (giai đoạn 2009-2015), kèm theo là các kế hoạch tổng thể xây dựng 3 Cộng đồng: Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Kinh tế (AEC), Văn hóa-Xã hội (ASCC ) và Kế hoạch Công tác IAI về Thu hẹp khoảng cách phát triển giai đoạn II. Các kế hoạch này đề ra bước đi và lộ trình cụ thể, tạo khuôn khổ cho quá trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN từ nay đến 2015. ASEAN hiện đang tập trung nỗ lực triển khai các Kế hoạch này. Từng trụ cột Cộng đồng đã có những hoạt động triển khai cụ thể, như xác định các lĩnh vực ưu tiên, kế hoạch tuyên truyền-quảng bá, lập biểu đánh giá thực hiện… song tiến độ còn chậm, chưa có sự phối hợp đồng bộ và thiếu hụt nguồn lực. Hiện tại các nền kinh tế thuộc khối ASEAN đều có những sa sút ở các mức độ khác nhau do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế. Gần đây ở khu vực Biển Đông xuất hiện sự căn thẳng, tranh chấp về vấn đề biên giới trên biển giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc làm tình hình khu vực trở nên căng thảng. Các nước asian cũng lo ngại về vấn đề này. Tình hình khu vực Đông Nam Á hiện nay khá ổn định về chính trị - xã hội dù có một vài tranh chấp xảy ra. Như giữa Campuchia và Thái Lan. Tuy nhiên nền kinh tế khu vực này cho thấy tốc độ tăng trưởng cao và không bị khủng hoảng nợ, Đông Nam Á đang là điểm sáng trong bức tranh u ám của nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Một số nước đã trở thành số ít các nền kinh tế có triển vọng mang lại lợi nhuận cao. Trong năm nay và năm tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore dự kiến đạt 5% và 4,9%, Thái Lan 4,5%, Indonesia 6,3 - 6,5% và Malaysia 4,4 - 4,5%. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục là người cầm lái của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2011 nhưng vẫn phải đối mặt với rủi ro về giá thực phẩm và giá nhiên liệu cao cùng với sự không ổn định của những luồng vốn chảy vào, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên... Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia v
Luận văn liên quan