Đề tài Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp

Trong bối cảnh thịtrường thếgiới có nhiều biến động, giá dầu tăng cao, khủng hoảng nhà đất ởMỹ, thì ởtrong nước cùng với lạm phát tăng cao, thi trường bất động sản đóng băng, thịtrường chứng khoán mất điểm liên tục, việc thâm hụt cán cân thương mại và tài khoản vãng lai trong năm 2007 rất lớn và những tháng đầu năm 2008 cho thấy chiều hướng ngày càng xấu đi đã làm dấy lên những quan ngại của nhiều nhà hoạch định chính sách cũng nhưcác chuyên gia kinh tếcho rằng việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là đáng lo ngại, không thểkéo dài (unsustainable), và có thểdẫn tới khủng hoảng kinh tế. Trong thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước cũng nhưcác tổchức nước ngoài đồng loạt đưa ra các báo cáo không tích cực vềsựbất ổn kinh tếvĩmô của Việt Nam. Trong báo cáo của Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội 31/5/2008 cũng đềcập tới vấn đềnhập siêu có thểgây ra mất cân bằng cán cân thanh toán và ảnh hưởng đến kinh tếvĩmô. Theo kinh nghiệm quốc tếcũng nhưl y thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có các biện pháp cần thiết (nhưtăng lãi suất, hạ/phá giá (devaluate) đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ, thì nền kinh tếcó thểsẽgặp phải nguy cơkhủng hoảng tiền tệ. Một trường hợp hay được lấy ra làm ví dụ đó là cuộc khủng hoảng tiền tệcủa Thái Lan năm 1997, khi nước này do thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn, cùng với các khoản vay nợngắn hạn không có khảnăng thanh toán đã không thểgiữ giá được đồng tiền, và dữtrữngoại hối bịcạn kiệt.

pdf33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Trung tâm Phân tích và Dự báo (CAF) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp1 Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đức Nhật, Nguyễn Cao Đức (Bản thảo số 3) Hà nội, ngày 7 tháng 8 năm 2008 1 Bài viết phục vụ Hội thảo “Tình hình kinh tế Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Quốc hội” trong khuôn khổ hợp tác giữa Ủy ban Kinh tế Quốc Hội và Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, 2-3/7/2008 Mũi Né, Phan Thiết. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng tiếp cận các số liệu, bài viết này sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau, cũng như dựa trên số liệu được cung cấp trong các báo cáo khác. Người đọc cũng nên lưu rằng trong một số trường hợp có sự khác biệt đáng kể về mặt số liệu giữa các nguồn khác nhau. Các số liệu ở đây chỉ mang tính minh họa và tham khảo. Mọi y kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ anhnguyenlancaster@yahoo.com hoặc nguyenthang98@yahoo.com Vietnam’s current account deficits 1 Mục lục I. Mở đầu............................................................................................................................. 3 II. Tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam ............................... 5 III. Nguy cơ khủng hoảng của thâm hụt tài khoản vãng lai................................................ 9 IV. Nguyên nhân và giải pháp đối với thâm hụt tài khoản vãng lai ................................. 16 4.1 Đầu tư tăng cao? ..................................................................................................... 16 4.2 Mức tiết kiệm thấp .................................................................................................. 21 4.3 Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai............................................... 22 4.4. Gợi y về giải pháp ............................................................................................... 26 V. Lời kết .......................................................................................................................... 28 VI. Một số tài liệu tham khảo ........................................................................................... 29 Hộp số 1 ............................................................................................................................ 31 Hộp số 2 ............................................................................................................................ 32 Phụ lục 1: Tình hình tài khoản vãng lai của các nước châu Á trước khủng hoảng 1997 . 33 Vietnam’s current account deficits 2 I. Mở đầu Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, giá dầu tăng cao, khủng hoảng nhà đất ở Mỹ, thì ở trong nước cùng với lạm phát tăng cao, thi trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán mất điểm liên tục, việc thâm hụt cán cân thương mại và tài khoản vãng lai2 trong năm 2007 rất lớn và những tháng đầu năm 2008 cho thấy chiều hướng ngày càng xấu đi đã làm dấy lên những quan ngại của nhiều nhà hoạch định chính sách cũng như các chuyên gia kinh tế cho rằng việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là đáng lo ngại, không thể kéo dài (unsustainable), và có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Trong thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước cũng như các tổ chức nước ngoài đồng loạt đưa ra các báo cáo không tích cực về sự bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam.3 Trong báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội 31/5/2008 cũng đề cập tới vấn đề nhập siêu có thể gây ra mất cân bằng cán cân thanh toán và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như l y thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có các biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, hạ/phá giá (devaluate) đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ, thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Một trường hợp hay được lấy ra làm ví dụ đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thái Lan năm 1997, khi nước này do thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn, cùng với các khoản vay nợ ngắn hạn không có khả năng thanh toán đã không thể giữ giá được đồng tiền, và dữ trữ ngoại hối bị cạn kiệt. 2 Trong các hạng mục của Tài khoản vãng lai thì Cán cân Thương mại là quan trọng nhất. Thông thường nếu có thâm hụt tài khoản vãng lai, thì nguyên nhân chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại, nên trong bài viết này tác giả sử dụng các thuật ngữ thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt cán cân thương mại gần như tương đương nhau. Để hiểu rõ hơn, đề nghị xem Hộp 1. 3 Một số ví dụ: tờ Times Online, số ra ngày 13/6/2008 ra bài Việt Nam trên bờ khủng hoảng tiền tệ kiểu Thái (Vietnam on brink of Thai Baht-style currency crisis of 1997); Tờ Dismal Scientist ra ngày 11/6/2008 có bài “Việt Nam đang gặp phải khủng hoảng tiền tệ?” (Is Vietnam facing a currency crisis?), Tờ Thanhnien News ngày 20/4/2008 có bài “Thâm hụt tài khoản vãng lai đáng lo ngại”. Hay bài viết của Matt Steinglass đăng trên báo VOA, ngày 13/6/2008, với tiêu đề “Lam phát, thâm hụt thương mại là nguyên nhân lo ngại ở Việt Nam” (Inflation, trade deficit cause worry in Vietnam). Vietnam’s current account deficits 3 Trong năm 2007 mức thâm hụt thương mại lên tới 11 tỷ USD, với thâm hụt tài khoản vãng lai xấp xỉ 7 tỷ USD, tương đương 11% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 4 Thông thường với các nước trên thế giới, thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 5% của GDP đã là đáng lo ngại. Vào những tháng đầu năm 2008, xu hướng thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam còn tăng nhanh hơn nữa. Thâm hụt cán cân thương mại tính tới tháng 5 năm 2008 là 14,4 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mức của năm 2007. Hình 1. Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % của GDP Nguồn: Báo cáo của Barclays Capital Hình số 1 cho thấy tình hình nhập siêu và tài khoản vãng lai của Việt Nam trong những năm qua. Có thể nói, nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai không phải là một hiện tượng mới lạ với Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu và bị thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, sang năm 2007, con số nhập siêu lớn và thâm hụt tài khoản vãng lai là rất lớn cao hơn nhiều so với các năm trước. Sang năm 2008, dự kiến con số nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai còn lớn hơn. Với các số liệu có được, rõ ràng là tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như của Việt Nam là không bền vững. 4 Số liệu trong báo cáo Taking Stock (2008) của Ngân hàng Thế giới. Theo số liệu trong báo cáo tháng 5 năm 2008 của Economist Intelligence Unit, thì số liệu thâm hụt cán cân thương mại và tài khoảng vãng lai năm 2007 của Việt Nam là vào khoảng 4 tỷ USD và 3 tỷ USD. Vietnam’s current account deficits 4 Có thể nói, các nhận định của các báo cáo nước ngoài cũng có cơ sở khi đưa ra những nhận định không được sáng sủa về tình hình kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh của nền kinh tế Việt Nam có ảm đạm như vậy hay không? Rủi ro của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán và hệ quả là khủng hoảng tiền tệ là hiện hữu đến mức độ nào? Đâu là nguyên nhân của tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như hiện nay, và đâu là những giải pháp khả thi? Đây là những câu hỏi mà tác giả của bài viết này muốn trả lời. Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết này do thiếu số liệu, tính phức tạp của vấn đề kinh tế vĩ mô, những yếu tố không lường trước được, cũng như hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, nên kết những phát hiện, kết luận và gợi y được đưa ra trong bài viết này hoàn toàn chỉ mang tính trao đổi giữa những người nghiên cứu có quan tâm đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này được bố cục như sau: Phần II của bài viết sẽ xem xét vấn đề nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam một cách tổng quát. Phần III đánh giá nguy cơ của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán. Phần IV sử dụng một số đẳng thức cơ bản trong kinh tế học vĩ mô để phân tích nguyên nhân của thâm hụt tài khoản vãng lai và đưa ra những gợi y về giải pháp. Phẩn V đưa ra một số nhận định và kết luận. II. Tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam Để có một cái nhìn khách quan về tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam, chúng ta cần so sánh với tình hình của các nước điều kiện và hoàn cảnh gần gũi với ta. Hình 2 là biểu đồ tình hình tài khoản vãng lai của các nước trong khu vực châu Á. Ngoại trừ Ấn độ là cũng có thâm hụt tài khoản vãng lai, Việt Nam là nước duy nhất trong khối ASEAN có thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng kể cả so với Ấn độ, thì về mặt tương đối mức độ thâm hụt của Việt Nam là quá lớn, lên tới khoảng 10% của GDP so với khoảng 2% của Ấn độ. So với các nước láng giềng trong khu vực như Thai lan, Phillipine, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, thì tình hình tài khoản vãng lai của Việt Nam là rất đáng lo ngại. Hầu hết các nước trong khu vực đều có thặng dư tài khoản vãng lai, trong khi đó Việt Nam lại thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo số liệu của báo cáo của Meril Lynch cho thấy, tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, thì các nước đều có tỷ lệ thặng dư trên GDP khá lớn, Thái Lan là hơn 5% và Malaysia là hơn 10%. Bức tranh ở Việt Nam Vietnam’s current account deficits 5 lại hoàn toàn ngược lại, mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam trong năm 2007 lên tới gần 10%.5 Hình 2. Tài khoản vãng lai của các nước khu vực châu Á (% của GDP) năm 2007 Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch Có thể nói trong điều kiện một nền kinh tế mở, việc xuất hiện tình trạng thâm hụt hay thặng dư hoàn toàn là điều bình thường. Với Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng cao, ở giai đoạn đầu của phát triển, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình thường, và nhiều khi là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nếu con số thâm hụt chỉ ở mức vừa phải (thông thường là dưới 5%), thì không đáng lo ngại. Nhưng khi thâm hụt tài khoản vãng lai vượt ngưỡng này sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế. Nếu so với Thái Lan trước khủng hoảng, thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này vào năm 1995-1996 là khoảng 8% (xem phụ lục 1). 5 Có một số sai khác nhỏ giữa các nguồn số liệu khác nhau. Số liệu của WB cho thấy là khoảng 11%. Vietnam’s current account deficits 6 Hình 3. Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi năm 2007 (% của GDP) Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch Hình 4. Thâm hụt thương mại của Việt Nam theo tháng Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Báo cáo của HSBC Hình 3 là biểu đồ so sánh Việt nam với những nước được coi là những nền kinh tế mới nổi. Việt Nam không phải là nước duy nhất bị thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng ở mức độ so sánh tương đối thì Việt Nam vượt xa các nước khác về mức độ thâm hụt tài khoản Vietnam’s current account deficits 7 vãng lai. Những tháng đầu năm 2008, tình hình trở nên khá nghiêm trọng, khi nhập khẩu tăng đột biến. Hình 4, cho thấy con số nhập siêu của Việt Nam xấu đi nghiêm trọng theo từng tháng. Rõ ràng là, với tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như vậy, việc các báo trong và ngoài nước, cũng như các tổ chức nước ngoài bầy tỏ quan ngại về nền kinh tế VN là không phải không có căn cứ. Thâm hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu? Trước khi chuyển sang phần đánh giá khả năng ảnh hưởng của thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi là: Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu? Ơ đây, nếu chỉ nhìn vào con số nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai thì chắc chắn sẽ không có câu trả lời rõ ràng. Câu trả lời tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoản vốn. Tuy nhiên, có một điểm cần nhấn mạnh là bản thân việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai về nguyên tắc là không tốt và cũng không xấu. Nó chỉ xấu khi thâm hụt quá lớn và dẫn tới khủng hoảng cán cân thanh toán, mất giá đồng tiền. Để đưa ra một nhận xét về mức độ thâm hụt cán cân thương mại của một quốc gia là tốt hay xấu, chúng ta cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, không thể chỉ nhìn vào con số thâm hụt/thặng dư thương mại (hay thâm hụt/thặng du tài khoản vãng lai) để rồi cho rằng thâm hụt đó là xấu hay tốt. Tuy nhiên, dường như có một quan niệm phổ biến (không chỉ ở Việt Nam) là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt và thể hiện một nền kinh tế yếu kém và ngược lại xuất siêu và có thặng dư trên tài khoản vãng lai, thì quan niệm này cho rằng thặng dư thương mại là điều tốt và thể hiện một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù trong một số ít trường hợp, quan niệm như trên không phải là không đúng, nhưng theo ly thuyết kinh tế thì không hẳn là như vậy. Trong nhiều trường hợp, thì thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Vietnam’s current account deficits 8 Tức là một quốc gia có thể sử dụng nguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong nước. Một ví dụ điển hình là tài khoản vãng lai của nền kinh tế Hoa Kỳ luôn ở trong tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Điều này không thể hiện Hoa Kỳ là một nền kinh tế yếu kém. Ngược lại, một tài khoản vãng lai có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn. Tức là nguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước. Và trong nhiều trường hợp khác, thì sự mất cân bằng của cân cân thương mại (thặng dự hay thâm hụt) chẳng phải là một dấu hiệu nghiêm trọng nào.6 Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thì thâm hụt thương mại (nhập siêu) và hệ quả là thâm hụt tài khoản vãng lai thực sự gây ra nhiều vấn đề cho một số nước. Nhiều nước đã lâm vào khủng hoảng (khủng hoảng nợ, khủng hoảng đồng tiền) sau khi có mức thâm hụt thương mại lớn, thường xuyên và lâu dài. Điển hình là cuộc khủng hoảng Châu Á những năm 1997-1998. III. Nguy cơ khủng hoảng của thâm hụt tài khoản vãng lai Thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai thường được hiểu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, và tiêu dùng trong nước nhiều hơn khả năng sản xuất. Làm thế nào để một quốc gia có thể duy trì thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai? Tương tự như ở một hộ gia đình, để có thể tiêu dùng nhiều hơn thu nhập, một gia đình sẽ có hai cách để có tiền trang trải cho tiêu dùng cao hơn thu nhập của mình. Đó là: (i) đi vay; và (ii) bán tài sản. Ở cấp quốc gia, khi có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, thì để có tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, cần có dòng vốn chảy vào (FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA). Nên thông thường, thâm hụt thương mại (và tài khoản vãng lai) thường đi cùng với thặng dư trên tài khoản vốn. Nếu không có thặng dư trên tài khoản vốn (tương tự như cấp ở hộ gia đình là không vay đủ tiền), thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối để 6 Suranovic (1999) cho rằng một trong những nguyên nhân là do thuật ngữ. Bất kể trong hoàn cảnh nào, thì từ thâm hụt thường có nghĩa xấu, và ngược lại thặng dư thường có nghĩa tốt, và con người thường thích những điều gì đó dư thừa. Vietnam’s current account deficits 9 đáp ứng cho các nhu cầu NK của mình (bán tài sản). Nếu dự trữ ngoại hối không đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng tiền buộc phải mất giá. Hình 5 Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam trong những năm qua Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Barclays Capital. Con số của năm 2007 là số ước lượng, còn số của năm 2008 là số dự kiến Như Hình số 5 cho thấy, không phải đến năm 2007 Việt Nam mới nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng đến năm 2007 thì tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai tăng mạnh, và dự kiến trong năm 2008 sẽ thâm hụt còn lớn hơn nữa. Cũng theo Hình số 5, trước năm 2008, mặc dù Việt Nam liên tục bị thâm hụt tài khoản vãng lai, nhưng trong cán cân thanh toán, tài khoản vốn luôn có thặng dư. Trong trường hợp của Việt Nam trong năm 2007, mặc dù tài khoản vãng lai thâm hụt lớn, nhưng do triển vọng của nền kinh tế được nhận định là tốt nên tài khoản vốn lại thặng dư do các nguồn như đầu tư trực tiếp (FDI) đạt 6,5 tỷ USD, viện trợ chính thức (ODA) đạt 1,6 tỷ USD, đầu tư gián tiếp (Portfolio investment) đạt 6,2 tỷ USD, và kiều hối đạt hơn 6 tỷ USD. So với năm 2007, triển vọng của nền kinh tế trong năm 2008 không còn được đánh giá là tốt như năm 2007, do một loạt các vấn đề như lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán đi xuống. Cụ thể là Quốc hội đã phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng từ mức 8,5-9% Vietnam’s current account deficits 10 xuống còn mức 7% trong năm 2008.7 Điều này làm dấy lên mối lo ngại là với mức nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như hiện nay, nếu nguồn vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam bao gồm ODA, FDI, kiều hối, đầu tư gián tiếp không đủ để đáp ứng khoản thâm hụt, hoặc tệ hơn nữa dòng vốn “nóng” ngắn hạn lại có thể chảy ra ngoài, thì có thể tạo ra áp lực đối với đồng tiền Việt Nam, dẫn tới mât giá đồng tiền, khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng kinh tế. Về cơ bản thâm hụt tài khoản vãng lai có thể được hiểu là một khoản vay mà các nhà đầu tư nước ngoài cho chính phủ và người tiêu dùng của một nước khác vay để thanh toán cho việc tiêu dùng quá mức. Thông thường điều này sẽ không có vấn đề gì nếu như khoản thâm hụt nhỏ. Nhưng nếu khoản thâm hụt này là lớn, đến một mức độ hoặc đến một thời điểm nào đó, các nhà đầu tư sẽ mất lòng tin vào việc là họ sẽ thu lại được khoản đầu tư/ khoản đã cho vay, và khi đã mất lòng tin, rất có thể sẽ xẩy ra đổ vỡ, do tất cả các nhà đầu tư sẽ bán tháo và tìm cách rút tiền ra để tránh mất thêm tiền. Tuy nhiên, không ai có thể dự đoán được một cách chính xác là khi nào thì lòng tin sẽ bị khủng hoảng! Trong điều kiện của Việt Nam, có hàng loạt các báo cáo của nước ngoài đưa ra các cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của mức độ thâm hụt của tài khoản vãng lai của VN. Điều này có nghĩa là gì? Ơ một mức độ nào đó, so với các nước khác thì mức thâm hut tài khoản vãng lai của VN là quá lớn, và ở một khía cạnh khác, Chính phủ cần có những biện pháp để cải thiện tài khoản vãng lai, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư.8 Để có thể đưa ra một số nhận định về khả năng khủng hoảng cán cân thanh toán, khủng hoảng tiền tệ, chúng ta xem xet một số trường hợp sau:9 7 Xem bài viết “Nâng lên đặt xuống chỉ tiêu GDP” đăng trên Sài Gòn Giải phóng số 20 năm 2008. Trong bài viết này có số liệu về tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, ngoài việc dẫn tới lạm phát, nó cũng sẽ dẫn tới tăng đầu tư trong nước và làm thâm hụt tài khoản vãng lai. Một số nghiên cứu của nước ngoài cho rằng mức 7% này là khó đạt được. 8 Nhiều người có so sánh tình hình của Việt Nam hiện nay với tình hình của Thái Lan những năm 1997 trước khi xẩy ra khủng hoảng dẫn tới việc đồng Bath Thái mất giá. Mặc dù VN giống Thái Lan ở tình trạng thâm hụt cán cân thương mại (nhập siêu) lớn, nhưng điểm khác biệt căn bản giữa VN và Thái Lan chính là việc Thái Lan có các khoản nợ ngắn hạn quá nhiều, còn VN thì không. 9 Để đơn giản hóa vấn đề, ta chỉ xét tài khoản vãng lai nhu sau: Tài khoản vãng lai = Cán cân thương mại (hàng hóa và dịch vụ) + Kiều hối + Viện trợ không hoàn lại + Lãi đầu tư nước ngoài chuyển về nước. Vietnam’s current account deficits 11 Trường hợp 1: Tốc độ nhập siêu từ nay đến cuối năm không thay đổi Theo số liệu ghi nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhập siêu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm là 14,4 tỷ USD, như vậy mỗi tháng VN nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD. Nếu ta giả thiết rằng tố
Luận văn liên quan