Đề tài Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng

Gia đình được xem là một đơn vị xã hội vi mô, chịu sự chi phối của xã hội nhưng đồng thời gia đình cũng quyết định sự ổn định của xã hội. Để phát triển xã hội thì phải thực hiện bình đẳng giới từ nền tản xã hội nghĩa là từ gia đình. Vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình luôn được quan tâm. Bình đẳng giới trong gia đình là các thành viên trong gia đình có sự bình đẳng với nhau. Bình đẳng giới trong gia đình không chỉ là từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, mà còn phải đấu tranh bảo vệ môi trường gia đình được ổn định và phát triển bền vững, tiếp thu những mặt tích cực của gia đình hiện đại và những đặc điểm tốt đẹp của gia đình truyền thống; tránh những tác động tiêu cực trong xu thế hội nhập tới gia đình như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân. Phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí của mình trong xã hội, nhưng trong gia đình phụ nữ vẫn chưa được tôn trọng vì vẫn còn một số quan niệm phong kiến. Ở nước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Vấn đề bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ được nhà nước ta, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Trên thực tế trong nhiều gia đình dù họ là nông dân hay tầng lớp trí thức thì việc bất bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại. Vấn đề đặt ra làm sao có thể xóa bỏ việc bất bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình. Trong khi nhiều người vẫn còn thờ ơ về bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình, kể cả giới trẻ. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình nhưng chưa quan tâm đến nhận thức của giới trẻ về bình đẳng giới trong khi giới trẻ là lực lượng nồng cốt của xã hội. Ngoài ra, sinh viên là lứa tuổi đã trưởng thành và việc kết hôn là chuyện không xa lắm. Nếu cả giới sinh viên mà chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình hành vi vai trò về giới. Để đánh giá vấn đề này tôi thực hiện đề tài “Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng” nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu xem giới trẻ nói chung và sinh viên đại học Tôn Đức Thắng nói riêng có thái độ như thế nào về bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả hơn.

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4151 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng Tác giả: Lâm Thành Tuấn Sinh viên KHXH&NV – ĐH Tôn Đức Thắng MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Tổng quan tài liệu Bình đẳng giới 2.2 Bài viết liên quan Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Khung phân tích Giả thuyết nghiên cứu Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận 1. Khái niệm liên quan 2. Lý thuyết áp dụng Chương 2: Thái độ của sinh viên Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng 1. Giới thiệu chung về trường 2. Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng 3. Hành vi của sinh viên về thực hiện bình giới trong quan hệ vợ chồng 4. Các yếu tố tác động thái độ của sinh viên Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ quan hệ vợ chồng. Phần 3: KẾT LUẬN Kết luận Khuyến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Tiêu chí phỏng vấn Bảng tổng hợp gỡ băng Phần 1: Mở Đầu Lý do chọn đề tài Gia đình được xem là một đơn vị xã hội vi mô, chịu sự chi phối của xã hội nhưng đồng thời gia đình cũng quyết định sự ổn định của xã hội. Để phát triển xã hội thì phải thực hiện bình đẳng giới từ nền tản xã hội nghĩa là từ gia đình. Vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình luôn được quan tâm. Bình đẳng giới trong gia đình là các thành viên trong gia đình có sự bình đẳng với nhau. Bình đẳng giới trong gia đình không chỉ là từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, mà còn phải đấu tranh bảo vệ môi trường gia đình được ổn định và phát triển bền vững, tiếp thu những mặt tích cực của gia đình hiện đại và những đặc điểm tốt đẹp của gia đình truyền thống; tránh những tác động tiêu cực trong xu thế hội nhập tới gia đình như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân. Phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí của mình trong xã hội, nhưng trong gia đình  phụ nữ vẫn chưa được tôn trọng vì vẫn còn một số quan niệm phong kiến. Ở nước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng… vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Vấn đề bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ được nhà nước ta, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Trên thực tế trong nhiều gia đình dù họ là nông dân hay tầng lớp trí thức thì việc bất bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại. Vấn đề đặt ra làm sao có thể xóa bỏ việc bất bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình. Trong khi nhiều người vẫn còn thờ ơ về bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình, kể cả giới trẻ. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình nhưng chưa quan tâm đến nhận thức của giới trẻ về bình đẳng giới trong khi giới trẻ là lực lượng nồng cốt của xã hội. Ngoài ra, sinh viên là lứa tuổi đã trưởng thành và việc kết hôn là chuyện không xa lắm. Nếu cả giới sinh viên mà chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình hành vi vai trò về giới. Để đánh giá vấn đề này tôi thực hiện đề tài “Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng” nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu xem giới trẻ nói chung và sinh viên đại học Tôn Đức Thắng nói riêng có thái độ như thế nào về bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả hơn. Về mặt lý luận: Nghiên cứu hy vọng đề tài của mình sẽ phác họa một cách tổng quan về thái độ của sinh viên hiện nay, trên cơ sở đó phân tích các yếu tố tác động đến thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng.   Về mặt thực tiễn: Nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng những kết quả nghiên cứu của mình sẽ trở thành cơ sở để cho những kế hoạch tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức cho sinh viên. Tổng quan tài liệu: Nghiên cứu về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều và hiện nay vẫn đang là đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, tuy nhiên những nghiên cứu về các thái độ của sinh viên về vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng thì chưa nhiều. 2.1 Bình đẳng giới Đề tài “Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình ở Bình Định - Thực trạng và giải pháp” của Th.S Nguyễn Thanh Thụy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Bình Định thực hiện trong năm 2002-2003. Theo Th.S Thụy, nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình theo nghiên cứu là do vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng sự biến đổi chậm chạp của ý thức xã hội, các thiên kiến về giới bám rễ lâu đời trong một số tầng lớp nhân dân, do việc xem trọng gia đình của người phụ nữ và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với gia đình. Chính họ đã tự đặt cho mình trọng trách lớn, phụ nữ còn tự ti luôn nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng. Đối với những gia đình nông thôn, sự chuyển dịch nhân công lao động từ nông thôn ra thành thị (thường diễn ra với nam) đã làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm gánh nặng: đảm nhận cả lao động sản xuất lẫn việc nội trợ. Trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền quyết định cho nam hay nữ. Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại người vợ có trình độ thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là chồng.  Đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong phân công thực hiện công việc nội trợ giữa vợ và chồng” của Th.S Trương Thu Trang, viện thông tin khoa học xã hội. Tác giả đã nêu lên hiện trạng phân công lao động nội trợ ở vùng nông thôn. Khi so sánh việc phân công thực hiện công việc nội trợ trong gia đình ở hai thời điểm khác nhau (năm đầu sau khi kết hôn và trong năm 2006) cho thấy bất kể thời điểm nào thì người vợ vẫn giữa vai trò chính trong thực hiện công việc nội trợ. Tỷ lệ người vợ làm các công việc giữ tiền chi tiêu, mua thức ăn, nấu ăn, rửa bát dọn nhà luôn vượt quá 50% thậm chí lên đến 89%. Trong khi tỷ lệ người chồng làm các công việc không quá 11%. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công thực hiện việc nhà của vợ và chồng như loại hình gia đình, độ tuổi người vợ, nghề của hộ, chênh lệch thu nhập và học vấn. Kết quả kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tác động chủ yếu đến tình trạng bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng chủ yếu xuất phát từ khía cạnh văn hóa truyền thông. Các định kiến về giới đã tác động mạnh mẽ, hình thành nên quan điểm suy nghĩ khá thiên lệch của người dân về vai trò của người vợ , của người chồng trong việc thực hiện các công việc và ra quyết định trong gia đình. Đề tài “Quan điểm và thái độ của vợ chồng trẻ về bình đẳng giới trong gia đình” của Trần Thị Anh Thư. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù những người trẻ có tiếp thu tư tưởng mới như bình đẳng, quyền, tiếng nói và cơ hội ngang bằng của hai giới, tuy nhiên dưới áp lực xã hội họ vẫn tiếp tục duy trì các quan niệm và ứng xử hành vi có tính chất bất bình đẳng giới thể hiện qua sự phân công lao động. Vai trò tạo ra thu nhập là được nhìn nhận là của người chồng còn vai trò của người vợ chỉ là hỗ trợ phụ thêm. Người vợ tự nguyện giữ vai trò khép kín trong gia đình quán xuyến chăm lo gia đình. Trong khi người chồng chỉ dành nhiều thời gian hơn cho những giao tiếp ngoài xã hội. Người đàn ông xem trụ cột gia đình là người ra quyết định trong gia đình (7/12 ý kiến) còn người vợ lại chú ý đến đức tính và những khả năng cần có để đảm đương việc này. Bản thân những người vợ trẻ đặc biệt nhóm tri thức không dám chủ động thay đổi hoặc làm ngược lại với những gì họ cho là chuẩn mực và truyền thống. Với người chồng trẻ với tâm lý lo ngại sự chê trách của gia đình và xã hội càng gây áp lực cho họ thể hiện vai trò trụ cột và bản lĩnh trước mặt mọi người. Đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi bình đẳng giới của học sinh Trung học phổ thông ở miền núi phía bắc hiện nay” của tác giả Đặng Ánh Tuyết. Tác giả nhấn mạnh việc phổ biến về bình đẳng giới là rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của các bạn học sinh sau này. Tác giả đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi bình đẳng giới của học sinh như đặc điểm cá nhân, phong tục tập quán điều kiện kinh tế xã hội, sự quan tâm và giáo dục của gia đình, sự ảnh hưởng từ thầy cô và hoạt động lòng ghép giới, sách giáo khoa, truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp. Về đặc điểm cá nhân, dân tộc kinh có nhận thức tốt hơn về bình đẳng giới nhưng dân tộc thiểu số lại có thái độ rõ ràng mạnh mẽ hơn và học lực cũng có ảnh hưởng nhận thức bình đẳng giới. Có 81,9% khẳng định có sự tác động từ phong tục tập quán điều kiện kinh tế xã hội. Gia đình thường không quan tâm đến việc này mà trông chờ từ phía nhà trường. Sự ảnh hưởng từ thầy cô và hoạt động lòng ghép giới còn hạn chế về thiếu tài liệu (74%) và thiếu thời gian giáo dục BĐG (73,1%). “Trong tác phẩm văn học vai trò của nam giới được đề cao và nhân vật nữ chỉ bằng ½ nam. Sự định kiến giới trong sách giáo khoa tác động nhận thức sai lệch của học sinh” (kết quả PVS). Trong khi truyền thông trực tiếp chưa ảnh hưởng lớn đến thái độ (chỉ 22,7% có tác động) thì có 86,9% học sinh trả lời có sự tác động từ truyền thông đại chúng. Nhưng truyền thông đại chúng có góp phần khắc sâu thêm định kiến giới trong học sinh. Cần quan tâm giáo dục cho học sinh để nâng cao nhận thức và có thái độ hành vi hợp lí về bình đẳng giới. 2.2 Bài viết liên quan Đề tài “Phân công lao động và quyết định công việc gia đình” (qua nghiên cứu ở Hưng Yên và Hà Nội) GS. Lê Thi. Sự bình đẳng giới dần được quan tâm hơn và có sự bình đẳng giữa vợ và chồng về trác nhiệm trong lao động sản xuất, buôn bán, làm ăn kiếm tiền nhưng chưa có sự bình đẳng trong đảm nhiệm việc nhà. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ chủ yếu làm công việc lao động sản xuất và việc gia đình rất ít tham gia công tác cộng đồng, đặc biệt là giao dịch với chính quyền. Tỷ lệ chồng quyết định là 41,6%, cao hơn nhiều lần so với vợ quyết định (10,3%), đặc biệt ở vùng nông thôn chồng quyết định là 45% cao hơn thành phố 30.9%. Ở thế hệ trẻ có 38% chồng quyết định nhưng thế hệ trung niên là 44,4% và ở người già là 43,9%. Tình hình phân công lao động và quyết định trong gia đình cần thiết có sự đồng thuận, tôn trọng quan tâm đến nhau giữa vợ và chồng, có sự bình đẳng giữa họ trong phân công lao động trong gia đình., làm chủ gia đình và quyết định công việc gia đình. Nhưng thực tế vẫn còn hạn chế, nghiêng về quyền lực người đàn ông, người chồng từ vị trí người chủ gia đình. Đề tài: “Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các công việc của gia đình” của tác giả Trần Thị Cẩm Nhung. Sự bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện ở việc vợ chồng cùng quyết định và bàn bạc một số công việc gia đình. Số liệu điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy, người chồng là người quyết định chủ yếu các công việc gia đình trừ việc tiêu dùng. Các công việc mà người chồng quyết định là sản xuất kinh doanh (55,9%), mua đồ đắt tiền (44,2%), mua bán sửa xây nhà/đất (53,3%) và vay vốn (51,2%). Người vợ thì có quyền lớn trong việc quyết định việc chi tiêu hàng ngày của gia đình (85,2%). Theo kết quả nghiên cứu, sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng hay vai trò của người phụ nữ trong quyền quyết định công việc gia đình diễn ra không đồng đều trong xã hội. Việc đứng tên cơ sở sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng làm tăng khả năng là người quyết định công việc trong gia đình. Quyền sở hữu tài sản là nguyên nhân hạn chế quyết định công việc gia đình của người vợ so với người chồng. Tác giả khẳng định: “Điều này tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng giới trong gia đình, gây trở ngại cho sự phát triển của người phụ nữ. Đề tài “Quan điểm về người chủ gia đình” của Lê Ngọc Văn thuộc viện Gia đình và Giới. Nghiên cứu chỉ ra mô hình người chủ gia đình rất đa dạng, phản ánh tính phong phú của các loại hình gia đình. Phẩm chất của người chủ gia đình phải là người gương mẫu có trác nhiệm với gia đình. Người đàn ông có vai trò trụ cột kinh tế và trác nhiệm tinh thần với các thành viên trong gia đình cũng là chủ sở hữu các tài sản lớn của gia đình. Quan niệm chung của nhiều người là người chồng lãnh đạo là lẽ đương nhiên. Trong thực tế vẫn có phụ nữ làm chủ gia đình xuất hiện nhiều trong các gia đình phụ nữ tham gia công tác xã hội, có trình độ học vấn cao, hộ gia đình kinh doanh buôn bán, hộ gia đình người vợ có thu nhập cao hoặc ngang bằng chồng. Khi đóng góp thu nhập và công sức cho gia đình ngày càng tăng lên thì vai trò trụ cột kinh tế của người đàn ông càng suy giảm thì người phụ nữ cũng có thể tham gia lãnh đạo gia đình. Một chiều cạnh khác người chồng cũng không muốn một mình chịu mọi gánh nặng gia đình. Mô hình người chủ gia đình là vợ và chồng ngày càng phổ biến hơn. “Ai đóng góp nhiều công sức, làm ra nhiều tiền của, người đó là chủ” Điều này phản ánh khát vọng vươn tới sự công bằng giữa đời sống vợ và chồng. Trong bài nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hệ về đề tài “Quyền lực của vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam” (qua điều tra ở Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên Huế) đã đưa sự tương quan giữa quyền quyết định với sự đóng góp giữa vợ và chồng. Quyền quyết chính trong công việc sản xuất của gia đình với một tỉ lệ cao nhất của người chồng là 51,9% trong khi người vợ chiếm tỉ lệ thấp nhất 16,4%. Quyền quyết định của người chồng phụ thuộc rất ít hầu như không liên quan nhiều đến đóng góp của họ cho kinh tế gia đình. Tương quan về độ tuổi thì cho kết quả vợ chồng trên 60 là người có tiếng nói quan trọng trong công việc sản xuất của gia đình. Người vợ có học vấn thì quyền quyết định của họ cũng tăng lên. Các lĩnh vực như mua sắm đồ đạc đắt tiền , quan hệ gia đình họ hàng và quan hệ xã hội chung của hai vợ chồng thì quyền quyết định của hai vợ chồng bằng nhau, tiếp sau đó người chồng là người quyết định chính chiếm tỷ lệ sát nút quyền quyết định của hai vợ chồng bằng nhau. Như vậy trong gia đình hiện giữa vợ và chồng quyền quyết định giữa vợ và chồng có nhiều thay đổi người vợ đã có tiếng nói nhất định trong gia đình. Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, đồng thời bổ sung những khía cạnh khác của vấn đề bình đẳng giới. Các đề tài đã phần nào nêu lên thực trạng, nhận thức của xã hội về bình đẳng giới trong gia đình. Nhiều đề tài đã chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của các cặp vợ chồng, người tri thức trẻ, các em học sinh. Nhưng còn thái độ của các bạn sinh viên về bình đẳng giới vẫn chưa được nghiên cứu. Đề tài của tôi tìm hiểu về thái độ của giới trẻ về bình đẳng giới trong quan hệ vợ và chồng để xem xét nhận thức và hành vi ứng xử tương lai của giới trẻ về vấn đề này như thế nào. Mục tiêu:  Mục tiêu tổng quát: Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Tìm hiểu hành vi của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Đối tượng nghiên cứu: 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. 4.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại Học Tôn ĐứcThắng: sinh viên khối ngành kinh tế và xã hội. Phạm vi nghiên cứu: 5.1 Phạm vi không gian: Trường Đại Học Tôn Đức Thắng. 5.2 Phạm vi thời gian: từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1  Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện 12 cuộc phỏng vấn sâu. 6.2 Phương pháp xử lý số liệu:       Phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến đề tài. Phân tích kết quả phỏng vấn sâu. 6.3 Tiêu chí chọn mẫu: - Chọn mẫu theo giới tính với tỉ lệ thích hợp: 6 nam, 6 nữ. - Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản. 7. Khung phân tích Biến độc lập là các biến như phương tiện truyền thông đại chúng, định kiến giới và gia đình. Biến phụ thuộc là thái độ của sinh viên về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Biến thái độ sẽ được đo lường qua nhận thức và hành vi. 8. Giả thuyết nghiên cứu: Sinh viên đại học Tôn Đức Thắng chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Sinh viên vẫn còn định kiến giới trong mối quan hệ vợ chồng. Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Khái niệm liên quan Thái độ: Thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những nhân tố chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng; những nghiên cứu về thái độ xã hội, tức là thái độ đối với đối tượng xã hội trước hết nghiên cứu các điều kiện thay đổi thái độ và mối liên quan giữa một mặt là thái độ và mặt kia là ứng xử bị nó ảnh hưởng (theo Từ điển xã hội học, G. Endrưeit và G. Trommsdoff, NXB Thế giới, 2002). Sinh viên: Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La Tinh : “Student” với nghĩa để chỉ những người học tập, tìm kiếm khai thác tri thức. Giới sinh viên là những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Đây là nhóm dân số có địa vị, vai trò xã hội xác định. Như vậy, có thể hiểu sinh viên là những người đang theo học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng gắn với những vị trí và vai trò xã hội nhất định trong quá trình xã hội hóa. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó. (Theo điều 5 chương 1 - Luật bình đẳng giới) Lý thuyết áp dụng Thuyết chức năng: Thuyết chức năng tập trung chủ yếu vào các vấn đề ổn định xã hội và hòa thuận xã hội. Talcott Parsons là người đầu tiên đưa ra quan điểm chức năng luận. Xã hội bao gồm một mạng lưới khổng lồ các bộ phận kết nối với nhau, mỗi bộ phận đềucó một chức năng riêng. Các bộ phận có liên hệ chặc chẽ với nhau, đóng góp cho sự ổn định và vận hành của hệ thống xã hội với tư cách một toàn thể. Theo quan điểm của Parsons, gia đình hạt nhân là đều tất yếu trong xã hội công nghiệp hóa bị cô lập. Từ sự cô lập nổi lên vai trò của nam và nữ với nam đảm nhận vai trò công cụ tích cực và nữ đảm nhận vai trò tình cảm xã hội. Ông khẳng định giới tính là hệ thống quan trọng của quan điểm văn hóa liên kết nam giới và nữ giới trong các đơn vị gia đình và gia đình là trở thành trung tâm hoạt động xã hội. Phụ nữ duy trì hoạt động bên trong gia đình, quán xuyến công việc nội trợ và nhận trách nhiệm nuôi con. Nam giới thực hiện chức năng liên kết gia đình với xã hội rộng lớn hơn, chủ yếu thông qua sự tham gia của họ trong lực lượng lao động. Với quan niệm này, người phụ nữ (trong vai trò người vợ) và nam giới (trong vai trò là người chồng) có sự phân định chức năng riêng biệt, từ đó, phạm vi hoạt động của họ cũng khác nhau. Với sự mặc định đó người ta công nhận điều này: Nam giới hướng ngoại còn phụ nữ hướng nội. Theo Parsons, trong gia đình trẻ em học các vai trò tình cảm là vai trò được tạo nên với sự nuôi dưỡng chăm sóc và trông nom gia đình đều là những công việc của người phụ nữ thường làm. Còn vai trò công cụ, làm kinh tế, vai trò tạo thu nhập do nam giới thực hiện. Theo quan điểm của Parsons, những vai trò này giúp xã hội ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác. Áp dụng lý thuyết chức năng của Parsons vào đề tài này ta có thể thấy: có nhiều quan điểm cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là điểm mấu chốt thúc đẩy sự vận hành và phát triển trong xã hội. Vì thế gia đình mang những đặc điểm chức năng riêng, mà theo như nhà xã hội học William F. Ogburn là người đầu tiên phác họa sáu chức năng hàng đầu mà gia đình thực hiện: chức năng sinh sả