Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng mở đầu cho toàn bộ hoạt động xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm). Việc tìm hiểu, giải thích, làm sáng tỏ thủ tục xét xử sơ thẩm không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong tố tụng hình sự (TTHS), thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm cũng là một chế định quan trọng. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự càng được phân định rõ ràng, khoa học, sát với thực tế bao nhiêu càng bảo đảm cho việc xét xử khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội bấy nhiêu. Với tầm quan trọng đó, các quy phạm pháp luật về thẩm quyền của tòa án cấp sơ thẩm luôn luôn được chú ý từ khi ban hành pháp luật. Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) của nước ta quy định tương đối đầy đủ các quy phạm pháp luật về thẩm quyền của tòa án cấp sơ thẩm.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4235 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án cấp sơ thẩm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng mở đầu cho toàn bộ hoạt động xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm). Việc tìm hiểu, giải thích, làm sáng tỏ thủ tục xét xử sơ thẩm không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong tố tụng hình sự (TTHS), thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm cũng là một chế định quan trọng. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự càng được phân định rõ ràng, khoa học, sát với thực tế bao nhiêu càng bảo đảm cho việc xét xử khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội bấy nhiêu. Với tầm quan trọng đó, các quy phạm pháp luật về thẩm quyền của tòa án cấp sơ thẩm luôn luôn được chú ý từ khi ban hành pháp luật. Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) của nước ta quy định tương đối đầy đủ các quy phạm pháp luật về thẩm quyền của tòa án cấp sơ thẩm.
I. Những vấn đề chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
1. Khái niệm:
Thẩm quyền của Tòa án theo nghĩa chung nhất được hiểu là quyền xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Tòa án ra bản án nhân danh nước CHXHCN Việt Nam. Bản án của Tòa án cụ thể hóa đường lối, chính sách, quan điểm của Nhà nước đối với việc xử lý người có hành vi phạm tội.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án trong Luật tố tụng hình sự, theo nghĩa rộng bao gồm quyền xem xét và quyền giải quyết vụ án, ra bản án hoặc các quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án… Theo đó, thẩm quyền của Tòa án bao gồm hai yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau là thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Thẩm quyền về hình thức là quyền xem xét và phạm vi xem xét và phạm vi xem xét (giới hạn xét xử) của Tòa án, Thẩm quyền về nội dung là quyền hạn giải quyết, quyết định của Tòa án đối với những vấn đề được xem xét.
Tuy nhiên trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu thẩm quyền xét xử của Tòa án theo quy định tại chương XVI của Bộ luật tố tụng hình sự, tức là thẩm quyền về hình thức (xem xét vụ án). Theo đó: “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; đối tượng phạm tội; nơi thực hiện tội phạm hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật”.
2. Những căn cứ để quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Việc quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án cần phải dựa vào các căn cứ sau: Nguyễn Văn Huyên, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2002, tr.22-36.
- Đường lối, chính sách của Đảng
- Nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
- Tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán cũng như Điều tra viên, Kiểm sát viên
- Biên chế và cơ sở vật chất
- Tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm…
3. Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Giới hạn xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 196 BLTTHS, theo đó phạm vi xét xử của tòa án cấp sơ thẩm bị giới hạn trong phạm vi truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng cũng có thể vượt khỏi phạm vi truy tố trong những trường hợp nhất định.
* Xét xử trong phạm vi truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử:
“Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và tòa án đã quyết định đưa ra xét xử”. Trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu có căn cứ cho rằng bị can phạm một tội khác mà tội này nặng hơn tội mà viện kiểm sát truy tố, hoặc có đồng phạm khác thì thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Qua việc xét xử tại phiên tòa, nếu phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự (khoản 1 Điều 104 BLTTHS).
Ngoài ra theo Quyết định giám đốc thẩm số 08/2006/HS-GĐT ngày 08/5/2006 của HĐTP TANDTC, việc tòa án cấp sơ thẩm quyết định về tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của những người có hành vi phạm tội nhưng không bị truy tố là vi phạm giới hạn xét xử.
* Xét xử theo khoản khác hoặc về tội phạm khác với truy tố:
- Khung hình phạt khác với khung hình phạt mà viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật: Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc nhẹ hơn khoản mà viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật.
- Tội phạm khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố: Tòa án không được xét xử theo tội phạm khác nặng hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố. Nếu có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội khác nặng hơn, tòa án phải xét xử theo tội danh mà viện kiểm sát đã truy tố, không được tuyên là bị cáo không phạm tội mà viện kiểm sát đã truy tố. Nhưng mặt khác, tòa án có thể xét xử bị cáo về một tội phạm khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố.
+ Tòa án có thể xét xử bị cáo về tội nhẹ nhất trong các tội mà viện kiểm sát truy tố hoặc về tội nhẹ hơn tất cả các tội mà viện kiếm sát truy tố.
Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố A về năm hành vi phạm tội, trong đó hai hành vi bị truy tố về tội cướp tài sản, ba hành vi truy tố về tội cướp giật tài sản. Tòa án có thể xét xử A về tội cướp giật tài sản (nhẹ hơn tội cướp tài sản) đối với cả năm hành vi phạm tội mà viện kiểm sát truy tố. Tòa án cũng có thể xét xử A về tội cưỡng đoạt tài sản (nhẹ hơn tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản) đối với cả năm hành vi phạm tội mà viện kiểm sát truy tố.
+ Tội phạm khác bằng tội phạm mà viện kiểm sát đã truy tố.
Đây là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với hai tội phạm như nhau.
Ví dụ: A bị viện kiểm sát truy tố về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tòa án có thể xét xử A về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Hai tội này cùng được quy định tại Điều 194 BLHS.
+ Tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm mà viện kiểm sát đã truy tố.
Đây là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với tội phạm khác nhẹ hơn so với tội phạm mà viện kiểm sát đã truy tố.
Để xác định tội nặng hơn hay nhẹ hơn, ta căn cứ vào dấu hiệu hình phạt. Hình phạt chính được so sánh trước. Trong trường hợp hình phạt chính đối với cả hai tội phạm như nhau thì so sánh tiếp đến hình phạt bổ sung. Thứ tự xác định theo nguyên tắc những dấu hiệu trước giống nhau, không có sự khác biệt thì so sánh đến những dấu hiệu tiếp theo.
So sánh hình phạt chính:
So sánh loại hình phạt: Tội mà điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn là tội nặng hơn.
So sánh mức hình phạt tù cao nhất: Tội mà điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhấu cao hơn là tội nặng hơn.
So sánh mức hình phạt tù khởi điểm: Tội mà điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội nặng hơn.
So sánh mức hình phạt chính khác: Tội mà điều luật còn quy định loại hinh phạt chính khác nhẹ hơn là tội nhẹ hơn.
So sánh hình phạt bổ sung:
Tội mà điều luật ngoài hình phạt chính còn quy định hình phạt bổ sung là tội nặng hơn. Trường hợp hình phạt bổ sung như nhau, tội mà điều luật quy định bắt buộc áp dụng hình phạt bổ sung nặng hơn là tội mà điều luật quy định có thể áp dụng hình phạt bổ sung. Mục 2 phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ – HĐTP ngày 05/11/2004.
4. Chuyển vụ án:
Tòa án chuyển vụ án cho tòa án khác có thẩm quyền xét xử trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình. Việc chuyển vụ án ngoài phạm vi tỉnh do Tòa án nhân dân (TAND) cấp tỉnh quyết định. Việc chuyển vụ án ngoài phạm vi quân khu do tòa án quân sự cấp quân khu quyết định. Trong thời hạn 2 ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, tòa án thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan trong vụ án. Việc chuyển vụ án được thực hiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa.
* Chuyển vụ án trước khi mở phiên tòa:
Trước khi mở phiên tòa, việc chuyển vụ án do chánh án tòa án quyết định. Trong giai đoạn này, pháp luật không cho phép bất kỳ vi phạm nào về thẩm quyền xét xử.
* Chuyển vụ án tại phiên tòa:
Tại phiên tòa, việc chuyển vụ án do hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự hoặc tòa án cấp trên. Do đó, TAND vẫn tiếp tục xét xử trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền xé xử của TAND khác cùng cấp và tương tự, tòa án quân sự vẫn tiếp tục xét xử trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự khác cùng cấp. Như vậy, trong giai đoạn này, pháp luật cho phép vi phạm thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, nhưng không cho phép tòa án cấp dưới vi phạm thẩm quyền xét xử của tòa án cấp trên và không cho phép TAND vi phạm thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự.
5. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử:
Tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa các TAND cấp huyện thuộc các tỉnh khác nhau do chánh án TAND cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quy định. Tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa TAND và tòa án quân sự do chánh án TANDTC quyết định. Những tranh chấp khác về thẩm quyền xét xử do chánh án tòa án cấp trên trực tiếp quyết định.
II. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được phân định theo sự việc, đối tượng và lãnh thổ.
1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp tòa án, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Do TANDTC không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, nên thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa hai cấp tòa án còn lại:
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện và tòa án quân sự cấp khu vực:
- TAND cấp huyện và tòa án quân sự cấp khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
Trong trường hợp điều luật về tội phạm cụ thể có nhiều khoản thì TAND cấp huyện và tòa án quân sự cấp khu vực xét xử theo khoản thuộc thẩm quyền xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, nếu các tội phạm đó đều thuộc thẩm quyền xét xử của các tòa án này. Trong trường hợp một người đang chấp hành hình phạt mà lại bị truy tố về tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và tòa án quân sự khu vực thì các tòa án này cũng có thẩm quyền xét xử, trừ trường hợp người bị kết án đã bị tuyên hình phạt tử hình hoặc tù chung thần mà chưa được giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
- Những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện và tòa án quân sự cấp khu vực gồm những vụ án do pháp luật quy định hoặc do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định. Cụ thể:
+ Những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và tòa án quân sự khu vực theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 170 BLTTHS như sau:
“Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự”.
Những tội phạm này, dù là tội phạm ít nghiêm trọng, cũng không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và tòa án quân sự khu vực.
+ Những vụ án được quy định tại khoản 2 Điều 170 BLTTHS.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Việc đưa vụ án lên xét xử ở cấp trên căn cứ vào khả năng giải quyết vụ án của những người tiến hành tố tụng ở cáp dưới. Đó thường là những vụ án phức tạp, khó chứng minh hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; những vụ án mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, sĩ quan công án, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người có chức sắc cao trong tôn giáo, có uy tín cao trong dân tộc ít người. Thông tư số 02/TTLN ngày 12/01/1989 của TANDTC – VKSNDTC – Bộ tư pháp – Bộ nội vụ hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTHS.
+ Vụ án được xét xử toàn bộ ở cấp trên theo quy định tại Điều 173 BLTTHS.
“Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp
Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án”.
Đây là trường hợp bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các tòa án khác cấp. Nghĩa là bị cáo phạm hai tội trở lên, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện hoặc tòa án quân sự khu vực và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh hoặc tòa án quân sự cấp quân khu. Trong trường hợp này tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu bao gồm những tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và tòa án quân sự khu vực; những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp dưới, nhưng được cất lên để xét xử và những vụ án được xét xử toàn bộ ở cấp trên do bị cáo phạm nhiều tội, mà có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp trên.
2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo đối tượng:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa TAND và tòa án quân sự căn cứ vào đối tượng phạm tội. Mục I thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BQP – BCA ngày 18/4/2005 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ quốc phòng, Bộ công an hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
* Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án quân sự:
- Tóa án quân sự xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự mà người phạm tội thuộc hai nhóm đối tượng.
Thứ nhất, là nhóm người phạm tội là quân nhân và những người có nghề nghiệp hoặc nhiệm vụ quân sự.
Thứ hai, là nhóm người phạm tội không phải là các đối tượng nêu trên (dân thường, trong mối quan hệ so sánh với các chủ thể nêu trên). Những nhóm đối tượng này chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án hình sự nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Liên quan đến bí mật quân sự như bí mật quân sự quân đội, bí mật về an ninh quốc phòng được xác định là bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Gây thiệt hại cho quân đội, như thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân hoặc của những người có nghề nghiệp, nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản của quân nhân hoặc của những người có nghề nghiệp, nhiệm vụ quân sự được quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của quân đội; người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam do quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội.
+ Cùng một vụ án, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Trong trường hợp này, tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án ( trừ trường hợp tách vụ án).
* Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND:
TAND xét xử sơ thẩm những đối tượng không thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự.
TAND xét xử những người không còn phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong quân độil những người đang phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi vào quân đội nếu những tội phạm đó không liên quan đến bí mật quân sự hoặc không gây thiệt hại cho quân đội.
* Tách vụ án để tòa án quân sự và TAND xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền:
- Trường hợp tách vụ án:
Về nguyên tắc, tòa án quân sự xét xử sơ thẩm toàn bộ vụ án trong trường hợp cùng một vụ án, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Tuy nhiên, có thể tách vụ án để TAND và tòa án quân sự xét xử riêng theo thẩm quyền, nếu không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
- Thủ tục tách vụ án:
Tòa án quân sự đã thụ lý vụ án trao đổi với viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ thực hành quyền công tố về việc tách vụ án. Nếu viện kiểm sát quân sự thống nhất tách vụ án, toà án quân sự chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát quân sự để giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp viện kiểm sát quân sự không thống nhất tách vụ án, tòa án quân sự đã thụ lý vụ án phải xét xử toàn bộ vụ án.
3. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền xét xử của các tòa án căn cứ vào những dấu hiệu địa điểm nhất định.
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo nơi thực hiện tội phạm và nơi kết thúc điều tra:
- Về nguyên tắc, tòa án nơi tội phạm được thực hiện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 171 BLTTHS
Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
Tuy nhiên, tòa án quân sự của quân chủng hoặc tổ chức tương đương có tổ chức tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử sơ thẩm không phụ thuộc vào nơi thực hiện tội phạm, nếu người phạm tội thuộc đơn vị quân chủng hoặc tổ chức tương đương, hoặc tội phạm gây thiệt hại trực tiếp cho quân chủng hoặc tổ chức tương đương.
- Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì tòa án nơi kết thúc việc điều tra có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
Trong trường hợp không xác định được nơi thực hiện tội phạm hoặc trong trường hợp có nhiều tòa án quân sự khác nhau có thẩm quyền xét xử vụ án do trong vụ án có nhiều bị can thuộc nhiều đơn vị khác nhau hoặc do tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi nếu viện kiểm sát quân sự truy tố bị can trước toà án quân sự nào thì tòa án quân sự đó có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài nhưng được xét xử tại Việt Nam:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 171 BLTTHS thì “Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương”.
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong trường hợp tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thì thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký (theo điều 172 BLTTHS).
IV. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và việc hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này:
1. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành:
Trong hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam, Toà án được xác định là khâu trung tâm và việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án được coi là khâu đột phá của quá trình cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, công tác tư pháp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:
- Do sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, một số quy định về thẩm quyền của tòa án cá