Đề tài Thái độ người tiêu dùng nữ với mặt hàng tiêu dùng nội địa

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, trước sự đổ bộ ồ ạt của sản phẩm, hàng hóa nước ngoài, thương hiệu Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh lớn chưa từng có. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt, Việt Nam đã gia nhập WTO đồng nghĩa với việc hàng ngoại sẽ tràn vào, hàng Việt Nam có nguy cơ “thua” ngay trên “sân nhà”. Hãy đặt những tình huống, khả năng xấu nhất có thể xảy ra mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, đồng nghĩa với lao động trong các doanh nghiệp ấy mất việc làm, kinh tế đất nước và đời sống người tiêu dùng càng khó khăn. Chúng ta đang phải xuất khẩu lao động, không lẽ chính những lao động trong n ước lại mất việc làm vì hàng hóa Việt Namkhông cạnh tranh được trên sân nhà. Khi nền thương mại toàn cầu chưa phát triển rộng rãi và khi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch còn được sử dụng phổ biến như một tấm lá chắn cho công nghiệp bản xứ, chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã có những thành công nhất định, đặc biệt tại những nước châu Mỹ Latinhvốn là cái nôi của lý thuyết này. Tuy nhiên, điểm yếu của chiến lược này là nó cần một chính sách bảo hộ mạnh mẽ, quyết liệt, trong khi xu thế n ày lại đang ngày càng suy yếu theo đà phát triển của toàn cầu hóa thương mại. Mặt khác, bảo hộ không đưa đến một sự chọn lọc hiệu quả mà bất cứ nền kinh tế nào cũng cần để phát triển, các xí nghiệp được bảo hộ mặc dù hoạt động kém cỏi và lãng phí vẫn tiếp tục tồn tại tuy không còn năng lực cạnh tranh trên thị trường, trong khi đó người tiêu dùng trong nước ngày càng bị thiệt thòi vì phải tiêu thụ hàng nội địa với giá cao và chất lượng xấu, đồng thời vẫn phải tiếp tục đóng thuế để nuôi những xí nghiệp này, để họ có thể tiếp tục sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ với chất lượng xấu và giá cao. Việc kêu gọi dùng hàng nội địa đang lan rộng hiện nay trên nhiều nước, có cả Mỹ, có vẻ là một phản ứng tình thế trong thời kỳ khủng hoảng hơn là một xu thế toàn cầu, vì trên thực tế, tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu có thể đang chậm lại chứ không thể bị đảo ngược do tác động của khủng hoảng. Tuy nhiên ngay cả khi nền kinh tế thế giới đã hoàn toàn hội nhập, việc người trong nước ưu tiên dùng hàng trong nước, xét trên nhiều khía cạnh, là một việc hợp lý, đúng đắn, tiết kiệm, phù hợp với kinh tế học và luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh kinh tế, không chỉ trong thời kỳ khủng hoảng. Và chiến lược phát triển công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu quan niệm rằng thị tr ường nội địa là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước trong giai đoạn đầu của tiến trình phát triển kinh tế quốc gia. Dùng hàng trong nước không chỉ là trách nhiệm của người dân,trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế của đất nước mình, trách nhiệm đối với việc duy trì côngăn việc làm của đồng bào mình,mà còn là quyền lợi thực sự của bản thân người tiêu dùng. Người tiêu dùng khi mua hàng trong nước cũng là giúp cho chính bản thân mình có công ăn việc làm. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”đã được Bộ Chính trị kết luận trong Văn bản số 264 ban h ành ngày 31/7/2009. Văn bản nêu rõ: “Mục đích cuộc vận động phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”. Người Việt dùng hàng Việt, đặc biệt trong giai đoàn này, là một khẩu hiệu mang tính yêu nước thật sự. Nó hoàn toàn khách quan và đáp ứng thực tế của thị trường Việt Nam hiện nay. Một phản ứng đúng đắn để bảo vệ chủ quyền kinh tế của dân tộc. Hiện nay để hưởng ứng cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt, Bộ Công thương đang triển khai chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nướcvới mục đích nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt, hàng Việt hướng tới người tiêu dùng Việt Nam. Như vậy trước hết bản thân doanh nghiệp phải có trách nhiệm với người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với cuộc vận động trên, thì mỗi người Việt biến niềm tự hào, truyền thống yêu nước bằng hành động tiêu dùng hàng Việt Nam.Điển hình như Bác Hồ -vị chủ tịch kính yêu của chúng ta cũng đã nêu một tấm gương về sử dụng hàng Việt Nam. Mọi đồ vật Bác dùng đều là đồ trong nước. Chúng ta cũng có thể phát động phong trào thanh niên Việt Nam mặc đồ Việt Nam, mặc một cái áo sơ mi của Việt Nam, đi đôi giày do Việt Nam sản xuất. Nếu làm được như vậy thì sẽ có ý nghĩa rất lớn. Những yếu tố nói trên đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sản xuất trong nước. Vì vậy cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là rất quan trọng và cấp thiết. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra quyết tâm chính trị cho các cơ quan ra chính sách và thực thi chính sách, các doanh nghiệp sản xuất và tổ chức tiêu thụ trong việc làmmọi cách để đưa hàng nội địa chiếm lĩnh thị trường.

pdf14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thái độ người tiêu dùng nữ với mặt hàng tiêu dùng nội địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết cấu bài 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2. Khách thể nghiên cứu 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT 5.1. Giả thuyết nghiên cứu 5.2. Khung lý thuyết 5.3. Các biến số 6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp luận 7.2. Cơ sở lý luận 7.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng 7.4. Phương pháp nghiên cứu định tính 8. Ý NGHĨA THỰC TIỄN 9. BẢNG HỎI 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, trước sự đổ bộ ồ ạt của sản phẩm, hàng hóa nước ngoài, thương hiệu Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh lớn chưa từng có. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt, Việt Nam đã gia nhập WTO đồng nghĩa với việc hàng ngoại sẽ tràn vào, hàng Việt Nam có nguy cơ “thua” ngay trên “sân nhà”. Hãy đặt những tình huống, khả năng xấu nhất có thể xảy ra mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, đồng nghĩa với lao động trong các doanh nghiệp ấy mất việc làm, kinh tế đất nước và đời sống người tiêu dùng càng khó khăn. Chúng ta đang phải xuất khẩu lao động, không lẽ chính những lao động trong nước lại mất việc làm vì hàng hóa Việt Nam không cạnh tranh được trên sân nhà. Khi nền thương mại toàn cầu chưa phát triển rộng rãi và khi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch còn được sử dụng phổ biến như một tấm lá chắn cho công nghiệp bản xứ, chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã có những thành công nhất định, đặc biệt tại những nước châu Mỹ Latinh vốn là cái nôi của lý thuyết này. Tuy nhiên, điểm yếu của chiến lược này là nó cần một chính sách bảo hộ mạnh mẽ, quyết liệt, trong khi xu thế này lại đang ngày càng suy yếu theo đà phát triển của toàn cầu hóa thương mại. Mặt khác, bảo hộ không đưa đến một sự chọn lọc hiệu quả mà bất cứ nền kinh tế nào cũng cần để phát triển, các xí nghiệp được bảo hộ mặc dù hoạt động kém cỏi và lãng phí vẫn tiếp tục tồn tại tuy không còn năng lực cạnh tranh trên thị trường, trong khi đó người tiêu dùng trong nước ngày càng bị thiệt thòi vì phải tiêu thụ hàng nội địa với giá cao và chất lượng xấu, đồng thời vẫn phải tiếp tục đóng thuế để nuôi những xí nghiệp này, để họ có thể tiếp tục sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ với chất lượng xấu và giá cao. Việc kêu gọi dùng hàng nội địa đang lan rộng hiện nay trên nhiều nước, có cả Mỹ, có vẻ là một phản ứng tình thế trong thời kỳ khủng hoảng hơn là một xu thế toàn cầu, vì trên thực tế, tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu có thể đang chậm lại chứ không thể bị đảo ngược do tác động của khủng hoảng. Tuy nhiên ngay cả khi nền kinh tế thế giới đã hoàn toàn hội nhập, việc người trong nước ưu tiên dùng hàng trong nước, xét trên nhiều khía cạnh, là một việc hợp lý, đúng đắn, tiết kiệm, phù hợp với kinh tế học và luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh kinh tế, không chỉ trong thời kỳ khủng hoảng. Và chiến lược phát triển công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu quan niệm rằng thị trường nội địa là chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước trong giai đoạn đầu của tiến trình phát triển kinh tế quốc gia. Dùng hàng trong nước không chỉ là trách nhiệm của người dân, trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế của đất nước mình, trách nhiệm đối với việc duy trì công ăn việc làm của đồng bào mình, mà còn là quyền lợi thực sự của bản thân người tiêu dùng. Người tiêu dùng khi mua hàng trong nước cũng là giúp cho chính bản thân mình có công ăn việc làm. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được Bộ Chính trị kết luận trong Văn bản số 264 ban hành ngày 31/7/2009. Văn bản nêu rõ: “Mục đích cuộc vận động phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”. Người Việt dùng hàng Việt, đặc biệt trong giai đoàn này, là một khẩu hiệu mang tính yêu nước thật sự. Nó hoàn toàn khách quan và đáp ứng thực tế của thị trường Việt Nam hiện nay. Một phản ứng đúng đắn để bảo vệ chủ quyền kinh tế của dân tộc. Hiện nay để hưởng ứng cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt, Bộ Công thương đang triển khai chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước với mục đích nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt, hàng Việt hướng tới người tiêu dùng Việt Nam. Như vậy trước hết bản thân doanh nghiệp phải có trách nhiệm với người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với cuộc vận động trên, thì mỗi người Việt biến niềm tự hào, truyền thống yêu nước bằng hành động tiêu dùng hàng Việt Nam. Điển hình như Bác Hồ - vị chủ tịch kính yêu của chúng ta cũng đã nêu một tấm gương về sử dụng hàng Việt Nam. Mọi đồ vật Bác dùng đều là đồ trong nước. Chúng ta cũng có thể phát động phong trào thanh niên Việt Nam mặc đồ Việt Nam, mặc một cái áo sơ mi của Việt Nam, đi đôi giày do Việt Nam sản xuất. Nếu làm được như vậy thì sẽ có ý nghĩa rất lớn. Những yếu tố nói trên đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sản xuất trong nước. Vì vậy cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là rất quan trọng và cấp thiết. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra quyết tâm chính trị cho các cơ quan ra chính sách và thực thi chính sách, các doanh nghiệp sản xuất và tổ chức tiêu thụ trong việc làm mọi cách để đưa hàng nội địa chiếm lĩnh thị trường. 2.Tổng quan tài liệu - Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), nông thôn là thị trường tiềm năng với hơn 70% dân số và hơn 53% cửa hàng tạp hóa, doanh số chiếm từ 14% - 25% tổng thị trường bán lẻ, nhưng từ lâu các doanh nghiệp trong nước đã vô tình bỏ ngỏ. Và, thời gian vừa qua, khiếm khuyết trên đã được sửa chữa bằng hàng loạt các phiên chợ hàng Việt về nông thôn do Trung tâm BSA tổ chức. Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo khảo sát của Grey Group có tới 77% người tiêu dùng ưa chuộng thương hiệu nước ngoài, trong khi con số trung bình này trên toàn châu á chỉ là 40%. Điều này được lý giải ngoài tâm lý sính dùng hàng ngoại để tỏ ra sành điệu, đẳng cấp của một bộ phận người dân còn do chất lượng hàng ngoại tốt hơn, bền hơn, yên tâm hơn khi sử dụng, hậu mãi tốt - Tại bàn tròn “Quan điểm và thái độ của người tiêu dùng thời lạm phát” do BSA tổ chức gần đây, nhiều ý kiến cũng cho rằng: người tiêu dùng đồng ý ủng hộ hàng Việt nhưng cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải đưa ra những sản phẩm tốt. Như vậy thay vì khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam là yêu nước”, chuyển giao 100% trọng trách yêu nước cho người tiêu dùng thì các doanh nghiệp cũng cần nêu cao tinh thần “Sản xuất hàng chất lượng cao là yêu nước” trong cuộc đua giành khách hàng cho mình. - Bài viết “ Tin hoạt động của quốc hội - Cần nhiều nỗ lực để phát triển kinh tế-xã hội ổn định, bền vững”(28/10/2009) đã bàn về báo cáo của Chính phủ đối với tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và nhiệm vụ của năm 2010.Theo đó, bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã nêu ý kiến: thời gian qua, nhiều địa phương quan tâm đến thị trường nội địa, đặc biệt là các thành phố lớn. Cùng với Đề án phát triển thị trường nội địa, chương trình khuyến khích người Việt dùng hàng Việt cũng là một quyết sách đúng đắn, được sự đồng tình của xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được giao làm đầu mối triển khai chương trình này là rất phù hợp bởi đây là một hoạt động xã hội đòi hỏi có sự hưởng ứng của toàn xã hội với mục đích ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, người Việt Nam có quyền yêu cầu các nhà sản xuất Việt Nam phải đảm bảo chất lượng, giá cả, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chứ không phải chỉ có yêu cầu một phía đối với người tiêu dùng. Ngược lại, đây cũng là trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh muốn người tiêu dùng Việt Nam có thể lựa chọn và sử dụng hàng Việt Nam thì cần tìm cách để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành… tạo điều kiện cho người tiêu dùng an tâm lựa chọn sử dụng hàng Việt Nam.(Mạnh Hùng – Thanh Hà ) - Theo báo Sài Gòn giải phóng, bài viết “ Hàng Việt còn xa người lao động” (30/3/2010) đã chỉ ra rằng:”Dù là đối tượng có thu nhập thấp nhưng công nhân lao động mới chỉ sử dụng khoảng 20% hàng Việt trong tổng số nhu cầu chi dùng của mình”.Điều này cho thấy hàng Việt còn quá xa với người lao động bởi chúng ta biết quá ít thông tin về hàng Việt, và hàng Việt không thể chỉ cạnh tranh bằng “lòng yêu nước”. - Trên trang báo www.vietnamnet.vn đã đưa bài viết vào thứ 2, ngày 01/12/2008 với tiêu đề “Thời trang mùa đông – người tiêu dùng ưu tiên hàng nội địa” đã đưa ra nhận xét: hàng “ made in Việt Nam” ngày càng được ưa chuộng. Nhiều người tiêu dùng nhận xét, quần áo nội tuy chưa phong phú về kiểu dáng, mẫu mã nhưng chất liệu, chất lượng đã tiến bộ nhiều, giá cả lại chấp nhận được. Sự nghiêng về hàng nội địa của nhiều người tiêu dùng Hà Nội hiện nay có thể thấy rõ tại Hội chợ Thời trang Việt Nam 2008 vừa được tổ chức tại Hà Nội với 150 đơn vị tham gia hội chợ, trong đó chiếm 90% là các thương hiệu thời trang nội địa. - Trên trang báo www.vneconomy.com đã đưa bài viết vào thứ 4, ngày 30/09/2009 với tiêu đề “Dùng hàng Việt: “Quả bóng đang ở chân doanh nghiệp!” đưa ra nguyên nhân tại sao người Việt lại sử dụng hàng Việt.=> Trong cuộc khảo sát đang diễn ra trên VnEconomy với hàng nghìn ý kiến tham gia thì có tới 47% người tiêu dùng cho rằng ủng hộ doanh nghiệp Việt là nguyên nhân quan trọng nhất khi họ dùng hàng Việt. Tỷ lệ này bỏ xa nguyên nhân quan trọng thứ hai là giá thành hợp lý (25%). - Ông Lê Quốc Ân, chủ tịch hiệp hội Dệt May Việt Nam khẳng định “ Quần áo nội đang mạnh dần lên”. Theo thống kê từ đầu năm đến nay, tiêu thụ hàng dệt may ở nội địa phát triển thêm 18%. Con số này cho thấy người tiêu dùng trong nước đang ủng hộ hàng Việt. Hai vấn đề cốt lõi trong cạnh tranh hàng dệt may là giá cả và mẫu mã. Hiện nay, hàng nội địa đã chiếm trên 50% thị trường. Tuy nhiên, hàng nội địa chỉ mạnh về quần áo nam giới và trẻ em. Trong khi đó, dòng hàng thời trang nữ chưa cạnh tranh nổi với hàng ngoại nhập. Do đó, để lấy được thị trường thời trang nữ và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn thì các doanh nghiệp dệt may cần phải nghiên cứu thị trường, xây dựng lực lượng thiết kế mẫu sao cho phù hợp thị hiếu. Hiện các doanh nghiệp trong ngành đang có chương trình đào tạo các nhà thiết kế mẫu, đồng thời mời gọi các nhà thiết kế nước ngoài. - Trên trang báo www.vietnamnet.vn đã đưa bài viết vào thứ 4, ngày 3/2/2010 với tiêu đề “ Người Việt dùng hàng Việt ”. Bài viết có đề cập đến sự cạnh tranh giữa bánh kẹo nội – ngoại. => Một khảo sát của Nielsen Việt Nam cho thấy, cạnh tranh giữa bánh kẹo nội - ngoại hiện có phần ngang ngửa, tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước đang đầu tư mạnh cho dây chuyền sản xuất hiện đại, nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm sang trọng nhằm chiếm lĩnh phân khúc cao cấp từ các nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước đang nhận được hậu thuẫn từ hàng loạt hệ thống phân phối lớn, các siêu thị hiện đại và người tiêu dùng nội địa. Và hầu hết khách hàng cho biết họ chọn bánh kẹo với tiêu chí chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu. - Theo báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, bài viết vào ngày 20/1/2010 với tiêu đề “ người Việt dùng hàng Việt: Cơ hội để hàng Việt lên ngôi ” đã đề cập đến vấn đề do đâu người Việt sính hàng ngoại. => Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động đã và đang là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản xuất, phát triển thị trường nội địa. Tuy nhiên, qua một chặng đường ngắn, các doanh nghiệp cũng cần nhìn nhận lại lợi thế và thách thức đang đặt ra. Một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Grey Group cho thấy, có tới 77% người tiêu dùng Việt ưa chuộng thương hiệu nước ngoài, trong khi con số trung bình này trên toàn châu Á chỉ là 40%. Liệu các doanh nghiệp Việt Nam có trả lời được câu hỏi: Do đâu người Việt sính hàng ngoại ? Câu trả lời nằm trong chính nhà sản xuất và người tiêu dùng. - Trang báo thế giới và Việt Nam đã đưa tin “ Người Việt dùng hàng Việt ” vào ngày 21/8/2009 với nội dung hàng nội địa đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.=> Hiện cũng đã có nhiều doanh nghiệp phân phối hàng hóa vào cuộc với các kết quả rất cụ thể: Big C và Metro đang bày bán tới 80% hàng hóa nội, hệ thống siêu thị của Hapro, Vinatex… cũng bày trên 90% hàng hóa nội… Tuy nhiên, ngay tại buổi phát động “Người Việt ưu tiên dùng sữa Việt”, do Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) tổ chức ngày 18/8, tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia vẫn phải kêu lên rằng “Nhiều sản phẩm sữa của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu ngược vào các thị trường hàng đầu thế giới. Tại sao người tiêu dùng cứ chạy theo các loại sữa nhập khẩu, giá cao trong khi sữa nội cùng chất lượng rẻ hơn nhiều?”. Vấn đề ở đây vẫn là yếu tố “tâm lý và thói quen” của người tiêu dùng. - Trang báo kinh tế ngày 28/9/2009 đã đưa bài viết “ Làm gì để người Việt dùng hàng Việt ” với nội dung đồng hành và tôn vinh hàng Việt.=> Để hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng thì không thể không nhắc đến vai trò của các kênh phân phối, đặc biệt là kênh phân phối hiện đại như hệ thống các siêu thị. Với 12 năm cùng đồng hành và tôn vinh hàng Việt thông qua chương trình “Người tiêu dùng và hàng Việt Nam chất lượng cao” được thực hiện vào tháng 9 hàng năm, hệ thống Co.opMart được xem là đơn vị tiên phong trong việc đồng hành và tôn vinh hàng Việt Nam chất lượng cao đến với người tiêu dùng. Hơn 95% hàng hóa đang kinh doanh tại hệ thống Co.opMart là hàng sản xuất tại Việt Nam. Khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” như một ngọn lửa lớn thắp lên lòng tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt. Việc lựa chọn mua sản phẩm này hay sản phẩm khác đều do người tiêu dùng quyết định. Cuộc vận động này có lẽ được hầu hết người tiêu dùng Việt Nam ủng hộ. Người tiêu dùng ý thức và chọn mua hàng Việt với ý nghĩ mua hàng Việt không chỉ là yêu nước, mà còn giúp doanh nghiệp Việt mạnh lên, nộp thuế nhiều lên, tạo nhiều công ăn việc làm hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính người dân. - Trên trang báo www.thoibaoviet.com đã đưa bài viết vào thứ 7, ngày 29/8/2009 với tiêu đề “ Hưởng ứng chương trình người Việt dùng hàng Việt ”. Phó tổng giám đốc Big C Thăng Long - Nguyễn Thái Dũng cho hay, tất cả sản phẩm nằm trong chương trình giảm giá đều là sản phẩm nội địa. Trong chính sách thu mua của BigC, sản phẩm sản xuất trong nước luôn được ưu tiên hàng đầu. Các sản phẩm nhập khẩu còn lại như rượu, sữa, chocolate... chỉ mang tính chất là đa dạng hóa gian hàng. "Hiện siêu thị của chúng tôi đang có 95% sản phẩm được sản xuất trong nước", ông Dũng nói. Hay như câu nói "Người Việt đang quan tâm đến hàng Việt" ngày nay đã trở thành câu nhận xét chung của nhiều đại diện siêu thị. Chính vì thế, có những siêu thị trước đây được mệnh danh là “thiên đường của hàng ngoại” như MaxiMark thì nay hàng nội cũng đã chiếm tới 70% doanh số. Đại diện MaxiMark giải thích: “Chúng tôi thay đổi chiến lược là do doanh thu hàng nội tăng 30% trong 3 năm gần đây. Trong khi đó, hàng ngoại nhập lại có doanh thu giảm dần". Nguyên nhân việc hàng ngoại bị "truất ngôi" được giải thích là do hàng nội rẻ hơn nhiều trong khi chất lượng không khác nhau nhiều lắm. - Trên trang báo www.ca.cand.com.vn đã đưa ra bài viết vào ngày 29/10/2009 với tiêu đề “ Chiến dịch người Việt dùng hàng Việt tại TP.HCM ”. Bài viết có đề cập đến các hình thức khuyến mại cho chiến dịch người Việt dùng hàng Việt.=> Thị trường thành phố tiếp tục được các nhà sản xuất trong nước mở rộng khai thác, đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm bằng các hình thức khuyến mãi cho chiến dịch "Người Việt dùng hàng Việt". Theo Cục Thống kê TP HCM, ước tính 10 tháng đầu năm tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn TP HCM đạt 220.541 tỷ đồng (tăng 18,6% so cùng kỳ năm 2008). Riêng trong tháng 10, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 3,5% so với tháng 9. Thị trường thành phố tiếp tục được các nhà sản xuất trong nước mở rộng khai thác, đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm bằng các hình thức khuyến mãi cho chiến dịch "Người Việt dùng hàng Việt". - Trang báo www.daidoanket.vn đã đưa tin bài “ Làm sao để người Việt chọn hàng Việt? Nhớ lại 10 năm Đại Đoàn Kết tôn vinh thương hiệu Việt ” vào ngày 29/9/2009. Tiến sĩ Phạm Viết Muôn, khi còn là Viện trưởng Viện chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công nghiệp) có nói: “Ranh giới giữa thị trường trong nước và thế giới dần dần bị xóa nhòa. Sản phẩm chế tạo tại Việt Nam dù tiêu thụ ở đâu cũng phải bị sản phẩm các nước khác cạnh tranh. Sự cạnh tranh thắng lợi nếu đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Những sản phẩm như thế, chúng ta đã có và đang có ngày càng nhiều về số lượng, phong phú về chất lượng, mẫu mã và đa dạng về công nghệ sản xuất. Điều này dễ dàng nhận thấy qua thị trường hàng hóa Việt Nam mấy năm gần đây. Và đặc biệt qua kết quả Topten do người tiêu dùng bình chọn được báo Đại Đoàn Kết tổ chức hàng năm. Đây là thành công rất lớn của báo giương cao ngọn cờ khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. - (Nên trình bày theo phương thức kẻ bảng đã dược học ở phần thu thập thông tin Chú trọng đến ngày tháng , báo gì , nội dung chính ntn?) 3.Mục đích nghiên cứu,nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát thái độ của người tiêu dùng nữ đối với hàng nội địa Việt Nam (Khảo sát trên địa bàn Hà Nội) - Giúp cho người tiêu dùng nữ thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc dùng hàng nội địa Việt Nam. - Giúp cho người tiêu dùng nữ có được những hướng tiếp cận mới đối với hàng nội địa Việt Nam. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích đó, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ cho đề tài nghiên cứu của mình đó là: - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu về người tiêu dùng nữ đối với hàng nội địa Việt Nam tại Hà Nội. - Khảo sát định lượng và định tính về thái độ của người tiêu dùng nữ đối với hàng nội địa Việt Nam tại Hà Nội - Đánh giá, phân tích những biến số tác động đến thái độ của người tiêu dùng nữ trong vấn đề dùng hàng nội địa tại Hà Nội. - Đưa ra kết luận và đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hàng nội địa của người tiêu dùng nữ tại Hà Nội. 4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Thái độ của người tiêu dùng nữ đối với hàng nội địa Việt Nam ( khảo sát tại Hà Nội ). 4.2. Khách thể nghiên cứu - Người tiêu dùng nữ tại Hà Nội. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Quận Cầu Giấy, Quận Hoàng Mai, Huyện Từ Liêm. 4.4. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 2/ 2010 đến tháng 8/2010 5. Gỉa thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 5.1. Gỉa thuyết nghiên cứu - Đối với mỗi lứa tuổi khác nhau thì có nhu cầu dùng hàng nội địa khác nhau. - Phần lớn phụ nữ Việt Nam hiện nay khi dùng mỹ phẩm, họ ít dùng hàng nội địa. - Đối với mỗi điều kiện kinh tế của mỗi gia đình khác nhau thì họ sẽ có nhu cầu dùng hàng nội địa khác nhau. - Phần lớn các gia đình có thu nhập tương đối cao thì sẽ ít dùng hàng nội địa. - Hầu hết các sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt thường được sử dụng là hàng nội địa. - Đới với điều kiện KT -XH tại mỗi nơi khác nhau thì có nhu cầu dùng hàng nội địa khác nhau. - Thông qua các chương trình khuyến khích dùng hàng nội địa, người phụ nữ có vẻ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này. 5.2. Khung lý thuyết 5.3. Các biến số 5.3.1. Biến độc lập - Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, vị thế vai trò xã hội. - Điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình (thu nhập) - Thói quen văn hoá, xã hội 5.3.2. Biến phụ thuộc - 5.3.3. Biến can thiệp 6.Thao tác hoá khái niệm 6.1. Khái niệm hàng nội địa - Là hàng hoá được sản xuất ở trong nước,có nhà máy ở trong nước - Có phần giá trị gia tăng tạo ra t
Luận văn liên quan