Một tin vui, một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt
Nam: Ngày 07.11.2006, Việt Nam trởthành thành viên thứ150 của Tổchức Thương
mại Thếgiới (WTO), kết thúc quá trình đàm phán khó khăn và lâu dài 11 năm. Đó sẽ
là một bước tiến quan trọng trong cuộc trường chinh cải cách, hội nhập đểtăng
trưởng và phát triển của nước ta, phản ánh quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước ta đối
với quá trình cải cách và phát triển của đất nước.
Gia nhập WTO có thểcoi là sựkhởi đầu của một giai đọan cải cách mới,
toàn diện cảvềkinh tế, pháp luật, hành chính, giáo dục, đào tạo, văn hoá. Quá trình
phát triển sẽnăng động hơn, cơcấu kinh tếsẽphải điều chỉnh theo tín hiệu thị
trường, kéo theo chuyển dịch vềlao động, đào tạo. Vềmặt nào đó, sựphát triển sôi
động, với nhịp điệu cao hơn sẽ đem lại những cơhội và cảnhững yếu tốbất định cao
hơn. Rủi ro trong kinh doanh, trong đầu tưsẽnhiều hơn và đòi hỏi năng lực dựbáo,
xửlý vềchính sách và tình huống nhanh nhạy và quyết đoán hơn.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “Thách thức về luật pháp khi Việt
Nam gia nhập WTO”
Mục lục
I. Thực trạng - thách thức của pháp luật Việt Nam trước yêu cầu
gia nhập WTO Trang 1
1. Về việc “văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị” và
tinh thần "thượng tôn pháp luật" của nhân dân Việt Nam Trang 1
2. Sự cần thiết thay đổi hệ thống pháp luật Trang 2
II. Những việc cần làm để hội nhập Trang 4
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Trang 4
2. Xóa bỏ cơ chế điều hành bằng công văn Trang 9
3. Một luật sửa nhiều luật Trang 10
4. Luật pháp đối với một số lĩnh vực Trang 11
5. Những việc cần làm của Quốc hội Trang 12
Đề tài “ Thách thức về luật pháp khi Việt Nam
gia nhập WTO “
GIỚI THIỆU
Một tin vui, một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt
Nam: Ngày 07.11.2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), kết thúc quá trình đàm phán khó khăn và lâu dài 11 năm. Đó sẽ
là một bước tiến quan trọng trong cuộc trường chinh cải cách, hội nhập để tăng
trưởng và phát triển của nước ta, phản ánh quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước ta đối
với quá trình cải cách và phát triển của đất nước.
Gia nhập WTO có thể coi là sự khởi đầu của một giai đọan cải cách mới,
toàn diện cả về kinh tế, pháp luật, hành chính, giáo dục, đào tạo, văn hoá. Quá trình
phát triển sẽ năng động hơn, cơ cấu kinh tế sẽ phải điều chỉnh theo tín hiệu thị
trường, kéo theo chuyển dịch về lao động, đào tạo. Về mặt nào đó, sự phát triển sôi
động, với nhịp điệu cao hơn sẽ đem lại những cơ hội và cả những yếu tố bất định cao
hơn. Rủi ro trong kinh doanh, trong đầu tư sẽ nhiều hơn và đòi hỏi năng lực dự báo,
xử lý về chính sách và tình huống nhanh nhạy và quyết đoán hơn.
Gia nhập WTO không phải là mục đích tự thân, mà vào WTO chỉ là phương
tiện để đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu cháy bỏng của dân tộc ta là phát triển, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Chậm còn hơn không, song
vì gia nhập sau nhiều nước, nên chúng ta đã phải chấp hận những điều kiện khắt khe
hơn..
Là một nền kinh tế chuyển đổi, đang tiếp tục quá trình cải cách và xây dựng
các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiếp tục công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam là nước đi sau và xâm nhập thị trường
thế giới khi sự phân chia thị trường đã “an bài”. Việc xuất hiện của Việt Nam trên thị
trường quốc tế không phải là cuộc “múa võ vườn hoang” mà thực sự là vẽ lại bản đồ
thị trường thế giới, giành giật thị phần từ những đối thủ khác như đã diễn ra đối với
dệt may, da giày, gạo, cà phê v.v.. Bên cạnh thuận lợi, quá trình này không phải lúc
nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Chính vì vậy, việc vào WTO là một điều tất yếu để
giải quyết các vấn đề phát sinh trong khuôn khổ pháp lý và luật lệ chung, được thừa
nhận.
I. Thực trạng - thách thức của pháp luật Việt Nam trước yêu cầu gia nhập WTO:
1. Về việc “văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị” và tinh thần "thượng
tôn pháp luật" của nhân dân Việt Nam:
Đáp ứng đòi hỏi của quá trình đàm phán gia nhập WTO, Quốc hội ta đã phải
ban hành 65 luật và pháp lệnh. Chỉ riêng năm 2005 đã có 25 luật và pháp lệnh, những
văn bản pháp lý mới nhất có liên quan trực tiếp đến các nghĩa vụ thành viên của Việt
Nam được gửi đến Ban thư ký WTO.
Trong kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia
nhập WTO của Chính phủ có các Phụ lục đính kèm đề cập đến các nội dung áp dụng
trực tiếp cam kết của Việt nam liên quan đến 6 văn bản Luật và danh mục các văn bản
quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung theo lội trình mà ta đã đàm phán được, liên
quan đến 6 văn bản luật và 1 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Rõ ràng là một trong những thách thức lớn nhất khi gia nhập WTO là sự thử
thách về chất lượng pháp luật và năng lực thể chế. Giờ đây, thực hiện những cam kết
không những là nghĩa vụ mà còn là danh dự quốc gia. Thực chất những "cam kết" với
quốc tế không là gì khác ngoài những ràng buộc về pháp luật, luật của đất nước và
luật của quốc tế.
Thế mà đúng vào lúc cần phải phát huy chức năng và thế mạnh của pháp luật
thì cơ quan thực thi pháp luật, nơi thể hiện tập trung nhất và nghiêm minh nhất sức
mạnh của pháp luật là Tòa án nhân dân tối cao lại cho thấy sự yếu kém của "cán cân
công lý". Một quy định mà công an hiểu thế này, viện kiểm sát hiểu thế kia, toà án
hiểu thế khác, hội đồng sơ thẩm hiểu một kiểu, cuối cùng phải biểu quyết (theo báo
Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh). Quả thật đây là một thực trạng đáng suy nghĩ và kịp thời
có những quyết sách.
Điều này có nguyên nhân xã hội của nó. Dễ thấy nhất là cái quán tính trọng
tình hơn lý vốn có sức trì kéo triền miên trong suốt chiều dài lịch sử. Thậm chí ngay
tại công đường mà quan tòa còn quen lối ứng xử "đã đưa đến trước cửa công, ngoài
thì là lý nhưng trong là tình". Lối ứng xử ấy đối lập hoàn toàn với tinh thần "thượng
tôn pháp luật", một thuộc tính của xã hội hiện đại.
Nhưng ngay khi đất nước bước vào thời kỳ thực hành công nghiệp hoá và hiện
đại hoá thì biến tướng của lối ứng xử ấy lại vẫn in đậm trong thói quen vận hành
guồng máy xã hội bằng chỉ thị, nghị quyết hơn là bằng sự công khai, minh bạch của
pháp luật. Sự thiếu hụt trầm trọng thẩm phán trong tòa án các cấp là hệ quả của cả quá
trình chứ không là đột xuất.
Mặc dầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nhà nước pháp quyền từ
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946, nhưng mãi đến Đại hội VIII
mới chính thức được đưa vào Văn kiện của Đảng. Đại hội X đòi hỏi phải "xây dựng
và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt
động và quyết định của các cơ quan công quyền".
Chính vì vậy, tinh thần thượng tôn pháp luật cần được xem là nền tảng của sự
vận hành guồng máy kinh tế, xã hội. Và giờ đây điều đó lại là điều kiện ràng buộc của
sự thành bại về kinh tế và chính trị khi chúng ta đã có những cam kết quốc tế. Vì thế,
"hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn
bản pháp luật" mà Đại hội X chỉ ra vừa là đòi hỏi bức xúc của cuộc sống vừa là sự
đáp ứng yêu cầu gay gắt của hội nhập.
Nếu như "văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị" như nhận định của học giả
Đào Duy Anh (trong cuốn "Việt Nam văn hoá sử cương") thì giờ đây, nét văn hoá đó
đang là một thách đố gay gắt khi đất nước đang tiến sâu vào tiến trình hội nhập quốc
tế mà tinh thần "thượng tôn pháp luật" là điểm tựa của việc thực hiện những cam kết
quốc tế mà nước ta là một thành viên.
2. Sự cần thiết thay đổi hệ thống pháp luật:
Kết quả rà soát sơ bộ của Bộ Tư pháp cho thấy tổng số các văn bản quy phạm
pháp luật ban hành ở cấp Trung ương được rà soát, đối chiếu và nhận thấy có liên
quan trực tiếp đến các hiệp định của WTO là 325 văn bản (43 luật; 31 pháp lệnh; 102
nghị định; 8 quyết định của Thủ tướng; 1 chỉ thị của Thủ tướng; 66 thông tư; 71 quyết
định của bộ trưởng; 1 công văn của các bộ, ngành; 2 văn bản của Tòa án Tối cao).
Tổng số các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ở cấp Trung ương được
kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết WTO là 44 (16 luật, 1 pháp
lệnh, 18 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng; 8 văn bản cấp bộ); được kiến nghị
ban hành là 42 (8 luật, 3 pháp lệnh, 14 nghị định, 17 văn bản ở cấp bộ). Đó là chưa kể
các văn bản cần được ban hành để thực thi quyền lợi của thành viên trong quan hệ
thương mại quốc tế với các nước.
Từ năm 2001 đến 2005, chúng ta đã ký kết gần 700 điều ước quốc tế song
phương và 130 điều ước quốc tế đa phương, tăng gần gấp rưỡi so với số điều ước
quốc tế được ký kết trong giai đoạn 10 năm trước đó.
Tuy thừa nhận hiệu lực áp dụng trực tiếp của các cam kết quốc tế, nhưng Luật
Điều ước quốc tế 2005 chưa giải quyết được mối quan hệ của điều ước quốc tế với
các văn bản quy phạm pháp luật trong nước.
Trong khi chờ đợi để có sự giải thích rõ ràng hơn về địa vị pháp lý của điều
ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia, cần áp dụng cả khả năng mà Luật điều
ước quốc tế đã tính đến là sửa đổi, bổ sung, ban hành mới luật để chuyển hóa các quy
định của Nghị định thư gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam, để đem lại sự rõ ràng
cho các cá nhân, tổ chức có liên quan, cũng như để chứng tỏ sự minh bạch trong việc
thực thi các cam kết của Việt Nam.
Môi trường pháp lý chưa thật đồng bộ và có điểm chưa đầy đủ theo thông lệ
quốc tế. Ðể gia nhập WTO, Việt Nam phải phê chuẩn một Công ước quốc tế và xây
dựng mới, sửa đổi, bổ sung hơn 20 luật, pháp lệnh cho phù hợp 16 Hiệp định chính
của WTO. Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp
ứng yêu cầu mới, nhưng trong các thông tư hướng dẫn của các ngành còn một số bất
cập, thiếu đồng bộ. Ðây là thách thức không chỉ ảnh hưởng việc thực hiện đầy đủ các
cam kết khi gia nhập WTO, mà còn là vướng mắc đối với các doanh nghiệp nước ta.
Nhiều rào cản thủ tục hành chính chưa thông thoáng. Ðiều đó các doanh nghiệp
không thể tự tháo gỡ. Việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp môi trường pháp lý
WTO không chỉ đơn thuần vì hội nhập kinh tế quốc tế, vì gia nhập WTO, mà thực
chất là vì sự phát triển của chính nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh
nghiệp trong nước nói riêng.
Chúng ta đã chủ động đổi mới thể chế kinh tế quốc tế và quá trình này diễn ra
theo hai phương thức, thứ nhất, tiệm tiến, bước đi trước tạo điều kiện cho bước sau,
đảm bảo cho chúng ta giữ được sự ổn định cần thiết. Vì thế mà chúng ta chủ động.
Những định chế của WTO rất phức tạp, nó gắn với quá trình cải cách pháp luật và thể
chế trong nước.
Gia nhập vào năm 2006 là đúng thời điểm vì thể chế pháp luật trong nước đã
tương đối hoàn chỉnh và được điều chỉnh, nó cho phép chúng ta được chủ động bước
vào sân chơi. Tất nhiên trong quá trình đàm phán bao giờ cũng có rượt đuổi nhưng
bao giờ cũng phải chủ động.
Để môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện, thì việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO là cần
thiết.
II. Những việc cần làm để hội nhập:
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật:
Xây dựng một nền tư pháp có chất lượng, trong sạch và hiệu quả cũng như cải
cách nền hành chính quốc gia. Khi mà đất nước đã là thành viên của những tổ chức
quốc tế đều phải tuân theo những tiêu chuẩn của tổ chức đó chứ không thể như trước
đây, khi chưa phải là thành viên. Vả chăng, hoàn thiện về pháp luật cũng như cải cách
về hành chính là điều kiện thiết yếu để chúng ta tối đa hoá các lợi ích của quá trình
hội nhập và cũng là công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, các mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ của nước ta. Một chi tiết nhỏ chưa hoàn thiện của hệ thống
luật pháp cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của hàng trăm doanh
nghiệp và đất nước trong cuộc chơi WTO.
Chẳng hạn như, khi là thành viên của WTO thì trợ giúp tài chính của Nhà nước
cho các doanh nghiệp bị xem là bất hợp pháp vì người ta gọi điều đó là hành vi bóp
méo thương mại. Bởi lẽ, sự trợ giúp đó chỉ dành cho một số ít doanh nghiệp nhà nước,
tạo đặc lợi cho thiểu số nhưng lại gây hại cho cả nền kinh tế. Điều đó là bất công vì
đặc lợi ấy có được không từ sản xuất và sự cạnh tranh lành mạnh, công khai.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp là không thể không có,
chỉ có điều, đó là sự trợ giúp pháp lý thay vì trợ giúp tài chính trực tiếp. Điều này khó
hơn vì sự trợ giúp pháp lý đòi hỏi Nhà nước phải tự thay đổi mình. Phải hoàn thiện hệ
thống luật pháp, phải đưa ra được chủ trương, chính sách tốt và kịp thời, đồng thời,
phải nâng cao năng lực thể chế, xây dựng bộ máy đủ sức mạnh thực thi các chủ
trương, chính sách ấy có hiệu quả. Cải cách hành chính, xóa bỏ tiêu cực, trước hết là
tập quán xin - cho, làm trong sạch bộ máy các cấp... đó là sự trợ giúp "đúng luật" để
hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm hình thành nhanh và
đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các
cam kết. Trước hết tập trung vào soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi các luật
mới ban hành, bảo đảm cụ thể, công khai, minh bạch phù hợp với nội dung của luật;
Xoá bỏ mọi hình thức bao cấp, trong đó có bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường
cho mọi loại hàng hoá và dịch vụ. Đối với những mặt hàng hiện còn áp dụng cơ chế
nhà nước định giá, phải xác định lộ trình thực hiện nhanh giá thị trường để các doanh
nghiệp tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh;
Công bố công khai quy trình tác nghiệp, thời gian giải quyết công việc, người
chịu trách nhiệm ở tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước và các đơn vị cung ứng
dịch vụ công để mọi công dân, mọi doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực
hiện. Công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý là một trong những tiêu
chí của xã hội "công bằng, dân chủ, văn minh" và là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Gia nhập WTO chúng ta có hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán
thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Vì trong đàm phán WTO chúng ta có
hai loại: đa phương và song phương. Với đa phương yêu cầu đầu tiên là phải minh
bạch hóa chính sách. Chúng ta đã trả lời hơn 3.000 câu hỏi liên quan chính sách kinh
tế, đầu tư, tài chính, ngân hàng. Chính vì vậy mà trong đoàn đàm phán chính phủ của
chúng ta đã phải bao gồm tất cả các bộ, ngành tham gia để đảm đương được khối
lượng công việc lớn, trả lời nhiều vấn đề liên quan kinh tế, thương mại. Chúng ta phải
có chương trình xây dựng pháp luật. Gia nhập WTO chúng ta phải có các văn bản
pháp luật liên quan các hiệp định, các quy định của WTO. Vì vậy, chúng ta đã có một
kế hoạch sửa và xây mới 25 luật và pháp lệnh. Theo nhận xét chung, Việt Nam là
nước đầu tiên có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh để gia nhập WTO. Ðể đổi
mới kinh tế, cải cách hành chính Việt Nam phải xây mới và sửa đổi 100 luật. Như
vậy, số văn bản phục vụ đàm phán, gia nhập WTO chỉ bằng 1/4 số văn bản luật pháp
phục vụ cải cách hành chính, và đổi mới kinh tế. Ðiều đó thể hiện quyết tâm cao của
Chính phủ, Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Ông Chủ
tịch Ban công tác, các thành viên Ban công tác, kể cả đoàn Hoa Kỳ cũng đánh giá rất
cao quyết tâm của Việt Nam trong việc sửa đổi hệ thống pháp luật trong thời gian vừa
qua. Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến tiến trình gia nhập WTO của Việt
Nam. Vì họ cho rằng, nếu Việt Nam gia nhập WTO thì hệ thống pháp luật sẽ phù hợp
sân chơi của thế giới và nó sẽ ổn định.
Việc gia nhập WTO của Việt Nam là sự đảm bảo thống nhất hệ thống luật
pháp và các quy định cũng như thủ tục hành chính trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt
Nam với các hiệp định WTO, và Nghị định thư gia nhập của Việt Nam. Điều đó cũng
có nghĩa là, chính quyền Trung ương Việt Nam phải thực thi các quy định của WTO
mà việc thực thi này có thể bao gồm việc hủy bỏ các quy định pháp luật do chính
quyền địa phương ban hành mà không nhất thiết yêu cầu các bên bị ảnh hưởng phải
khiếu nại ra tòa. Nếu Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường
trước thời hạn 12 năm được nêu lên trong Nghị định thư gia nhập thì các hành vi điều
tiết và các tập quán có liên quan trong các lĩnh vực nêu trên phải được giám sát dưới
góc độ tuân thủ nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.
Để đảm bảo tính minh bạch, Việt Nam cũng đã chấp nhận và có nghĩa vụ
thông báo kịp thời tất cả các luật, quy định và hướng dẫn sẽ hết hiệu lực. Việt Nam
cũng chấp nhận nghĩa vụ thông báo kịp thời tất cả các luật, quy định và các văn bản
pháp luật khác mà có ảnh hưởng tới vấn đề về hải quan, thương mại hàng hóa dịch vụ
và sở hữu trí tuệ và kiểm soát ngoại hối. Không có luật, quy định, nghị định, nghị
quyết, tòa án và các quyết định hành chính áp dụng chung nào sẽ có hiệu lực và được
thi hành trước khi công bố, trừ trường hợp khẩn cấp và vì an ninh quốc gia.
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện có hiệu quả các cam kết mà chúng ta
chấp nhận trong văn kiện gia nhập WTO, Việt Nam còn phải tiếp tục xây dựng, bổ
sung, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách. Nói cách khác là,
xây dựng một chiến lược pháp luật phục vụ giai đoạn “hậu” WTO. Một số nguyên tắc
mới được hình thành trong giai đoạn hậu WTO như nguyên tắc đảm bảo việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật không được làm cản trở việc thực hiện điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Nguyên tắc thẩm định tất cả các điều ước quốc tế
được đề xuất gia nhập và ký kết; Nguyên tắc kiểm tra phù hợp với các điều ước quốc
tế được đề xuất ký kết hoặc gia nhập với các điều ước quốc tế về cùng một lĩnh vực
mà Việt Nam là thành viên; Nguyên tắc đánh giá sự tương thích giữa pháp luật quốc
gia và các cam kết quốc tế; Nguyên tắc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
Pháp luật Việt Nam tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của
điều ước quốc tế, mà Việt Nam là thành viên hoặc dự định sẽ là thành viên, là cách
tiếp cận mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Có thể nói, nguyên tắc cần tính đến
điều ước quốc tế khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được dần dần nhường chỗ
cho nguyên tắc đánh giá sự tương thích của pháp luật quốc gia với chuẩn mực quốc
tế. Đây là bước chuyển biến to lớn về cách tiếp cận của pháp luật quốc gia với pháp
luật quốc tế, thể hiện sự tương đồng, không chia cắt về những quy tắc ứng xử chung
giữa hai hệ thống pháp luật, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Việc đánh giá mức
độ tương thích không bắt buộc trong tất cả các trường hợp đều phải tiến hành sửa đổi,
bổ sung, hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, mà hệ thống pháp luật
quốc gia có thể vẫn giữ nguyên một số đặc thù, phù hợp với điều kiện quốc gia đó.
Nhưng khi phải thực hiện các cam kết quốc tế có các quy định khác với văn bản quy
phạm pháp luật quốc gia, thì vẫn được ưu tiên áp dụng.
Việc gia nhập WTO, sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp
luật về điều ước quốc tế nói riêng đã tận dụng được các cơ hội, vượt qua thách thức để
phát triển và tạo ra sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, nhằm thực
hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế, chủ động hội nhập sâu rộng vào sân chơi pháp
lý quốc tế.
Mặt thuận lợi của việc chuyển hóa các cam kết gia nhập WTO vào pháp luật
Việt Nam là đem lại sự rõ ràng, minh bạch cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên
quan tới việc thi hành các cam kết ấy. Đồng thời, điều này cũng chứng tỏ sự minh
bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam cho các đối tác WTO. Hơn thế
nữa, việc nội địa cũng tạo ra khả năng kiểm soát, giám sát của cơ quan lập pháp đối
với việc thi hành các cam kết quốc tế, bảo đảm sự thống nhất giữa công tác xây dựng
pháp luật trong nước với điều ước quốc tế-một yêu cầu đối với tất cả các nước thành
viên WTO.
Là thành viên của WTO, không chỉ chúng ta phải tuân thủ các cam kết của
mình, mà còn đòi hỏi cần phải có nhiều giải pháp lập pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của các cơ quan công quyền, phát huy vai trò của các doanh nghiệp và khả
năng cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh nước ta tham gia ngày càng sâu, rộng hơn
vào tiến trình toàn cầu hóa. Song song đó, cần phải có những giải pháp lập pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch
trong hoạt động của cơ quan công quyền, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội,
nghề nghiệp… Do đó, việc đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành và
ban hành những văn bản mới tạo cơ sở pháp lý là vấn đề cần nên sớm thực hiện. Việc
Việt Nam hội nhập suôn sẻ vào nền kinh tế thế giới cần có sự tham gia của hàng
nghìn luật sư thương mại có đủ trình độ trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh và quản
lý nhà nước. Điều đó, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ W