Trong pháp luật tố tụng hình sự tố tụng hình sự thẩm quyền của Tòa án (TA) các cấp là một chế định quan trọng. Thẩm quyền càng được phân định rõ ràng, khoa học, sát với thực tế bao nhiêu càng bảo đảm cho việc xét xử khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội bấy nhiêu. Chính vì thế, trong quá trình hoàn thiện pháp luật nước ta nói chung và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, các quy phạm pháp luật về thẩm quyền xét xử của TA các cấp luôn được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng trước khi ban hành. Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) của nước ta đã ra đời khá sớm và đã qua nhiều lần sửa đổi, các quy định trong đó về thẩm quyền xét xử của TA tương đối đầy đủ các quy phạm pháp luật về thẩm quyền của TA các cấp.
Tuy nhiên, do sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, một số quy định về thẩm quyền của TA các cấp bộc lộ nhiều điểm bất cập không còn phù hợp gây khó khăn cho hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân (TAND). Đó là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa TA cấp huyện và TA cấp tỉnh không hợp lý, vẫn giao cho TA cấp tỉnh xét xử sơ thẩm quá nhiều việc nên tình trạng tồn đọng án từ năm này sang năm khác còn nhiều. Ngoài ra, một số quy định của BLTTHS không cụ thể, các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành nên việc nhận thức và áp dụng vào thực tiễn xét xử vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm.
Hiện nay, cùng với sự đổi mới toàn diện các mặt đời sống xã hội, các cơ quan tư pháp cũng được đổi mới theo hướng tăng cường hiệu quả, chất lượng hoạt động. Đối với TAND, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị cụ thể về việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện theo phương hướng củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND theo nguyên tắc “Kiện toàn đến đâu, mở rộng thẩm quyền xét xử đến đó”. Chính vì thế, việc nghiên cứu về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này là một nhiệm vụ cần thiết và hết sức quan trọng.
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* LỜI MỞ ĐẦU
Trong pháp luật tố tụng hình sự tố tụng hình sự thẩm quyền của Tòa án (TA) các cấp là một chế định quan trọng. Thẩm quyền càng được phân định rõ ràng, khoa học, sát với thực tế bao nhiêu càng bảo đảm cho việc xét xử khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội bấy nhiêu. Chính vì thế, trong quá trình hoàn thiện pháp luật nước ta nói chung và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, các quy phạm pháp luật về thẩm quyền xét xử của TA các cấp luôn được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng trước khi ban hành. Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) của nước ta đã ra đời khá sớm và đã qua nhiều lần sửa đổi, các quy định trong đó về thẩm quyền xét xử của TA tương đối đầy đủ các quy phạm pháp luật về thẩm quyền của TA các cấp.
Tuy nhiên, do sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, một số quy định về thẩm quyền của TA các cấp bộc lộ nhiều điểm bất cập không còn phù hợp gây khó khăn cho hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân (TAND). Đó là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa TA cấp huyện và TA cấp tỉnh không hợp lý, vẫn giao cho TA cấp tỉnh xét xử sơ thẩm quá nhiều việc nên tình trạng tồn đọng án từ năm này sang năm khác còn nhiều. Ngoài ra, một số quy định của BLTTHS không cụ thể, các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành nên việc nhận thức và áp dụng vào thực tiễn xét xử vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm.
Hiện nay, cùng với sự đổi mới toàn diện các mặt đời sống xã hội, các cơ quan tư pháp cũng được đổi mới theo hướng tăng cường hiệu quả, chất lượng hoạt động. Đối với TAND, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị cụ thể về việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện theo phương hướng củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND theo nguyên tắc “Kiện toàn đến đâu, mở rộng thẩm quyền xét xử đến đó”. Chính vì thế, việc nghiên cứu về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này là một nhiệm vụ cần thiết và hết sức quan trọng.
BÀI LÀM
I.Khái quát chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án.
1. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
Quá trình tiến hành giải quyết một vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có thể nói giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một trong những giai đoạn đóng vai trò quan trọng. Trong giai đoạn này, TA tiến hành tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thẩm quyền của TA trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có nội dung rộng, không chỉ là quyền được xét xử những vụ án hình sự mà còn là một quyền rất quan trọng là được ra các quyết định mang tính chất kết luận và định đoạt khi xét xử vụ án. Có thể nói thẩm quyền xét xử và thẩm quyền ra các quyết định khi xét xử là hai nội dung quan trọng nhất của thẩm quyền mà pháp luật tố tụng hình sự quy định cho TA.
Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội: “Thẩm quyền xét xử vụ án sơ thẩm là quyền mà pháp luật quy định cho phép tòa án được xét xử sở thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội, nơi thực hiện tội phạm hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật.”
2. Phân loại thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
Trong pháp luật TTHS việc phân loại thẩm quyền xét xử về lý luận giúp cho việc nghiên cứu về vấn đề này được thuận lợi, đồng thời giúp cho việc áp dụng thẩm quyền trong thực tiễn xét xử được chính xác, đụng đắn. Các tiêu chí được áp dụng để phân loại thẩm quyền xét xử sơ thẩm thường được áp dụng là:
- Đường lối chính sách của Đảng;
- Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự;
- Tính chất mức độ nguy hiểm cho của hành vi phạm tội;
- Tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán cũng như Điều tra viên, Kiểm sát viên; Biên chế cơ sở vật chất;
- Tình hình tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm;
Từ các căn cứ trên có thể chia thẩm quyền xét xử sơ thẩm làm ba loại thẩm quyền như sau:
- Dựa vào tính chất nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm để quy định thẩm quyền xét xử giữa TAND cấp huyện, TA quân sự khu vực với TAND cấp tỉnh, TA quân sự cấp quân khu (thẩm quyền xét xử dựa theo cách phân loại này được gọi là thẩm quyền theo sự việc);
- Dựa vào nơi (địa điểm, không gian) tội phạm được thực hiện, nơi thực hiện và kết thúc việc điều tra vụ án để quy định thẩm quyền xét xử cho các TA khác nhau (thẩm quyền xét xử dựa theo cách phân loại này được gọi là thẩm quyền theo lãnh thổ);
- Dựa vào người thực hiện tội phạm và trong một số trường hợp cụ thể có thể dựa vào việc tội phạm đó gây thiệt hại đến chủ thể nào hoặc thiệt hại cho lĩnh vực nào của đời sống xã hội để quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa TAND và TA quân sự, giữa TA quân sự các cấp với nhau (thẩm quyền xét xử dựa theo cách phân loại này được gọi là thẩm quyền theo đối tượng).
Việc phân định các loại thẩm quyền xét xử dựa theo các tiêu chí nêu trên là phù hợp với trình độ tổ chức và chuyên môn của TA trong thời điểm BLTTHS được ban hành và có hiệu lực.
3. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyết xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn xét xử đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong cả quá trình xét xử vụ án. Bởi vì phạm vi xét xử sơ thẩm rộng, toàn bộ nội dung vụ án sẽ được xem xét trong các giai đoạn này, khác với cấp phúc thẩm chỉ xem xét vụ án theo nội dung kháng cáo kháng nghị. Do vậy, việc xác định đúng đắng thẩm quyền xét xử sơ thẩm không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, xã hội.
a. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên, song song với đó là tình hình tội phạm lại có những diễn biến hết sức phức tạp với những tội phạm hình sự nghiêm trọng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nhằm kiềm chế và làm giảm tội phạm hình sự, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thốn chính trị, nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Trong đó, chức năng xét xử của Tòa án đóng một vai trò quan trọng.
Việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không chỉ có tác dụng răn đe người phạm tội mà còn có tác dụng giao dục họ và phòng ngừa chung đối với cả cộng đồng. Một vụ án hình sự được xét xử kịp thời và nghiêm minh không chỉ đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân mà còn có tác dụng tuyên truyền, giáo dục đối với xã hội, răn đê những đối tượng đang có ý định phạm tội.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự một cách rõ ràng và hợp lý sẽ hạn chế được các tranh chấp về thẩm quyền, vụ án sẽ được giải quyết kịp thời và chính xác hơn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm.
b. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự sẽ đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả của các hoạt động tố tụng.
Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được hiệu quả của các hoạt động tố tụng, nhưng bên cạnh đó, còn phải đảm bảo tính kinh tế và tiết kiệm của hoạt động tố tụng. Trên thực tế, việc phân định hợp lý thẩm quyền xét xử sơ thẩm sẽ là tiền đề để giải quyết các vụ án hình sự một cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm nhất.
c. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở để tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp.
Các cơ quan tư pháp của nước ta hiện nay được tổ chức theo địa giới hành chính từ cấp huyện tới trung ương. Tuy nhiên theo định hướng của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta thì các cơ quan tư pháp sẽ được tổ chức lại theo thẩm quyền xét xử. Do vậy việc phân định thẩm quyền xét xử có ý nghĩa rất quan trọng để tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp. Đặc biệt, thẩm quyền xét xử sơ thẩm là thẩm quyền có ý nghĩa cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử của các cấp tiếp theo. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở để tổ chức bộ máy Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp.
d. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm đảm bảo cho việc xét xử chính xác, khách quan các vụ án hình sự.
Việc xét xử chính xác, khách quan một vụ án hình sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm trên cơ sở tổ chức bộ máy, năng lực của Điều tra viên, Kiểm sát viêc, Thẩm phán là bước đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tổ sự thật khách quan của vụ án. Ở Việt Nam hiện nay, việc xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử đều căn cứ vào thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Do vậy, để việc điều ta, truy tố và xét xử được nhanh chóng và chính xác, trước hết phải xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm chính xác.
II. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam.
1. Thẩm quyền xét xử theo sự việc.
Thẩm quyền xét xử theo sự việc là thẩm quyền xét xử của TA được phân định bởi tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm. Trong hệ thống TA nước ta, có hai cấp TA có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đó là TA cấp huyện bao gồm TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và TA quân sự khu vực và TA cấp tỉnh bao gồm TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TA Quân sự cấp quân khu là TA cấp thứ hai và cũng là TA cấp cuối cùng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Phân định thẩm quyền xét xử theo sự việc chính là việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa TA cấp huyện và TA cấp tỉnh.
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA nhân dân cấp huyện và TA Quân sự khu vực:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003, TA cấp huyện và TA Quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322, và 323 của Bộ luật hình sự.
Như vậy, thẩm quyền xét xử theo sự việc của Tòa án cấp huyện quy định tại BLTTHS năm 2003 bao gồm các loại tội phạm có mức hình phạt có mức phạt cao nhất theo quy định của BLHS 1999 đến 15 năm tù, trừ những tội phạm quy định tại tội phạm a, b, c Điều 170 BLTTHS.
Mặc dù BLTTHS 2003 quy định như trên, nhưng không phải kể từ ngày BLTTHS có hiệu lực (01/07/2004) thì tất cả các Tòa án đều thực hiện việc xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền quy định tại điều 170 nói trên. Việc thực hiện quy định về thẩm quyền này phải tuân theo quy định tại mục 3Nghị quyết số 24/2003/ QH11 về việc thi hành BLTTHS năm 2003: “Kể từ ngày BLTTHS có hiệu lực, những tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự có đủ điều kiện thực hiện thì giao thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS. Những tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực chưa đủ điều kiện thì thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, trừ những tội quy định điểm a, b và c khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2003 nhưng chậm nhất đến ngày 01/7/2009, tất cả các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực thực hiện thống nhất thẩm quyền mới quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS”
Quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm phù hợp cho các TA cấp huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy định và thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA cấp tỉnh.
b. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA cấp tỉnh, TA quân sự cấp Quân khu:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 170 –Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử hai vụ việc sau:
“2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.”
Việc TA cấp tỉnh lấy vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TA cấp huyện lên để xét xử trong các trường hợp cụ thể nào là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc phân định rõ ràng thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nhưng nó lại không chỉ chưa được quy định trong BLTTHS 2003 mà ngay trong các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của BLTTHS vấn đề này cũng không được đề cập đến.
BLTTHS 1988 cũng quy định tương tự về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TA cấp tỉnh, và để thực hiện thẩm quyền lấy vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TA cấp huyện lên cấp tỉnh để xét xử, trong Thông tư số 02/ TTLN ngày 12/01/ 1989 của TANDTC - VKSNDTC - BTP - BNV hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS (đã hết hiệu lực) đã xác định, tuỳ thuộc năng lực chuyên môn của người tiến hành tố tụng ở cấp huyện, Cơ quan điều tra, VKS và TA cấp tỉnh cần lấy vụ án thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện lên cho cấp mình điều tra, truy tố và xét xử trong các trường hợp sau:
“- Vụ án phức tạp (có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cầp, nhiều ngành).
- Vụ án mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, sĩ quan công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người có chức sắc cao trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.”
2. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ.
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ được hiểu là: Thẩm quyền xét xử của TA căn cứ vào nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi kết thúc điều tra vụ án. Thông thường, vụ án hình sự được được xét xử ở tòa án ở tòa án nơi tôi phạm thực hiện.
Khoản 1 Điều 171 BLTTHS quy định như sau: “TA có thẩm quyền xét xử là TA nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì TA có thẩm quyền xét xử là TA nơi kết thúc việc điều tra.”
Đối với bị cáo phạm tội ở nước ngoài bị đưa về nước xét xử, thẩm quyền xét xử sơ thẩm được quy định tại BLTTHS 2003 như sau:
Khoản 2 Điều 171 BLTTHS quy định:
“Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do TAND cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tuỳ trường hợp, Chánh án TANDTC ra quyết định giao cho TAND thành phố Hà Nội hoặc TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự thì do TA Quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án TA Quân sự Trung ương.”
và điều 172: “Đối với những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của TA Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.”
Thông tư liên tịch 01/TTLT ngày 18/04/2005 của Tòa án tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ quốc phòng, Bộ công an Hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự quy định như sau
“1. Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự cấp nào xảy ra trên địa bàn có TA quân sự cấp đó thì do TA quân sự cấp đó xét xử. Việc phân định địa bàn trong Quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của TA quân sự do Bộ Quốc phòng quy định cụ thể.
2. Trong trường hợp người phạm tội thuộc đơn vị của quân chủng hoặc tổ chức tương đương có tổ chức TA quân sự, thì vụ án do TA quân sự của quân chủng hoặc tổ chức tương đương xét xử, không phụ thuộc vào nơi thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp người phạm tội là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh mà tội phạm của họ gây thiệt hại trực tiếp cho quân chủng hoặc tổ chức tương đương, thì vụ án cũng do TA quân sự của quân chủng hoặc tổ chức tương đương xét xử.
3. Trong trường hợp không xác định được nơi thực hiện tội phạm hoặc trong trường hợp có nhiều TA quân sự khác nhau có thẩm quyền xét xử vụ án do trong vụ án có nhiều người phạm tội thuộc nhiều đơn vị khác nhau hoặc do người phạm tội thực hiện tội phạm ở nhiều nơi, nếu Viện kiểm sát quân sự truy tố bị can trước TA quân sự nào, thì TA quân sự đó xét xử vụ án.
4. Trường hợp bị cáo là quân nhân phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do TA quân sự quân khu, quân chủng hoặc tương đương xét xử theo quyết định của Chánh án TA quân sự trung ương.”
3. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo đối tượng.
Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự căn cứ vào đối tượng . BLTTHS không quy định cụ thể loại thẩm quyền này mà thẩm quyền xét xử theo đối tượng được phân định qua quy định về thẩm quyền xét xử của TA quân sự của Pháp lệnh tổ chức TA quân sự. Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 quy định:
“Các TA quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sang chiến đấu; dân quân tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;
2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội”.
Thông tư liên tịch 01/TTLT ngày 18/04/2005 của Tòa án tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ quốc phòng, Bộ công an Hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự quy định như sau :
“1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh thì những vụ án hình sự mà người phạm tội là các đối tượng sau đây thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự không phụ thuộc vào việc họ phạm tội gì và phạm tội ở đâu. …
2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh, những vụ án hình sự mà người phạm tội không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự, nếu họ phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội, cụ thể là:
a. Bí mật quân sự là bí mật của Quân đội, bí mật về an ninh quốc phòng được xác định là bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b. Gây thiệt hại cho Quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội. Tài sản của Quân đội là tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự. Cũng được coi là gây thiệt hại cho Quân đội trong trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội.
3. Theo quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh thì đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi vào Quân đội thì TA quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do TA nhân dân xét xử…
4. Theo quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh thì trường hợp trong cùng vụ án vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TA nhân dân thì TA quân sự xét xử toàn bộ vụ án; nếu có thể tách ra để xét xử riêng thì TA quân sự xét xử những người phạm tội và tội phạm theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh, người phạm tội và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của TA nhân dân; cụ thể như sau:
a. Chỉ được tách vụ án để điều tra, truy tố, xét xử riêng, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án;
b