Đề tài Thành lập doanh nghiệp kinh doanh Kim Chi

Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng tăng thì vệc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó không chi thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mà còn là công cụ hỗ trợ giúp ban quản trị doanh nghiệp định hướng và quản lý hoạt động của doanh nghiệp đi theo đúng mục tiêu đã đề ra. Đối với các nhà hoạch định,xây dựng chiến lược cho công ty mình thì lập kế hoạch kinh doanh còn là những nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những hành vi cũng như thay đổi của các mối quan hệ kinh tế trong xã hội. Từ đó tìm ra được lối đi riêng độc đáo cho công ty mình, tạo nên sự khác biệt hay mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Bên cạnh đó quá trình lập kế hoạch kinh doanh còn là biện pháp để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Quá trình này đòi hổi các thành viên chủ chốt phải hợp tác, gắn kết cùng nhau xem xét, đánh giá đề ra phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan nghiêm túc. Tóm lại, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu như doanh nghiệp xây dựng được cho mình kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và dùng nó làm công cụ quản lý hoạt động thì chắc chắn sẽ đem về nhiều thành công nhất định cho doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian học thực hành môn “nâng cao tay nghề” chúng em nhóm “BKC” đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mối quan tâm, thị trường tiêu thụ của sản phẩm Kim Chi trên địa bàn Hà Nội để thực hiện kế hoạch kinh doanh: Thành lập doanh nghiệp kinh doanh Kim Chi “Baechu Kim Chi” làm bài thu hoạch.

doc67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3692 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành lập doanh nghiệp kinh doanh Kim Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ngày càng tăng thì vệc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó không chi thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mà còn là công cụ hỗ trợ giúp ban quản trị doanh nghiệp định hướng và quản lý hoạt động của doanh nghiệp đi theo đúng mục tiêu đã đề ra. Đối với các nhà hoạch định,xây dựng chiến lược cho công ty mình thì lập kế hoạch kinh doanh còn là những nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng những hành vi cũng như thay đổi của các mối quan hệ kinh tế trong xã hội. Từ đó tìm ra được lối đi riêng độc đáo cho công ty mình, tạo nên sự khác biệt hay mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Bên cạnh đó quá trình lập kế hoạch kinh doanh còn là biện pháp để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Quá trình này đòi hổi các thành viên chủ chốt phải hợp tác, gắn kết cùng nhau xem xét, đánh giá đề ra phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan nghiêm túc. Tóm lại, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu như doanh nghiệp xây dựng được cho mình kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và dùng nó làm công cụ quản lý hoạt động thì chắc chắn sẽ đem về nhiều thành công nhất định cho doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian học thực hành môn “nâng cao tay nghề” chúng em nhóm “BKC” đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mối quan tâm, thị trường tiêu thụ của sản phẩm Kim Chi trên địa bàn Hà Nội để thực hiện kế hoạch kinh doanh: Thành lập doanh nghiệp kinh doanh Kim Chi “Baechu Kim Chi” làm bài thu hoạch. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tiến Mạnh giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hành môn học cũng như thưc hiện tốt bài thu hoạch này ! CHƯƠNG I. TỔNG QUÁT KẾ HOẠCH. Kim chi là một loại thực phẩm nổi tiếng của Hàn Quốc có giá trị dinh dưỡng cao. Sản phẩm đã có tiếng trên thị trường thế giới như là một hình ảnh của Hàn Quốc. Tại thị trường Việt Nam, kim chi đã có mặt khoảng 10 năm, tuy nhiên đối tượng khách hàng còn bị giới hạn bởi sản phẩm chỉ được bán tại các hệ thống siêu thị lớn, điều này là rất khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng là người tiêu dùng có ít thời gian nhàn rỗi và đặc biệt là người có thu nhập thấp, trong thực tế nhu cầu thực lớn hơn nhiều nhưng lại không có điều kiện đến các siêu thị. Đặc biệt sản phẩm kim chi vẫn do một số nhà cung cấp của Hàn Quốc nắm gọn thị trường và chưa có một doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất sản phẩm này. Trong khi tại Việt Nam nguồn nguyên liệu làm kim chi lại rất dồi dào và phong phú. Bắt đầu từ nền tảng là một ý tưởng kinh doanh Kim Chi của nhóm, muốn đưa sản phẩm này thân thiện với người tiêu dùng Việt Nam hơn như là món dưa muối cổ truyền Việt Nam, cùng với những cơ hội tại thị trường Việt Nam, nhóm SV chúng em xây dựng kế hoạch kinh doanh là :Thành lập doanh nghiệp sản xuất Kim Chi mang tên “Baechu Kim Chi”. Với điểm khác biệt của Baechu Kim Chi về sản phẩm ở quy cách sản xuất và đóng gói cũng như hệ thống phân phối, Baechu Kim Chi tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng có thu nhập thấp thông qua kênh phân phối là hệ thống các cửa hàng bán lẻ trên toàn TP. Nhờ vào điều này sản phẩm sẽ xâm nhập sâu vào thị trường hơn, tiếp cận nhiều hơn với các đối tượng khách hàng, đặc biệt đối với những khách hàng có nhu cầu ăn Kim Chi cao như là những sinh viên và nhân viên đi làm trong các khu công nghiệp. Sản phẩm Kim Chi của Baechu Kim Chi khi ra đời sẽ có cơ hội chiếm lĩnh được thị trường bán lẻ trong các hệ thống cửa hàng. Hơn thế nữa doanh nghiệp sản xuất Kim Chi “ Baechu Kim Chi” là một doanh nghiệp hoàn toàn của Việt Nam đó là một lợi thế cho doanh nghiệp lấy được cảm tình và lòng tin của khách hàng khi mà toàn thể người dân Việt đang thực hiện lời kêu gọi “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Với kế hoạch sản xuất năm đầu khoảng 1000 tấn Sản phẩm Kim Chi của doanh nghiệp Baechu Kim Chi khi ra đời sẽ có vai trò tích cực trong khẩu phần dinh dưỡng của người dân, nâng cao nhu cầu ẩm thực và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU.  1   CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT KẾ HOẠCH.  2   CHƯƠNG II: MỤC LỤC.  3   CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP.  6   I. Thành lập doanh nghiệp.  6   II. Giới thiệu doanh nghiệp.  6   III. Mục đích của kế hoạch.  7   CHƯƠNG IV: SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.  8   Giới thiệu tổng quát về kimchi và các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp cho người tiêu dùng.  8   Phân tích mô tả sản phẩm.  9   Tính hữu dụng đặc trưng của sản phẩm.  9   Để sản xuất kimchi phải trải qua 4 quá trình chính.  9   Chu kì sống của sản phẩm.  12   Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp với các điều kiện khí hậu, yêu cầu vận chuyển.  13   Nguồn cung cấp nguyên liệu.  13   Các yêu cầu kĩ thuật khác.  15   Phân tích giá trị dinh dưỡng, ứng dụng và lợi ích.  15   Sự tiện ích của sản phẩm.  15   Thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm của công ty.  16   Lợi ích khác của kim chi tới sức khỏe người tiêu dùng.  18   CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG.  20   Mục đích phân tích thị trường.  20   Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu.  20   Dự đoán diễn biến của thị trường.  27   Hình thành các phân đoạn thị trường chiến lược cho doanh nghiệp.  29   Phân tích cạnh tranh.  29   CHƯƠNG VI: KẾ HOẠCH MARKETING.  32   Mục tiêu marketing.  32   II. Các chiến lược marketing.  32   1. Chiến lược sản phẩm.  32   2. Chiến lược giá cả.  32   Chiến lược phân phối.  33   Chiến lược chiêu thị/ truyền thông.  33   5. Tổ chức thực hiện.  33   CHƯƠNG VII: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP.  35   I. Quy trình sản xuất chung.  35   II. Giải thích quy trình công nghệ.  36   Lựa chọn nguyên liệu chính.  36   Cắt miếng.  37   Ướp muối, rửa nước lạnh và để ráo nước.  38   4. Nguyên liệu phụ và phối trộn.  39   5. Lên men.  41   III. Các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ chế biến sản xuất kim chi.  41   1. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến quá trình lên men.  41   2. Ảnh hưởng của giống khởi động đến lên men kim chi.  46   Ảnh hưởng nồng độ muối và nhiệt độ.  47   Ảnh hưởng của các nguyên liệu phụ.  48   Ảnh hưởng của các chất bảo quản tự nhiên.  49   Ảnh hưởng của nồng độ đường.  51   IV. Những biến đổi hóa sinh trong lên men kim chi.  52   1. Các hợp chất tạo hương vị.  52   2. Vitamin.  53   3. Sự axit hóa và sự lên men quá mức.  53   4. Một số thiết bị sử dụng trong sản xuất và bảo quản kim chi.  54   CHƯƠNG VIII. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ.  60   CHƯƠNG IX : KẾ HOẠCH CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH.  61   Kế hoạch xây dựng thiết bị nhà xưởng.  64   Kế hoạch các khoản chi phí khác.  65   Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận  66   CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP I. Thành lập doanh nghiệp: Bắt nguồn từ ý tưởng muốn đưa sản phẩm Kim Chi của hàn quốc sang với người tiêu dùng Việt Nam như là một món thực phẩm tất yếu, kế hoạch kinh doanh “ Thành lập doanh nghiệp sản xuất Kim Chi “Baechu Kim Chi” Công ty hoạt động với hình thức Công ty TNHH và được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với dự kiến vốn điều lệ ban đầu là khoảng 500.000.000 đồng. Với phương châm: “giữ vững hệ thống phân phối, đầu tư phát triển mạnh cho sản xuất, mở rộng thị trường, tăng thị phần, lấy thương hiệu và năng lực sản xuất làm nền tảng” Ban lãnh đạo cũng như tập thể của CBCNV Baechu Kim Chí sẽ không ngừng phát triển và nhất định sẽ đạt đuợc những thành công lớn, nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp ngày càng cao vào ngân sách Nhà nước. II. Giới thiệu doanh nghiệp. Tên gọi đầy đủ  Công ty TNHH Baechu Kim Chi   Tên tiếng Anh  Baechu Kimche   Tên viết tắt  BKC    Địa chỉ.   Lô A , Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội       •  Số điện thoại  04.39581142       •  Fax  04.39581142       •  E-mail  bkc@bkc.com.vn   Website:  www.Bkc.com.vn   Năm thành lập:  2012   Vốn điều lệ:  : 500 triệu VNĐ   Ngành nghề kinh doanh.  Chế biến thực phẩm   Sản phẩm chính  : Kim Chi   Phòng Thí nghiệm  :    Vi sinh/ Kháng sinh.   III. Mục đích của kế hoạch: * Mục tiêu chung: Xây dựng một doanh nghiệp sản xuất Kim Chi mang thương hiệu Việt Nam. Sản phẩm thân thiện, có uy tín với khách hàng, thu đươc lợi nhuận cao và góp phần cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó đem đến lợi ích cho khách hàng và xã hội. - Tạo ra được sản phẩm Kim Chi có quy các sản xuất, đóng gói cũng như cách sử dụng hợp lý với khách hàng, mạng lại sự tiện lợi tốt nhất cho người tiêu dùng. - Có hệ hống phân phối rộng khắp. * Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng xưởng sản xuất Kim Chi tại Hà Nội với diện tích rộng 1000m2. - Công nghệ, dây chuyền sản xuất nhập khẩu của Hàn quốc với công suất sản xuất mỗi ngày đạt 2,7 tấn. - Công nghệ lên men Lactic làm cho sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn: 6 tháng. - Doanh thu sau các năm đi vào sản xuất ổn định ước tính đạt khoảng hơn 3 tỷ VNĐ. - Có hệ thống phân phối là các hệ thống siêu và các của hàng đại lý bán lẻ trên toàn thành phố. - Công ty thành lập được một chi nhánh phân phối tại khu vực Đông Anh nơi tập trung nhiều khu công nghiệp của Hà Nội. CHƯƠNG IV. SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. Công ty cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm 1:kimchi truyền thống của Hàn Quốc và dòng sản phẩm 2 kimchi tiện ích một kiểu cung cấp nguyên liệu, gia vị kim chi, phương pháp muối đặc trưng cho khách hàng đáp ứng nhu cầu và dòng sản phẩm 3 kimchi phát triển kết hợp nguyên liệu Việt và công thức kimchi Hàn phù hợp hơn với khẩu vị của người Việt Giới thiệu tổng quát về kimchi và các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp cho người tiêu dùng. Kimchi hay còn được đánh vần là Gimchi hay Kimchee là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc được chế biến bằng cách làm lên men một số loại rau, củ. Người hàn Quốc đã sáng tạo ra Kimchi từ rất lâu khoảng từ 2600- 3000 năm. Do mùa đông ở Hàn Quốc dài và khắc nghiệt nên khó có thể tìm được rau xanh vì vậy người dân Hàn Quốc đã nghĩ ra Kimchi để cung cấp vitamin cho cơ thể. Ban đầu Kimchi được chế biến đơn giản từ cải thảo và nước muối nhưng đến thế kỉ 12 Kimchi phát triển đần về thành phần, hương vị và mầu . Khi chưa biết đến ớt bột người dân Hàn Quốc sử dụng lá cây mù tạt và hoa mào gà để tạo nên mầu đỏ nhạt cho Kimchi, vì người Hàn Quốc rất coi trọng mầu đỏ. Đến thế kỉ 17 ớt bột bắt đầu được sử dụng và dần trở thành nguyên liệu quan trọng tạo nên hương vị đặc biệt của Kimchi cho đến tận ngày nay. Sau một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, ngày nay Kimchi đã trở thành món ăn gắn bó sâu sắc với cuộc sống người Hàn Quốc, thậm chí tại Hàn Quốc còn có câu: “ Không Kimchi không ăn” như một minh chứng cho tầm quan trọng của Kimchi, với họ bữa cơm mà thiếu Kimchi thì cũng mất đi sự ngon miện. Thành phần chính của Kimchi là các loại rau, được thay đổi theo từng mùa, từng vùng đôi khi người ta còn dùng cả hải sản (tôm, cá, sò, mực) để muối Kimchi. Ngoài ra người ta còn sử dụng một số gia vị khác để tạo nên mùi vị cho kimchi: muối, đường, gừng, hành, tỏi, ớt bột….Sau đó Kimchi được đựng trong những chiếc chum sành rồi chôn nửa chum xuống đất để bảo quản Kimchi Không chỉ mang vị ngon đặc biệt Kimchi còn là món ăn đặc biệt tốt cho sức khoẻ con người, là một trong “năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất” trên thế giới. Theo tạp chí “Sức khỏe” của Mĩ. Kimchi chứa lượng calo rất thấp lại giầu vitamin, giúp tiêu hoá tốt và chống lại bệnh ung thư. Trong dịch cúm gia cầm vừa qua Hàn Quốc có tỉ mắc bệnh không cao được cho là vì người dân nơi dây ăn nhiều Kimchi. Vì theo thí nghiệm của đại học quốc gia Seoul đã cho thấy Kimchi có thể chữa khỏi bệnh cúm cho gia cầm, nhưng hiện chưa có bằng chứng nào về hiệu quả trên người. Ngày nay cả thế giới đều biết đến Kimchi như một món ăn độc đáo của người Hàn Quốc. Bên cạnh đó, không chỉ là một món ăn ngon Kimchi còn là di sản văn hoá quan trọng, là tinh hoa của nền ẩm thực và là biểu hiện tinh thần của người Hàn Quốc. Nhưng nguồn gốc xuất xứ kimchi theo Park(1997), kimchi có nguồn gốc từ các quá trình muối chua ở Trung Quốc. Tại sao kimchi phát triển ở Hàn Quốc rực rỡ như vậy là vì: nguồn nguyên liệu rất phổ biến, Hàn Quốc có kỹ thuật muối cá rất đáng chú ý. Vậy tại Việt Nam sản phẩm kimchi cũng sẽ có khả năng phát triển tốt như vậy. Sản phẩm chủ lực của công ty là cung cấp nguyên liệu kimchi sẵn cho người tiêu dùng trực tiếp muối kimchi với 1 sản phẩm lên mem nhanh có thể đáp ứng nhu cầu ăn nhanh của người tiêu dùng mà hạn sử dụng của sản phẩm có thể kéo dài hơn. Ngoài ra công ty sẽ hướng tới nghiên cứu phát triển những sản phẩm rau củ khác của Việt Nam như su hao, cải bắp, cải xanh, hay có thể là sup lơ, các loại đậu…. Phân tích mô tả. Tính hữu dụng đặc trưng của kimchi là cung cấp nguồn rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho khách hàng thông qua những chế biến đơn giản. Để sản xuất kimchi phải trải qua 4 quá trình chính. Tìm nguồn nguyên liệu và làm sạch nguyên liệu: được chia thành 4 nhóm chính và các sinh vật lên men. + Nguồn nguyên liệu chính: beachu (cải bắc thảo), củ cải, củ cải đuôi ngựa, củ cải trắng còn non, dưa chuột, hành bó, rau diếp, cải bắp, tỏi tây, ớt xanh + Gia vị : ớt bột, hành, tỏi, gừng, tiêu đen, hành củ, cây quế + Phụ gia : muối khô hoặc nước biển đã qua xử lý, cá trống, tôm, trai, hạt vừng, nước sốt đậu nành, nước ngũ cốc + Các nguyên liệu khác : cải xoong, cà rốt, rau mùi tây,mùi tạc, lá cây, lê, táo, dưa tây, hạt thông, gạo, lúa mạch, bột, bột mì, tôm, cá, mực ống, sò, thịt bò, thịt heo, nấm rơm Quá trình muối chua và hòa trộn + Cải được cắt nhỏ thành những đoạn ngắn dài (3 – 5) cm, rửa sạch, hòa trộn với muối (8-15)% trong vòng (2 – 7) h, rửa nhẹ với nước sạch và sau đó để ráo nước. + Thái nhỏ củ cải, hành, bỏ thêm tỏi, tương ớt và hải sản muối, muối khô, trộn đều tất cả lại với nhau theo một tỉ lệ thích hợp tùy theo loại kimchi. + Lượng muối cuối cùng được hòa trộn cho quá trình lên men thường xấp xỉ (2 – 3) % + Kim chi có hương vị khác hẳn so với các gia vị và thành phần được trộn ban đầu, và có vị ngon hơn khi lên men chua. Nhờ hiện tượng ép thấm (làm xộp), làm rút hết nước trong rau cải và làm chín rau cải. Ngoài ra, hiện tượng trên còn làm cho rau cải hết nồng và sản sinh các vi khuẩn, enzym cần thiết. Giai đoạn này còn quyết định mùi vị sau cùng của Kim chi. Vi khuẩn và các gia vị đóng vai trò rất quyết định quá trình len men của Kim chi. Acid lactic làm chín Kim chi và các enzym kết hợp các chất hữu cơ của rau cải với nhau, làm Kim chi ngon hơn và giữ không bị hư. Muối được dùng trong tấc cả các loại Kim chi, làm rau cải sạch và ngon hơn. Hơn nữa, nó còn làm mất tác dụng của vi khuẩn giúp Kim chi giữ được lâu. _ Khi được trộn vào rau cải, muối trở thành chất khử nước. Lớp muối ướp ngoài rau cải làm xộp và giúp rau cải thấm gia vị nhanh hơn. Với tác dụng tượng tự, muối còn được dùng để muối các nguyên liệu khác trộn trong Kim chi. Vì vậy, việc muối rau có tác dụng ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, làm giảm hoặc triệt tiêu các enzym. Quá trình lên men : Sau khi xử lý nguyên liệu và phối trộn gia vị tất cả các thành phần trên được đặt trong bình lên men đậy kín và để cho lên men từ (1 – 3) tuần ở nhiệt độ thấp (2 – 10) oC hoặc trong (2 – 3) ngày ở nhiệt độ phòng (20 – 25) oC. Từ đó, các nguyên liệu ban đầu, nồng độ muối, nhiệt độ, pH ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỉ lệ lên men acid lactic. Quá trình lên men xảy ra nhờ vào các vi khuẩn có trong các thành phần gia vị của Kim chi, người ta có thể điều chỉnh được độ lên men tùy vào lượng muối và nhiệt độ. _ Vào mùa hè, thời gian lên men là 2 ngày đối với Kim chi mặn (5% muối) trong khi Kim chi thường (3.5% muối) chỉ cần 1 ngày. Tuy nhiên, trong mùa Kimjang (nhiệt độ vào khoảng 7-140C), Kim chi mặn cần 10-18 ngày và Kim chi thường phải mất 5-12ngày. _ Nhiệt độ càng cao, Kim chi càng nhanh chua. Kim chi ngon nhất khi được ủ ở nhiệt độ 5-10oC trong 2-3 tuần. Lượng muối thích hợp nhất của Kim chi Kimjang dành cho mùa đông là 2-3%, mùa xuân khoảng 4-5% và mùa hè khoảng 5%. Lượng muối nhiều hoặc thời gian muối quá lâu sẽ làm cho Bắp cải và củ cải (Hàn Quốc) mất vị ngọt. Lượng muối dùng ảnh hưởng đến sự tái tạo của vi khuẩn. Trong giai đoạn đầu ủ chín, sự lên men acid lactic xáy ra là kết quả của việc tăng vi khuẩn. Acid lactic và muối giúp rau cải không bị hư. _ Dự trữ là vấn đề khó nhất cần giải quyết khi Kim chi được đưa vào sản xuất. Vì khi Kim chi đang lên men, nó chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng. Sau thời điểm chín mùi nhất, một số vi khuẩn vẫn tiếp tục tạo ra acid, làm mềm cọng cải Kim chi và thay đổi các thành phần. Hiện tượng hoá học này gọi là chín rữa, thường thấy ở Kim chi Kimjang hoặc Kim chi mùa hè. Trong giai đoạn cuối lên men, một loại enzym là polygalactulonaze phân hủy pectin bằng một phản ứng hoá học làm cho mềm cọng cải Kim chi. _ Sự phân hủy của polygalactulonaze tăng nhanh tạo ra nước sốt Kim chi. Khi Kim chi đã đủ chua, việc bảo quản và phân phối là vấn đề rất quan trọng Quá trình đóng gói :sau khi đã lên men dòng sản phẩm sẵn thì tiến hành sang công đoạn máy đóng gói Còn nếu chỉ là dòng sản phẩm chủ lực cung cấp nguyên liệu sẵn thì được chuyển sang đóng gói tại máy chân không Phân loại kim chi theo dòng sản phẩm 1 Có hai nhóm kimchi cổ truyền và mool kimchi( với giải pháp thêm muối hoặc nước, nước muối )  Chu kì sống của sản phẩm. Là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường. Nó được tính từ khi sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện cho tới khi sản phẩm không tiêu thụ được nữa phải rút khỏi thị trường. Tuy sản phẩm kimchi đã xuất hiện đầu tiên trên thị trường miền Nam và phát triển mạnh tại thị trường này . Nhưng tại khu vực Miền Bắc, tại thành phố Hà Nội thì kimchi là sản phẩm mới, nó chưa xuất hiện nhiều tại các chợ mà chủ yếu tập trung phân phối sản phẩm tại các siêu thị lớn. vì vậy công ty sẽ tiếp cận khách hàng bằng kênh phân phối mới đưa sản phẩm gần với các bà nội trợ hơn thông qua mở đại lí kinh doanh riêng, phân phối tới các chợ thực phẩm riêng Sản phẩm công ty cung cấp xây dựng hình ảnh độc đáo riêng cách phân phối riêng. Đến những thị trường mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trước đó chưa tập trung phân phối. Vì vậy sản phẩm đang trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai. Chu kì của sản phẩm sẽ gồm 4 chu kì sau Giai đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường: Là giai đoạn đầu vào thị trường của sản phẩm, doanh số bán hàng tăng chậm và lợi nhuận thì hầu như không có vì doanh nghiệp phải đầu tư rất lớn vào các hoạt động để giới thiệu sản phẩm vào thị trường. Giai đoạn phát triển, lớn mạnh. Giai đoạn này sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và doanh số bán và lợi nhuận tăng nhanh. Giai đoạn trưởng thành. Đây là giai đoạn mà tốc độ phát triển bắt đầu chững lại vì sản phẩm đã được hầu hết các khách hàng tiềm năng chấp nhận. Lợi nhuận thì giảm sút vì phải tiêu tốn ngày càng nhiều vào các hoạt động marketing để bảo vệ thị trường vì lúc này đã có nhiều sản phẩm cạnh tranh. Giai đoạn giảm sút. Đây là giai đoạn mà doanh số bán và lợi nhuận bắt đầu tụt dần, doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm hoặc tung sản phẩm mới vào để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường. công ty sẽ cải tiến dòng sản phẩm theo hướng vị Việt hoặc tìm phân khúc thị trường mới cho sản phẩm Giai đoạn rút lui khỏi thị trường. Giai đoạn này đã có nhiều sản phẩm cùng loại biến mất trên thị trường và thị trường ngày càng co hẹp cho đến khi chấm dứt. Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp với các điều kiện khí hậu, yêu cầu vận chuyển. Vì cơ sở sản xuất của công ty nằm trên địa bàn Hà Nội.tại các đại lý của công ty sẽ có hệ hống bảo quản sản phẩm .Công ty sẽ đâu tư cho các đại lí hệ thống này. Dòng
Luận văn liên quan