Có thể thấy rằng, tình hình vi phạm hành chính hiện nay đang gia tăng và là mối quan tâm lớn của mọi người, đặc biệt là các cơ quan hành chính có thẩm quyền và các nhà làm luật. Cũng giống như một số quy định khác, việc quy định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính luôn có điểm hợp lý và không hợp lý hay ưu điểm và hạn chế của chúng. Để thấy rõ được tính hợp lý của vấn đề trên, ta cùng tìm hiểu qua bài tiểu luận dưới đây.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2964 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể thấy rằng, tình hình vi phạm hành chính hiện nay đang gia tăng và là mối quan tâm lớn của mọi người, đặc biệt là các cơ quan hành chính có thẩm quyền và các nhà làm luật. Cũng giống như một số quy định khác, việc quy định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính luôn có điểm hợp lý và không hợp lý hay ưu điểm và hạn chế của chúng. Để thấy rõ được tính hợp lý của vấn đề trên, ta cùng tìm hiểu qua bài tiểu luận dưới đây.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở pháp lý của thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khác ( trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có quy định về xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Căn cứ vào Nghị định 128/2008/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lênh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, quy định về thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về các chủ thể sau : Uỷ ban nhân dân các cấp; Cơ quan công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cơ quan cảnh sát biển; Cơ quan hải quan; Cơ quan kiểm lâm; Cơ quan thuế; Cơ quan quản lí thị trường; Cơ quan thanh tra chuyên ngành; Giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thuỷ nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không; Toà án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự.
Đồng thời , pháp luật cũng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ thể đối với mỗi các bộ có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan này.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 42 của Pháp lệnh được quy định cụ thể tại Điều 15 của Nghị định 128/2008/NĐ-CP.
2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính: Về việc áp dụng thủ tục xử phạt đơn giản theo Điều 54 của Pháp lệnh, Điều 21 của Nghị định 128/2008/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản về VPHC mà ra quyết định xử phạt tại chỗ, trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Có 2 trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản gồm: Trường hợp hành vi VPHC bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng và trường hợp nhiều hành vi VPHC do một người thực hiện mà hình thức xử phạt đối với mỗi hành vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định.
Trong trường hợp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (như camera, máy đo tốc độ bằng hình ảnh...) để phát hiện hành vi VPHC trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì biên bản VPHC phải có nội dung về phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng và hình ảnh, bản ghi, dấu vết ghi thu được, các tình tiết và chứng cứ khác (nếu có).
Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày. Trong trường hợp xét thấy cần them thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn, việc gia hạn phải bằng văn bản. Thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày kí, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính nói chung là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; riêng đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm…Thời hạn và thời hiệu xử phạt vi pham hành chính được quy định tại Điều 10, 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
II. Tính hợp lý của thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
Tính hợp lý của thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Có thể rằng, hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho thấy các chức danh có thẩm quyền xử phạt đã được quy định tương đối đầy đủ. Ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực quản lí nhà nước đều có các chức danh được trao thẩm quyền tiến hành hoạt động này. Đó là điều kiện quan trọng bảo đảm phát hiện nhanh chóng và kịp thời mọi trường hợp vi phạm, đáp ứng đòi hỏi của nguyên tắc thứ nhất trong xử lí vi phạm hành chính là: “ mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay…”.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thể hiện tập trung và tương đối đầy đủ, rõ ràng trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính là căn cứ quan trọng và điều kiện thuận lợi để quy định cụ thể trong các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lí nhà nước. Các nghị định này về cơ bản đã bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật quy định về thẩm quyền xử phạt.
Việc quy định thêm chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong một số đạo luật đã phần nào đáp ứng đòi hỏi của quản lí nhà nước kịp thời trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực quản lí chuyên ngành cho các chức danh mà Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính chưa quy định. So với số lượng các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 thì Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định số lượng lớn hơn nhiều và phạm vi thẩm quyền cũng mở rộng hơn nhiều. Ví dụ như, thẩm quyền phạt tiền đều được nâng lên nhiều so với quy định tại Pháp lệnh 1995 để tránh tình trạng vụ việc vượt thẩm quyền xử lý của các cơ quan chuyên ngành cơ sở bị đẩy sang Ủy ban nhân dân cùng cấp quá nhiều, dẫn đến tình trạng tồn đọng, chậm trễ trong việc giải quyết xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, có thể thấy rõ sự phân hóa trong thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để đảm bảo tính nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả của xử phạt vi phạm hành chính. Người giữ chức vụ cao hơn được trao thẩm quyền rộng hơn; thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân được quy định tương đối toàn diện hơn các chức danh hoạt động trong từng ngành hoặc lĩnh vực quản lí cùng cấp; mức tiền phạt trong các lĩnh vực quản lí khác nhau cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với đặc thù của lĩnh vực. Quy định này dựa trên cơ sở căn cứ vào vị trí của cấp hành chính trong tổ chức bộ máy nhà nước, kết hợp hài hòa với lĩnh vực quản lý nhà nước và phạm vi, chức năng hoạt động của cơ quan có thẩm quyền xử phạt đó trong thực tiễn. Quy định này bảo đảm cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phát huy tối đã vai trò, vị trí, thẩm quyền của mình trong đấu tranh chống vi phạm hành chính đạt hiệu quả cao nhất, tránh tình trạnh lạm quyền hoặc ngược lại, có thể làm hạn chế hoặc không xử lý được của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện công vụ.
Nhìn chung, các quy định hiện hành theo hướng trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (trừ các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở cấp thấp). Điều đó góp phần quan trọng trong việc giáo dục, răn đe người vi phạm bảo đảm khắc phục hậu quả của vi phạm đồng thời nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính.
Các quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền đã giúp người có thẩm quyền xử phạt đỡ lúng túng trong việc xác định vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không và giúp cấp trên của họ dễ dàng hơn trong đánh giá kết quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung cũng như xác định trách nhiệm của cấp dưới trong những vụ việc cụ thể.
Các quy định về ủy quyền được đặt ra tương đối hợp lí, pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính quy định rõ người có thẩm quyền xử phạt chỉ ủy quyền trong trường hợp vắng mặt; Nghị định của Chính phủ số 134/2003/NĐ- CP ngày 14/11/2003 đặt ra những đòi hỏi rất khắt khe khi tiến hành ủy quyền, đó là người có thẩm quyền xử phạt chỉ được ủy quyền cho cấp phó trực tiếp của mình, việc ủy quyền phải được thể hiện thành văn bản và người được ủy quyền không dược ủy quyền tiếp.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, hệ thống quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng bộc lộ không ít hạn chế. Các quy định loại này được thể hiện trong một số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật khiến cho việc theo dõi để thực hiện không đơn giản. Hơn nữa, các văn bản này do nhiều cơ quan và người có thẩm quyền ban hành vào những thời điểm khác nhau, dưới những hình thức khác nhau, có hiệu lực pháp lý khác nhau và phạm vi thi hành khác nhau cho nên mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống là không thể tránh khỏi.
Việc quy định các chức danh có thẩm quyền xử phạt chủ yếu được tiến hành theo phương pháp liệt kê. Ưu điểm của phương pháp này là chỉ ra cụ những người có thẩm quyền xử phạt và các hình thức xử phạt, các biện pháp hành chính khác mà họ được quyền áp dụng. Đó là bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức và tránh hiện tượng tuỳ tiện trong xử phạt. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có điểm yếu của nó, bởi mỗi khi có cơ quan quản lí chuyên ngành mới được thành lập lại xuất hiện nhu cầu bổ sung chức danh có thẩm quyền xử phạt. Trong tiến trình cải cách hành chính hiện nay thì nhu cầu này xuất hiện tương đối thường xuyên mà việc sửa đổi, bổ sung pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính lại không thể tiến hành thường xuyên được. Để đáp ứng nhu cầu đó một số văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn đã đặt ra những quy định về thẩm quyền xử phạt không phù hợp với pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
Một điểm đáng chú ý nữa là căn cứ Luật thanh tra năm 2004 thì cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm có thanh tra Bộ và thanh tra Sở, pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính cũng chỉ quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho thanh tra chuyên ngành cấp sở và cấp bộ nhưng một số văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn lại quy định thẩm quyền xử phạt cho thanh tra cấp cục. Các quy định loại này có thể đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn qủn lí nhà nước trong một số lĩnh vực nhưng hiển nhiên là trái với Luật thanh tra.
Các quy định hiện hành về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chưa thực sự gắn thẩm quyền xử phạt của các chức danh với hành vi hoặc nhóm hành vi nhất định. Hạn chế này khiến các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong những ngành có phạm vi quản lí bao gồm nhiều lĩnh vực rất lúng túng trong xác định thẩm quyền trong vụ việc cụ thể. Trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính theo hướng xây dựng các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực thì hạn chế này càng thể hiện rõ.
Việc soạn thảo Nghị định về xử phạt vị phạm hành chính trong từng lĩnh vực được giao cho cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực chủ trì và hệ quả đương nhiên là nhiều nghị định chỉ quy định thẩm quyền xử phạt cho các chức danh trong phạm vi ngành, lĩnh vực tương ứng, không có những quy định về phân định thẩm quyền của các chức danh thuộc ngành, lĩnh vực khác mà hoạt động quản lí có liên quan chặt chẽ với nhau và đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến quá tải về số lượng vụ việc trong một số ngành, lĩnh vực và khó khăn trong việc phối hợp giữa các chức danh có thẩm quyền xử phạt thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau.
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính chỉ trao cho Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định nhưng trong các Nghị định có quy định biện pháp khắc phục hậu quả khác thường có những quy định về thẩm quyền áp dụng của các chức danh tương ứng. Những quy định loại này được đặt ra nhằm bảo đảm tính khả thi của các quy định về biện pháp khắc phục hậu quả khác và phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhà nước nhưng trái với pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. Điều đáng mừng là hạn chế này đã được khắc phục tại pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 (sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính).
Nghiên cứu các quy định về uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính cho thấy pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính không xác định rõ hình thức uỷ quyền (bằng văn bản hay hình thức khác), cách thức uỷ quyền(theo vụ việc hay theo thời gian); Nghị định số 134/2003/NĐ – CP xác định việc uỷ quyền phải được thể hiện bằng văn bản nhưng không quy định uỷ quyền theo vụ việc hay theo thời gian dẫn đến sự không thống nhất trong cách hiểu và lúng túng trong thực hiện. Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 đã bổ sung yêu cầu uỷ quyền bằng văn bản nhưng vẫn không quy định theo vụ việc hay theo thời gian.
Trong các quy định về thẩm quyền xử phạt của các chức danh cấp cơ sở cũng có những điểm bất cập. Các chức danh cấp cơ sở những người trực tiếp thi hành công vụ - là lực lượng đông đảo nhất và hoạt động thường xuyên nhất trong lĩnh vực kiểm tra phát hiện vị phạm nhưng thẩm quyền xử phạt của họ được quy định rất thấp. Ví dụ, chiến sĩ công an nhân dân, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên thuế vụ chỉ được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng; cảnh sát viên đội nghiệp vụ cảnh sát biển, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng. Hầu hết các chức danh nêu trên đều không có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, trừ thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị đến 2 triệu đồng và áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả. Có nghịch lí là Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính quy định thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ được phạt tiền đến 200.000 đồng nhưng trong một số nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt thấp nhất cho một hành vi vi phạm lại cao hơn 200.000 đồng. Cách quy định như vậy đã tước của thanh tra viên chuyên ngành thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền. Chính vì vậy mà có nghị định chỉ quy định cho thanh tra viên chuyên ngành thẩm quyền phạt cảnh cáo mà không quy định thẩm quyền phạt tiền. Còn những nghị định quy định thẩm quyền phạt tiền của thanh tra viên chuyên ngành mà không có hành vi nào bị phạt ở mức từ 200.000 đồng trở xuống thì quy định đó là vô nghĩa. Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 đã phần nào khắc phục được những hạn chế này.
Tính hợp lý của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Pháp lệnh XLVPHC vẫn duy trì hai loại thủ tục xử phạt: thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản; tuy nhiên mức tiền xử phạt theo thủ tục đơn giản đã được nâng lên. Mức xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt đơn giản so với Nghị định 134 cũng được nâng lên theo những quy định mới của Pháp lệnh. Trước đây, mức phạt tối đa của Nghị định 134 theo thủ tục xử phạt đơn giản là 100.000 đồng thì nay Nghị định 128 mức phạt tối thiểu là 10.000 đồng đến mức tối đa là 200.000 đồng. Ngoài ra, trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần cũng được Nghị định 128 hướng dẫn cụ thể theo đó trong trường hợp bị phạt tiền từ 10.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 100.000 đồng trở lên đối với tổ chức và đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Việc nâng mức tiền phạt theo thủ tục đơn giản là cần thiết để khắc phục tình trạng vụ việc vi phạm phải dồn lên cấp trên giải quyết. Tuy nhiên, mức tiền được xử phạt là 200.000 đồng vẫn còn thấp, nhiều vụ vi phạm chưa thể xử phạt theo thủ tục này.
Thông thường thủ tục đơn giản được áp dụng đối với vi phạm nhỏ, rõ ràng, không có tình tiết phức tạp, cần phải xác minh thêm như vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều. Đối với những trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định xử phạt ngay, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp phạt tại chỗ, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, trật tự quản lý cũng được nhanh chóng khôi phục. Do vậy, vẫn cần duy trì thủ tục đơn giản khi xây dựng Luật XLVPHC vì tính hiệu quả của nó trong việc xử phạt đối với những vi phạm nhỏ, đơn giản trong một số lĩnh vực như trật tự, an toàn giao thông đô thị, vệ sinh đường phố.
Thủ tục có lập biên bản khác thủ tục đơn giản ở chỗ, khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt ngay mà phải lập biên bản vi phạm hành chính. Sở dĩ trong trường hợp này cần phải lập biên bản vì : Hành vi vi phạm phức tạp nên trong thời gian ngắn ( ngay khi phát hiện vi phạm) và với những biểu hiện bên ngoài của vi phạm được nhận biết một cách trực tiếp thường không đủ để đánh giá chính xác loại vu phạm, tính chất, mức độ của vi phạm nên không thể ra quyết định ngay. Trong khi đó, xử phạt vi phạm hành chính phải đúng người, đúng vi phạm nên việc ghi lại các sự kiện, hiện tượng, tình tiết, số liệu liên quan đến vi phạm ( lập biên bản) làm căn cứ để sau đó xử phạt là cần thiết; Hành vi vi phạm được phát hiện nhưng người phát hiện không đủ thẩm quyền xử phạt lại không có mặt tại “ hiện trường” chứng kiến hành vi vi phạm xảy ra nên cần lập biên bản để cung cấp thông tin cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
Về người có thẩm quyền lập biên bản: quy định tại Điều 55 Pháp lệnh XLVPHC (sửa đổi, bổ sung năm 2008). Theo quy định mới, người có thẩm quyền lập biên bản là người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành, địa phương mình. Quy định trước đây phù hợp với một số chức vụ, một số ngành (thanh tra chuyên ngành) nhưng lại tỏ ra chưa hợp lý với yêu cầu “khi phát hiện vi phạm phải kịp thời lập biên bản” (Khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh năm 2002) trong trường hợp người đang thi hành công vụ là những người không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (như kiểm hoá viên, nhân viên hải quan…). Để khắc phục vướng mắc này, khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008 được sửa đổi, bổ sung như sau: “người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản đối với vi phạm mà mình phát hiện. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì phải chuyển tới ngay người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt”. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008 cũng bổ sung trường hợp người vi phạm cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người làm chứng.
Về nội dung của biên bản : Điều 55 quy định nội dung của biên bản đã thể hiện rõ tính khoa học, chặt chẽ và phù hợp với thực tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế , qua thực tiễn thi hành pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, nhiều Bộ, ngành, địa phương cho rằng, các mẫu quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, mẫu quyết định xử phạt, mẫu biên bản đều rườm rà, chưa phù hợp với thực tế; biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, theo quy định phải có hai người làm chứng, trên thực tế áp dụng rất khó, đề nghị chỉ nên quy định một người làm chứng. Mẫu biên bản vi phạm hành chính chưa hợp lý, vừa thừa, vừa thiếu, cụ thể: phần nội dung về điều, khoản quy định hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân chỉ in một dòng nên khi có hai hành vi vi phạm thì phải lập hai biên bản. Trong nhiều trường hợp, người có trách nhiệm xử lý đã chuyển vụ việc về giải quyết theo