Nếu như thế giới ngày nay, chúng ta biết Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,. là một
trong số những nước lớn mạnh, có địa vị trên trường quốc tế. Vậy mà lịch sử đã từng
ghi nhận lại rằng: Hồi thế kỷ XIII, nghĩa là cách đây khoảng 8 thế kỷ, cả Nga và Nhật
Bản, Trung Quốc đều là thuộc địa chịu khuất phục dưới vó ngựa Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn năm 1206, chỉ trong vòng 20 năm ở ngôi
Đại Hãn, bằng những cuộc chiến tranh “mở cõi” hủy diệt đã dựng nên một đế chế
phong kiến Mông Cổ rộng lớn phía Bắc kéo dài đến Bai- Can, phía Nam đến Hoàng
Hà, phía đông đến sông Tùng Hoa, Tây đến Lý Hải (biển Casienne), nghĩa là bao gồm
phần đất liền mênh mông Nam Sibere, Bắc Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại
Cáp-ca-do (Caucase).
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sức mạnh của quân Mông Cổ? Tại sao từ một
bộ lạc du mục ở Trung Nguyên lại có thể trở thành một đế quốc hùng mạnh như vậy?
Và tung hoành vó ngựa xâm lược của mình khắp Âu-Á trong một khi các nước trên thế
giới đã có một nền văn minh tiến bộ và mạnh mẽ hơn nhiều?. Đi tìm câu trả lời cho
những câu trả lời trên cũng chính là lí do đầu tiên tôi chọn đề tài này làm khóa luận tốt
nghiệp.
Xuyên suốt quá trình lịch sử, nhân dân Mông Cổ đã có một lối sống sinh hoạt
được xem như là hoàn toàn quân sự hóa. Vậy lối sống quân sự hóa đó như thế nào mà
đã tạo nên một tổ chức quân đội hùng mạnh thời bấy giờ. Đây là lí do thứ hai tôi chọn
đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp.
Dưới vó ngựa của quân Mông Cổ đã làm cho nhân loại phải khiếp đảm, từ Châu
Á, Châu Âu ở đâu vó ngựa Mông Cổ cũng dẫm nát cỏ đất liền. Nhưng cuối cùng sự
thống trị đó cũng kết thúc nhanh chóng. Quân Mông Cổ chỉ chém giết những vùng đất
chúng đi qua nhưng lại không có cách cai trị những vùng đất đó. Vậy đây có phải là
nguyên nhân các dân tộc đó dễ dàng nổi dậy và giành lại được chiến thắng và làm cho
quân Mông-Nguyên thất bại nhanh chóng sau một thời gian thống trị ở mỗi vùng đất
không? Đây cũng là một lý do tôi chọn đề tài này.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 5
Như Mác đã nói : “Một dân tộc này, đi chinh phục dân tộc khác thì dân tộc đó
làm gì có tự do. Vì vậy, một đế quốc Mông Cổ hùng mạnh và rộng lớn đó, chẳng bao
lâu bước vào quá trình phân liệt, suy yếu”. [15,8]
“Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” tuy vấn đề này đã được đề cập ở đây
đó trong nhiều công trình nghiên cứu lịch sử nhưng lại không được đề cập một cách
đầy đủ, hệ thống.
Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Thành Cát Tư Hãn cuộc đời
và sự nghiệp” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với momg muốn góp phần tìm hiểu
bức tranh lịch sử Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn một hoàn thiện hơn.
100 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
Niên khóa: 2005 – 2009.
Đề Tài:
GVHD: TS.Trịnh Tiến Thuận
SVTH : Đỗ Thị Loan
Lớp : 4B
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 4 NĂM 2009.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 2
Muïc luïc
Muïc luïc .......................................................................................................................... 2
Lời cảm ơn ................................................................................................................. 3
Mở đầu ....................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................... 3
2.Lịch sử vấn đề. ........................................................................................................ 5
3. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 7
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài. .............................................................. 8
5. Bố cục khóa luận. ................................................................................................... 8
Chương 1 .................................................................................................................... 8
Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ ................................................................. 8
1.1 Khái quát về dất nước và con người Mông Cổ. ................................................. 8
a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú. ............................................................ 8
1.2 Sự thống nhất và phát triển của đế quốc Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.
17
Chương 2 .................................................................................................................. 35
Thành Cát Tư Hãn nhà quân sự xuất sắc. .............................................................. 35
2.1 Tổ chức quân đội và chỉ huy tối cao. ............................................................... 35
2.2 Huấn luyện, trang bị và điều động. .................................................................. 40
2.3 Hệ thống truyền tin và hậu cần. ....................................................................... 45
2.4 Luật pháp, trật tự, thưởng phạt. ....................................................................... 48
2.5 Chiến pháp của quân Mông Cổ. ...................................................................... 52
Chương 3 .................................................................................................................. 60
Thành Cát Tư Hãn và các cuộc chiến tranh bành trướng lãnh thổ. ..................... 60
3.1 Chiến tranh với Tây Hạ. ................................................................................. 61
3.2 Chiến tranh với nước Kim. ............................................................................. 64
3.3 Chiến tranh với Tây Liêu. ............................................................................... 69
3.4 Chiến tranh với xứ Hồi. ................................................................................... 71
3.5 Đại thắng quân Nga......................................................................................... 78
3.6 Trận chiến cuối cùng. ...................................................................................... 80
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 90
PHỤ LỤC: Một số hình ảnh về quân Mông Cổ ..................................................... 92
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 3
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Vào thế kỷ XIII, các bộ lạc du mục nằm giữa hai con sông Onon (Mongol) và
Keroulene (Kerulen) đã liên minh thành nhà nước Mông Cổ (Mongol). Sự hình thành
của nhà nước Mông Cổ gắn liền với tên tuổi của Tê-Mu-Din (Thiết Mộc Chân (1156-
1227), đến thời nhà Thanh – Càn Long (Trung Quốc) đổi phiên âm thành Đặc Mục
Tân - tức Thành Cát Tư Hãn. Việc thống nhất quốc gia Mông Cổ của Thành Cát Tư
Hãn đã có một ý nghĩa quan trọng vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ. Bởi ngay sau khi
thống nhất quốc gia, Thành Cát Tư Hãn và tập đoàn quí tộc phong kiến đã đưa đất
nước Mông Cổ lao vào cuộc chiến tranh xâm lược vô cùng tàn bạo với ý đồ mở rộng
nền đế chế Mông Cổ và nô dịch các dân tộc khác.
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Thành Cát Tư
Hãn cuộc đời và sự nghiệp” một mình tôi không thể làm một các dễ
dàng. Chính nhờ có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô cũng như sự
động viên của gia đình và bạn bè mà tôi mới có thể cố gắng hòan
thành luận văn tốt nghiệp này.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa lịch
sử trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình
giảng dạy, các thầy cô đã truyền đạt ch chúng tôi những kiến thức
lịch sử quý giá để tôi có thể áp dụng cho luận văn của mình. Đặc biệt
tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc nhất tới thầy Trịnh Tiến
Thuận – giảng viên khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh là người trực tiếp tận tình hướng dẫn chỉ dạy cho tôi trong suốt
quá trình tôi làm luận văn tốt nghiệp này.
Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban
quản lý thư viện trường Đại học sư phạm, thư viện Khoa Học – Xã
Hội, thư viện Tổng Hợp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm
kiếm tài liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình tôi
cũng như bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều để tôi có đủ tự tin
để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Quá trình hoàn thành của đề tài này ngoài sự cố gắng của bản
thân là nhờ vào sự giúp đỡ của các thầy cô Tôi xin gửi lời cảm ơn và
lời chúc sức khỏe tới các thầy cô và chúc buổi bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp sẽ thành công tốt đẹp.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 4
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành khắp Âu – Á,
gieo rắc nỗi kinh hoàng và thảm họa cho nhiều dân tộc.
Nếu như thế giới ngày nay, chúng ta biết Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,.. là một
trong số những nước lớn mạnh, có địa vị trên trường quốc tế. Vậy mà lịch sử đã từng
ghi nhận lại rằng: Hồi thế kỷ XIII, nghĩa là cách đây khoảng 8 thế kỷ, cả Nga và Nhật
Bản, Trung Quốc đều là thuộc địa chịu khuất phục dưới vó ngựa Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn năm 1206, chỉ trong vòng 20 năm ở ngôi
Đại Hãn, bằng những cuộc chiến tranh “mở cõi” hủy diệt đã dựng nên một đế chế
phong kiến Mông Cổ rộng lớn phía Bắc kéo dài đến Bai- Can, phía Nam đến Hoàng
Hà, phía đông đến sông Tùng Hoa, Tây đến Lý Hải (biển Casienne), nghĩa là bao gồm
phần đất liền mênh mông Nam Sibere, Bắc Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại
Cáp-ca-do (Caucase).
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sức mạnh của quân Mông Cổ? Tại sao từ một
bộ lạc du mục ở Trung Nguyên lại có thể trở thành một đế quốc hùng mạnh như vậy?
Và tung hoành vó ngựa xâm lược của mình khắp Âu-Á trong một khi các nước trên thế
giới đã có một nền văn minh tiến bộ và mạnh mẽ hơn nhiều?. Đi tìm câu trả lời cho
những câu trả lời trên cũng chính là lí do đầu tiên tôi chọn đề tài này làm khóa luận tốt
nghiệp.
Xuyên suốt quá trình lịch sử, nhân dân Mông Cổ đã có một lối sống sinh hoạt
được xem như là hoàn toàn quân sự hóa. Vậy lối sống quân sự hóa đó như thế nào mà
đã tạo nên một tổ chức quân đội hùng mạnh thời bấy giờ. Đây là lí do thứ hai tôi chọn
đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp.
Dưới vó ngựa của quân Mông Cổ đã làm cho nhân loại phải khiếp đảm, từ Châu
Á, Châu Âu ở đâu vó ngựa Mông Cổ cũng dẫm nát cỏ đất liền. Nhưng cuối cùng sự
thống trị đó cũng kết thúc nhanh chóng. Quân Mông Cổ chỉ chém giết những vùng đất
chúng đi qua nhưng lại không có cách cai trị những vùng đất đó. Vậy đây có phải là
nguyên nhân các dân tộc đó dễ dàng nổi dậy và giành lại được chiến thắng và làm cho
quân Mông-Nguyên thất bại nhanh chóng sau một thời gian thống trị ở mỗi vùng đất
không? Đây cũng là một lý do tôi chọn đề tài này.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 5
Như Mác đã nói : “Một dân tộc này, đi chinh phục dân tộc khác thì dân tộc đó
làm gì có tự do. Vì vậy, một đế quốc Mông Cổ hùng mạnh và rộng lớn đó, chẳng bao
lâu bước vào quá trình phân liệt, suy yếu”. [15,8]
“Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” tuy vấn đề này đã được đề cập ở đây
đó trong nhiều công trình nghiên cứu lịch sử nhưng lại không được đề cập một cách
đầy đủ, hệ thống.
Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Thành Cát Tư Hãn cuộc đời
và sự nghiệp” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với momg muốn góp phần tìm hiểu
bức tranh lịch sử Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn một hoàn thiện hơn.
2.Lịch sử vấn đề.
“Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” là một vấn đề lịch sử khá hấp dẫn,
thú vị. Vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu vế vấn đề này với những góc nhìn
khác nhau. Trong đó đa số là những tài liệu đã được nghiên cứu từ rất sớm. Để nghiên
cứu vấn đề này được tốt thì các nhà nghiên cứu phải có trong tay được những tài liệu
gốc quí hiếm và cũng phải có khả năng đọc được những tài liệu đó như: “Bí sử Mông
Cổ”, “Nguyên sử”. Nhưng rất tiếc ở Việt Nam những tác phẩm đó không có. Tuy
nhiên nhiều tác giả Việt Nam đã dựa trên những cứ liệu trong những tài liệu gốc đó để
hoàn thành các công trình nghiên cứu khoa học của mình. Trong quá trình sưu tầm và
tổng hợp tôi cũng đã tham khảo được một số tài liệu sau:
Nguyễn Trọng Khanh, Phan Thành Tài với cuốn: “Thành Cát Tư Hãn vó ngựa trường
chinh” [15]. Có thể nói đây là cuốn sách nói đầy đủ nhất về quá trình hình thành và
phát triển của nhà nước Mông Cổ. Trong đó vấn đề trọng tâm nhất là nhân vật Thành
Cát Tư Hãn và các cuộc trường chinh xâm lược thống nhất và mở rộng lãnh thổ Mông
Cổ của ông. Cuốn sách gồm 21 mục, mỗi mục nói về một sự kiện và nội dung theo
tiến trình phát triển của lịch sử Mông Cổ từ “ Xã hội Mông Cổ trước khi nhà nước ra
đời” cho đến khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất thành một đế quốc rộng lớn. Nhìn toàn
bộ nội dung cuốn sách là nói về cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng Thành Cát
Tư Hãn – thống nhất Mông Cổ. Nhưng thông qua đó chúng ta có thể thấy được xã hội
Mông Cổ trước khi có nhà nước ra đời thì lề lối sinh hoạt đã được tổ chức như là hoàn
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 6
toàn quân sự hóa. Đó cũng chính là cơ sở để xây dựng một tổ chức quân đội mạnh và
thường xuyên. Ngoài ra tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề của lịch sử Mông Cổ, về đế
quốc Mông Cổ mà những nội dung phần lớn là được lược khảo từ cuốn “ lịch sử bí
mật Mông Cổ”. Vì vậy đây là nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình tôi nghên cứu
để hoàn thành đề tài cuả mình.
Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm với cuốn: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên Mông thế kỷ XIII” [25]. Nội dung chủ yếu đề cập tới 3 cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Nguyên – Mông của nhân dân Đại Việt vào các năm 1257,
1285, 1288, nhưng cả ba lần quân Nguyên – Mông đều thất bại. Các tác giả đã tập
hợp được nguồn sử liệu gốc cả chữ Hán, chữ Việt, chữ Mông Cổ, Nga, Nhật và cả một
số tiếng Phương Tây nữa.. Đó là những nguồn sử liệu gốc quan trọng mà không phải ai
cũng có thể dễ dàng sử dụng được. Tìm hiểu tác phẩm đã giúp tôi hiểu rõ hơn nhiều
vấn đề trong đề tài của mình.
Vũ Khắc Khoan với “Thành Cát Tư Hãn kịch” [7]. Tác phẩm gồm 3 hồi, một
màn giáo đầu và một màn vĩ thanh1. Tác phẩm viết theo thể loại kịch nên đa số là các
câu đối thoại của các nhân vật. Và cuộc đối thoại chính diễn ra chủ yếu giữa Thành
Cát Tư Hãn và một ông già Tây Hạ bị quân Mông Cổ bắt làm con tin. Qua các cuộc
đối thoại đó, chúng ta càng hiểu thêm về sự hiếu chiến của đoàn kị binh Mông Cổ
cũng như tham vọng bá quyền thế giới của Thành Cát Tư Hãn. Ông cho rằng, ông sẽ
bất tử và tiến hành tiếp tục cuộc xâm lược của mình phải: “dẫm nát cỏ đất liền”.
Nhưng tương lai của những kẻ đi xâm lược cũng được dự báo: “Rất nhiều dân tộc đã
nép mình dưới lá cờ Cửu Vĩ của Đại Hãn, bao nhiêu thành trì san thành bình địa, máu
chảy thành sông, xương chất cao hơn núi. Đại Hãn định chém giết đến bao giờ mới
ngưng tay?, liệu Đại Hãn có thể diệt được tất cả loài người trên mặt đất liền”. (Lời
đối thoại của ông già Tây Hạ với Thành Cát Tư Hãn ) [7]. Với những thông tin từ tác
phẩm mang lại, nó đã bổ sung rất nhiều về nội dung cho đề tài khóa luận này.
Trần Thu Phàm, Trương Thiếu Huyền (dịch) với cuốn “Thành Cát Tư Hãn [14].
Nội dung cũng chủ yếu nói về cuộc đời và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn. Cuốn
1 Màn kết thúc.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 7
sách gồm 4 phần, mỗi phần gắn liền với một mốc quan trọng trong cuộc đời của Thành
Cát Tư Hãn. Thông qua đó ta thấy được Thành Cát Tư Hãn trước khi trở thành một vị
anh hùng cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách. Điều đó đã rèn nên một con
người vĩ đại của dân tộc Mông Cổ. Và trong đó nổi bật lên tài năng lãnh đạo cũng như
tổ chức đời sống nhân dân và quân đội Mông Cổ mà không phải một người bình
thường nào cũng có thể đảm nhận được.
Nguyễn Quang Tô với cuốn “Thành Cát Tư Hãn và tồ chức quân đội Mông
Cổ”,[28]. Tác giả không chỉ đề cập đến Thành Cát Tư Hãn cùng quá trình bành trướng
của vó ngựa Mông Cổ mà còn đi sâu vào nghiên cứu tổ chức quân đội Mông Cổ, đặc
biệt là tài năng quân sự của Thành Cát Tư Hãn. Thông qua đó chúng ta có thể thấy
rằng Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật tài giỏi như thế nào cũng như về tổ chức quân
đội thời bấy giờ đã được xây dựng như thế nào.
Bên cạnh những tài liệu chuyên đi sâu vào nghiên cứu lịch sử Mông Cổ cũng như
Thành Cát Tư Hãn và tổ chức quân đội Mông Cổ như trên thì còn rất nhiều tài liệu
khác. Mặc dù không tập trung đi sâu vào các vấn đề trên nhưng những phần mà được
đề cập đến đặc biệt là những trận chiến của quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của
Thành Cát Tư Hãn được miêu tả rất tỉ mỉ như: F.N.Nikiforop với cuốn“ Lịch sử thế
giới thời Trung Cổ”[9]; “ Những trận đánh long trời lỡ đất của Thành Cát Tư Hãn” [
34], cuốn “Dũng sĩ U – Lan – Bato”, [13], Ngô Sĩ Liên với :“Đại Việt sử kí toàn thư”
[12]; Cao Liên với:“100 nhân vật ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc” [10]; Nguễn
Gia Phu, Nguyễn Huy Qúy với cuốn “Lịch sử Trung Quốc” [24]. Nhìn chung nguồn
tư liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài khá phong phú về số lượng,
song mang tính khái quát, thiếu tính hệ thống. Chính vì vậy tôi quyết định chọn vấn
đề: “Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn
tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng Mông Cổ - Thành Cát Tư Hãn
cũng như đất nước và con người Mông Cổ.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng và kết hợp chặt chẽ phương
pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phương pháp
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 8
nghiên cứu bộ môn như: Sưu tầm, tập hợp, chọn lọc, so sánh, đối chiếu, phân tích các
tư liệu lịch sử và tiến hành các bước đi cụ thể có thể hoàn thành bài khóa luận của
mình.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài.
Đối tượng nghiên cứu : Xã hội Mông Cổ trước khi có nhà nước ra đời, cuộc đời
và sự nghiệp của người anh hùng Thành Cát Tư Hãn và tổ chức quân đội Mông Cổ.
Phạm vi đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Thành
Cát Tư Hãn mà chủ yếu là trên lĩnh vực quân sự.
5. Bố cục khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục ra bố cục bài khóa
luận gồm ba chương:
Chương 1: THÀNH CÁT TƯ HÃN THỐNG NHẤT MÔNG CỔ.
Chương 2: THÀNH CÁT TƯ HÃN NHÀ QUÂN SỰ SUẤT SẮC.
Chương 3: THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ NHỮNG CUỘC CHIỀN TRANH BÀNH
TRƯỚNG LÃNH THỔ.
Chương 1
Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ
1.1 Khái quát về dất nước và con người Mông Cổ.
a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú.
Cái tên Mông Cổ (Mongol) được nói đến sớm nhất trong sử sách Trung từ thế kỷ
VIII. Nhưng về sau, người Mông Cổ thành một liên minh bộ lạc do bộ lạc Tác-Ta
(Tatar) cầm đầu; chính vì vậy, trong một thời gian khá dài, người ta thường dùng tên “
Ta-ta” hay “Tac-ta” để chỉ chung cho người Mông Cổ, riêng sử sách Trung Quốc dịch
âm là “Thát- Đát”.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 9
Người Mông Cổ có lẽ là hậu duệ hoặc một nhánh của người Hung nô. Họ vốn là
một trong những giống dân du mục sống trên các đồng cỏ ở miền Đông Bắc xứ Ngoại
Mông thuộc nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ ngày nay, khoảng giữa hai con sông
Ô-nôn (Onon) và Kê- ru-len.
Người mông cổ thuộc giống da vàng, mặt rộng, mũi thấp, trán cao,mắt xếch, môi
dày, râu cằm thưa, tóc cứng và đen. Vóc người của họ thấp nhưng vạm vỡ. Do sống
trên vùng thảo nguyên, gần sa mạc Go-bi nên khắc nghiệt, mùa hà thì nắng nóng, mùa
đông lạnh cắt da, nên người Mông Cổ có sức chịu đựng, dẻo dai và khỏe mạnh lạ
thường.
Về nơi cư trú, Về nơi cư trú thích hợp nhất là những vùng núi thấp có triền thoai
thoải phủ cỏ xanh và rừng cây lưa thưa, có nhiều ghềnh thác. Nguồn nước là những
nơi cư trú của người Mông Cổ.
Vào mùa hè, họ thường lánh xa đồng cỏ cháy nắng và lùa súc vật, muôn thú lên
vùng cao, tìm đến những đồng cỏ xanh tươi hơn. Cứ thế, mỗi bộ tộc Mông Cổ đi tìm
mục trường riêng cho mình và chiếm cứ vùng đồng cỏ xanh tươi một thời gian. Do
cuộc sống du mục nên người Mông Cổ không làm nhà theo kiểu dường cột, tường
vách chắc chắn, mà họ chỉ dựng lên những mái chòi hình bán cầu.
Mỗi lần di chuyển hoặc săn bắn, Khả Hãn (tức tù trưởng của bộ lạc) đi tới đâu thì
tướng lĩnh và quân lính đi tới đó. Họ gọi như vậy là “ khởi doanh”. Và tất cả đàn trâu,
dê, ngựa, lạc đà…đều kéo theo sau. Đến nơi nào có nguồn nước và đồng cỏ xanh tươi
thì họ mới dừng lại, dựng lại bản doanh, lều trại. Như thế được gọi là “ định doanh”.
Theo những tài liệu ghi chép lại thì nơi cư trú của người Mông Cổ có hai loại:
Thứ nhất, được gọi là “Yên kinh chi chế”: Loại cư trú này được kết bằng nhiều
thân cây liễu, có thể cuốn lại hay giăng ra; có mái khum hình bán cầu và cửa ra vào.
Bao quanh là lớp da thú. Loại này có thể để nguyên trên lưng ngựa khi di chuyển từ
nơi này đến nơi khác.
Thứ hai, là loại “Thảo địa chi chế” được kết bằng thân cây liễu và dùng da thú
bao quanh. Nhưng loại “Thảo địa chi chế” này lại cố định và khi di chuyển phải dùng
xe chở.
Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp SVTH: Đỗ Thị Loan
Trang 10
Khi nói về cách sinh hoạt, cư trú của người Mông Cổ, nhà du hành Marco Polo1
(1254-1324) đã viết trong tập bút ký như sau: “Vào mùa đông , người Mông Cổ đến ở
vùng bình nguyên, nhờ khí hậu ôn hòa, cỏ cây tươi tốt lại sẵn nước, và rất thuận lợi về
chăn nuôi. Khi mùa hè đến, họ di cư vào các vùng núi cao hang lạnh, điều đó cũng
không ngoài nhu cầu sinh hoạt. Họ biết dùng thân cây kết theo hình vòng tròn làm nhà
ở, khi di chuyển lại mỏ ra mang theo. Cửa ra vào thường trổ về hướng Nam” [28,14 ].
Trong quyển “Lịch sử bí mật Mông Cổ, nhà sử học Ohsson đã viết : “Từ lâu đời
người Mông Cổ đã biết dùng thân cây làm nhà, hình tròn, cao ngang tầm người đứng,
xung quanh bao bọc bằng da thú, cửa ra vào luôn trổ về hướng Nam. Ở phía trên có lỗ
thông hơi với khói bếp; lỗ trống này được gọi là “ thiên song” ( tức là cửa trời)
[28,14].
Do cuộc sống săn bắn và du mục, người Mông Cổ không bao giờ biết xây đắp
thành lũy, và mỗi lần di cư thì họ mang theo cả nhà cửa, vợ con trên xe. Các loại xe
của họ thường bao quanh bằng da thú rất bền và kín, dù mưa bão cũng khó mà thấm
vào được.