Đề tài Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Đà Lạt" cho sản phẩm hoa Địa Lan của Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Đà Lạt được mệnh danh là thành phố hoa. Hoa Đà Lạt từ lâu đã được người tiêu dùng trong nước biết đến như một sản vật độc đáo của vùng cao nguyên. Đà Lạt có thể coi là nơi cung cấp nhiều loại sản phẩm hoa với số lượng lớn phục vụ thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo số liệu của UBND thành phố Đà Lạt, ngành sản xuất hoa cắt cành với diện tích gieo trồng năm 2011 xấp xỉ 2.000 ha, cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gần 1,5 tỷ cành hoa các loại; doanh số ước đạt trên 5.200 tỷ đồng với lợi nhuận không dưới 1.500 tỷ đồng. Mặc dù được nhiều người biết đến, nhưng việc xây dựng thành một thương hiệu “hoa Đà Lạt” mang lại giá trị cho cả người sản xuất và người tiêu dùng vẫn là một việc làm cấp thiết, nhất là trong quá trình phát triển kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng, với phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà. Địa hình Đà Lạt nhìn chung thuộc dạng sơn nguyên, cao trung bình 1.500 m so với mặt nước biển, với tổng diện tích tự nhiên 39.494 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 9.769 ha và có hơn 11.000 hộ gia đình sống bằng kinh tế nông nghiệp. Khí hậu của tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là thành phố Đà Lạt có những điểm khác biệt so với các vùng xung quanh như mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khô ngắn, lượng nước bốc hơi thấp và không có bão. Theo các nhà doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất hoa địa lan trên địa bàn thành phố Đà Lạt, để việc xuất khẩu hoa ra thị trường quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì vai trò của chính quyền địa phương và các nhà khoa học, các nhà đầu tư là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm qua, hoa Đà Lạt nói chung được xuất khẩu qua các nước Nhật, Đài Loan, Hồng Kông cũng chỉ do các công ty nước ngoài trên địa bàn Đà Lạt như Đà Lạt Hasfarm, Bonie Farm cung ứng. Để hoa Đà Lạt (trong đó có hoa địa lan) có thể vươn xa hơn ra thị trường các nước, cần xây dựng thương hiệu, cũng như những tiêu chuẩn chất lượng để có thể đảm bảo tính ổn định và uy tín của sản phẩm hoa Đà Lạt. Hoa lan Cymbidium được trồng tại Đà Lạt từ những năm 1960; cùng với những loài tự nhiên là rất nhiều giống lan Cymbidium lai được nhập nội và trồng thành công tại Đà Lạt. Hiện nay, có thể nói Đà Lạt là nơi trồng hoa địa lan Cymbidium nhiều nhất, với nguồn giống phong phú nhất, nơi cung cấp hoa địa lan lớn nhất và cũng là nơi hội tụ các kỹ thuật tiến bộ mới nhất trong trồng hoa địa lan so với cả nước. Hiện nay, theo thống kê có khoảng trên 400 hộ tham gia trồng địa lan với quy mô 200 chậu (đơn vị) trở lên. Tổng số chậu ước tính khoảng 2 triệu, gồm cây ở các độ tuổi khác nhau. Giá hoa địa lan cắt cành khoảng 40.000-70.000 đồng/cành và 100.000 - 150.000 đồng/cành/chậu trong dịp Tết và lễ hội. Đặc biệt, hoa địa lan chỉ được trồng tại Đà Lạt là một ưu thế rất lớn để tạo thương hiệu và tăng khả năng sản xuất phục vụ thị trường nội tiêu và xuất khẩu.

pdf29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Đà Lạt" cho sản phẩm hoa Địa Lan của Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng l©m tp hå chÝ minh ********* Tªn ®Ò tµi: TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN "ĐÀ LẠT" CHO SẢN PHẨM HOA ĐỊA LAN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG GVHD: TS TrÇn §¾c D©n HVTH: Th¸i Quèc Long L©m §ång, th¸ng 10/2012 Mục lục Mở đầu .............................................................................................................................. Phần I. Thông tin chung về dự án .................................................................................. Phần II. Tổ chức thực hiện và quản lý dự án .................................................................. II.1 Công tác giao chủ trì và phối hợp thực hiện dự án ............................................. II.2 Tình hình thực hiện dự án .................................................................................. II.2.1 Công tác tổ chức thực hiện dự án .................................................................. II.2.2 Phương án tài chính ...................................................................................... II.2.3 Các biện pháp áp dụng để triển khai thực hiện dự án .................................... II.2.4 Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án .......................................... II.2.5 Tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở ...................................................................... II.2.6 Một số vấn đề phát sinh, vướng mắc trong tổ chức thực hiện dự án .............. Phần III. Kết quả thực hiện dự án ................................................................................... III.1 Nội dung công việc đã thực hiện ........................................................................ III.1.1 Điều tra thu thập, tổng hợp các thông tin ..................................................... III.1.2 Xác định tiêu chí cần chứng nhận của sản phẩm Hoa địa lan Đà Lạt ........... III.1.3 Xác định tổ chức chứng nhận NHCN .......................................................... III.1.4 Xây dựng quy định quản lý và sử dụng NHCN............................................ III.1.5 Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ NHCN ...................................................... III.1.6 Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý NHCN ................................................. III.1.7 Xây dựng hệ thống các văn bản quản lý việc sử dụng NHCN ...................... III.1.8 Xây dựng hệ thống phương tiện, điều kiện quảng bá, khai thác giá trị NHCN .................................................................................................................... III.1.9 Triển khai thực hiện hoạt động quản lý và khai thác NHCN ........................ III.2 Các kết quả đạt được.......................................................................................... Phần IV. Đánh giá .......................................................................................................... IV.1 Đánh giá chung về tổ chức thực hiện dự án ........................................................ IV.2 Đánh giá về nội dung và kết quả ........................................................................ IV.3 Đánh giá về hiệu quả của dự án ......................................................................... Phần V. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................ V.1 Kết luận ............................................................................................................. V.2 Kiến nghị ........................................................................................................... Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. PHỤ LỤC Phụ lục 01. Kết quả khảo sát chất lượng mẫu hoa địa lan Phụ lục 02. Các cơ sở tham gia sử dụng NHCN Hoa Đà Lạt Phụ lục 03. Sổ quản lý các cơ sở tham gia sử dụng NHCN Hoa Đà Lạt Mục lục hình ảnh, sơ đồ, đồ thị Hình 1, 2, 3: Hình thái ngoài, Cành Hoa địa lan Cymbidium. Hình 4- Quy mô sản xuất theo diện tích , Hình 5 – Thị trường địa lan Đà Lạt Mục lục bảng biểu Bảng 1- Bảng phân bổ số lượng và vị trí các cơ sở khảo sát Bảng 2 - Bảng phân bổ sử dụng giống lan Cymbidium sản xuất của các cơ sở Bảng 3 - Bảng khảo sát tình trạng ứng dụng kỹ thuật tại các cơ sở Bảng 4 - Bảng kết quả nhận biết và áp dụng tiêu chuẩn Bảng 5 - Bảng ý kiến về các chỉ tiêu chất lượng Bảng 6 - Nhận thức và sự sẵn sàng tham gia sử dụng NHCN hoa Đà Lạt Bảng chữ viết tắt CDĐL Chỉ dẫn địa lý CNC Công nghệ cao CNSH Công nghệ sinh học Cơ sở Doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh KHCN, KH&CN Khoa học và công nghệ NHCN Nhãn hiệu chứng nhận NHTT Nhãn hiệu tập thể NN Nông nghiệp NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTCNCL Phân tích và chứng nhận chất lượng SHTT Sở hữu trí tuệ UBND Ủy ban nhân dân Mở đầu Đà Lạt được mệnh danh là thành phố hoa. Hoa Đà Lạt từ lâu đã được người tiêu dùng trong nước biết đến như một sản vật độc đáo của vùng cao nguyên. Đà Lạt có thể coi là nơi cung cấp nhiều loại sản phẩm hoa với số lượng lớn phục vụ thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo số liệu của UBND thành phố Đà Lạt, ngành sản xuất hoa cắt cành với diện tích gieo trồng năm 2011 xấp xỉ 2.000 ha, cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gần 1,5 tỷ cành hoa các loại; doanh số ước đạt trên 5.200 tỷ đồng với lợi nhuận không dưới 1.500 tỷ đồng. Mặc dù được nhiều người biết đến, nhưng việc xây dựng thành một thương hiệu “hoa Đà Lạt” mang lại giá trị cho cả người sản xuất và người tiêu dùng vẫn là một việc làm cấp thiết, nhất là trong quá trình phát triển kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng, với phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà. Địa hình Đà Lạt nhìn chung thuộc dạng sơn nguyên, cao trung bình 1.500 m so với mặt nước biển, với tổng diện tích tự nhiên 39.494 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 9.769 ha và có hơn 11.000 hộ gia đình sống bằng kinh tế nông nghiệp. Khí hậu của tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là thành phố Đà Lạt có những điểm khác biệt so với các vùng xung quanh như mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khô ngắn, lượng nước bốc hơi thấp và không có bão. Theo các nhà doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất hoa địa lan trên địa bàn thành phố Đà Lạt, để việc xuất khẩu hoa ra thị trường quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì vai trò của chính quyền địa phương và các nhà khoa học, các nhà đầu tư là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm qua, hoa Đà Lạt nói chung được xuất khẩu qua các nước Nhật, Đài Loan, Hồng Kông… cũng chỉ do các công ty nước ngoài trên địa bàn Đà Lạt như Đà Lạt Hasfarm, Bonie Farm cung ứng. Để hoa Đà Lạt (trong đó có hoa địa lan) có thể vươn xa hơn ra thị trường các nước, cần xây dựng thương hiệu, cũng như những tiêu chuẩn chất lượng để có thể đảm bảo tính ổn định và uy tín của sản phẩm hoa Đà Lạt. Hoa lan Cymbidium được trồng tại Đà Lạt từ những năm 1960; cùng với những loài tự nhiên là rất nhiều giống lan Cymbidium lai được nhập nội và trồng thành công tại Đà Lạt. Hiện nay, có thể nói Đà Lạt là nơi trồng hoa địa lan Cymbidium nhiều nhất, với nguồn giống phong phú nhất, nơi cung cấp hoa địa lan lớn nhất và cũng là nơi hội tụ các kỹ thuật tiến bộ mới nhất trong trồng hoa địa lan so với cả nước. Hiện nay, theo thống kê có khoảng trên 400 hộ tham gia trồng địa lan với quy mô 200 chậu (đơn vị) trở lên. Tổng số chậu ước tính khoảng 2 triệu, gồm cây ở các độ tuổi khác nhau. Giá hoa địa lan cắt cành khoảng 40.000-70.000 đồng/cành và 100.000 - 150.000 đồng/cành/chậu trong dịp Tết và lễ hội. Đặc biệt, hoa địa lan chỉ được trồng tại Đà Lạt là một ưu thế rất lớn để tạo thương hiệu và tăng khả năng sản xuất phục vụ thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Hoa địa lan Đà Lạt đã và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội cho thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc trồng, canh tác, kinh doanh hoa địa lan hiện nay mang tính tự phát, sản phẩm đưa ra thị trường chất lượng chưa đồng đều; đặc biệt, nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng danh tiếng của hoa địa lan Đà Lạt đã chào bán và đưa ra thị trường hoa địa lan mang thương hiệu Đà Lạt nhưng lại không có xuất xứ từ Đà Lạt. Nguyên nhân một phần do các tổ chức, cá nhân trồng và kinh doanh hoa, các cơ quan có trách nhiệm chưa đưa ra thị trường sản phẩm hoa có chất lượng đồng đều cũng như chưa có phương pháp hữu hiệu giúp cộng đồng, người tiêu dùng nhận biết và phân biệt được hoa địa lan có xuất xứ từ Đà Lạt với hoa địa lan được trồng, canh tác từ khu vực khác. Do đó, việc xây dựng, quản lý và phát triển NHCN cho sản phẩm hoa địa lan Đà Lạt là rất cần thiết. Dự án giúp các doanh nghiệp, các hộ nông dân trồng và kinh doanh hoa nâng cao nhận thức về giá trị tài sản trí tuệ, biết xây dựng và phát triển các tài sản trí tuệ; giúp cho cơ quan quản lý ở địa phương hiểu biết, điều hành quản lý và tổ chức sử du ̣ng NHCN góp phần tăng sức cạnh tranh về giá trị sản phẩm và phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt nói riêng và cả tỉnh Lâm Đồng nói chung. Thông tin chung về dự án 1. Tên dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt” cho sản phẩm hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 2. Thời gian thực hiện: 3. Cấp quản lý: 4. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án: 5. Chủ nhiệm dự án: 6. Kinh phí thực hiện: 7. Mục tiêu của dự án: Mục tiêu chung: - Thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển NHCN “Đà Lạt” cho sản phẩm hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nhằm bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hoa địa lan. - Góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của sản phẩm hoa địa lan mang NHCN “Đà Lạt” đối với địa phương nơi sản xuất sản phẩm. Mục tiêu cụ thể: - Xác định các tiêu chí, đặc tính cần chứng nhận của sản phẩm hoa địa lan mang NHCN “Đà Lạt”; - NHCN “Đà Lạt” dùng cho sản phẩm hoa địa lan được bảo hộ, sử dụng và quản lý trên thực tế. Mục tiêu nhân rộng: - Tạo ra và nhân rộng mô hình mẫu về tạo lập, quản lý và phát triển NHCN cho các sản phẩm tương ứng của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác. 8. Nội dung của dự án: 8.1 Nội dung xác lập quyền đối với NHCN - Điều tra sơ bộ, thu thập, tổng hợp các thông tin làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng NHCN về sản phẩm hoa địa lan; danh tiếng; quy trình kỹ thuật sản xuất (trồng, canh tác, thu hoạch); các tiêu chí đặc trưng của sản phẩm hoa địa lan; thông tin về vùng sản xuất hoa địa lan. - Xác định cụ thể các tiêu chí cần chứng nhận của sản phẩm hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng: + Tiêu chí về nguồn gốc, xuất xứ: hoa địa lan được ươm/trồng, chăm sóc và ra hoa tại thành phố Đà Lạt; Xác định vùng/lãnh thổ có điều kiện tự nhiên tốt nhất cho việc sinh trưởng và phát triển của hoa địa lan. + Tiêu chí về chất lượng: giống hoa, dạng phát hoa, kích cỡ, màu sắc hoa. - Xây dựng bản tiêu chí chất lượng của sản phẩm Hoa địa lan mang địa danh Đà Lạt dùng để chứng nhận. - Điều tra, thu thập, xác định các số liệu kỹ thuật về: quy trình ươm giống, quy trình trồng và chăm sóc, quy trình đóng gói, gắn tem nhãn, quy trình thu hái và bảo quản hoa địa lan trước khi bán ra thị trường . - Xác định tổ chức chứng nhận – đồng thời là chủ sở hữu NHCN. - Thiết kế, thống nhất lựa chọn mẫu NHCN. - Xây dựng, thống nhất ý kiến về Quy chế quản lý sử dụng NHCN. - Chuẩn bị tài liệu, lập và nộp đơn đăng ký NHCN. 8.2 Nội dung quản lý và phát triển NHCN - Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý NHCN + Chỉ định đơn vị quản lý NHCN Hoa địa lan Đà Lạt; + Mô hình tổ chức hệ thống quản lý NHCN; + Bổ sung các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động của các cơ quan tham gia kiểm soát việc sử dụng NHCN. - Xây dựng hệ thống các văn bản quản lý việc sử dụng NHCN + Quy trình cấp quyền sử dụng NHCN; + Quy chế sử dụng NHCN. - Đăng ký mã số, mã vạch tại Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng - Thuê khoán chuyên môn thiết kế, sản xuất tem, nhãn, bao bì sử dụng cho các sản phẩm hoa địa lan Đà Lạt. - Các quy trình, kỹ thuật canh tác/sản xuất sản phẩm gồm: + Quy trình ươm giống; + Quy trình trồng, chăm sóc; + Quy trình thu hái sản phẩm và bảo quản sản phẩm; + Quy trình đóng gói, gắn tem sản phẩm. - Xây dựng hệ thống phương tiện, điều kiện quảng bá, khai thác giá trị NHCN + Thiết kế bộ tài liệu về giống và các sản phẩm hoa Địa lan phục vụ việc quảng bá nhãn hiệu; + Thiết kế, phát hành các tài liệu giới thiệu hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và NHCN Hoa địa lan Đà Lạt; + Tổ chức các hoạt động, sự kiện nhằm quảng bá NHCN; + Quảng bá NHCN trên các phương tiện truyền thông đại chúng; + Xây dựng đoạn phim tư liệu về hoa địa lan Đà Lạt phục vụ việc quảng bá, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý và khai thác NHCN + Lựa chọn vùng sản xuất sản phẩm hoa địa lan điển hình để áp dụng thí điểm mô hình; + Tổ chức triển khai mô hình: tập huấn về phương thức quản lý và sử dụng NHCN, kiểm định và chứng nhận sản phẩm đủ điều kiện cấp quyền sử dụng NHCN, giám sát việc tuân thủ Quy chế quản lý việc sử dụng NHCN; + In ấn, cấp tem chứng nhận cho các sản phẩm hoa địa lan có đủ điều kiện sử dụng. - Tổ chức đánh giá hiệu quả và hoàn thiện mô hình quản lý và khai thác NHCN. 9. Các sản phẩm của dự án 9.1 Báo cáo điều tra, khảo sát sơ bộ thông tin tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng NHCN hoa địa lan Đà Lạt 9.2 Hệ thống các tiêu chí cần chứng nhận cho sản phẩm hoa địa lan, kèm theo cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xác định các tiêu chí đó. 9.3 Bộ hồ sơ đơn đăng ký NHCN hoa địa lan Đà Lạt và kết quả xác lập đối với NHCN Hoa địa lan Đà Lạt. Hồ sơ được Cục Sở Hữu Trí Tuệ chấp nhận và Giấy chứng nhận đăng ký. 9.4 Hệ thống các quy định về việc quản lý NHCN và kiểm soát chất lượng sản phẩm hoa địa lan mang NHCN Đà Lạt. 9.5 Hệ thống các quy định về việc sử dụng NHCN hoa địa lan Đà Lạt trên thực tế. 9.6 Mô hình hệ thống các cơ quan, tổ chức quản lý NHCN Hoa Đà Lạt. 9.7 Dấu hiệu nhận diện NHCN; dấu hiệu truy xuất nguồn gốc; hệ thống các phương tiện, điều kiện quảng bá NHCN hoa địa lan Đà Lạt. - Phụ lục hệ thống dấu hiệu nhận diện NHCN Hoa Đà Lạt. - Mã số quản lý cơ sở tham gia sử dụng NHCN - Bộ tài liệu về giống hoa địa lan phổ biến - Mẫu thiết kế các tờ rơi quảng bá NHCN Hoa Đà Lạt - Khung chương trình quảng bá Hoa địa lan Đà Lạt - CD Video quảng bá 9.8 Bộ tài liệu đào tạo tập huấn. - Tài liệu hướng dẫn thủ tục thực hiện việc tham gia sử dụng NHCN “Hoa Đà Lạt” - Bộ quy định kỹ thuật hướng dẫn áp dụng cho việc ươm giống, trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản Hoa địa lan sử dụng NHCN “Hoa Đà Lạt” gồm: + Quy trình ươm giống Hoa địa lan + Quy trình chăm sóc Hoa địa lan + Quy trình thu hái và bảo quản Hoa địa lan + Quy trình đóng gói, gắn tem nhãn Hoa địa lan 9.9 Báo cáo kết quả việc thực hiện triển khai nội dung quản lý và khai thác NHCN; kết quả khai thác NHCN. (Báo cáo tổng hợp kết quả dự án). Tổ chức thực hiện và quản lý dự án Phần I. Kết quả thực hiện dự án I.1 Nội dung công việc đã thực hiện I.1.1 Điều tra thu thập, tổng hợp các thông tin I.1.1.1 Khái quát về xây dựng NHCN gắn với địa danh Nhằm mục đích thực hiện việc xây dựng thương hiệu gắn với địa danh Đà Lạt cho sản phẩm hoa, nhóm thực hiện đã nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kinh nghiệm về bảo hộ yếu tố chỉ dẫn địa lý trong thương hiệu. Theo quy định của pháp luật SHTT của nước ta hiện nay, có các hình thức bảo hộ địa danh trong thương hiệu gồm: - Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận Việc thực hiện bảo hộ địa danh theo hình thức chỉ dẫn địa lý đòi hỏi xác định được rõ ràng (có thể đo lường một cách khoa học) các đặc thù của sản phẩm là do các đặc thù của vùng địa lý đó tạo ra. Vấn đề này cần phải có các nghiên cứu để chỉ ra được bằng chứng đó, tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Việc quản lý chỉ dẫn địa lý thường được quy định chặt chẽ từ nguồn gốc, cách thức chế tạo sản phẩm, do chính quyền quy định để đảm bảo các đặc tính riêng biệt của sản phẩm. Nhờ việc quản lý chặt chẽ, nó tạo cơ sở có độ tin cậy cao cho việc xác lập uy tín đối với người tiêu dùng. Chỉ dẫn địa lý được coi là tài sản quốc gia. NHCN là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Điểm thuận lợi của hình thức này là không đòi hỏi đầu tư nhiều như hình thức chỉ dẫn địa lý, nhưng có thể dễ tạo được lòng tin với khách hàng hơn hình thức nhãn hiệu tập thể. Lý do chính là NHCN không do tự người sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó công bố mà là do một bên thứ ba chứng nhận. Cơ chế chứng nhận của bên thứ ba là một cơ chế mang tính khách quan, phổ biến trong thương mại hiện nay để tạo dựng lòng tin cho khách hàng, người tiêu dùng không có đủ điều kiện để tự mình xác định, mà cũng không thật tin tưởng vào sự tự công bố của người cung ứng hàng hóa. - Các tiêu chí chứng nhận gồm hai phần về chứng nhận xuất xứ thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm và chứng nhận chất lượng sản phẩm. Việc thực hiện sản xuất kinh doanh ở đây có thể chỉ là một phần trong quá trình, tùy thực tế sản xuất ở địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất kinh doanh, mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Đối với tiêu chí chất lượng sản phẩm cần phản ánh sự cân bằng lợi ích giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các tiêu chí tùy thuộc đặc tính của sản phẩm, phản ánh nhu cầu thị trường. Mức chất lượng cụ thể cần chọn để có thể phản ánh mức độ quản lý chất lượng của khu vực sản xuất, có thể đảm bảo tốt nhất cho người tiêu dùng, có thể lấy theo mức trung bình tiên tiến của khu vực sản xuất. - Việc xây dựng các quy định về quản lý phải căn cứ vào các quy định pháp luật, nhưng đạt được bởi sự đồng thuận của các đại diện cho cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tham gia sử dụng NHCN. - Mô hình quản lý và phát triển NHCN cho nông sản của các địa phương trong nước khá đa dạng. Với thực tế cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, cơ quan quản lý NHCN thường là cơ quan của chính quyền địa phương hoặc do chính quyền ủy nhiệm. Trường hợp vùng địa lý chứng nhận rộng hơn quyền hạn hành chính của cơ quan địa phương thực hiện việc chứng nhận, thì cần có sự phối hợp của các cơ quan đồng cấp ở các địa phương liên quan. Việc thực hiện chứng nhận có sự tham gia của các phòng kiểm nghiệm chất lượng đủ năng lực kỹ thuật và có tư cách pháp nhân. Việc cơ quan chính quyền thực hiện việc quản lý NHCN không chỉ là phù hợp theo quy định trong nước, mà cũng tương thích với quy định ở các nước khác, ví dụ như ở Mỹ. Đối tượng đăng ký tham gia sử dụng NHCN có thể trực tiếp là các hộ sản xuất kinh doanh nông sản hay là hợp tác xã tiêu thụ, việc này phụ thuộc thực tế quy mô sản xuất và mức quan hệ trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đối với sản phẩm hoa Đà Lạt, việc chọn lựa mô hình có thể tương tự như các sản phẩm rau, trà, cà phê đã được xây dựng NHCN ở tỉnh. I.1.1.2 Về hoa Đà Lạt và hoa địa lan Đà Lạt Đà Lạt được vinh danh là thành phố hoa bởi các điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho các loài hoa. Ở Đà Lạt không chỉ các nhà vườn trồng hoa quy mô, được canh tác với các ứng dụng công nghệ tương đối khá so với c
Luận văn liên quan