Luật Đất đai năm 2003 đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Một trong những nội dung của Luật Đất đai năm 2003 là quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất nói riêng của Tòa án nhân dân tại điều 136 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng so với các quy định trước đây. Bài viết với đề tài: “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự” sẽ phân tích các quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án cùng những khó khăn đối với Tòa án khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất và đưa ra một số giải pháp giúp cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án được hiệu quả hơn.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4749 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Luật Đất đai năm 2003 đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Một trong những nội dung của Luật Đất đai năm 2003 là quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất nói riêng của Tòa án nhân dân tại điều 136 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng so với các quy định trước đây. Bài viết với đề tài: “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự” sẽ phân tích các quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án cùng những khó khăn đối với Tòa án khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất và đưa ra một số giải pháp giúp cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án được hiệu quả hơn.
NỘI DUNG
I/ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TÒA ÁN THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án Xem Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội, 2010, trang 61.
.Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với một vụ án cụ thể, cần phải xác định: Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
1. Xác định thẩm quyền của tòa án theo loại việc đối với tranh chấp quyền sử dụng đất.
Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc là thẩm quyền của tòa án trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự. Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo loại thủ tục tố tụng nào sẽ căn cứ vào tính chất của loại quan hệ pháp luật nội dung mà tòa án cần giải quyết. Xét về nguyên tắc, những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động sẽ thuộc thẩm quyền dân sựu của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Phần dưới đây sẽ phân tích cụ thể về việc xác định thẩm quyền của tòa án theo loại việc đối với tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.1. Tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Theo quy định tại khoản 7 điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 thì Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Như vậy, để xác định những tranh chấp về quyền sử dụng đất do Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự sẽ tuân theo các quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định : “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.
Như vậy, theo quy định tại điều luật nói trên, đối với các tranh chấp quyền sử dụng đất Có một số quan điểm khác nhau về cách hiểu “tranh chấp về quyền sử dụng đất”, theo đó một số quan điểm cho rằng tranh chấp về quyền sử dụng đất không chỉ là tranh chấp quyền sử dụng đất nói chung (hay nói cách khác là những tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất, những tranh chấp về kiện đòi đất đang bị người khác chiếm giữ, tranh chấp mốc giới… tranh chấp , mà còn bao gồm cả những tranh chấp về hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất - Xem “Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất” – TS. Trần Anh Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7 (144) tháng 4/2009. Tuy nhiên, loại tranh chấp quyền sử dụng đất được đề cập trong bài viết này đương nhiên được coi là tranh chấp về quyền sử dụng đất.
sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong các trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất, các tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trường hợp thứ hai, các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bắt buộc phải có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 luật đất đai 2003 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Sau đây chúng tôi xin đi vào phân tích cụ thể từng tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1 điều 136 Luật Đất đai 2003.
a)Tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với các trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai năm 2003 sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Đối với các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, hoặc quyền sử dụng đất diễn ra trước khi có Luật đất đai năm 1987 sẽ không nằm trong khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà được đề cập ở khoản 1 điều 50 Luật Đất đai năm 2003.
b) Các tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đó đã có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 50 Luật Đất đai năm 2003.
Đối với các tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đó có một trong các loại giấy tờ được nêu dưới đây cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa dân sự:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy CNQSDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
Có thể thấy, với các giấy tờ trên nêu trên, sẽ không có nhiều khó khăn trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Bởi vì, trong quá trình làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các đối tượng này đã tiến hành kê khai, đăng ký, đất đai tại chính quyền địa phương và được chính quyền địa phương xác nhận là đất đó đã sử dụng lâu dài, phù hợp với quy hoạch.
Với loại tranh chấp này, Tòa án nhân dân yêu cầu các bên đương sự không chỉ xuất trình các loại giấy tờ hợp lệ nhằm chứng minh quyền sử dụng đất của mình mà còn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc yêu cầu cung cấp các loại xác nhận liên quan đến việc sử dụng ổn định lâu dài của chủ sử dụng đất, quy hoạch chi tiết của khu vực đang tranh chấp (nếu có). Bên cạnh đó, cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành cung cấp các loại bản đồ, sổ đăng ký đất đai, sổ mục kê để có được đầy đủ các thông tin về thửa đất, chủ sử dụng và nguồn gốc đất đai, thời gian được quyền sử dụng, các biến động đất đai. Từ đó, Tòa án sẽ có đủ căn cứ và cơ sở để giải quyết một cách chính xác và đúng pháp luật đối với những người xuất trình đầy đủ loại giấy tờ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003.
Như vậy, so với Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai mới không còn bó hẹp phạm vi giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân chỉ với những trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tranh chấp tài sản gắn liền với đất, mà còn mở rộng đến nhiều trường hợp khác.
d) Các tranh chấp mà người sử dụng đất có các giấy tờ theo quy định tại khoản 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003.
Theo quy định tại khoản 5 điều 50 Luật Đất đai năm 2003, các tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đó có các giấy tờ khác bao gồm bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trên thực tế, các trường hợp được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định Thi hành án của Cơ quan Thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính nhà nước đã có hiêu lực thi hành thì quyền sử dụng đất của họ được xác lập và có đủ cơ sở pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất của họ. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cũng giống như các loại giấy tờ đươc quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, những loại giấy tờ này do các cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm công nhận quyền sử dụng đất của các bên đương sự.
Với các giấy tờ này, người sử dụng đất đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, trong khi họ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức thì tranh chấp đất đai xảy ra. Khi giải quyết, Tòa án nhân dân sẽ yêu cầu các bên xuất trình những giấy tờ về quyền sử dụng đất của các bên đương sự và trong trường hợp này, người đang được sử dụng đất theo bản án của Tòa án nhân dân, quyết định hành chính về việc giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân sẽ có nhiều cơ hội để chứng minh nguồn gốc đất đai hợp pháp của mình.
1.2. Tranh chấp quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Để có thể xác định một cách rõ ràng thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, chúng ta cần phân biệt với những tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân.
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật đất đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một trong số những giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Bộ luật dân sự thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân, mà sẽ thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân, cụ thể là ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; nếu sau khi ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết mà đương sự không chấp nhận thì có quyền khiếu nại lên chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết. Quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh sẽ là quyết định cuối cùng. Trường hợp nếu ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cấp giải quyết tranh chấp khiếu nại lần đầu thì đương sự có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, và quyết định của Bộ trưởng cũng là quyết định cuối cùng. Các quyết định đó là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành, các đương sự không có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án.
Chính vì vậy, nếu đương sự khởi kiện hoặc khiếu nại ra tòa thì Tòa án phải từ chối thụ lý giải quyết, trả lại đơn kiện cho đương sự, trong trường hợp đã thụ lý giải quyết mới phát hiện ra không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết.
Thứ hai,những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên có giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải bất kỳ một tranh chấp nào có liên quan đến quyền sử dụng đất mà các bên có giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Nếu đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai 1993, Luật đất đai năm 2003 hoặc đất đã có một trong các loại giấy tờ quy định tịa khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai 2003, nhưng các bên không tranh chấp về quyền sử dụng đất mà khiếu kiện về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khiếu kiện về hành vi ghi chép trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính, việc cấp giấy chứng nhận tạm thời của cơ quan có thẩm quyền không đúng thì việc tranh chấp đó cũng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tố tụng dân sự mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân.
2. Xác định thẩm quyền của tòa án theo cấp đối với tranh chấp quyền sử dụng đất.
Về nguyên tắc, tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án. Đối với những vụ việc có tính chất phức tạp đồi hỏi có những điều kiện đặc biệt về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tòa án, hay để đảm bảo tính khách quan khi giải quyết vụ việc mà ở tòa án huyện giải quyết sẽ không thực hiện được, hoặc những vụ việc đòi hỏi những điều kiện về phương tiện kỹ thuật, về ủy thác tư pháp với nước ngoài sẽ do tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Theo quy định tại Điều 33 BLTTDS thì một trông số những vụ việc Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án (điểm a khoản 1 Điều 33 BLTTDS). Tranh chấp quyền sử dụng đất là một loại vụ án thuộc nhóm tranh chấp về dân sự. Do đó, thông thường các tranh chấp về quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh sẽ do tòa án nhân cấp huyện thụ lý giải quyết.
Vậy những tranh chấp quyền sử dụng đất nào sẽ thuộc đối tượng thụ lý giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh? Sẽ có hai trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết:
Trường hợp thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 33 BLTTDS và điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS thì những tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ là những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì các tranh chấp về bất động sản ở nước ngoài sẽ theo quy định của pháp luật nước ngoài Xem khoản 2, khoản 3 Điều 767 Bộ luạt dân sự 2005.
. Do đó, sẽ không xảy ra trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất đối với đất đai ở nước ngoài mà lại do tòa án nhân dân cấp tỉnh Việt Nam giải quyết.
Trường hợp 2, theo quy định của khoản 2 Điều 34 BLTTDS thì tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết những tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyển nhưng tòa cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. Vậy, trong trường hợp nào thì tòa cấp huyện sẽ lấy vụ án thuộc thẩm quyền của tòa cấp huyện lên để giải quyết? Trong BLTTDS không hề có một điều khoản nào quy định cụ thể về trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tào cấp huyện mà tòa cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
Tuy nhiên trong thực tiễn quá trình xét xử của ngành tòa án, các vụ án thuộc thẩm quyền của tòa cấp huyện mà tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết là các vụ án thuộc các trường hợp sau:
+ Việc vận dụng chính sách, pháp luật có nhiều khó khăn và phức tạp;
+ Vấn đề điều tra, thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn hoặc phải giám định kỹ thuật phức tạp;
+ Đương sự là cán bộ chủ ở địa phương, hay những người có uy tín trong tôn giáo mà xét thấy nếu xét xử ở toàn án nhân dân cấp huyện sẽ không có lợi về chính trị;
+ Vụ việc có liên quan tới thẩm phán, phó chánh án, chánh án tòa án nhân dân cấp huyện;
+ Theo yêu cầu của đương sự nếu tòa án thấy có lý do chính đáng Xem Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội 2008, tr77-78.
.
3. Xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp quyền sử dụng đất.
Tranh chấp quyền sử dụng đất là tranh chấp liên quan đến bất động sản. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 35 quy định: “Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”. Và đối với các tranh chấp về bất động sản, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu tòa án nơi không có bất động sản giải quyết, tranh chấp quyền sử dụng đất sẽ do Tòa án nơi có đất đang bị tranh chấp về quyền sử dụng đó giải quyết.
Quy định này của pháp luật là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ: đất đai là tài sản cố định (một trong tài sản thuộc nhóm bất động sản) không thể dịch chuyển được, và thông thường các giấy tờ, tài liệu liên quan tới bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính quyền địa phương nơi có bất động sản đó lưu giữ. Do vậy, tòa án nơi có bất động sản sẽ là tòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành các minh, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản, và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan tới bất động sản Xem Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội 2008, tr79.
. Việc giải quyết tranh chấp vì thế sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn.
II.NHỮNG BẤT CẬP VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QSDĐ CỦA TÒA ÁN THEO THỦ TỤC TTDS THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT.
Như đã phân tích ở trên, từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự đã được mở rộng hơn trước rất nhiều, đồng thời các quy định của pháp luật về vấn đề này ngày càng hợp lý, giúp cho công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt hơn. Tuy nhiên, theo chúng tôi, những quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự vẫn còn một số bất cập, gây vướng mắc trong việc thực hiện như sau:
Thứ nhất, về vấn đề hòa giải cơ sở đối với những tranh chấp quyền sử dụng đất.
Khoản 1 điều 135 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở”. Như vậy, theo quy định này thì Nhà nước chỉ khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở chứ không quy định đây là một thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án.
Tuy nhiên, khoản 1 điều 136 Luật Đất đai năm 2003 lại có quy định: “Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí” thì được giải quyết như sau: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết”. Quy định này đã dẫn tới cách hiểu trong thực tiễn là mọi tranh chấp đất đai đều bắt buộc phải thông qua con đường hoà giải cơ sở. Mặt khác, tại Công văn số 116 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ngày 22/7/2004 quy định: “Theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp…” Do vậy, “Kể từ ngày 01/07/2004 trở đi, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Toà án”.
Như vậy tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng và các tranh chấp đất đai nói chung hiện nay đều phải thông qua thủ tục hòa giải ở cơ sở trước khi được giải quyết tại Tòa án. Quan điểm này dựa trên lập luận rằng, việc tranh chấp quyền sử dụng đất xuất phát từ nội bộ nhân dân, nội bộ gia đình, họ hàng, làng xóm. Mặt khác, loại tranh chấp này thường xuyên xảy ra rất nhiều trong cuộc sống và lại thường rất phức tạp. Do vậy,việc bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải ở cơ sở một mặt sẽ vừa làm tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân, trong gia đình, mặt khác lại vừa giảm nhẹ một phần công việc của Toà án. Bên cạnh đó, thủ tục hoà giải cơ sở còn là một cơ hội để đương sự chuẩn bị chứng cứ chứng minh ra Toà án nếu hoà giải không thành.
Bên cạnh đó, có một số quan điểm cho rằng, không nên bắt buộ