Đề tài Thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối của Việt Nam

Còn gọi là tài khoản vãng lai, ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Cán cân vãng lai bao gồm: a.Cán cân thương mại Nói lên chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại phản ánh toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá. Hàng hoá được IMF chia thành 5 loại: hàng hoá thông thường; hàng hoá gia công, chế biến; giá trị sửa chữa hàng hoá; hàng hoá cung cấp tại cảng và vàng phi tiền tệ (Vàng tiền tệ: Là vàng thuộc sở hữu của các cơ quan quản lý tiền tệ (hoặc do tổ chức khác sở hữu nhưng đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý tiền tệ) nhằm mục đích dự trữ. Các loại vàng còn lại được gọi là vàng phi tiền tệ). b.Cán cân dịch vụ Là số tiền chi trả thuần tiền lãi và lợi tức cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như số tiền thu và chi từ du lịch quốc tế và các giao dịch khác. Cán cân dịch vụ phản ánh toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ. Trong thống kê cán cân thanh toán quốc tế, IMF phân dịch vụ thành 11 loại lớn, bao gồm: Vận tải; du lịch; dịch vụ bưu điện và đưa tin; dịch vụ xây dựng; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ tài chính; dịch vụ tin học và máy tính; phí bản quyền và cấp giấy phép; dịch vụ kinh doanh khác; dịch vụ văn hoá và giải trí cá nhân; dịch vụ Chính phủ. c.Cán cân thu nhập Thu nhập có được từ nhiều hoạt động khác nhau, nhưng trong thống kê cán cân thanh toán quốc tế, thu nhập được phân thành hai loại: thu nhập từ lao động và thu nhập từ đầu tư. Thu nhập từ lao động (có được do cung cấp sức lao động): Là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.

pdf35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌ C KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌ C @@@ Môn: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI VÀ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM Thực hiện : Nhóm2 Lớp : Ngân hàng đêm 2 Khóa : 18 GVHD : TS. Trươn g Q uang Thông TP.H Ồ CHÍ MINH - 04/2010 Nội Dung 1.Cơ sở lý luận về cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối -------------------------------------1 1.1Cán cân vãng lai -----------------------------------------------------------------------------------1 a.Cán cân thương mại ---------------------------------------------------------------------------------1 b.Cán cân dịch vụ -------------------------------------------------------------------------------------1 c.Cán cân thu nhập ------------------------------------------------------------------------------------1 d.Kiều hối và các khoản chuyển nhượng khác ----------------------------------------------------2 e.Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai -----------------------------------------------------2 1.2 Dự trữ ngoại hối ---------------------------------------------------------------------------------2 +Dự trữ ngọai hối nhà nước ------------------------------------------------------------------------- +Các hình thức dự trữ ngoại hối -------------------------------------------------------------------- +Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ ------------------------------------------------------------------ 1.3 Mối quan hệ giữa thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại --------------------------3 2.Thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối của Việt Nam ---------------------------3 2.1Tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam -------------------3 2.2Nguy cơ khủng hoảng của thâm hụt tài khoản vãng lai ----------------------------------6 2.3Cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối Việt Nam ---------------------------------------8 a. Cán cân thanh toán của Việt Nam ----------------------------------------------------------------8 b.Dự trữ ngoại hối của Việt Nam -------------------------------------------------------------------11 2.4Nguyên nhân và giải pháp đối với thâm hụt tài khoản vãng lai ------------------------12 a.Đầu tư tăng cao --------------------------------------------------------------------------------------12 b.Mức tiết kiệm thấp ----------------------------------------------------------------------------------14 c.Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai --------------------------------------------14 d.Gợi y về giải pháp -----------------------------------------------------------------------------------15 1.Cơ sở lý luận về cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối 1.1Cán cân vãng lai: Còn gọi là tài khoản vãng lai, ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Cán cân vãng lai bao gồm: a.Cán cân thương mại Nói lên chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại phản ánh toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá. Hàng hoá được IMF chia thành 5 loại: hàng hoá thông thường; hàng hoá gia công, chế biến; giá trị sửa chữa hàng hoá; hàng hoá cung cấp tại cảng và vàng phi tiền tệ (Vàng tiền tệ: Là vàng thuộc sở hữu của các cơ quan quản lý tiền tệ (hoặc do tổ chức khác sở hữu nhưng đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý tiền tệ) nhằm mục đích dự trữ. Các loại vàng còn lại được gọi là vàng phi tiền tệ). b.Cán cân dịch vụ Là số tiền chi trả thuần tiền lãi và lợi tức cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như số tiền thu và chi từ du lịch quốc tế và các giao dịch khác. Cán cân dịch vụ phản ánh toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ. Trong thống kê cán cân thanh toán quốc tế, IMF phân dịch vụ thành 11 loại lớn, bao gồm: Vận tải; du lịch; dịch vụ bưu điện và đưa tin; dịch vụ xây dựng; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ tài chính; dịch vụ tin học và máy tính; phí bản quyền và cấp giấy phép; dịch vụ kinh doanh khác; dịch vụ văn hoá và giải trí cá nhân; dịch vụ Chính phủ. c.Cán cân thu nhập Thu nhập có được từ nhiều hoạt động khác nhau, nhưng trong thống kê cán cân thanh toán quốc tế, thu nhập được phân thành hai loại: thu nhập từ lao động và thu nhập từ đầu tư. Thu nhập từ lao động (có được do cung cấp sức lao động): Là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. 1 Thu nhập từ đầu tư (có được do cung cấp vốn): Là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá, cho vay,… d.Kiều hối và các khoản chuyển nhượng khác Chuyển giao vãng lai một chiều: Phản ánh giá trị các khoản cho, tặng (bằng tiền hoặc hiện vật) giữa người cư trú và người không cư trú với mục đích tiêu dùng. Một khoản viện trợ của các tổ chức quốc tế nhằm cứu trợ nhân đạo được phản ánh vào tiểu mục chuyển giao vãng lai một chiều. Nhưng, nếu một khoản viện trợ không hoàn lại gắn với mục đích đầu tư hay là một cấu phần của khoản tài trợ có mục đích đầu tư thì không được phản ánh tại tiểu mục chuyển giao vãng lai một chiều mà được hạch toán vào cán cân vốn và tài chính. e.Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai Khi phân tích các yếu tố tác động đến cán cân vãng lai, chúng ta dựa trên nguyên tắc cetaris paribus. Nghĩa là, nghiên cứu tác động của một nhóm nhân tố thì ta cố định các nhân tố khác. Do cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của quốc gia đó, việc xác định và điều phối các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai rất quan trọng. Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là: Ảnh hưởng của lạm phát. Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì cán cân vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu khác bằng nhau. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân. Nếu thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu các hàng hóa đó sẽ giảm. Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ. Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng tăng trên thực tế. Việc gia tăng áp dụng thuế nhập khẩu nhằm làm tăng tài khoản vãng lai, trừ trường hợp các chính phủ khác trả đũa. 1.2 Dự trữ ngoại hối Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia. Các hình thức dự trữ ngoại hối - Tiền mặt - Số dư của tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài - Hối phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của chính phủ nước ngoài, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế - Vàng - Các loại ngoại hối khác 2 Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ Có ba tiêu chí chính: - Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo Nói cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ than h toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo đánh giá của IM F, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối. - Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài. - Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ từ 10% đến 20% được coi là đủ dự trữ ngoại hối. Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên. 1.3 Mối quan hệ giữa thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối Về cơ bản cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm 4 thành phần sau: - Tài khoản vãng lai (hay còn gọi là cán cân vãng lai) - Tài khoản vốn (hay còn gọi là cán cân vốn) gồm: Đầu tư trực tiếp (FDI); Vay trung hạn và dài hạn; Vay ngắn hạn; Đầu tư gián tiếp (portfolio investment). - Sai số - Dự trữ ngoại hối Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn phải luôn ở trong trạng thái cân bằng. Nếu ở đâu đó có nhắc tới thặng dư cán cân thanh toán, thì đó là nhắc tới chênh lệch giữa Tài khoản vãng lai và Tài khoản vốn (hạng mục sai số, thường nhỏ). Và nếu có thặng dư giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thì lúc đó vai trò của dự trữ ngoại hối sẽ phát huy tác dụng. Nếu Tài khoản vãng lai bị thâm hụt, và số dư trên Tài khoản vốn không đủ để đáp ứng cho thâm hụt tài khoản vãng lai, thì nhà nước phải sử dụng tới nguồn dự trữ ngoại hối. Trong cán cân thanh toán, khi nhà nước sử dụng Dự trữ ngoại hối. Mặc dù điều này làm giảm dự trữ ngoại hối, nhưng bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu dương, do đây là nguồn tiền từ dự trữ ngoại hối đưa vào cán cân thanh toán. Ngược lại, khi tài khoản vãng lai có thặng dư lớn, làm tăng dự trữ ngoại hối, thì bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu âm (do tiền được rút ra khỏi cán cân thanh toán và đưa vào dự trữ ngoại hối). 2.Thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối của Việt Nam 2.1 Tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam Việt Nam là một nước nhập siêu truyền thống. Trừ năm 1992 có mức xuất siêu 40 triệu USD; thì Việt Nam chưa bao giờ có xuất siêu, mức nhập siêu ngày càng tăng, và tăng rất nhanh từ năm 2002 đến nay. Riêng năm 2008, mức nhập siêu tăng đột biến. 3 Tình hình nhập siêu của Việt Nam từ 1996 đến 2009 20 18 16 14 12 D S U 10 ỷ T 8 6 4 2 0 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 Đáng chú ý là, trong lúc Việt Nam nhập siêu, hầu hết các nước trong khu vực đang xuất siêu, thậm chí xuất siêu lớn. Vì cán cân thương mại (xuất nhập khẩu) là thành phần chính của tài khoản vãng lai nên với tình hình nhập siêu như trên đã khiến cho tài khoản vãng lai của Việt Nam có mức thâm hụt cao trong khi các nước khác trong khu vực lại có thặng dư. Hình 1 là biểu đồ tình hình tài khoản vãng lai của các nước trong khu vực châu Á. Ngoại trừ Ấn độ là cũng có thâm hụt tài khoản vãng lai, Việt Nam là nước duy nhất trong khối ASEAN có thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng kể cả so với Ấn độ, thì về mặt tương đối mức độ thâm hụt của Việt Nam là quá lớn, lên tới khoảng 10% của GDP so với khoảng 2% của Ấn độ. So với các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Phillipine, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, thì tình hình tài khoản vãng lai của Việt Nam là rất đáng lo ngại. Hầu hết các nước trong khu vực đều có thặng dư tài khoản vãng lai, trong khi đó Việt Nam lại thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo số liệu của báo cáo của Meril Lynch cho thấy, tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, thì các nước đều có tỷ lệ thặng dư trên GDP khá lớn, Thái Lan là hơn 5% và Malaysia là hơn 10%. Bức tranh ở Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại, mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam trong năm 2007 lên tới gần 10%. Hình 1. Tài khoản vãng lai của các nước khu vực châu Á (% của GDP) năm 2007 Có thể nói trong điều kiện một nền kinh tế mở, việc xuất hiện tình trạng thâm hụt hay thặng dư hoàn toàn là điều bình thường. Với Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng cao, ở giai đoạn đầu của phát triển, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường, và nhiều khi là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nếu con số thâm hụt chỉ ở mức vừa phải (thông thường là dưới 5%), thì không đáng lo ngại. Nhưng khi thâm hụt tài khoản vãng lai vượt ngưỡng này sẽ gây ra rủi ro 4 cho nền kinh tế. Nếu so với Thái Lan trước khủng hoảng, thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này vào năm 1995-1996 là khoảng 8%. Hình 2. Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi năm 2007 (% của GDP) Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch Hình 3. Thâm hụt thương mại của Việt Nam theo tháng Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Báo cáo của HSBC Hình 2 là biểu đồ so sánh Việt nam với những nước được coi là những nền kinh tế mới nổi. Việt Nam không phải là nước duy nhất bị thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng ở mức độ so sánh tương đối thì Việt Nam vượt xa các nước khác về mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai. Những tháng đầu năm 2008, tình hình trở nên khá nghiêm trọng, khi nhập khẩu tăng đột biến. Hình 3, cho thấy con số nhập siêu của Việt Nam xấu đi nghiêm trọng theo từng tháng. Rõ ràng là, với tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như vậy, việc các báo trong và ngoài nước, cũng như các tổ chức nước ngoài bày tỏ quan ngại về nền kinh tế VN là không phải không có căn cứ. Thâm hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu? Trước khi chuyển sang phần đánh giá khả năng ảnh hưởng của thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi là: Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu? Đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề nhập siêu. Có thể tóm tắt là: nhập siêu tự nó không tốt cũng không xấu. Thâm hụt tài khoản vãng lai chỉ xấu khi thâm hụt quá lớn và dẫn tới khủng hoảng cán cân thanh toán, mất giá đồng tiền. “Xấu” và “tốt” của nhập siêu tùy thuộc vào nội dung nội tại của nhập siêu cũng như những bối cảnh cụ thể, chính sách cụ thể, tình hình tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô cụ thể. Vì vậy, cần phân tích những nguyên nhân xác thực của 5 nhập siêu để có kết luận thỏa đáng và từ đó, nếu thấy cần thiết thì tìm giải pháp cho những tình huống cụ thể. Tuy nhiên, dường như có một quan niệm phổ biến (không chỉ ở Việt Nam) là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt và thể hiện một nền kinh tế yếu kém và ngược lại xuất siêu và có thặng dư trên tài khoản vãng lai, thì quan niệm này cho rằng thặng dư thương mại là điều tốt và thể hiện một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù trong một số ít trường hợp, quan niệm như trên không phải là không đúng, nhưng theo lý thuyết kinh tế thì không hẳn là như vậy. Trong nhiều trường hợp, thì thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư, được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước. Và trong nhiều trường hợp khác, thì sự mất cân bằng của cán cân thương mại (thặng dự hay thâm hụt) chẳng phải là một dấu hiệu nghiêm trọng nào. Tức là một quốc gia có thể sử dụng nguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong nước. Một ví dụ điển hình là tài khoản vãng lai của nền kinh tế Hoa Kỳ luôn ở trong tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Điều này không thể hiện Hoa Kỳ là một nền kinh tế yếu kém. Ngược lại, một tài khoản vãng lai có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn. Tức là nguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước. Và trong nhiều trường hợp khác, thì sự mất cân bằng của cán cân thương mại (thặng dự hay thâm hụt) chẳng phải là một dấu hiệu nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thì thâm hụt thương mại (nhập siêu) và hệ quả là thâm hụt tài khoản vãng lai thực sự gây ra nhiều vấn đề cho một số nước. Nhiều nước đã lâm vào khủng hoảng (khủng hoảng nợ, khủng hoảng đồng tiền) sau khi có mức thâm hụt thương mại lớn, thường xuyên và lâu dài. Điển hình là cuộc khủng hoảng Châu Á những năm 1997-1998. 2.2 Nguy cơ khủng hoảng của thâm hụt tài khoản vãng lai Thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai thường được hiểu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, và tiêu dùng trong nước nhiều hơn khả năng sản xuất. Làm thế nào để một quốc gia có thể duy trì thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai? Tương tự như ở một hộ gia đình, để có thể tiêu dùng nhiều hơn thu nhập, một gia đình sẽ có hai cách để có tiền trang trải cho tiêu dùng cao hơn thu nhập của mình. Đó là: (i) đi vay; và (ii) bán tài sản. Ở cấp quốc gia, khi có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, thì để có tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, cần có dòng vốn chảy vào (FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA). Nên thông thường, thâm hụt thương mại (và tài khoản vãng lai) thường đi cùng với thặng dư trên tài khoản vốn. Nếu không có thặng dư trên tài khoản vốn (tương tự như cấp ở hộ gia đình là không vay đủ tiền), thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho các nhu cầu NK của mình (bán tài sản). Nếu dự trữ ngoại hối không đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng tiền buộc phải mất giá. 6 Hình 4. Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam trong những n ăm qua Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Barclays Capital. Con số của năm 2007 là số ước lượng, còn số của năm 2008 là số dự kiến Như Hình số 4 cho thấy, không phải đến năm 2007 Việt Nam mới nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng đến năm 2007 thì tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai tăng mạnh, và trong năm 2008 thâm hụt còn lớn hơn nữa. Cũng theo Hình số 4, trước năm 2008, mặc dù Việt Nam liên tục bị thâm hụt tài khoản vãng lai, nhưng trong cán cân thanh toán, tài khoản vốn luôn có thặng dư. Trong trường hợp của Việt Nam trong năm 2007, mặc dù tài khoản vãng lai thâm hụt lớn, nhưng do triển vọng của nền kinh tế được nhận định là tốt nên tài khoản vốn lại thặng dư do các nguồn như đầu tư trực tiếp (FDI) đạt 6,5 tỷ USD, viện trợ chính thức (ODA) đạt 1,6 tỷ USD, đầu tư gián tiếp (Portfolio investment) đạt 6,2 tỷ USD, và kiều hối đạt hơn 6 tỷ USD. So với năm 2007, nền kinh tế trong năm 2008 không còn được đánh giá là tốt như năm 2007, do một loạt các vấn đề như lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán đi xuống. Cụ thể là Quốc hội đã phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng từ mức 8,5-9% xuống còn mức 7% trong năm 2008. Điều này làm dấy lên mối lo ngại là với mức nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như hiện nay, nếu nguồn vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam bao gồm ODA
Luận văn liên quan